THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1469
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4543

Ôn tập trắc nghiệm Tuần hoàn máu Sinh Học Lớp 11 Phần 3

Câu 1

Khi nói về hệ tuần hoàn, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Ở động vật có hệ tuần hoàn hở, mao mạch là nơi trao đổi chất giữa máu và tế bào.
B.
Tim co bóp để vận chuyển máu trong hệ mạch.
C.
Hệ tuần hoàn hở có áp lực máu cao hơn hệ tuần hoàn kín.
D.
Máu trong tĩnh mạch chảy nhanh hơn máu trong động mạch.
Câu 2

Khi nói về hệ tuần hoàn của châu chấu, ốc sên, tôm, mực ống, gà, ếch nhái phát biểu nào đúng?

A.
Trong hệ tuần hoàn của ốc sên và mực ống máu được tim bơm vào động mạch sau đó tràn vào khoang cơ thể.
B.
Hệ tuần hoàn của gà và ếch nhái có 2 vòng tuần hoàn.
C.
Ở hệ tuần hoàn ếch nhái tim có 4 ngăn và 2 vòng tuần hoàn.
D.
Trong máu của tất cả những loài trên đều có hêmôglôbin vận chuyển khí O2 và CO2.
Câu 3

Khi nói về tuần hoàn máu ở động vật, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Trong hệ tuần hoàn kín, máu được vận chuyển trong một hệ thống kín gồm tim và hệ mạch.
B.
Hệ tuần hoàn của châu chấu không có động mạch.
C.
Cá là động vật có hệ tuần hoàn kín.
D.
Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn gồm có tim, dịch tuần hoàn, hệ thống mạch máu.
Câu 4

Cho biết sự biến động của vận tốc máu, tổng tiết diện mạch và huyết áp trong hệ mạch như hình bên. Những nhận xét nào sau đây là đúng?

(1). Đường cong C biểu thị vận tốc máu.

(2). Đường cong B biểu thị huyết áp.
(3). Đoạn mạch I là động mạch.
(4). Đoạn mạch III là mao mạch.

A.
(1), (3), (4).
B.
(2), (3), (4).
C.
(1), (3).
D.
(1), (4).
Câu 5

Hình bên mô tả đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kép. Khi phân tích hình này, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Các số (1), (2), (3), (4) lần lượt là tĩnh mạch phổi, động mạch phổi, tĩnh mạch chủ và động mạch chủ.
B.
Máu trong động mạch luôn giàu ôxi hơn máu trong tĩnh mạch.
C.
Máu trong tâm thất trái giàu O2 hơn máu trong tâm thất phải.
D.
Khi tim co, máu từ tâm thất trái được đẩy vào động mạch phổi.
Câu 6

Ba đồ thị (A, B, C) trong hình dưới đáy biểu diễn những thông số về hệ mạch máu. Phát biểu nào sau đây sai?

A.
Tốc độ máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện mạch.
B.
Vận tốc máu lớn nhất ở động mạch, nhỏ nhất ở mao mạch.
C.
Tổng tiết diện mạch lớn nhất ở động mạch và nhỏ nhất ở mao mạch.
D.
uyết áp giảm dần từ động mạch => mao mạch => tĩnh mạch.
Câu 7

Trong chu kì hoạt động của tim người bình thường, khi tim co thì máu từ ngăn nào của tim được đẩy vào động mạch chủ?

A.
Tâm thất phải. 
B.
Tâm nhĩ phải. 
C.
Tâm nhĩ trái. 
D.
tâm thất trái.
Câu 8

Khi nói về hệ tuần hoàn của lưỡng cư, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Máu ở tĩnh mạch chủ về tâm nhĩ phải là máu pha.
B.
Máu ở tĩnh mạch phổi về tim giàu ôxi.
C.
Máu ở động mạch chủ giàu ôxi, không pha.
D.
Máu ở động mạch lên phổi là máu không pha.
Câu 9

Khi nói về hoạt động của tim ở người, điều nào sau đây không đúng?

A.
Khi tim đập nhanh, thời gian co tâm thất bị rút ngắn, còn các pha khác không đổi.
B.
Khi tâm thất co, van nhĩ thất (van ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất) mở.
C.
Khi tim hoạt động, tâm nhĩ và tâm thất không bao giờ co đồng thời.
D.
Trẻ em có chu kì tim ngắn hơn người lớn.
Câu 10

Ở người già, khi huyết áp cao dễ bị xuất huyết não vì:

A.
mạch bị xơ cứng, tính đàn đàn hồi kém, đặc biệt các mạch ở não, khí huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
B.
mạch bị xơ cứng nên không co bóp được, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
C.
thành mạch dày lên, tính đàn hồi kém đặc biệt là các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
D.
mạch bị xơ cứng, máu bị đọng, đặc biệt các mạch ở não, khi huyết áp cao dễ làm vỡ mạch.
Câu 11

