THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1477
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5380

Ôn tập trắc nghiệm Tuần hoàn máu Sinh Học Lớp 11 Phần 8

Câu 1

Động vật nào sau đây có tim bốn ngăn và hệ tuần hoàn kép

A.
Cá chép 
B.
Châu chấu
C.
Thằn lằn
D.
Chim bồ câu
Câu 2

Trong các hệ đệm sau, hệ nào mạnh nhất

A.
Hệ đệm prôtêinat (protein)
B.
Hệ đệm bicacbonat: H2CO3/NaHCO3
C.
Hệ đệm phôtphat: NaH2PO4/ NaHPO4-
D.
Các hệ đệm mạnh như nhau
Câu 3

Máu trao đổi chất với tế bào ở đâu?

A.
Qua thành mao mạch
B.
Qua thành tĩnh mạch và mao mạch
C.
Qua thành động mạch và mao mạch
D.
Qua thành động mạch và tĩnh mạch
Câu 4

Khi nói về tuần hoàn máu ở người bình thường, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Huyết áp không thay đổi trong suốt chiều dài của hệ mạch.

II. Trong hệ mạch máu, tốc độ máu chảy trong tĩnh mạch là thấp nhất.

III. Máu trong tĩnh mạch luôn nghèo ôxi hơn máu trong động mạch.

IV. Tim co dãn tự động theo chu kì là nhờ có hệ dẫn truyền tim.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 5

Loài động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn kín, đơn?

A.
Châu chấu 
B.
Cá chép
C.
Cá sấu
D.
Thỏ
Câu 6

Hệ tuần hoàn kín, đơn có ở loài động vật nào trong các loài động vật sau

A.
Cá voi
B.
Cá sấu
C.
Cá cóc
D.
Cá mập
Câu 7

Ở hệ tuần hoàn tim 4 ngăn có nhiều ưu điểm, số phát biểu đúng về ưu điểm của tim 4 ngăn?

   I. Lực co bóp của tim mạnh nên đẩy máu đi được xa

   II. Máu chảy trong động mạch nhanh và áp lực mạnh

   III. Khả năng điều hòa và phân phối máu tới các cơ quan nhanh chóng

   IV. Máu đi nuôi cơ thể không bị pha trộn

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 8

Dựa trên hình vẽ dạ dày của thú ăn thực vật,  phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Dạ cỏ của trâu, bò lớn hơn thú ăn thịt
B.
Dạ múi khế là nơi biến đổi hóa học chính của dạ dày của động vật ăn thực vật nhai lại
C.
Dạ dày trâu, bò, hươu, nai, dê, cừu, là dạ dày 4 ngăn
D.
Đường đi của thức ăn trong ống tiêu hóa: Miệng → thực quản à dạ cỏ → dạ tổ ong à thực quản → miệng (nhai kĩ) → thực quản → dạ lá sách → dạ múi khế
Câu 9

Trình tự nào đúng ở các loài có cấu tạo tim ngày càng hoàn thiện

A.
Cá cóc → cá sấu → cá voi → cá mập
B.
Cá sấu → cá cóc → cá mập → cá voi
C.
Cá mập → cá cóc → thằn lằn → cá voi
D.
Cá mập → cá sấu → cá cóc → cá voi
Câu 10

Dựa trên hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn của cá, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn đơn ở cá.

(2) Tim có 2 ngàn, gồm tâm nhĩ (II), tâm thất (I).

(3) Có hệ tuần hoàn kép.

(4) Tại mao mạch mang (IV), quá trình trao đổi khí giữa máu đến mang và môi trường nước qua mang diễn ra.

(5) Máu được trao đổi khí ở mang sẽ theo động mạch lưng đến mao mạch của cơ thể (IV) để thực hiện trao đổi chất.

(6) Máu từ mao mạch cơ thể theo tĩnh mạch (III) để về tâm thất (II)

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 11

Khi nói đến động vật có hệ tuần hoàn kín, vòng tuần hoàn nhỏ có chức năng gì?

