THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1476
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1533

Ôn tập trắc nghiệm Tuần hoàn máu Sinh Học Lớp 11 Phần 7

Câu 1

Đặc điểm của vòng tuần hoàn kín ở động vật là

A.
Tim có cấu tạo đơn giản
B.
Có hệ mạch (động mạch, tĩnh mạch, mao mạch)
C.
Động mạch nối với tĩnh mạch bằng các mao mạch len lỏi giữa các mô cơ quan
D.
Máu chảy với áp lực chậm
Câu 2

Máu chảy nhanh hay chậm lệ thuộc vào yếu tố nào sau đây?

A.
Tiết diện mạch
B.
Chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch
C.
Tiết diện mạch và chênh lệch huyết áp giữa các đoạn mạch
D.
Lưu lượng máu có trong tim
Câu 3

Tại sao tuần hoàn hở chỉ thích hợp với động vật có kích thước nhỏ?

A.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ chậm, không thể đi xa để cung cấp O2 cho các cơ quan ở xa tim
B.
Máu chứa ít sắc tố hô hấp nên giảm khả năng vận chuyển O2 đến các cơ quan trong cơ thể
C.
Không có hệ thống mao mạch nên quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường chậm
D.
Động vật có kích thước nhỏ ít hoạt động nên quá trình trao đổi chất diễn ra chậm
Câu 4

Khi nói về tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Trong một chu kì tim, tâm thất luôn co trước tâm nhĩ để đẩy máu đến tâm nhĩ.

II. Ở người, máu trong động mạch chủ luôn giàu O2 và có màu đỏ tươi.

III. Các loài thú, chim, bò sát, ếch nhái đều có hệ tuần hoàn kép.

IV. Ở các loài côn trùng, máu đi nuôi cơ thể là máu giàu oxi.

A.
1
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 5

Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kỳ hoạt động của tim

A.
Pha co tâm thất à  pha co tâm nhĩ  à  pha dãn chung
B.
Pha co tâm nhĩ à  pha co tâm thất  à pha dãn chung 
C.
 Pha co tâm thất à  pha dãn chung à  pha dãn chung 
D.
Pha co tâm nhĩ à  pha dãn chung à  pha co tâm thất
Câu 6

Nhóm hooc môn làm tăng và giảm nồng độ glucôzơ trong máu là

A.
Testostêrôn và prôgestêrôn
B.
Glucagôn và insulin
C.
Arênalin và anđôstêrôn
D.
Testostêrôn và anđôstêrôn
Câu 7

Bộ phận nào dưới đây tham gia sự duy trì ổn định huyết áp của cơ thể?

Trung khu điều hoà hoạt động tim mạch.

2. Thụ quan áp lực máu.

3. Tim và mạch máu.

4. Hệ thống động và tĩnh mạch nằm rải rác trong cơ thể.

5. Lưu lượng máu chảy trong mạch máu.

Phương án đúng là

A.
2, 3, 4
B.
3, 4, 5
C.
1, 2, 3
D.
1, 3, 5
Câu 8

Tại sao tim động vật làm việc suốt đời mà không nghỉ

A.
Vì tim làm việc theo bản năng
B.
Vì cấu tạo của các cơ ở tim chắc và khoẻ nên hoạt động được liên tục
C.
Vì thời gian làm việc của tim ít hơn thời gian tim được nghỉ ngơi
D.
Vì tim được cung cấp liên tục chất dinh dưỡng, đó là máu chứa đầy tim
Câu 9

Xét các đặc điểm sau:

(1) Máu được tim bơm vào động mạch và sau đó tràn vào khoang cơ thể

(2) Máu được trộn lẫn với dịch mô tạo thành hỗn hợp máu - dịch mô

(3) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh

(4) Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào, sau đó trở về tim

(5) Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

Có bao nhiêu đặc điểm đúng với hệ tuần hoàn hở?

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 10

Trong các phát biểu sau có bao nhiều phát biểu sai khi giải thích về sự biến đổi tiết diện mạch và vận tốc máu trong hệ mạch?

