THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Vật lý
Số câu hỏi: 45
Thời gian làm bài: 81 phút
Mã đề: #1479
Lĩnh vực: Vật lý
Nhóm: Vật lý 10 - Cân bằng và chuyển động của vật rắn
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1986

Ôn tập trắc nghiệm Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song Vật Lý Lớp 10 Phần 1

Câu 1

Treo một vật rắn không đồng chất ở đầu một sợi dây mềm. Khi cân bằng, dây treo không trùng với:

A.
Trục đối xứng của vật
B.
Đường thẳng đứng nối điểm treo N với trọng tâm G
C.
Đường thẳng đứng đi qua điểm treo N
D.
Đường thẳng đứng đi qua trọng tâm G
Câu 2

Người làm xiếc đi trên dây thường cầm một cây gậy nặng để làm gì?

A.
Để vừa đi vừa biểu diễn cho đẹp
B.
Để tăng lực ma sát giữa chân người và dây nên người không bị ngã
C.
Để điều chỉnh cho giá trọng lực của hệ (người và gậy) luôn đi qua dây nên người không bị ngã
D.
Để tăng mômen trọng lực của hệ (người và gậy) nên dễ điều chỉnh khi người mất thăng bằng
Câu 3

Mức vững vàng của cân bằng được xác phụ thuộc vào:

A.
Độ cao của trọng tâm.
B.
Diện tích của mặt chân đế.
C.
Giá của trọng lực.       
D.
Độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.
Câu 4

 Hai lực trực đối không cân bằng là :

A.
Hai lực trực đối đặt lên 2 vật khác nhau. 
B.
Hai lực trực đối cùng đặt trên một vật
C.
Hai lực cùng giá , cùng độ lớn, ngược chiều
D.
Hai lực cùng giá , cùng độ lớn, ngược chiều và cùng đặt lên một vật
Câu 5

Chọn câu đúng

A.
Điều kiện cân bằng của vật rắn và chất điểm có ba lực không song song tác dụng là giống nhau
B.
Điều kiện cân bằng của vật rắn khác điều kiện cân bằng của chất điểm có ba lực không song song tác dụng khác nhau là ba lực phải đồng qui.
C.
Điều kiện cân bằng của vật rắn khác điều kiện cân bằng của chất điểm có ba lực không song song tác dụng khác nhau là ba lực đồng phẳng.
D.
Điều kiện cân bằng của vật rắn khác điều kiện cân bằng của chất điểm có ba lực không song song tác dụng khác nhau là tổng ba lực bằng không.
Câu 6

Chọn câu đúng: 

A.
Một vật rắn có ba lực không song song tác dụng cân bằng khi ba lực đồng qui, đồng phẳng
B.
Một vật rắn có ba lực không song song tác dụng cân bằng khi hợp lực của hai lực cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều với lực thứ ba
C.
Một vật rắn có ba lực không song song tác dụng cân bằng khi độ lớn của tổng hai lực bằng tổng độ lớn của lực khi
D.
Cả ba trường hợp trên
Câu 7

Một vật rắn ở trạng thái cân bằng dưới tác dụng của ba lực \( \overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} ;\overrightarrow {{F_3}} \). Góc giữa \( \overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} \) là α, giữa \( \overrightarrow {{F_2}} ;\overrightarrow {{F_3}} \) là β, giữa \( \overrightarrow {{F_3}} ;\overrightarrow {{F_1}} \) là γ. Hệ thức đúng có dạng

A.
\( \frac{{{F_1}}}{{\sin \beta }} = \frac{{{F_2}}}{{\sin \gamma }} = \frac{{{F_3}}}{{\sin \alpha }}\)
B.
\( \frac{{{F_1}}}{{\sin \alpha }} = \frac{{{F_2}}}{{\sin \beta }} = \frac{{{F_3}}}{{\sin \gamma }}\)
C.
\( \frac{{{F_1}}}{{\sin \gamma }} = \frac{{{F_2}}}{{\sin \alpha }} = \frac{{{F_3}}}{{\sin \beta }}\)
D.
\( \frac{{{F_1}}}{{\sin \beta }} = \frac{{{F_2}}}{{\sin \alpha }} = \frac{{{F_3}}}{{\sin \gamma }}\)
Câu 8