A.
Dẫn máu đi nuôi nửa cơ thể phía trên
B.
Dẫn máu đi nuôi phổi
C.
Vận chuyển máu lên não
D.
Vận chuyển máu đến phổi để trao đổi khí
Câu 12

Ở hệ tuần hoàn hở, tại sao máu chảy với tốc độ chậm

A.
Hệ mạch cấu tạo đơn giản
B.
Tim có cấu tạo đơn giản
C.
Kích thước cơ thể nhỏ
D.
Nhu cầu oxy và chất dinh dưỡng thấp
Câu 13

Khi nói đến chức năng của hệ tuần hoàn ở côn trùng (chân khớp,…), có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Vận chuyển các chất dinh dưỡng đến từng tế bào.

II. Vận chuyển các sản phẩm bài tiết.

III.Điều hòa nhiệt độ.

IV.Vận chuyển khí (O2 và CO2) trong hô hấp.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 14

Trong cơ chế chống lạnh, cơ thể có những đặc điểm sinh lí phù hợp. Có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng?

  1. Tăng sinh nhiệt thông qua chuyển hóa cơ bản.
  2. Giảm mất nhiệt bằng cách co mạch máu dưới da.
  3. Co các cơ chân lông.
  4. Hình thành phản xạ “run”.
A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 15

Khi nói về hệ tuần hoàn ở động vật thân mềm, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

Máu lưu thông trong hệ mạch kín với áp lực thấp.
Máu có sắc tố hemoxianin.
Máu và nước mô tiếp tục trực tiếp với các tế bào.
Tim chưa phân hóa.
Giữa động mạch và tĩnh mạch không có mạch nối.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 16

Dựa trên hình vẽ mô tả hệ tuần hoàn của động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Hình vẽ mô tả sơ đồ hệ tuần hoàn hở ở động vật thân mềm, chân khớp.

(2) Chú thích (I) là tim, là nơi bơm máu chảy vào hệ mạnh.

(3) Chú thích (III) là động mạch, máu chảy trong động mạch này với 1 áp lực thấp.

(4) Chú thích (II) là khoang cơ thể, máu đổ ra khoang cơ thể trộn lẫn với dịch mô.

(5) Chú thích (IV) là tĩnh mạch, là nơi dẫn máu từ khoang cơ thể về tim.

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 17

Khi nói đến huyết áp động vật, có bao nhiêu phát biểu nào sau đây sai?

I. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.

II. Huyết áp ở mao mạch là thấp nhất.

III. Huyết áp đo được có trị số cực đại lúc tâm thất co.

IV. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 18

Dựa trên đồ thị về sự biến động huyết áp trong hệ mạch ở người trưởng thành và bình thường, có bao nhiêu phát biểu dưới đây đúng?

I. Ở người trưởng thành và bình thường có huyết áp tâm thu khoảng 110 - 120 mmHg.

II. Ở người trưởng thành và bình thường có huyết áp tâm trương khoảng 70 - 80 mmHg.

III. Huyết áp lớn nhất ở động mạch, nhỏ nhất ở mao mạch.

IV. Càng xa tim huyết áp có sự dao động (tăng, giảm) tuần hoàn.

V. Huyết áp lớn nhất là đo được ở động mạch chủ, lúc tâm thất co.

A.
5
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 19

Tim cắt rời khỏi cơ thể vẫn đập một thời gian nếu đặt trong môi trường thích hợp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về tim?

I. Tim đập theo quán tính.

II. Tim không chịu sự điều khiển của thần kinh trung ương là vỏ não.

III. Tim có khả năng hoạt động một tự động, do hệ dẫn truyền tự động của tim.

IV. Tim hoạt động một thời gian là nhờ năng lượng dự trữ lớn.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 20

Khi nói đến tổng tiết diện các đoạn mạch, vận tốc máu và áp lực máu ở hệ tuần hoàn kín. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Khi tâm thất co sẽ đẩy máu vào động mạch.

II. Máu về tim (về tâm nhĩ) là máu tĩnh mạch.

III. Vận tốc máu tỉ lệ nghịch với tiết diện các đoạn mạch.

IV. Áp lực máu tỉ lệ nghịch với tổng tiết diện các đoạn mạch.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 21

Nơi tự động phát xung đối với các hoạt động tự động của tim nằm ở đâu

A.
Thành tâm nhĩ phải
B.
Thành tâm nhĩ trái
C.
Thành giữa hai tâm nhĩ
D.
Thành giữa hai tâm thất
Câu 22

Ở loài động vật nào sau đây, máu rời khỏi tâm thất luôn là máu đỏ thẫm?