(1) Vận tốc máu tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch.

(2) Vận tốc máu tỉ lệ thuận với chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch.

(3) Hệ mao mạch có tổng tiết diện lớn nhất nên vận tốc máu chậm nhất.

(4) Trong hệ thống động mạch: tổng tiết diện mạch giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch.

(5) Trong hệ thống tĩnh mạch: tổng tiết diện tăng dần từ mao mạch về tĩnh mạch chủ.

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 11

Khi nói về quá trình tiêu hóa ở bò và các vấn đề liên quan, cho các phát biểu sau đây:

(1). Việc điều trị kháng sinh cho các bò bị bệnh thường dẫn đến giảm hiệu quả quá trình tiêu hóa và hấp thu của chúng.

(2). Bộ răng của trâu, bò có sự thích nghi cao độ với chế độ ăn, trong đó có sự phân hóa răng cửa, răng nanh và răng hàm trong đó răng cửa và răng nanh kém phát triển, răng hàm phát triển mạnh để nghiền thức ăn.

(3). Ở bò, dạ lá sách đóng vai trò dạ dày thật của bò và làm nhiệm vụ tiêu hóa protein cũng như cellulose.

(4). Quá trình tiêu hóa của bò có sự cộng sinh với các vi sinh vật có khả năng phát thải khí CH4, do đó chăn nuôi bò góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính.

Số phát biểu chính xác là:

A.
3
B.
2
C.
1
D.
4
Câu 12

Khi nói về hệ tuần hoàn và hoạt động của hệ tuần hoàn, cho các luận điểm dưới đây:

(1). Hệ tuần hoàn hở có tốc độ lưu thông máu chậm vì máu được đổ vào xoang cơ thể với thể tích lớn.

(2). Đối với các động vật có hô hấp bằng phổi, xuất hiện thêm 1 vòng tuần hoàn thứ hai để trao đổi khí với phổi.

(3). Ở côn trùng, máu tương tác trực tiếp với các lỗ khí để nhận O2 và đem phân phối khắp cơ thể nhờ Hemoglobin trong máu.

(4). Nguyên nhân gây ra tính tự động ở tim người là sự có mặt của bó his và mạng puockinje phát ra xung điện cùng phối hợp hoạt động với nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất.

Số phát biểu đúng là:

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 13

Về quá trình hô hấp ở động vật cho các phát biểu sau:

I. Để tiến hành quá trình trao đổi khí, bề mặt hô hấp phải rộng, khô, thoáng và có nhiều các mạch bạch huyết bao quanh để trao đổi khí.

II. Do trao đổi khí bằng ống khí trực tiếp giữa môi trường và các tế bào nên giới hạn kích thước cơ thể côn trùng phụ thuộc vào nồng độ oxy khí quyển

III. Các loài động vật hô hấp bằng phổi đều có bề mặt trao đổi khí là các phế nang, khí được trao đổi từ túi phế nang vào các mao mạch bao quanh.

IV. Ở các loài động vật sống trên cạn đều trao đổi khí bằng phổi hoặc ống khí mà không sử dụng các hình thức trao đổi khí khác.

Số phát biểu chính xác là:

A.
4
B.
1
C.
2
D.
3
Câu 14

Cấu trúc nào sau đây đảm bảo cho máu chảy theo một chiều trong hệ tuần hoàn?

A.
Cơ thành tâm thất trái dày tạo ra một động lực mạnh
B.
Cơ thành tâm nhĩ mỏng tạo ra một thể tích lớn và lực hút mạnh
C.
Hệ mạch phân hóa thành động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
D.
Các van nằm trong tim và nằm trong tĩnh mạch điều tiết hướng máu chảy
Câu 15

Khi nói về hệ tuần hoàn và hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, cho một số phát biểu sau đây:

I. Chu kỳ hoạt động của tim gồm các pha theo thứ tự: thất co, nhĩ co, giãn chung.

II. Trong mỗi chu kỳ hoạt động của tim, có sự xen kẽ giữa co cơ và giãn cơ.

III. Áp lực của máu lên thành mạch tạo ra huyết áp, huyết áp cao nhất ở động mạch và thấp nhất ở mao mạch.

IV. Tốc độ máu trong tĩnh mạch là thấp nhất so với động mạch và mao mạch vì tĩnh mạch xa tim nhất.

Số phát biểu không chính xác là:

A.
1
B.
4
C.
2
D.
3
Câu 16

Khi nói về huyết áp ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Huyết áp là áp lực của máu tác động lên thành mạch.

