THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1471
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4997

Ôn tập trắc nghiệm Tuần hoàn máu Sinh Học Lớp 11 Phần 4

Câu 1

Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở không thực hiện chức năng vận chuyển

A.
chất dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.
B.
các sản phẩm bài tiết.
C.
chất dinh dưỡng.
D.
chất khí.
Câu 2

Ở sâu bọ, hệ tuần hoàn hở chỉ thực hiện chức năng nào?

A.
Vận chuyển dinh dưỡng.
B.
Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.
C.
Tham gia quá trình vận chuyển khí trong hô hấp.
D.
Vận chuyển dinh dưỡng và sản phẩm bài tiết.
Câu 3

Hệ tuần hoàn hở có ở động vật nào?

A.
Đa số động vật thân mềm và chân khớp.
B.
Các loài cá sụn và cá xương.
C.
Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.
D.
Động vật đơn bào.
Câu 4

Sự phân phối máu của hệ tuần hoàn kín trong cơ thể như thế nào?

A.
Máu được điều hoà và phân phối nhanh đến các cơ quan.
B.
Máu không được điều hoà và được phân phối nhanh đến các cơ quan.
C.
Máu được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
D.
Máu không được điều hoà và được phân phối chậm đến các cơ quan.
Câu 5

Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?

A.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
B.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 6

Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở có những đặc điểm nào sau đây?

1. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp

2. Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao

3. Tốc độ máu chảy nhanh.

4. Tốc độ máu chảy chậm.

A.
1, 4
B.
1, 3
C.
2, 4
D.
2, 3
Câu 7

Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

A.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao
B.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh
D.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 8

Mỗi chu kì hoạt động của hệ tuần hoàn kín đơn diễn ra theo trật tự nào?

A.
Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ
B.
Tâm nhĩ → Động mạch mang → Mao mạch mang → Động mạch lưng → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm thất
C.
Tâm thất → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ
D.
Tâm thất → Động mạch mang → Mao mạch các cơ quan → Động mạch lưng → Mao mạch mang → Tĩnh mạch → Tâm nhĩ
Câu 9

Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?

A.
Tim -> Động Mạch ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Tim.
B.
Tim -> Động Mạch -> Mao mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.
C.
Tim -> Mao mạch ->Động Mạch -> Tĩnh mạch -> Tim.
D.
Tim ->Tĩnh mạch -> Mao mạch -> Động Mạch -> Tim.
Câu 10

14Thông hiểu

Hệ mạch máu gồm:

I. Máu từ tim,             II, động mạch,

III, khoang cơ thể;     IV. tĩnh mạch;

V. máu về tim;            VI. Mao mạch.

Đường đi của máu ở hệ tuần hoàn hở là

A.
I→II→III→IV→V.
B.
I→II→VI→IV→V.
C.
I→II→IV→III→V.
D.
I→IV→III→I→V .
Câu 11

Hãy chỉ ra đường đi của máu (bắt đầu từ tim) trong hệ tuần hoàn hở?

A.
Tim => khoang cơ thể => động mạch => tĩnh mạch.
B.
Tim => tĩnh mạch => khoang cơ thể => động mạch.
C.
Tim -> động mạch => tĩnh mạch => khoang cơ thể
D.
Tim => động mạch => khoang cơ thề => tĩnh mạch.
Câu 12

Đường đi của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?

A.
Tim → Động mạch → Khoang máu → trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch → Tim.
B.
Tim → Động mạch → Trao đổi chất với tế bào → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Tĩnh mạch → Tim.
C.
Tim → Động mạch → Hỗn hợp dịch mô – máu → Khoang máu → Trao đổi chất với tế bào → Tĩnh mạch → Tim.
D.
Tim → Động mạch → Khoang máu → Hỗn hợp dịch mô – máu → Tĩnh mạch →Tim.
Câu 13

Hệ tuần hoàn kín là hệ tuần hoàn có:

A.
Máu lưu thông liên tục trong mạch kín (từ tim qua động mạch, mao mạch, tĩnh mạch, và về tim)
B.
Tốc độ máu chảy chậm, máu không đi được xa.
C.
Máu chảy trong động mạch với áp lực thấp.
D.
Máu đến các cơ quan chậm.
Câu 14

Vì sao hệ tuần hoàn của thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở?

