THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1463
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2241

Ôn tập trắc nghiệm Tuần hoàn máu Sinh Học Lớp 11 Phần 1

Câu 1

Ý nghĩa nào sau đây thực sự đúng với giai đoạn cao nguyên của tế bào cơ tim?

A.
Giai đoạn cao nguyên làm cho tim co bóp liên tục, nên dễ bị co cứng.
B.
Kéo dài thời gian co bóp của tim tạo điều kiện để tống được nhiều máu nhất trong một chu kì tim.
C.
Ít có ý nghĩa với chức năng của tim.
D.
Tất cả các ý trên đều sai.
Câu 2

Sự khác nhau căn bản nhất về điện thế hoạt động giữa tế bào cơ vân và tế bào cơ tim?

A.
Tế bào cơ vân không có tính thấm vơi ion Ca, chỉ có tính thấm với ion Na còn tế bào cơ tim thì ngược lại.
B.
Tế bào cơ vân dễ hưng phấn hơn tế bào cơ tim rất nhiều.
C.
Tế bào cơ vân chỉ có đỉnh điện thế hoạt động trong khi tế bào cơ tim thì kéo dài đỉnh điện thế hoạt động.
D.
Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 3

Nguyên nhân gây ra giai đoạn cao nguyên ở tế bào cơ tim?

A.
Màng tế bào cơ tim có chủ yếu là kênh chậm "kênh canxi- natri" và cũng có kênh Na nhanh.
B.
Thời gian mở kênh chậm kéo dài →một lượng lớn ion canxi và natri đi vào trong tế bào cơ tim, duy trì trạng thái khử cực, tạo đường cao nguyên của điện thế hoạt động.
C.
Màng tế bào cơ tim giảm tính thấm với ion K+.
D.
Cả 3 ý trên đều đúng.
Câu 4

Sự khác nhau về điện thế hoạt động giữa tế bào mô nút của cơ tim và tế bào cơ tim thường?

A.
Ngưỡng khử cực của các tế bào mô nút thấp hơn so với các tế bào cơ tim thường.
B.
Tế bào mô nút không có giai đoạn cao nguyên.
C.
Các tế bào mô nút dễ hưng phấn hơn các tế bào cơ tim thường, nên dễ xuất hiện điện thế hoạt động hơn.
D.
Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 5

Khi cơ thể bị mất nhiều mồ hôi do lao động nặng nhọc thì nồng độ các hoocmôn ADH và anđôsteron trong máu có thay đổi không?

A.
Mất mồ hôi nhiều làm nồng độ các hoocmôn ADH giảm và aldosteron trong máu tăng lên.
B.
Mất mồ hôi nhiều làm nồng độ các hoocmôn ADH tăng lên và aldosteron trong máu giảm.
C.
Mất mồ hôi nhiều làm nồng độ các hoocmôn ADH và aldosteron trong máu giảm.
D.
Mất mồ hôi nhiều làm nồng độ các hoocmôn ADH và aldosteron trong máu tăng lên.
Câu 6

Ý nào không phải là đặc tính của huyết áp?

A.
Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp; tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.
B.
Càng xa tim, huyết áp càng giảm.
C.
Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.
D.
Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.
Câu 7

Cho các phát biểu sau:

I. Ở hầu hết động vật, nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể.

II. Càng xa tim huyết áp càng tăng, tốc độ máu chảy càng lớn.

III. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.

IV. Huyết áp cực đại lúc tim co, cực tiểu lúc tim giãn.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A.
4
B.
1
C.
2
D.
3
Câu 8

Dạng vận chuyển trong máu của carbohydrat là:

A.
Oligosaccarid
B.
Monosaccarid
C.
Disaccarid
D.
Tất cả đều đúng
Câu 9

Chất nào không phải là dạng vận chuyển trong máu của carbohydrat

A.
Glucose
B.
Fructose
C.
Galactose
D.
Lactose
Câu 10

“Chúng không có hệ tuần hoàn, các hoạt động trao đổi chất được thực hiện qua bề mặt cơ thể”. Đây là mô tả về:

A.
Cá sụn
B.
Cá xương
C.
Động vật đơn bào
D.
Lưỡng cư
Câu 11

Động vật đa bào có kích thước cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào trao đổi chất qua:

A.
Hệ tuần hoàn hở
B.
Bề mặt cơ thể
C.
Hệ tuần hoàn kín đơn
D.
Hệ tuần hoàn kín kép
Câu 12

Ở các loài chưa có hệ tuần hoàn, mô tả nào sau đây là đúng về đặc điểm cơ thể của chúng?