II. Huyết áp tối đa xảy ra khi 2 tâm thất cùng co.

III. Huyết áp tâm trương là huyết áp ứng với lúc tim giãn và đạt giá trị tối thiểu.

IV. Huyết áp của tĩnh mạch lớn hơn huyết áp ở mao mạch.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 17

Trong số các phát biểu sau đây về hoạt động của hệ tuần hoàn:

(1). Ở người, tim hoạt động không nghỉ ngơi suốt khoảng thời gian từ khi sinh ra cho đến khi chết đi.

(2). Máu vận động theo vòng tuần hoàn chỉ có ở động vật có hệ tuần hoàn kín.

(3). Một trong các dấu hiệu dễ nhận thấy của người bị bệnh hở van tim là nhịp tim rất chậm.

(4). Ở hệ tuần hoàn kép, áp lực của dòng máu lên thành động mạch là lớn hơn so với hệ tuần hoàn đơn và hệ tuần hoàn hở.

Số phát biểu không chính xác là:

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 18

Trong quá trình tiến hóa của hệ tuần hoàn, từ bò sát phát triển thành chim và thú, vách ngăn tâm thất hoàn thiện và phân tách tâm thất thành 2 buồng là tâm thất trái và tâm thất phải. Sự xuất hiện hai buồng tim này có ý nghĩa

A.
Cho phép máu chỉ lưu thông theo một chiều từ tim vào hệ mạch và từ hệ mạch đi vào tim qua tĩnh mạch
B.
Phân phối áp lực khác nhau lên vòng tuần hoàn chính và vòng tuần hoàn phổi có kích thước và các đặc điểm khác nhau
C.
Tạo ra áp lực co thắt mạnh cho cả hai vòng tuần hoàn để đẩy máu đi từ tim đến động mạch vốn có đường kính nhỏ
D.
Lực co thắt ở mỗi tâm thất khác nhau nên bù trừ được cho nhau và tiết kiệm năng lượng
Câu 19

Ở người, nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng vận tốc máu trong mao mạch là chậm nhất

A.
Tổng thiết diện của các mao mạch trong cơ thể là lớn nhất nên tốc độ máu chậm nhất
B.
Giúp sự trao đổi các chất dinh dưỡng trong máu với các tế bào, mô và cơ quan
C.
Màng mao mạch rất mỏng nên vận tốc máu phải chậm để tránh làm tổn thương
D.
Áp lực máu trong mao mạch rất nhỏ nên vận tốc máu trong mao mạch rất chậm
Câu 20

Khi nói về tim và các hoạt động của tim ở người và động, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu nào chính xác

A.
Trong pha giãn chung, áp suất máu trong các khoang tim đồng loạt gia tăng khiến máu từ các tĩnh mạch bị kéo về tim
B.
Với chu kỳ hoạt động 3 pha: nhĩ co, thất co, giãn chung tương ứng với thời gian 0,1:0,3: 0,4 giây thì nhịp tim của người này có giá trị 72 nhịp mỗi phút
C.
Các động vật có kích thước cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng nhanh để đảm bảo đẩy máu đi khắp cơ thể
D.
Một trong các dấu hiệu của bệnh hở van tim là có nhịp tim cao hơn so với người bình thường, tim phải hoạt động nhiều hơn so với người bình thường
Câu 21

Ý nào không phải là sai khác về hoạt động của cơ tim so với hoạt động của cơ vân?