Điều kiện cân bằng của vật rắn chịu tác dụng của ba lực đồng phẳng là

A.
hệ lực có tổng hình học các lực bằng không.
B.
hệ lực này là hệ lực đồng qui.
C.
tổng các mômen ngoại lực đặt lên vật đối với khối tâm bằng không.
D.
bao gồm cả hai đáp án A và C.
Câu 9

Một giá treo được bố trí như hình vẽ: Thanh nhẹ AB tựa vài tường ở A, dây BC không dãn nằm ngang, tại B treo vật có khối lượng m. Biết góc α = 45°, độ lớn của phản lực do tường tác dụng lên thanh là 24N. Tìm khối lượng m và sức căng T của dây. Lấy g = 10m/s2.

A.
m = 1,69kg, T = 16,9N
B.
m = 2,29kg, T = 6,9N
C.
m = 1,97kg, T = 16,2N
D.
m = 4,69kg, T = 46,9N
Câu 10

Một vật chịu tác dụng của ba lực đồng phẳng có độ lớn lần lượt là F1, F2, F3 với F1 = 2F2 như hình vẽ. Muốn cho vật được cân bằng thì giữa F1, F2, F3 phải thỏa mãn điều kiện nào sau đây ?

A.
\( {F_3} = \frac{{\sqrt 3 }}{2}{F_1};{F_2} = \frac{{{F_1}}}{2}\)
B.
\( {F_3} = \frac{{{F_1}}}{3};{F_2} = 2{F_1}\)
C.
\( {F_3} = 3{F_1};{F_2} = 2{F_1}\)
D.
\( {F_3} = \frac{{{F_1}}}{3};{F_2} = \frac{{{F_1}}}{2}\)
Câu 11

Một thanh đồng chất nằm cân bằng ở tư thế nằm ngang bởi hai sợi dây buộc vào hai đầu của nó như hình vẽ. Lực căng dây có độ lớn T1 = T= 10 N, góc θ = 37o. Trọng lượng của thanh bằng

A.
  10 N.
B.
20 N.
C.
12 N.
D.
16 N.
Câu 12

Một cây cột đồng chất khối lượng m được giữ bởi hai sợi dây L1, L2 Phản lực của mặt đất tác dụng lên cột 

A.
phụ thuộc vào lực căng các sợi dây nhưng không có thành phần nằm ngang.
B.
phụ thuộc vào lực căng các sợi dây và có thành phần nằm ngang cũng phụ thuộc vào hệ số ma sát giữa cột và đất
C.
 có một thành phần nằm ngang mà nó không phụ thuộc vào lực căng các sợi dây.
D.
không thể mô tả bằng các câu trên.
Câu 13

Một viên bi nằm cân bằng trong một cái lỗ trên mặt đất, dạng cân bằng của viên bi khi đó là

A.
cân bằng không bền
B.
 cân bằng bền
C.
cân bằng phiếm định
D.
lúc đầu cân bằng bền, sau đó trở thành cân bằng phiếm định
Câu 14

Khi nói về cân bằng của một vật, điều nào dưới đây sai?