A.
Chỉ có động vật đơn bào có kích thước cơ thể nhỏ và dẹp
B.
Tất cả động vật đơn bào và đa bào
C.
Động vật đa bào có kích thước cơ thể nhỏ, dẹp và động vật đơn bào
D.
Đáp án khác
Câu 13

Khi nói về tuần hoàn máu ở động vật, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?
I. Chỉ có động vật thuộc lớp thú mới có tim 4 ngăn.
II. Lưỡng cư, bò sát, chim và thú đều có hệ tuần hoàn kép.
III. Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim là cá, chim, thú.
IV. Một chu kì hoạt động tim gồm có 3 pha.
V. Hệ tuần hoàn hở là hệ tuần hoàn đã có mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch.
VI. Động vật có khối lượng cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng nhỏ.
VII. Huyết áp ở mao mạch là nhỏ nhất.

A.
3
B.
2
C.
4
D.
5
Câu 14

Nhóm động vật nào không có sự pha trộn máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim?

A.
Lưỡng cư, bò sát, chim
B.
Lưỡng cư, thú
C.
Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú
D.
Cá xương, chim, thú
Câu 15

Khi nói về hệ tuần hoàn, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Giun đất và châu chấu đều có hệ tuần hở.
B.
Ở cá tim 2 ngăn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.
C.
Ở người, khi tim co máu giàu O2 sẽ được đẩy từ tâm thất trái vào tĩnh mạch chủ đi nuôi cơ thể.
D.
Ở bò sát có 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể là máu không pha trộn.
Câu 16

Trong chu kì tim, van nhĩ – thất đóng lại ở pha:

A.
Co tâm nhĩ
B.
Dãn chung
C.
Co tâm thất
D.
Cả A, B, C
Câu 17

Một bệnh nhân bị hở van tim ( van nhĩ thất đóng không kín). Nhận định nào là sai?

A.
Lượng máu tim bơm lên động mạch chủ giảm trong mỗi chu kỳ tim.
B.
Tim phải giảm hoạt động trong một thời gian dài nên gây suy tim.
C.
Huyết áp giảm.
D.
Nhịp tim cuả bệnh nhân tăng.
Câu 18

Nhịp tim của một loài động vật là 25 nhịp/phút. Giả sử, thời gian nghỉ của tâm nhĩ là 2,1giây, của tâm thất là 1,5 giây. Tỉ lệ về thời gian giữa các pha trong chu kì tim của loài động vật trên là

A.
1 : 3 : 4
B.
1 : 2 : 1
C.
2: 3 :4
D.
1: 3: 2
Câu 19

Nhịp tim của mèo là 120 lần/phút, giả sử thời gian các pha của chu kì tim lần lượt là 1:3:5. Trong một chu kì tim, thời gian tâm nhĩ được nghỉ ngơi là bao nhiêu?

A.
0,056
B.
0,168
C.
0,28
D.
0,444
Câu 20

Nhịp tim của nghé là 50 lần/phút, giả sử thời gian các pha của chu kì tim lần lượt là 1:3:4. Trong một chu kì tim, thời gian tâm nhĩ được nghỉ ngơi là bao nhiêu giây?

A.
1,05
B.
2
C.
1,2
D.
0,6
Câu 21

Nhịp tim của chuột là 720 lần/phút. Giả sử thời gian các pha của chu kì tim lần lượt chiếm tỉ lệ là: 1 : 3 : 4. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Chu kì hoạt động của tim bắt đâu từ pha co tâm thất, sau đó là pha co tâm nhĩ và cuối cùng là pha dãn chung.

II. Thời gian một chu kì tim là 0,0833s.

III. Tổng thời gian tâm nhĩ và tâm thất co bằng với thời gian pha dãn chung.

IV. Thời gian tâm nhĩ và tâm thất nghỉ ngơi lần lượt là: 0,0729s và 0,0521s.

A.
1
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 22

Khi nói về mối quan hệ giữa nhịp tim với thời gian của các pha trong một chu kì tim, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Nhịp tim tăng làm giảm thời gian của pha co tâm thất.