A.
Hoạt động theo quy luật “tất cả hoặc không có gì”
B.
Hoạt động tự động
C.
Hoạt động theo chu kì
D.
Hoạt động cần năng lượng
Câu 22

Đặc điểm cấu tạo nào quan trọng nhất của hệ mạch, để máu vận chuyển trong hệ tuần hoàn qua tim, theo một chiều nhất định

A.
 Nhờ lực co bóp của tim rất mạnh
B.
Hệ động mạch có tính đàn hồi rất cao, có thể theo huyết áp đẩy máu đi một chiều
C.
Nhờ có van tim và hệ thống van tổ chim trong tĩnh mạch
D.
Nhờ lực hút của tim rất mạnh, trong giai đoạn tim nghỉ
Câu 23

Những đặc điểm về cấu tạo điển hình một hệ tuần hoàn kín là:

1. Có hệ thống tim và mạch.

2. Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch

3. Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào trao đổi chất và trao đổi khí.

4. Có hệ thống dịch mô quanh tế bào.

Phương án đúng:

A.
1, 2
B.
1, 2, 3
C.
1, 2, 3, 4
D.
1, 2, 4
Câu 24

Động mạch là:

A.
Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan
B.
Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan
C.
Những mạch máu chảy về tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và không tham gia điều hòa lượng máu đến các cơ quan
D.
Những mạch máu xuất phát từ tim có chức năng đưa máu từ tim đến các cơ quan và thu hồi sản phẩm bài tiết của các cơ quan
Câu 25

Đặc điểm cấu tạo quan trọng nhất về hệ mạch của tuần hoàn hở

A.
Không có hệ mạch bạch huyết
B.
Không có dịch mô bao quanh tế bào
C.
Giữa động mạch và tĩnh mạch không được nối với nhau bởi mao mạch
D.
Có các lỗ hở trên thành tim để máu về tim
Câu 26

Nồng độ hooc môn aldosteron trong máu cao thì sẽ dẫn tới bao nhiêu hiện tượng sau đây?

I. Huyết áp cao.

II. Độ pH máu giảm.

III. Nồng độ Ktrong máu giảm.

IV. Thể tích địch ngoại bào giảm.

A.
4
B.
3
C.
1
D.
2
Câu 27

Nồng độ hooc môn aldosteron trong máu cao thì sẽ dẫn tới bao nhiêu hiện tượng sau đây?

I. Huyết áp cao.

II. Độ pH máu giảm.

III. Nồng độ Ktrong máu giảm.

IV. Thể tích địch ngoại bào giảm

A.
4
B.
3
C.
1
D.
2
Câu 28

Hệ đệm bicacbônát (NaHCCb / Na2CO3) có vai trò nào sau đây

A.
Duy trì cân bằng lượng đường gluco trong máu
B.
Duy trì cân bằng nhiệt độ của cơ thể
C.
Duy trì cân bằng độ pH của máu
D.
Duy trì cân bằng áp suất thẩm thấu của máu
Câu 29

Trong các phát biểu sau:

(1). Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hơn.

(2). Tốc độ chảy nhanh, máu đi được xa.

(3). Máu tiếp xúc và trao đổi trực tiếp với các tế bào.

(4). Điều hòa, phân phối máu đến các cơ quan nhanh.

(5). Đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất cao.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở ?

A.
1
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 30

Khi nói về mối quan hệ huyết áp, tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện mạch tăng dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch nên vận tốc máu giảm dần
B.
Mao mạch có tổng tiết diện mạch lớn nhất nên huyết áp thấp nhất
C.
Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện mạch giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ nên vận tốc máu tăng dần
D.
Vận tốc máu phụ thuộc sự chênh lệch huyết áp và tổng tiết diện mạch máu
Câu 31

Khi đề cập đến vận tốc máu và tương quan của nó với huyết áp và tổng tiết diện lòng mạch, phát biểu nào sau đây đúng?