A.
Vì không có mao mạch
B.
Vì có mao mạch
C.
Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn
D.
Vì tốc độ máu chảy nhanh.
Câu 15

Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm gì để được gọi là hở?

A.
Vì tốc độ máu chảy chậm.
B.
Vì máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp.
C.
Vì giữa mạch đi từ tim (động mạch) và các mạch đến tim (tĩnh mạch) không có mạch nối
D.
Vì còn tạo hỗn hợp dịch mô - máu.
Câu 16

Hệ tuần hoàn hở có đặc điểm

A.
Máu chảy hoàn toàn trong hệ mạch     
B.
Tim có nhiều ngăn
C.
Máu có một đoạn chảy ra khỏi hệ mạch đi vào xoang cơ thể
D.
Có hai vòng tuần hoàn lớn và nhỏ
Câu 17

Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và khí với môi trường bên ngoài, xảy ra qua.

A.
Hệ tuần hoàn kín
B.
Màng tế bào một cách trực tiếp
C.
Qua dịch mô quanh tế bào
D.
Hệ tuần hoàn hở
Câu 18

Nhóm động vật nào chưa có hệ tuần hoàn?

A.
Chim  
B.
Động vật đa bào cơ thể nhỏ dẹp
C.
Động vật đơn bào
D.
Cả B và C
Câu 19

Hệ tuần hoàn có vai trò:

A.
Chuyển hóa năng lượng trong cơ thể
B.
Chuyển hóa vật chất trong cơ thể
C.
Vận chuyển các chất trong nội bộ cơ thể
D.
Đem chất dinh dưỡng và oxi cung cấp cho toàn cơ thể và lấy các sản phẩm không cần thiết đến cơ quan bài tiết
Câu 20

Hệ tuần hoàn có chức năng

A.
Vận chuyển các chất vào cơ thể
B.
Vận chuyển các chất từ ra khỏi cơ thể
C.
Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể     
D.
Dẫn máu từ tim đến các mao mạch
Câu 21

HTH của động vật được cấu tạo từ những bộ phận:

A.
tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn
B.
hồng cầu
C.
máu và nước mô
D.
bạch cầu
Câu 22

Hệ tuần hoàn bao gồm

A.
Tim  
B.
Hệ thống mạch máu
C.
Dịch tuần hoàn
D.
Cả ba ý trên
Câu 23

Hệ tuần hoàn kín không có đặc điểm nào sau đây?

A.
Có hệ thống tim và mạch
B.
Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
C.
Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào để trao đổi chất và trao đổi khí
D.
Có hệ thống dịch mô bao quanh tế bào
Câu 24

Khi nói về hoạt động của tim, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Tim hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”.

(2) Tim không có khả năng hoạt động tự động.

(3) Tim hoạt động theo chu kì.

(4) Ở người trưởng thành, mỗi chu kì tim kéo dài khoảng 0,8 giây.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 25

Cho các phát biểu sau về tuần hoàn máu, có bao nhiêu phát biểu đúng?

    (1) Hệ tuần hoàn chỉ được cấu tạo chủ yếu bởi các bộ phận gồm tim và hệ thống mạch máu.

    (2) Với động vật có hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch với tốc độ nhanh.

    (3) Ở cá, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi.

    (4) Hệ tuần hoàn kép có ở lưỡng cư, bào sát, chim và thú.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 26

Một bệnh nhân bị hở van tim (van giữa tâm nhĩ trái và tâm thất trái), xét những nhận định sau:
1 – Bệnh nhân có nhịp tim nhanh hơn bình thường.
2 – Bệnh nhân có huyết áp tăng lên so với bình thường.
3 – Thể tích tâm thu của bệnh nhân này giảm.
4 – Bệnh nhân có nguy cơ bị suy tim.
Số nhận định đúng là

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 27

Đối với sự duy trì ổn định pH máu, vai trò chủ yếu không thuộc về:

A.
Phổi thải CO2.
B.
Thận thải H+; HCO3...
C.
Phổi hấp thụ ôxi.
D.
Hệ thống đệm trong máu.
Câu 28

Huyết áp cao nhất trong (1) và máu chảy chậm nhất trong (2)