A.
Một vật cân bằng phiếm định là khi nó bị lệch khỏi vị trí cân bằng đó thì trọng lực tác dụng lên nó giữ nó ở vị trí cân bằng mới
B.
Vật có trọng tâm càng thấp thì càng kém bền vững
C.
Cân bằng phiếm định có trọng tâm ở một vị trí xác định hay ở một độ cao không đổi
D.
Trái bóng đặt trên bàn có cân bằng phiếm định
Câu 15

Một vật chịu tác dụng của hai lực trong đó một lực là trọng lực. Để vật cân bằng thì lực còn lại phải có

A.
 phương nằm ngang, độ lớn bằng trọng lượng của vật
B.
hướng thẳng đứng xuống dưới, độ lớn bằng trọng lượng của vật
C.
giá trùng với giá của trọng lực, độ lớn bằng trọng lượng của vật
D.
hướng thẳng đứng lên trên, giá song song với giá của trọng lực
Câu 16

Trong các phát biểu dưới đây, phát biểu nào sai?

A.
Vật rắn là vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kì trên vật không đổi
B.
Trọng tâm của vật rắn là điểm đặt của trọng lực
C.
Tác dụng của một lực lên vật rắn thay đổi khi điểm đặt của lực trượt trên giá của nó
D.
Khi vật rắn ở trạng thái cân bằng thì mọi điểm của vật rắn đều đứng yên
Câu 17

Một chiếc vành xe đạp phân bố đều khối lượng, có dạng hình tròn tâm C, trọng tâm của vành nằm tại

A.
 một điểm bất kì trên vành xe
B.
một điểm bất kì ngoài vành xe
C.
mọi điểm của vành xe
D.
điểm C
Câu 18

Chọn câu sai: Một vật phẳng mỏng đồng chất có dạng là một tam giác đều. Trọng tâm của vật đó nằm tại:

A.
giao điểm của một đường cao và một đường phân giác
B.
giao điểm của một đường cao và một đường trung tuyến
C.
giao điểm của một đường trung trực và một đường phân giác
D.
một điểm bất kì nằm trong tam giác, không trùng với ba giao điểm trên
Câu 19

Trọng tâm là điểm đặt của ........tác dụng lên vật

A.
trọng lực
B.
trọng lượng 
C.
 lực hấp dẫn
D.
lực
Câu 20

Mặt chân đế của vật là

A.
 toàn bộ diện tích tiếp xúc của vật với sàn
B.
đa giác lồi lớn nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúx
C.
 phần chân của vật
D.
đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật
Câu 21

Cách nào dưới đây có tác dụng làm tăng mức vững vàng của vật?

A.
Nâng cao trọng tâm
B.
Giảm diện tích chân đế
C.
 Tăng trọng lượng
D.
Tăng diện tích chân đế hoặc Hạ thấp trọng tâm
Câu 22

Điều nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm hợp lực của hai lực song song, cùng chiều?

A.
 Độ lớn bằn  tổng độ lớn của hai lực thành phần.
B.
Cùng chiều với hai lực thành phần
C.
 Phương song song với hai lực thành phần.
D.
Cả ba đặc điểm trên.
Câu 23

Một vật khối lượng m bằng 5 kg đứng yên trên một mặt phẳng nghiêng nhờ một sợi dây song song với mặt phẳng nghiêng góc nghiêng anpha bằng 30bỏ qua ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng lấy g =10 m/s2 . Xác định lực căng của dây và phản lực của mặt phẳng nghiêng

A.
T = 25 (N), N = 43 (N).                     
B.
T = 50 (N), N = 25 (N).
C.
T = 43 (N), N = 43 (N).      
D.
T = 25 (N), N = 50 (N).
Câu 24

Một ngọn đèn có khối lượng m = 1 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất 8 N. Người ta đã treo đèn này bằng cách luồn sợi dây qua một cái móc của đèn và hai đầu dây được gắn chặt trên trần nhà. Hai nửa sợi dây có chiều dài bằng nhau và hợp với nhau một góc bằng 600. Hỏi lực căng của mỗi nửa sợi dây là bao nhiêu 

A.
\(10\sqrt5N\)
B.
\(3\sqrt5N\)
C.
\(15 N\)
D.
\(6N\)
Câu 25

Một ngọn đèn có khối lượng m = 1 kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất 8 N. Có thể treo ngọn đèn này vào đầu dây được không