1. Khi tổng tiết diện mạch nhỏ, huyết áp sẽ cao và vận tốc máu sẽ lớn.

2. Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và nhỏ nhất trong mao mạch.

3. Máu vận chuyển từ nơi có huyết áp cao đến nơi có huyết áp thấp.

4. Hệ mạch càng đi xa tim, huyết áp càng giảm.

Phương án đúng:

A.
1, 2, 3
B.
1, 2, 4
C.
2, 3,4
D.
1, 2, 3, 4
Câu 32

Trong một chu kì hoạt động của tim gồm 3 pha

I. Pha co tâm nhĩ.

II. Pha co tâm thất.

III. Pha dãn chung.

Các pha trên diễn ra theo thứ tự đúng là:

A.
II → III → I
B.
II → I → III
C.
I → III → II
D.
I → II → III
Câu 33

Khi nói về quá trình tiêu hóa ở chim và gia cầm, có bao nhiêu phát biểu đúng trong số các phát biểu sau?

I. Sự biến đổi cơ học của thức ăn không có ý nghĩa đối với quá trình tiêu hóa thức ăn.

II. Ở dạ dày không có sự biến đổi hóa học thức ăn

III. Quá trình tiêu hóa ở dạ dày quan trọng hơn so với ruột non.

IV. Dạ dày cơ biến đổi cơ học, dạ dày tuyến có vai trò biến đổi hóa học trong quá trình tiêu hóa thức ăn

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 34

Khi nói về đặc điểm của hệ tuần hoàn máu, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

1. Ở những loài có hệ tuần hoàn hở, máu được bơm vào xoang cơ thể với một áp lực thấp.

2. Ở châu chấu, hệ tuần hoàn không có chức năng vận chuyển khí.

3. Ở những loài có hệ tuần hoàn kín, máu không tiếp xúc trực tiếp với các tế bào mà thông qua dịch mô.

4. Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín có áp lực máu cao và di chuyển theo một chiều nhất định.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 35

Hệ tuần hoàn kín không có đặc điểm nào sau đây

A.
Có hệ thống tim và mạch
B.
Hệ mạch có đầy đủ ba loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch
C.
Dịch tuần hoàn tiếp xúc trực tiếp với tế bào để trao đổi chất và trao đổi khí
D.
Có hệ thống dịch mô bao quanh tế bào
Câu 36

Khi nói về mối quan hệ giữa huyết áp, tổng tiết diện mạch máu và vận tốc máu, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.
Trong hệ thống động mạch, tổng tiết diện từ động mạch chủ đến tiểu động mạch tăng dần nên vận tốc máu giảm dần
B.
Trong hệ thống tĩnh mạch, tổng tiết diện mạch giảm dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ nên vận tốc máu tăng dần
C.
Mao mạch có tổng tiết diện mạch lớn nhất nên huyết áp thấp nhất
D.
Vận tốc máu phụ thuộc vào sự chênh lệch huyết áp và tổng tiết diện mạch máu
Câu 37

Trong hệ tuần hoàn hở, máu chảy trong động mạch dưới áp lực

A.
cao, tốc độ máu chảy nhanh
B.
thấp, tốc độ máu chảy chậm
C.
thấp, tốc độ máu chảy nhanh
D.
cao, tốc độ máu chảy chậm
Câu 38

Trong hệ dẫn truyền tim ở người, nút xoang nhĩ nằm ở cấu trúc nào sau đây?

A.
Tâm nhĩ phải
B.
Tâm thất phải
C.
Tâm nhĩ trái
D.
Tâm thất trái
Câu 39

Loài động vật nào sau đây thực hiện trao đổi khí với môi trường thông qua bề mặt cơ thể?

A.
Thuỷ tức
B.
Trai sông
C.
Tôm
D.
Thỏ
Câu 40

Cho các phát biểu sau về tiêu hóa ở động vật:

(1) Quá trình biến đổi thức ăn về mặt cơ học ở động vật nhai lại, xảy ra chủ yếu ở lần nhai thứ hai.