(2) Nhịp tim tăng làm tăng thời gian nghỉ của tâm nhĩ và tâm thất.

(3) Nhịp tim tăng luôn có lợi cho tim.

(4) Khi nhịp tim tăng thường không làm thay đổi thời gian của pha co tâm thất

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 23

Oxy tham gia điều hòa hô hấp thông qua cơ chế tác dụng:

A.
Lên trung tâm hô hấp khi nồng độ O2 trong máu bắt đầu giảm.
B.
Lên trung tâm hóa học, khi nồng độ O2 trong máu giảm.
C.
Lên trung tâm hít vào, khi nồng độ Otrong máu giảm.
D.
Lên các receptor ở quai động mạch chủ và xoang động mạch cảnh.
Câu 24

Ở người bình thường, huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương bằng khoảng:

A.
100 - 110 mmHg và 70 - 80 mmHg.
B.
100 - 110 mmHg và 60 - 70 mmHg.
C.
110 - 120 mmHg và 70 - 80 mmHg.
D.
110 - 120 mmHg và 60 - 70 mmHg
Câu 25

Dựa trên đồ thị về sự biến động huyết áp tâm thu động huyết áp trong hệ mạch của người trưởng thành ở trạng thái bình thường, bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

I. Ở người trưởng thành và bình thường có huyết áp tâm thu khoảng 110 - 120 mmHg, huyết áp tâm trương khoảng 70 - 80 mmHg.

II. Huyết áp lớn nhất ở động mạch, nhỏ nhất ở mao mạch.

III. Càng xa tim huyết áp càng tăng, tốc độ máu chảy càng lớn.

IV. Huyết áp lớn nhất đo được ở động mạch chủ, lúc tâm thất co.

A.
2
B.
3
C.
4
D.
1
Câu 26

Khi nói về hệ tuần hoàn ở người, có những phát biểu sau:

(1) Máu chứa trong tất cả các tĩnh mạch là máu nghèo dinh dưỡng.

(2) Máu chứa trong động mạch luôn là máu giàu oxy.

(3) Trong 1 phút, hệ đại tuần hoàn nhận lượng máu gấp 3 lần hệ tiểu tuần hoàn.

(4) Máu chảy ở mao mạch với tốc độ chậm nhất, nhưng huyết áp mao mạch không thấp nhất trong hệ tuần hoàn.

Số phát biểu đúng là:

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 27

Cho các phát biểu sau đây về hệ tuần hoàn ở người

(1) Máu chảy trong hệ mạch với áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

(2) Máu ở tính mạch luôn nghèo oxi.

(3) Tim có 4 ngăn hoàn chỉnh.

(4) Có vòng tuần hòa lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 28

Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tất cả các động vật không xương sống đều có hệ tuần hoàn hở.

II. Vận tốc máu cao nhất ở động mạch chủ và thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.

III. Trong hệ tuần hoàn kép, máu trong động mạch luôn giàu O2 hơn máu trong tĩnh mạch.

IV. Ở người, huyết áp cao nhất ở động mạch chủ, thấp nhất ở tĩnh mạch chủ.

A.
4
B.
2
C.
3
D.
1
Câu 29

Khi nói về hệ tuần hoàn ở người, có những phát biểu sau:

(1) Máu chứa trong tất cả các tĩnh mạch là máu nghèo dinh dưỡng.

(2) Máu chứa trong động mạch luôn là máu giàu oxy.

(3) Trong 1 phút, hệ đại tuần hoàn nhận lượng máu gấp 3 lần hệ tiểu tuần hoàn.

(4) Máu chảy ở mao mạch với tốc độ chậm nhất, nhưng huyết áp mao mạch không thấp nhất trong hệ tuần hoàn.

Số phát biểu đúng là:

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 30

Có bao nhiêu phát biểu sau đúng khi nói về hoạt động của hệ mạch?
I. Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
II. Khi cơ thể mất máu thì huyết áp giảm.
III. Vận tốc máu trong các đoạn mạch của hệ mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
IV. Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch

A.
4
B.
3
C.
2
D.
1
Câu 31

Trong các phát biểu sau có bao nhiều phát biểu sai khi giải thích về sự biến đổi tiết diện mạch và vận tốc máu trong hệ mạch?