Người bị bệnh tim, mạch cần hạn chế ăn các loại thức ăn

A.
có hàm lượng chất khoáng cao.
B.
có hàm lượng colesteron cao.
C.
có hàm lượng chất xơ cao. 
D.
có hàm lượng nước cao.
Câu 12

Ở một loài động vật có vú, mỗi chu kì tim của cá thể trưởng thành kéo dài khoảng 0,6 giây, trong đó tâm nhĩ co 0,1 giây, tâm thất co 0,2 giây, thời gian dãn chung 0,3 giây. Theo lý thuyết, trong một ngày đêm (24 giờ) thì thời gian nghỉ của tâm nhĩ là bao nhiêu giờ?

A.
22 giờ.
B.
2 giờ. 
C.
20 giờ.
D.
23 giờ.
Câu 13

Ở người, vì sao nồng độ O2 trong khí thở ra thấp hơn nồng độ O2 trong khí hít vào?

A.
Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế quản.
B.
 Vì phổi thải ra khí CO2 làm giảm tỉ lệ khí O2.
C.
Vì một lượng O2 đã khuếch tán vào máu.
D.
Vì một lượng O2 còn lưu giữ trong phế nang.
Câu 14

Phát biểu nào sau đây là đúng về hoạt động của hệ tuần hoàn kín?

A.
Một chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha theo thứ tự: pha co tâm thất → pha co tâm nhĩ → pha dãn chung.
B.
Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp hoặc trung bình.
C.
Động vật có kích thước cơ thể càng lớn thì tim đập càng nhanh.
D.
Vận tốc máu chảy trong mao mạch là nhỏ nhất.
Câu 15

Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
B.
Vận tốc máu chậm ở mao mạch.
C.
Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.
D.
Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm.
Câu 16

Vận tốc máu ở mao mạch rất nhỏ là do

A.
tổng tiết diện mao mạch lớn, lực ma sát lớn.
B.
chiều dài mao mạch lớn, huyết áp mao mạch nhỏ.
C.
tính đàn hồi mao mạch kém, độ quánh của máu cao.
D.
thành mao mạch mỏng, huyết áp mao mạch lớn.
Câu 17

Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng các hoạt động sống của cơ thể.
B.
Tim là 1 cái máy bơm hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.
C.
Ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu), có sự pha trộn của máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tâm thất.
D.
Hệ tuần hoàn ở động vật gồm 2 dạng là hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn kép.
Câu 18

Đặc điểm nào sau đây không có ở cá xương?

A.
Hiện tượng dòng chảy song song ngược chiều. 
B.
Diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
C.
Trao đổi khí hiệu quả cao.
D.
Máu đi từ tim là máu giàu ôxi.
Câu 19

Ở một loài động vật, biết tỉ lệ thời gian trong một chu kì tim là: nhĩ co: thất co: dãn chung = 1: 3: 4. Giả sử trong một phút có 40 chu kì tim thì thời gian của pha dãn chung là?

A.
0,75s.
B.
0,4s.
C.
0,8s.
D.
0,5s
Câu 20

Khi nói về tuần hoàn của người bình thường, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.
B.
Ở thú, huyết áp trong tĩnh mạch cao hơn huyết áp trong mao mạch.
C.
Máu trong buồng tâm nhĩ nghèo ôxi hơn máu trong buồng tâm thất.
D.
Máu trong tĩnh mạch chủ giàu ôxi hơn máu trong động mạch chủ.
Câu 21

Khi nói về chiều di chuyển của dòng máu trong cơ thể người bình thường, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Máu tình tĩnh mạch trở về tâm nhĩ. 
B.
Máu từ tâm thất đi vào động mạch.
C.
Máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất.
D.
Máu từ động mạch trở về tâm nhĩ.
Câu 22

Khi nói về chu kì hoạt động của tim, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Trong một chu kì tim thời gian có của tâm nhĩ và tâm thất luôn bằng nhau.
B.
Mỗi chu kì của tim bắt đầu từ pha co tâm nhĩ => pha co tâm thất => pha giãn chung.
C.
Thời gian một chu kì tim luôn giống nhau ở tất cả các động vật.
D.
Động vật có kích thước cơ thể lớn nhịp tim nhanh hơn so với các động vật có kích thước bé.
Câu 23

Khi nói về hệ tuần hoàn kín, phát biểu sau đây đúng?