A.
Hổ
B.
Rắn
C.
Cá chép
D.
Ếch
Câu 23

Khi nói về đặc điểm và hoạt động của hệ tuần hoàn ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Ở cá, sau khi trao đổi khí ở mao mạch mang, máu trực tiếp theo động mạch đi nuôi cơ thể nên máu đỏ tươi

II. Ở lưỡng cư, tim có 3 ngăn nên máu đi nuôi cơ thể là máu có pha trộn máu giàu O2 và giàu CO2.

III. Ở chim và thú, máu động mạch luôn giàu O2 nên máu đỏ tươi

IV. Vòng tuần hoàn kín đơn có ở cá; tuần hoàn kín kép có ở lưỡng cư, bò sát, chim và thú

A.
1
B.
4
C.
2
D.
3
Câu 24

Mao mạch là

A.
những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào
B.
những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào
C.
những mạch máu rất nhỏ nối liền động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi thu hồi sản phẩm trao đổi chất giữa máu với tế bào
D.
những điểm ranh giới phân biệt động mạch và tĩnh mạch, đồng thời là nơi tiến hành trao đổi chất giữa máu với tế bào
Câu 25

Khi nói về hoạt động của tim và hệ mạch, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tim co dãn tự động theo chu kì là do có hệ dẫn truyền tim

II. Vận tốc máu trong hệ mạch tỉ lệ thuận với tổng tiết diện của mạch

III. Nhịp tim tỉ lệ nghịch với khối lượng cơ thể

IV. Huyết áp tâm thu ứng với lúc tim giãn, huyết áp tâm trương ứng với lúc tim co

V. Huyết áp giảm dần từ động mạch →tĩnh mạch →mao mạch

VI. Huyết áp phụ thuộc nhiều yếu tố như: khối lượng máu ; độ quánh của máu ; độ đàn hồi của mạch máu ...

A.
2
B.
4
C.
5
D.
3
Câu 26

Áp suất thẩm thấu của máu được duy trì ổn định chủ yếu nhờ vai trò của cơ quan nào sau đây?

A.
Tuyến ruột và tuyến tụy
B.
Các hệ đệm
C.
Phổi và thận
D.
Gan và thận
Câu 27

Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở tất cả các loài, hệ tuần hoàn đều làm nhiệm vụ vận chuyển oxi và CO2.

II. Ở hệ tuần hoàn của côn trùng, máu được lưu thông với áp lực rất thấp.

III. Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất thì thường có nhịp tim nhanh hơn so với người bình thường.

IV. Một chu kì tim luôn được bắt đầu từ lúc tâm nhĩ co, sau đó đến giãn chung và đến tâm thất co.

A.
1
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 28

Khi nói về tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Một chu kì tim luôn có 3 pha, trong đó nhĩ co bơm máu vào động mạch phổi, thất co bơm máu vào động mạch chủ.

II. Hệ dẫn truyền tim gồm 4 bộ phận, trong đó chỉ có nút xoang nhĩ mới có khả năng tự động phát nhịp.

III. Giả sử trong một phút có 80 nhịp tim thì nút xoang nhĩ phát nhịp 80 lần.

IV. Nếu nút xoang nhĩ nhận được kích thích mạnh thì cơ tim sẽ co rút mạnh hơn lúc bình thường.

A.
1
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 29

Khi nói về tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở trong động mạch, càng xa tim thì vận tốc máu càng giảm và huyết áp càng giảm.

II. Ở trong tĩnh mạch càng xa tim thì vận tốc máu càng giảm và huyết áp càng tăng.

III. Khi tăng nhịp tim thì sẽ dẫn tới làm tăng huyết áp.

IV. Ở mao mạch, máu luôn nghèo oxi.

A.
1
B.
4
C.
2
D.
3
Câu 30

Có bao nhiêu trường hợp sau đây có thể dẫn đến làm tăng huyết áp ở người bình thường?

I. Khiêng vật năng

II. Hồi hộp, lo âu.

III. Cơ thể bị mất nhiều máu.

IV. Cơ thể bị mất nước do bị bệnh tiêu chảy.

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 31

Khi nói về hệ tuần hoàn ở thú, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có 2 loại, đó là hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín.