(1) Vận tốc máu tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch.

(2) Vận tốc máu tỉ lệ thuận với chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch.

(3) Hệ mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên vận tốc máu chậm nhất.

(4) Trong hệ thống động mạch: tổng tiết diện mạch giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch.

(5) Trong hệ thống tĩnh mạch: tổng tiết diện tăng dần từ mao mạch về tĩnh mạch chủ.

A.
2
B.
3
C.
4
D.
1
Câu 32

Về vận tốc máu, cho các phát biểu sau đây:
(1) Vận tốc máu chảy trong mao mạch thấp hơn vận tốc máu chảy trong tĩnh mạch và động mạch.
(2) Vận tốc máu trong các đoạn mạch liên quan chủ yếu đến tổng tiết diện của mạch và chênh lệch huyết áp giữa hai đầu đoạn mạch.
(3) Ở người, tổng tiết diện của động mạch chủ lớn hơn tổng tiết diện của mao mạch.
(4) Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây
Có bao nhiêu phát biểu đúng:

A.
1
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 33

Khi nói đến tổng tiết diện các đoạn mạch, vận tốc máu và áp lực máu ở hệ tuần hoàn kín. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

A.
Khi tâm thất co sẽ đẩy máu vào động mạch.
B.
Máu về tim (về tâm nhĩ) là máu tĩnh mạch.
C.
Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tiết diện các đoạn mạch.
D.
Áp lực máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện các đoạn mạch.
Câu 34

Khi nói đến hệ tuần hoàn ở người trưởng thành và bình thường. Có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

(1) Hệ tuần hoàn người có duy nhất một vòng tuần hoàn lớn.

(2) Máu đi theo tĩnh mạch phổi về tim là máu giàu CO2.

(3) Mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất.

(4) Vận tốc máu ở tại mao mạch nhỏ nhất.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 35

Khi nói về hệ tuần hoàn kín, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.
Hệ tuần hoàn kín có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp
B.
Máu chảy trong động mạch với áp lực khá thấp nhưng liên tục vì thế vẫn đến được các cơ quan trong cơ thể
C.
Máu trao đổi chất bằng cách tiếp xúc trực tiếp với các tế bào
D.
Máu được lưu thông liên tục trong mạch tuần hoàn kín
Câu 36

Trong số các phát biểu sau đây về hoạt động của hệ tuần hoàn:

(1). Ở người, tim hoạt động không nghỉ ngơi suốt khoảng thời gian từ khi sinh ra cho đến khi chết đi.

(2). Máu vận động theo vòng tuần hoàn chỉ có ở động vật có hệ tuần hoàn kín.

(3). Một trong các dấu hiệu dễ nhận thấy của người bị bệnh hở van tim là nhịp tim rất chậm.

(4). Ở hệ tuần hoàn kép, áp lực của dòng máu lên thành động mạch là lớn hơn so với hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn hở.

Số phát biểu không chính xác là:

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 37

Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn hở, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
B.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.
C.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 38

Cho các phát biểu sau đây về hệ tuần hoàn ở người

(1) Máu chảy trong hệ mạch với áp lực cao, tốc độ máu chảy nhanh.

(2) Máu ở tính mạch luôn nghèo oxi.

(3) Tim có 4 ngăn hoàn chỉnh.

(4) Có vòng tuần hòa lớn và vòng tuần hoàn nhỏ.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 39

Khi nói về hệ tuần hoàn và hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, cho một số phát biểu sau đây:

I. Chu kỳ hoạt động của tim gồm các pha theo thứ tự: thất co, nhĩ co, giãn chung.

II. Trong mỗi chu kỳ hoạt động của tim, có sự xen kẽ giữa co cơ và giãn cơ.

III. Áp lực của máu lên thành mạch tạo ra huyết áp, huyết áp cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở mao mạch.