A.
(1) Động mạch - (2) Mao mạch.
B.
(1) Tĩnh mạch - (2) Động mạch.
C.
(1) Tĩnh mạch - (2) Mao mạch.
D.
(1) Động mạch - (2) Tĩnh mạch.
Câu 29

Tim 4 ngăn và 2 vòng tuần hoàn có ở:

A.
Bò sát, chim, thú.
B.
Chim và thú
C.
Thú.
D.
Động vật có xương sống.
Câu 30

Điểm khác nhau giữa hệ tuần hoàn người và hệ tuần hoàn cá là:

A.
Hệ mạch của người có động mạch tĩnh mạch và mao mạch, hệ mạch của cá có cấu tạo đơn giản.
B.
Tim người có tâm nhĩ và tâm thất, tim cá có 2 ngăn.
C.
Người có 2 vòng tuần hoàn, cá chỉ có 1 vòng tuần hoàn.
D.
Người có vòng tuần hoàn kín, cá có vòng tuần hoàn hở.
Câu 31

Mao mạch là mạch máu rất nhỏ nối động mạch với tĩnh mạch

A.
Và là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu và tế bào.
B.
Và là nơi trao đổi khí O2 và CO2 giữa máu và tế bào.
C.
Giúp máu được đưa đến từng tế bào của cơ thể.
D.
Và là nơi trao đổi chất giữa máu và tế bào.
Câu 32

Tuần hoàn kín tiến hóa hơn tuần hoàn hở ở điểm nào sau đây?

  1. Cấu tạo hệ tim mạch phức tạp và hoàn chỉnh
  2. Tốc độ máu chảy nhanh hơn
  3. Điều hòa và phân phối máu đến các cơ quan nhanh hơn

Phương án trả lời đúng là:

A.
1 và 2
B.
2 và 3
C.
1
D.
1, 2 và 3
Câu 33

Cho các đặc điểm sau:

  1. Máu (hỗn hợp máu + dịch mô) chảy trong động mạch dưới áp lực thấp
  2. Máu (hỗn hợp máu + dịch mô) không tiếp xúc trực tiếp với tế bào cơ thể
  3. Máu (hỗn hợp máu + dịch mô) được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể
  4. Tốc độ máu (hỗn hợp máu + dịch mô) chảy chậm
  5. Tốc độ máu (hỗn hợp máu + dịch mô) chảy nhanh

Hệ tuần hoàn hở có bao nhiêu đặc điểm trên?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 34

Các thành phần của máu bao gồm:

A.
tế bào, huyết tương
B.
tế bào, huyết thanh.
C.
tế bào, huyết thanh, huyết tương.
D.
tế bào, sắc tố.
Câu 35

Sơ đố nào dưới đây mô tả chính xác về đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở?

A.
Máu từ tim → động mạch → mao mạch → tế bào → tĩnh mạch → tim.
B.
Máu từ tim → khoang cơ thể → tế bào → tĩnh mạch → tim.
C.
Máu từ tim → động mạch → khoang cơ thể → tế bào → tĩnh mạch → tim.
D.
Máu từ tim → động mạch → khoang cơ thể → mao mạch → tế bào → tĩnh mạch → tim.
Câu 36

Máu chảy trong động mạch với áp lực, tốc độ như thế nào?

A.
Áp lực cao, tốc độ chảy chậm
B.
Áp lực thấp, tốc độ chảy chậm
C.
Áp lực cao, tốc độ chảy nhanh
D.
Áp lực thấp, tốc độ chảy nhanh
Câu 37

Thực chất tim là

A.
những đoạn phình to của mạch
B.
một cơ quan điều khiển mọi hoạt động sống
C.
nơi có thể tích trữ các chất dinh dưỡng nuôi cơ thể
D.
một cấu trúc đặc biệt có khả năng không cho chất độc đi qua
Câu 38

Thành phần mạch của hệ tuần hoàn hở có gì khác so với các hệ tuần hoàn khác?

A.
Có động mạch, tĩnh mạch (có van tĩnh mạch); không có mao mạch.
B.
Có động mạch, mao mạch; không có tĩnh mạch.
C.
Có động mạch, mao mạch, tĩnh mạch nhưng không có van tĩnh mạch.
D.
Có mao mạch, tĩnh mạch; không có động mạch.
Câu 39

Các nhóm động vật nào sau đây đều có hệ tuần hoàn hở?