A.
Hệ mạch bao gồm động mạch, tĩnh mạch và mao mạch.
B.
Tim co bóp đưa máu đến khoang cơ thể để trao đổi chất với tế bào.
C.
Tĩnh mạch nối giữa động mạch và mao mạch.
D.
Tĩnh mạch có thành cơ trơn dày hơn động mạch.
Câu 24

Ở động mạch chủ có tốc độ máu chảy lớn hơn tiểu động mạch vì

A.
Động mạch chủ có tổng tiết diện nhỏ hơn tiểu động mạch.
B.
Ở tiểu động mạch lực ma sát của máu với thành mạch yếu hơn nên vận tốc máu nhỏ hơn.
C.
Động mạch chủ có độ đàn hồi tốt hơn tiểu động mạch.
D.
Áp lực máu tại động mạch chủ nhỏ nên đẩy máu đi nhanh hơn.
Câu 25

Khi nói về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào.
B.
Điều hòa phân phối máu đến các cơ quan nhanh.
C.
Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.
D.
Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
Câu 26

Nói về hoạt động điều hoà tim mạch, ý nào đúng?

A.
Adrenalin gây co mạch toàn thân do đó làm tăng huyết áp.
B.
Noadrenalin gây co mạch máu nội tạng, dưới da, giãn mạch máu cơ xương.
C.
Kích thích dây phó giao cảm làm tim đập nhanh, mạnh.
D.
Khi máu dồn nhiều về tâm nhĩ sẽ làm tim đập nhanh và mạnh lên.
Câu 27

Trường hợp nào sau đây làm tăng huyết áp và vận tốc máu:

A.
Đang hoạt động cơ bắp một cách tích cực.
B.
Đang nghĩ ngơi, thư giãn. 
C.
Sống ở nơi có không khí trong lành, nhiều cây xanh.
D.
Tuyến trên thận tiết ít andosteron. 
Câu 28

Khi ta hoạt động cơ bắp mạnh thì vận tốc máu, huyết áp và hoạt động của tim thay đổi như thế nào?

A.
Vận tốc máu và huyết áp giảm, tim đập nhanh và mạnh.
B.
Vận tốc máu tăng, huyết áp giảm, tim đập nhanh và mạnh.
C.
Vận tốc máu giảm, huyết áp tăng, tim đập nhanh và mạnh.
D.
Vận tốc máu và huyết áp tăng, tim đập nhanh và mạnh.
Câu 29

Trung khu điều hòa ở hành tủy làm tim đập nhanh và mạnh, mạch máu co lại

A.
 làm giảm huyết áp
B.
 làm tăng huyết áp.
C.
làm tăng áp suất thẩm thấu
D.
làm giảm áp suất thẩm thấu.
Câu 30

Trong cơ chế điều hòa hoạt động tim mạch, tim sẽ đập nhanh và mạnh, mạch co lại khi:

A.
Huyết áp giảm.
B.
Nồng độ CO2 tăng.
C.
Huyết áp giảm và nồng độ CO2 tăng.
D.
Huyết áp giảm và nồng độ COgiảm.
Câu 31

 Hệ tuần hoàn hở có ở

A.
Chim bồ câu, vịt, chó, mèo
B.
Ếch đồng, ếch cây, cóc nhà, ếch ương
C.
Ốc sên, trai, côn trùng, tôm
D.
Cá sấu, rùa, thằn lằn, rắn
Câu 32

Ưu điểm của vòng tuần hoàn kép so vói vòng tuần hoàn đon?

A.
áp lực đẩy máu lưu thông trong hệ mạch rất lớn, chảy nhanh, đi được xa
B.
tăng hiệu qủa cung cấp c>2 và chất dinh dưỡng cho TB
C.
đồng thời thải nhanh các chất thải ra ngoài
D.
Cả 3 phương án trên
Câu 33

Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kép so với tuần hoàn đơn?

A.
Máu đến các cơ quan nhanh nên dáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
B.
Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng
C.
Máu giàu O2 được tim bơm đi tạo áp lực đẩy máu đi rất lớn.
D.
Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa hơn.
Câu 34

Diễn biến của hệ tuần hoàn đơn ở cá diễn ra theo trật tự nào?

A.
Tâm thất -> Động mạch mang ->Mao mạch mang -> Đông mạch lưng -> mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.
B.
Tâm nhĩ -> Động mạch mang -> Mao mạch mang -> Đông mạch lưng -> mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch ->Tâm thất.
C.
Tâm thất -> Dộng mạch lưng -> Động mạch mang -> Mao mạch mang -> Mao mạch các cơ quan -> Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.
D.
Tâm thất -> Động mạch mang ->Mao mạch các cơ quan-> Dộng mạch lưng -> Mao mạch mang ->Tĩnh mạch -> Tâm nhĩ.
Câu 35

Diễn biến của vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo thứ tự nào?