IV. Tốc độ máu trong tĩnh mạch là thấp nhất so với động mạch và mao mạch vì tĩnh mạch xa tim nhất.

Số phát biểu không chính xác là:

A.
1
B.
4
C.
2
D.
3
Câu 40

Khi nói về hệ tuần hoàn kín, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào không chính xác:

A.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm
B.
Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch
C.
Hệ tuần hoàn kín có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt và động vật có xương sống.
D.
Hệ tuần hoàn kín gồm hệ tuần kín đơn và hệ tuần hoàn kín kép
Câu 41

Khi nói về vận tốc máu chảy trong hệ mạch của người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Trong hệ mạch, tốc độ máu trong động mạch nhanh nhất.
B.
Vận tốc máu là áp lực của máu tác động lên thành mạch.
C.
Từ động mạch đến mao mạch và tĩnh mạch, tốc độ máu giảm dần.
D.
Vận tốc máu tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch.
Câu 42

Máu đến thận để lọc là:

A.
máu động mạch.
B.
máu tĩnh mạch.
C.
máu đỏ thẫm trong động mạch thận.
D.
máu đỏ tươi trong tĩnh mạch thận.
Câu 43

Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do hệ dẫn truyền tim

II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch

III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo oxi hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải

IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo oxi hơn máu trong động mạch chủ

A.
3
B.
2
C.
1
D.
4
Câu 44

Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Huyết áp ở tiểu động mạch chứa máu giàu O2 cao hơn huyết áp ở tiểu tĩnh mạch chứa máu nghèo O2

II. Khi tâm thất co, máu được đẩy vào động mạch.

III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo Ohơn máu trong buồng tâm nhĩ phải.

IV. Vận tốc máu ở động mạch chủ nhỏ hơn vận tốc máu ở tĩnh mạch chủ.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 45

Khi nói đến cân bằng nội môi, có bao nhiêu phát biểu đúng về cân bằng nội môi?

I. Đảm bảo ổn định điều kiện lí, hoá trong tế bào sẽ giúp cho cơ thể hoạt động bình thường.

II. Khi nhiệt độ môi trường tăng, cơ thể sẽ tăng thải nhiệt.

III. Trong việc chống lạnh thì tăng sinh nhiệt có vai trò quan trọng hơn giảm mất nhiệt.

IV. Hiện tượng cảm nắng là do trung khu chống nóng bị tê liệt khi ngoài nắng lâu.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 46

Khi nói về sự thay đổi huyết áp trong hệ mạch, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm mạch ở tĩnh mạch và thấp nhất ở mao mạch.
B.
Huyết áp cao nhất ở động mạch, giảm mạch ở mao mạch và thấp nhất ở tĩnh mạch.
C.
Huyết áp cao nhất ở tĩnh mạch, động mạch và thấp nhất ở mao mạch.
D.
Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ và giữ ổn định tĩnh mạch và mao mạch.
Câu 47

Con đường đi của máu trong vòng tuần hoàn nhỏ là:

A.
Từ tâm thất trái qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.
B.
Từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.
C.
Từ tâm thất phải qua động mạch chủ, rồi vào mao mạch phổi, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.
D.
Từ tâm thất phải qua động mạch phổi, rồi vào mao mạch phần trên cơ thể, qua tĩnh mạch phổi rồi trở về tâm nhĩ trái.
Câu 48

Một bạn học sinh đã tóm tắt đường đi của máu trong cơ thể người theo sơ đồ bên. Các số (1), (2), (3), (4) trong sơ đồ này lần lượt là:

A.
Động mạch chủ, tĩnh mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi.
B.
Tình mạch phổi, động mạch phổi, tĩnh mạch chủ, động mạch chủ.
C.
Động mạch chủ, động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, tĩnh mạch chủ.
D.
Động mạch phổi, tĩnh mạch phổi, đông mạch chủ, tĩnh mạch chủ.
Câu 49

Khi nói về hệ tuần hoàn của người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.

II. Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch thấp hơn huyết áp trong mao mạch.

III. Máu trong buồng tâm nhĩ trái nghèo ôxi hơn máu trong buồng tâm nhĩ phải.

IV. Máu trong tĩnh mạch chủ nghèo ôxi hơn máu trong động mạch chủ.

A.
1
B.
4
C.
2
D.
3
Câu 50

Khi nói về đặc tính của huyết áp, có các kết luận sau.

1.Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn

2.Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.

3.Khi cơ thể bị mất máu thì huyết áp giảm.

4.Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành tim mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.

5.Huyết áp tăng dần từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch

Có bao nhiêu kết luận không đúng?

A.
1
B.
4
C.
2
D.
3