A.
Được
B.
Không
C.
Tùy
D.
Chưa đủ thông tin
Câu 26

Một quả cầu đồng chất có khối lượng 2kg được treo vào tường nhờ một sợi dây.  Dây làm với tường một góc \(\alpha = 25^0 \) (hình vẽ). Bỏ qua ma sát ở chỗ tiếp xúc của quả cầu với tường. Lấy g = 10m/s2. Lực căng T của dây là 

A.
88N.                
B.
10N.               
C.
78N.                
D.
37N
Câu 27

Hai mặt phẳng đỡ tạo với mặt phẳng nằm ngang các góc \(\alpha =45^0\) .Trên hai mặt phẳng đó người ta đặt một quả cầu đồng chất có khối lượng 2kg (hình vẽ). Bỏ qua ma sát và lấy \(g=10m/s^2\).  Áp lực của quả cầu lên mỗi mặt phẳng đỡ bằng :

A.
20N.          
B.
14N.          
C.
28N           
D.
1,4N.
Câu 28

Cho vật cân bằng dưới tác dụng của 3 lực như hình vẽ. Phát biểu nào sau đây KHÔNG ĐÚNG?

A.
\( \overrightarrow P \) cân bằng với hợp lực của \( \overrightarrow N\)và \( \overrightarrow T\)
B.
\( \overrightarrow N \)cân bằng với hợp lực của \( \overrightarrow P\) và \( \overrightarrow T \)
C.
N = P = mg vì \( \overrightarrow N \) cân bằng với \( \overrightarrow P\)
D.
\( \overrightarrow P\) luôn có điểm đặt tại trọng tâm của vật.
Câu 29

Lực có độ lớn 30N có thể là hợp lực của hai lực nào?

A.
12N, 12N
B.
16N, 10N
C.
16N, 46N
D.
16N, 50N
Câu 30

Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực: 4N, 5N và 6N. Nếu bỏ đi lực 6N thì hợp của hai lực còn lại bằng bao nhiêu?

A.
9N
B.
6N
C.
1N
D.
4N
Câu 31

Trọng tâm của vật là điểm đặt của?

A.
Trọng lực tác dụng vào vật.           
B.
Lực đàn hồi tác dụng vào vật.
C.
Lực hướng tâm tác dụng vào vật
D.
 Lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.
Câu 32

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là: Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện

A.
\( \overrightarrow {{F_1}} - \overrightarrow {{F_3}} = \overrightarrow {{F_2}} \)
B.
\( \overrightarrow {{F_1}}+ \overrightarrow {{F_2}} = -\overrightarrow {{F_3}} \)
C.
\( \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow {{F_3}} \)
D.
\( \overrightarrow {{F_1}} - \overrightarrow {{F_2}} = \overrightarrow {{F_3}} \)
Câu 33

Ba lực \( \overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} ;\overrightarrow {{F_3}} \) tác dụng lên cùng một vật rắn giữ cho vật cân bằng. Vật tiếp tục cân bằng nếu

A.
di chuyển điểm đặt của một lực trên giá của nó
B.
 tăng độ lớn của một trong ba lực lên gấp hai lần.
C.
 làm giảm độ lơn hai trong ba lực đi hai lần
D.
di chuyển giá của một trong ba lực.
Câu 34

Khi vật rắn được treo bằng một sợi dây và đang ở trạng thái cân bằng thì:

A.
Lực căng của dây treo lớn hơn trọng lượng của vật.
B.
Dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật.
C.
Không có lực nào tác dụng lên vật.
D.
Các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều.
Câu 35

Điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của Ba lực đó có giá đồng phẳng và đồng quy không song song là :

A.
Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba.        
B.
Ba lực đó có độ lớn bằng nhau.
C.
Ba lực đó phải vuông góc với nhau từng đôi một.
D.
Ba lực đó không nằm trong một mặt phẵng.
Câu 36