A.
Tim → động mạch phổi giàu CO2→ Mao mạch phổi → tĩnh mạch phổi ít O2 → Tim.
B.
Tim → động mạch phổi giàu O2 → Mao mạch phổi → tĩnh mạch phổi giàu CO2 → Tim.
C.
Tim → động mạch phổi ít CO2 → Mao mạch phổi → tĩnh mạch phổi giàu CO2 → Tim.
D.
Tim → động mạch phổi giàu CO2 → Mao mạch phổi → tĩnh mạch phổi giàu O2 → Tim.
Câu 36

Diễn biến của vòng tuần hoàn nhỏ diễn ra theo thứ tự nào?

A.
Tim -> Tĩnh mạch giàu CO2 -> Mao mạch -> Động mạch giàu O2 ->Tim.
B.
Tim -> Động mạch giàu CO2 -> Mao mạch -> Tĩnh mạch giàu O2 -> Tim.
C.
Tim -> Tĩnh mạch ít O2 -> Mao mạch -> Động mạch giàu CO2 -> Tim.
D.
Tim -> Động mạch giàu O2 -> Mao mạch -> Tĩnh mạch có ít  CO2 -> Tim
Câu 37

Hệ tuần hoàn kín đơn có ở những động vật nào?

A.
Chỉ có ở mực ống, bạch tuột, giun đốt, chân đầu và cá.
B.
Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.    
C.
Chỉ có ở cá, lưỡng cư.
D.
Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.
Câu 38

Những nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?

A.
Lưỡng cư, bò sát, sâu bọ
B.
Cá, thú, giun đất
C.
Lưỡng cư, chim, thú
D.
Chim, thú, sâu bọ
Câu 39

Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kép?

A.
Tôm
B.
Chim bồ câu
C.
Giun đất
D.
Cá chép 
Câu 40

Nhóm động vật có hệ tuần hoàn kép là:

A.
cá xương, chim, thú       
B.
chân khớp, lưỡng cư, thú.
C.
bạch tuộc, chim, thú.         
D.
lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
Câu 41

Hệ tuần hoàn kép có ở động vật nào?

A.
Chỉ có ở cá, lưỡng cư và bò sát.
B.
Chỉ có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú.
C.
Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu.
D.
Chỉ có ở mục ống, bạch tuột, giun đốt và chân đầu và cá.
Câu 42

Tại sao ở bò sát máu đi nuôi cơ thể ít có sự pha trộn giữa máu O2 và màu giàu CO2 so với lưỡng cư?

A.
Vì tim 3 ngăn có vách ngăn tâm thất không hoàn toàn.
B.
Vì tim 3 ngăn có vách ngăn hoàn toàn giữa hai tâm nhĩ.
C.
Vì tim 2 ngăn, tâm thất và tâm nhĩ.
D.
Vì tim 4 ngăn, 2 tâm thất và 2 tâm nhĩ.
Câu 43

Sự pha máu ở lưỡng cư và bò sát là do?

A.
Chúng là động vật biến nhiệt.
B.
Vì tim chúng chỉ có 3 ngăn hoặc 4 ngăn nhưng vách ngăn hụt hoặc 4 ngăn hoàn chỉnh nhưng có ống panitza.
C.
Chúng không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.
D.
Cả A, B và C
Câu 44

Vì sao ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha máu?

A.
Vì chúng là động vật biến nhiệt.
B.
Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.
C.
Vì tim chỉ có 2 ngăn.
D.
Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.
Câu 45

Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở?

A.
Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng.
B.
Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình.
C.
Máu đến các cơ quan nhanh nên Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất.
D.
Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa.
Câu 46

Mao mạch không xuất hiện ở:

A.
Hệ tuần hoàn hở
B.
Hệ tuần hoàn kép
C.
Hệ tuần hoàn đơn
D.
Hệ tuần hoàn kín
Câu 47

Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào

(1) Tôm             (2) Mực ống        (3) ốc sên

(4) ếch               (5) trai                 (6) bạch tuộc

(7) giun đốt

A.
(2),(3),(5)
B.
(5),(6),(7)
C.
(1),(3),(4)
D.
(2),(4),(6),(7)
Câu 48

Nhóm động vật không có tuần hoàn kín

A.
chim sẻ, thú mỏ vịt, cá heo.
B.
thỏ, rắn mối, diều hâu, dơi
C.
cá chép, thằn lằn, ba ba, cá voi. 
D.
chuồn chuồn, muỗi, bướm, bọ xít.
Câu 49

Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào?

A.
Chỉ có ở động vật có xương sống.
B.
Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
C.
Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.
D.
Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu
Câu 50

Hệ tuần hoàn của côn trùng không có chức năng nào sau đây?

A.
Vận chuyển chất bài tiết
B.
Vận chuyển chất dinh dưỡng
C.
vận chuyển khí
D.
trao đổi chất trực tiếp với tế bào