A.
Thân mềm, giun dẹp, giun đốt.
B.
Sứa, giun tròn, giun dẹp.
C.
Giun tròn, giáp xác, sâu bọ. 
D.
Sâu bọ, thân mềm, bạch tuộc.
Câu 40

Đối tượng có hệ tuần hoàn hở là:

A.
Bạch tuộc
B.
Ốc sên
C.
Ốc sên
D.
Giun đốt
Câu 41

Các loài chim và các loài côn trùng bài tiết ra axit uric trong khi các loài thú và lưỡng cư bài tiết chủ yếu là urê. Ưu thế chủ yếu của chất thải axit uric so với chất thải urê là

A.
axit uric dễ tan trong nước hơn.
B.
axit uric là một phân tử đơn giản
C.
để tạo axit uric cần sử dụng ít năng lượng hơn
D.
để bài tiết axit uric bị mất nước ít hơn.
Câu 42

Trong mỗi ống đơn thận của động vật có xương sống, cầu thận và nang Baoman đảm nhiệm

A.
lọc máu và thu chất lọc.
B.
hấp thụ lại nước vào máu.
C.
phân giải các chất có hại và các độc tố.
D.
hấp thụ lại các muối khoáng và chất dinh dưỡng.
Câu 43

 Sai khác chủ yếu giữa động vật hằng nhiệt và động vật biến nhiệt là

A.
khả năng giữ nước
B.
khả năng chịu nóng hay lạnh.
C.
khả năng điều hoà thân nhiệt khi nhiệt độ môi trường thay đổi.
D.
sống trong môi trường nóng hoặc lạnh.
Câu 44

Giai đoạn nào sau đây mở đầu quá trình đông máu?

A.
Thương tổn trong biểu mô lót một mạch máu.
B.
Tiếp xúc giữa máu và không khí.
C.
Chuyển đổi fibrinogen íhành sợi fibrin.
D.
Hấp dẫn bạch cầu về một vị trí nhiễm trùng.
Câu 45

Một người có huyết áp 125/80. Con số 125 chỉ ..... và con số 80 chỉ......

A.
huyết áp trong tâm thất trái...... huyết áp trong tâm thất phải......
B.
huyết áp động mạch....... nhịp tim.
C.
huyết áp trong kì co tim........... huyết áp trong kì giãn tim.
D.
huyết áp trong vòng tuần hoàn lớn........ huyết áp trong vòng tuần hoàn phổi.
Câu 46

Trong hệ tuần hoàn kín, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

A.
Cao, tốc độ máu chảy chậm
B.
Thấp, tốc độ máu chảy chậm
C.
Thấp, tốc độ máu chảy nhanh
D.
Cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh
Câu 47

Hệ tuần hoàn của đa số động vật thân mềm và chân khớp được gọi là hệ tuần hoàn hở vì

A.
Giữa mạch đi từ tim ( động mạch) và các mạch đến tim ( tĩnh mạch) không có mạch nối
B.
Tốc độ máu chảy chậm
C.
Máu chảy trong động mạch gâydưới áp lực lớn
D.
Còn tạo hỗn hợp máu - dịch mô
Câu 48

Nồng độ CO2 thở ra cao hơn so với hít vào vì một lượng CO2

A.
Khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang trước khi đi ra khỏi phổi
B.
Được dồn về phổi từ các cơ quan khác trong cơ thể
C.
Còn lưu giữ trong phê nang
D.
Thải ra trong hô hấp tế bào của phổi
Câu 49

Trong các loài sau đây:

(1) tôm (2) cá (3) ốc sên

(4) ếch (5) trai (6) bạch tuộc (7) giun đốt

Hệ tuần hoàn hở có ở những động vật nào?

A.
(1), (3) và (5)
B.
(1), (2) và (3)
C.
(2), (5) và (6)
D.
(3), (5) và (6)
Câu 50

Máu trao đổi chất với tế bào qua thành

A.
Tĩnh mạch và mao mạch
B.
Mao mạch
C.
Động mạch và mao mạch
D.
Động mạch và tĩnh mạch