Chọn phương án đúng vào chỗ còn thiếu: Muốn tổng hợp 2 lực có giá đồng quy tác dụng lên một vật rắn, trước hết ta phải......2 vectơ lực đó trên giá của chúng đến điểm đồng quy, rồi áp dụng quy tắc......để tìm hợp lực

A.
trượt; hình bình hành
B.
tịnh tiến; hình bình hành
C.
trượt; hình chữ nhật
D.
tịnh tiếnh; hình chữ nhật
Câu 37

 Muốn cho một vật chịu tác dụng của 2 lực ở trạng thái cân bằng thì 2 lực đó phải 

A.
cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều.
B.
cùng giá, khác độ lớn và ngược chiều.
C.
cùng giá, cùng chiều và khác độ lớn 
D.
cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều.
Câu 38

Đặc điểm của hệ ba lực cân bằng là

A.
có giá đồng phẳng, có hợp lực bằng 0.
B.
có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực khác 0.
C.
có giá đồng quy, có hợp lực bằng 0.
D.
có giá đồng phẳng và đồng quy, có hợp lực bằng 0.
Câu 39

Chọn phương án đúng: Muốn cho một vật đứng yên thì

A.
hợp lực của các lực đặ vào vật không đổi.
B.
hai lực đặt vào vật ngược chiều.
C.
các lực đặt vào vật phải đồng quy.
D.
hợp lực của các lực đặt vào vật bằng 0.
Câu 40

 Để xác định điều kiện cân bằng của chất điểm, người ta dựa vào định luật nào sau đây?    

A.
Định luật I Niu-tơn.
B.
Định luật II Niu-tơn.
C.
Định luật III Niu-tơn.
D.
Tất cả đều đúng.
Câu 41

Một chất điểm ở trạng thái cân bằng khi gia tốc của nó

A.
không đổi.
B.
giảm dần.
C.
tăng dần.
D.
bằng 0.
Câu 42

Điều kiện cân bằng của một vật chịu tác dụng của ba lực không song song là:

 Ba lực đó phải có giá đồng phẳng, đồng quy và thoả mãn điều kiện

A.
\({{\vec{F}}_{1}}-{{\vec{F}}_{3}}={{\vec{F}}_{2}}\)
B.
\({{\vec{F}}_{1}}+{{\vec{F}}_{2}}=-{{\vec{F}}_{3}}\)
C.
\({{\vec{F}}_{1}}+{{\vec{F}}_{2}}={{\vec{F}}_{3}}\)
D.
\({{\vec{F}}_{1}}-{{\vec{F}}_{2}}={{\vec{F}}_{3}}\)
Câu 43

Chọn đáp án đúng

A.
Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.  
B.
Hai lực cân bằng là hai lực cùng giá, ngược chiều và có cùng độ lớn.
C.
Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, ngược chiều và có cùng độ lớn.       
D.
Hai lực cân bằng là hai lực được đặt vào cùng một vật, cùng giá, cùng chiều và có cùng độ lớn.
Câu 44

Khi vật rắn được treo bằng một sợi dây và đang ở trạng thái cân bằng thì: 

A.
 Lực căng của dây treo lớn hơn trọng lượng của vật. 
B.
Dây treo trùng với đường thẳng đứng đi qua trọng tâm của vật.
C.
Không có lực nào tác dụng lên vật. 
D.
Các lực tác dụng lên vật luôn cùng chiều.
Câu 45

Điều kiện cân bằng của vật chịu tác dụng của ba lực không song song là : 

A.
Hợp lực của hai lực phải cân bằng với lực thứ ba. 
B.
Ba lực đó có độ lớn bằng nhau.
C.
Ba lực đó phải vuông góc với nhau từng đôi một.   
D.
Ba lực đó không nằm trong một mặt phẵng.