(2) Động vật ăn thực vật có dạ dày đơn nhai kĩ hơn động vật nhai lại.

(3) Gà và chim ăn hạt không nhai, do vậy trong diều có nhiều dịch tiêu hóa để biến đổi thức ăn trước khi xuống ruột non.

(4) Ở động vật ăn thực vật, các loài thuộc lớp chim có dạ dày khỏe hơn cả.

Có bao nhiêu phát biểu sai?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 41

Ông Hải, 50 tuổi, người Việt Nam khi đo huyết áp thu được kết quả hiện trên máy như hình bên

Có bao nhiêu kết luận sau đây đúng:

I. Huyết áp tâm thu (ứng với lúc tim co) bằng 140mmHg.

II. Huyết áp tâm trương ( ứng với lúc tim dãn) bằng 90mmHg.

III. Nếu bác sỹ do huyết áp cho ông Hải bằng huyết áp kế đồng hồ thi khi nghe thấy tiếng tim đập đầu tiên là lúc kim đồng hồ chi vào số 90

 IV. nếu kỹ thuật và kết quả đo chính xác thì ông Hải bị bệnh cao huyết áp

A.
3
B.
2
C.
4
D.
1
Câu 42

Huyết áp của một người là 120/70 biểu thị cái gì

A.
Áp suất ở tâm thất trái / áp suất ở tâm thất phải
B.
Áp suất của động mạch / áp suất của tĩnh mạch
C.
Áp suất của động mạch khi tim co / áp suất của động mạch khi tim giãn
D.
Áp suất của tâm thất trái / áp suất của tâm nhĩ trái
Câu 43

Nhóm động vật không có sự pha trộn giữa máu giàu O2 và máu giàu CO2 ở tim?

A.
Lưỡng cư, bò sát, chim 
B.
Lưỡng cư, thú
C.
 Bò sát (trừ cá sấu), chim, thú
D.
Cá xương, chim, thú
Câu 44

Cá xương có thế lấy được hom 80% lượng O2 của nước đi qua mang vì dòng nước chảy một chiều qua mang và dòng máu chảy trong mao mạch

A.
song song với dòng nước
B.
song song, cùng chiều với dòng nước
C.
xuyên ngang với dòng nước
D.
song song, ngược chiều với dòng nước
Câu 45

Ở người trưởng thành, mỗi chu kỳ tim kéo dài khoảng

A.
0,8 giây 
B.
0,6 giây 
C.
0,7 giây 
D.
0,9 giây
Câu 46

Ở mao mạch máu chảy chậm hơn ở động mạch vì

A.
tổng tiết diện của mao mạch lớn
B.
số lượng mao mạch lớn hơn
C.
mao mạch thường ở xa tim
D.
áp lực co bóp của tim giảm
Câu 47

Khi nói về hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.

II. Máu đi từ động mạch sang mao mạch và theo tĩnh mạch trở về tim

III. Máu chảy trong động mạch với áp lực trung bình hoặc cao.

IV. Tốc độ máu chảy trong mạch nhanh.

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 48

Hệ mạch của thú có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm dưới đây?

I. Máu ở động mạch chủ giàu O2

II. Máu ở động mạch phổi nghèo CO2

III. Máu ở tĩnh mạch chủ giàu O2

IV. Máu ở tĩnh mạch phổi giàu O2

A.
1
B.
4
C.
2
D.
3
Câu 49

Nhóm động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn chỉ thực hiện chức năng vận chuyển chất dinh dưỡng mà không vận chuyển khí?

A.
Chim
B.
Côn trùng
C.
Lưỡng cư
D.
Câu 50

Ý nào không phải là ưu điểm của tuần hoàn kín so với tuần hoàn hở

A.
Máu chảy trong động mạch với áp lực cao hoặc trung bình
B.
Tốc độ máu chảy nhanh, máu đi được xa
C.
Máu đến các cơ quan nhanh nên đáp ứng được nhu cầu trao đổi khí và trao đổi chất
D.
Tim hoạt động ít tiêu tốn năng lượng