II. Máu chảy trong động mạch luôn có áp lực lớn hơn so với máu chảy trong mao mạch.

III. Máu chảy trong động mạch luôn giàu O2.

IV. Nhịp tim của voi luôn chậm hơn nhịp tim của chuột.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 32

Một người bị tai nạn giao thông mất đi 20% lượng máu trong cơ thể dẫn đến huyết áp giảm. Có bao nhiêu cơ chế sinh lí sau đây sẽ tạm thời làm tăng huyết áp trở lại?

I. Giãn mạch máu đến thận.

II. Hoạt động thần kinh giao cảm được tăng cường.

III. Máu từ các nơi dự trữ máu (gan, lách, mạch máu dưới da) được huy động.

IV. Hoạt động tái hấp thu Navà nước được tăng cường.

A.
3
B.
4
C.
2
D.
1
Câu 33

Khi nói về hệ tuần hoàn, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở tất cả các loài có hệ tuần hoàn kép, tâm thất đều có 2 ngăn.

II. Ở hệ tuần hoàn hở, máu được lưu thông với áp lực rất thấp.

III. Bệnh nhân bị hở van nhĩ thất thì thường có nhịp tim nhanh hơn so với người bình thường.

IV. Một chu kì tim luôn được bắt đầu từ lúc tâm thất co, sau đó đến tâm nhĩ co và pha giãn chung.

A.
1
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 34

Có bao nhiêu trường hợp sau đây sẽ dẫn tới làm giảm huyết áp?
I. Cơ thể bị mất nhiều máu.

II. Cơ thể thi đấu thể thao.

III. Cơ thể bị bệnh hở van tim.

IV. Cơ thể bị bệnh tiểu đường.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 35

Khi nói về hoạt động của hệ tuần hoàn ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
   I. Tim đập nhanh và mạnh làm cho huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu làm huyết áp giảm.
   II. Huyết áp cao nhất ở động mạch, thấp nhất ở mao mạch và tăng dần ở tĩnh mạch.
   III. Vận tốc máu chậm nhất ở mao mạch.
   IV. Trong hệ động mạch, càng xa tim, vận tốc máu càng giảm.

A.
3
B.
2
C.
1
D.
4
Câu 36

Khi nói về hoạt động của hệ mạch trong hệ tuần hoàn của người, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Máu di chuyển càng xa tim thì tốc độ lưu thông của máu càng chậm.
II. Máu di chuyển càng xa tim thì áp lực của máu lên thành mạch càng giảm.
III. Vận tốc máu phụ thuộc chủ yếu vào tổng thiết diện của mạch máu.
IV. Nếu giảm thể tích máu thì sẽ làm giảm huyết áp.

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 37

Cho các phát biểu sau:

I. Vận tốc máu di chuyển trong mạch, phụ thuộc chủ yếu vào độ quánh của máu (độ đặc).

II. Khi tổng tiết diện mạch nhỏ, huyết áp sẽ cao và vận tốc máu sẽ lớn.

III. Máu chảy nhanh nhất trong động mạch và nhỏ nhất trong mao mạch.

IV. Máu vận chuyển từ nơi có huyết áp cao đến nơi có huyết áp thấp.

Số phương án đúng là

A.
4
B.
1
C.
3
D.
2
Câu 38

Trong số những kết luận dưới đây về huyết áp, có bao nhiêu kết luận đúng?

I. Sự tăng dần huyết áp là do sự ma sát của máu với thành mạch và giữa các phân tử máu với nhau khi vận chuyển.

II. Tim đập nhanh và mạnh làm tăng huyết áp, tim đập chậm, yếu làm huyết áp hạ.

III. Càng xa tim, huyết áp càng giảm.

IV. Huyết áp cực đại ứng với lúc tim co, huyết áp cực tiểu ứng với lúc tim dãn.

A.
2
B.
3
C.
4
D.
1
Câu 39

Cho các phát biểu sau:

I. Hệ tuần hoàn có vai trò vận chuyển các chất trong nội bộ cơ thể

II. Các tế bào của cơ thể đơn bào và đa bào bậc thấp, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên ngoài xảy ra qua dịch mô bao quanh tế bào.

III. Các tế bào cơ thể đa bào bậc cao, trao đổi chất và trao đổi khí với môi trường bên trong xảy ra qua dịch bạch huyết.

IV. Để phân loại hệ tuần hoàn ở các dạng động vật bậc thấp và bậc cao, người ta chia ra các hệ tuần hoàn gồm tuần hoàn trao đổi khí và tuần hoàn trao đổi chất.

Số phát biểu có nội dung đúng là:

A.
0
B.
1
C.
2
D.
3
Câu 40

Khi nói về hệ tuần hoàn kín, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.Máu tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào.

II. Máu đi từ động mạch sang mao mạch và theo tĩnh mạch trở về tim

III. Máu chảy trong động mạch với áp lực trung bình hoặc cao.

IV. Tốc độ máu chảy trong mạch nhanh.

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 41

Các động mạch ở người có các đặc tính:

I. Luôn dẫn máu từ tim ra

II. Có thể dẫn máu từ tim ra hoặc trở về tim

III. Luôn luôn mang máu giàu ôxy

IV. Có thể mang máu giàu ôxy hoặc giàu CO2

Chọn câu đúng:

A.
 I và IV
B.
II và III
C.
II và IV
D.
I và III
Câu 42

Cơ tim hoạt động theo qui luật “tất cả hoặc không có gì” có nghĩa là:

A.
khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
B.
khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim co bóp nhẹ, nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co tối đa.
C.
khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới ngưỡng, cơ tim co bóp bình thường.
D.
khi kích thích ở cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ trên ngưỡng, cơ tim không co bóp.
Câu 43

Hệ tuần hoàn kín có ở động vật nào?

A.
Chỉ có ở động vật có xương sống.
B.
Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu và động vật có xương sống.
C.
Chỉ có ở đa số động vật thân mềm và chân khớp.
D.
Chỉ có ở mực ống, bạch tuộc, giun đốt, chân đầu.
Câu 44

Tim chịu sự điều khiển của trung ương giao cảm và đối giao cảm như thế nào?

A.
Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và sức co tim.
B.
Dây giao cảm có tác dụng làm tăng nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm giảm nhịp và tăng co tim.
C.
Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và giảm sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và sức co tim.
D.
Dây giao cảm có tác dụng làm giảm nhịp và tăng sức co tim. Dây đối giao cảm làm tăng nhịp và giảm sức co tim.
Câu 45

Máu chảy trong hệ tuần hoàn hở như thế nào?

A.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực lớn, tốc độ máu chảy cao.
B.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm.
C.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh.
D.
Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm.
Câu 46

Tăng huyết áp gây hậu quả gì?

A.
Suy tim, nhồi máu cơ tim, dễ đột quỵ,…
B.
Da vàng, bụng to, chóng mặt,…
C.
Suy thận, vàng da,…
D.
Mờ mắt, chóng mặt, đau ngực,…
Câu 47

Vì sao ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha máu?

A.
Vì chúng là động vật biến nhiệt.
B.
Vì không có vách ngăn giữa tâm nhĩ và tâm thất.
C.
Vì tim chỉ có 2 ngăn.
D.
Vì tim chỉ có 3 ngăn hay 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn.
Câu 48

Hệ tuần hoàn hở có ở động vật nào?

A.
Đa số động vật thân mềm và chân khớp.
B.
Các loài cá sụn và cá xương.
C.
Động vật đa bào cơ thể nhỏ và dẹp.
D.
Động vật đơn bào.
Câu 49

Diễn biến của hệ tuần hoàn kín diễn ra như thế nào?

A.
Tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim.
B.
Tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim.
C.
Tim → mao mạch → động mạch → tĩnh mạch → tim.
D.
Tim → tĩnh mạch → mao mạch → động mạch → tim.
Câu 50

Diễn biến của hệ tuần hoàn hở diễn ra như thế nào?

A.
Tim → động mạch → khoang máu → trao đổi chất với tế bào → hỗn hợp dịch mô – máu → tĩnh mạch → tim.
B.
Tim → động mạch → trao đổi chất với tế bào → hỗn hợp dịch mô – máu → khoang máu → tĩnh mạch → tim.
C.
Tim → động mạch → hỗn hợp dịch mô – máu → khoang máu → trao đổi chất với tế bào → tĩnh mạch → tim.
D.
Tim → động mạch → khoang máu → hỗn hợp dịch mô – máu → tĩnh mạch → tim.