THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1486
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 572

Ôn tập trắc nghiệm Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất Sinh Học Lớp 10 Phần 1

Câu 1

Enzyme có các dạng tồn tại chính là

A.
Các enzyme đều liên kết chặt với bào quan xác định của tế bào
B.
Tất cả các enzyme đều hòa tan trong tế bào
C.
Một số enzyme hòa tan, đa số liên kết chặt với các bào quan
D.
Nhiều enzyme hòa ta còn một số lại liên kết với các bào quan
Câu 2

Trong các phát biểu sau, phát biểu nào về các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzyme không đúng?

A.
Tốc độ phản ứng của enzyme phụ thuộc nhiều vào nhiệt độ. Nhiệt độ tối ưu cho enzyme có hoạt tính cao nhất
B.
Tất cả các enzyme có độ pH tối ưu từ 6 - 8.
C.
Với lượng enzyme xác định nếu tăng lượng cơ chất thì hoạt tính của enzyme tăng dần.
D.
Với lượng cơ chất xác định, nồng độ enzyme càng cao thì tốc độ phản ứng càng nhanh.
Câu 3

Những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzyme

A.
nhiệt độ, ánh sáng, chất ức chế, độ pH
B.
độ pH, nhiệt độ, cơ chất, chất hoạt hóa enzyme
C.
nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, chất ức chế, enzyme
D.
độ pH, chất ức chế, cơ chất, ánh sáng, chất hoạt hóa
Câu 4

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về enzim?

(1) Sự tác động của nhiệt độ tới hoạt tính của enzim có dạng đường cong đi lên.

(2) Chỉ có 5 yếu tố có ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim là: nhiệt độ, độ pH, nồng độ cơ chất, chất ức chế enzim và nồng độ enzim.

(3) Nếu không có enzim xúc tác thì tốc độ của phản ứng trong tế bào sẽ rất chậm.

A.
2
B.
1
C.
0
D.
3
Câu 5

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về enzim?

(1) Enzim Pepsin tham gia xúc tác quá trình phân giải protein.

(2) Enzim Nuclêôtiđaza tham gia xúc tác quá trình phân giải axit nucleic.

(3) Nhiệt độ tối ưu của môi trường là khi đó enzim bắt đầu hoạt động.

A.
2
B.
1
C.
0
D.
3
Câu 6

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về enzim?

(1) Enzim là chất xúc tác có cấu tạo bởi các hợp chất vô cơ.

(2) Enzim có đặc tính bền với nhiệt độ.

(3) Độ pH tối ưu của tất cả các loại enzim trong cơ thể người nằm trong khoảng từ 6 – 8.

A.
3
B.
0
C.
1
D.
2
Câu 7

Khi một enzim nào đó trong tế bào cơ thể người không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì điều gì sẽ xảy ra?

A.
Tế bào sẽ sử dụng hoocmon để thay thế cho enzim bởi vì chúng cùng có bản chất là protein.
B.
Có ảnh hưởng tới cơ thể tuy nhiên không đáng kể.
C.
Cản trở sự hoạt động của các quá trình sinh hóa trong cơ thể sống.
D.
Sẽ gây ra bệnh ung thư.
Câu 8

Cho các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng khi nói về enzim?

(1) Khi một enzim nào đó trong tế bào cơ thể người không được tổng hợp hoặc bị bất hoạt thì có thể gây nên bệnh rối loạn chuyển hóa.

(2) Enzim và hoocmon cùng có bản chất là protein.

(3) Thuốc trừ sâu DDT là chất ức chế một số enzim quan trọng của hệ thần kinh người và động vật.

A.
2
B.
0
C.
1
D.
3
Câu 9

Một số enzim ngoài thành phần cơ bản là protein còn có thêm một phần tử hữu cơ nhỏ gọi là gì?

A.
Vitamin
B.
Coenzim
C.
Saccarozo
D.
Lipit
Câu 10

Cho các nhận định sau đây khi nói về enzim, có bao nhiêu nhận định chính xác?

(1) Bản chất của enzim là protein.

(2) Enzim chỉ có duy nhất 1 thành phần là protein.

(3) Enzim là chất xúc tác sinh học.

A.
1
B.
0
C.
2
D.
3
Câu 11

Cho các nhận định sau:

1. Quá trình phân giải các protein phức tạp thành các axit amin ở vi sinh vật diễn ra bên trong tế bào.

2. Enzim phân cắt protein thành axit amin là amilaza.

3. Tương là sản phẩm của quá trình phân giải protein.

4. Axit amin không thể hấp thu qua màng tế bào vi sinh vật.

Có bao nhiêu nhận định SAI?

A.
3
B.
4
C.
2
D.
1
Câu 12

Chất nào dưới đây là enzyme?

A.
Saccaraza
B.
Prôteaza
C.
Nuclêôtiđaza
D.
Cả a, b, c đều  đúng
Câu 13

Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào là

A.
xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào.
B.
điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.
C.
điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.
D.
điều hoà bằng ức chế ngược.
Câu 14

Cấu trúc của enzyme gồm các chất nào sau đây?

A.
Adenin ; pentose; phosphate
B.
Protein ; phospholipit
C.
Cơ chất, protein, ribose
D.
Protein; coenzyme
Câu 15

Trong ảnh hưởng  của nhiệt độ  lên hoạt động  của enzyme , thì nhiệt độ tối ưu  của môi trường  là giá trị  nhiệt độ  mà ở đó :

A.
Enzyme bắt  đầu hoạt động
B.
Enzyme ngừng  hoạt động
C.
Enzyme có hoạt  tính cao nhất 
D.
Enzyme có hoạt  tính thấp nhất 
Câu 16

Khoảng  nhiệt độ  tối ưu  cho hoạt động của enzyme trong cơ thể người là:

A.
15oC- 20oC
B.
20oC- 25oC
C.
20oC- 35oC
D.
35oC- 40oC
Câu 17

Giai đoạn đầu tiên trong cơ chế tác dụng của enzyme lên các phản ứng là

A.
Tạo các sản phẩm trung gian 
B.
Tạo ra enzyme - cơ chất 
C.
Tạo sản phẩm cuối cùng 
D.
Giải phóng enzyme khỏi cơ chất 
Câu 18

Cơ chất là:

A.
Chất tham gia cấu tạo enzyme 
B.
Sản phẩm tạo ra từ các phản ứng cho do enzyme xúc tác 
C.
Chất tham gia phản ứng do enzyme xúc tác 
D.
Chất tạo ra do nhiều enzyme liên kết lại 
Câu 19

Phát biểu  sau đây  có nội dung  đúng là :

A.
Enzyme là một chất  xúc tác  sinh học
B.
Enzyme được cấu  tạo từ  các  đisaccrit
C.
Enzyme sẽ lại biến  đổi  khi  tham gia vào  phản ứng
D.
Ở động vật , enzyme do các tuyến nội tiết  tiết ra
Câu 20

Hoạt động  nào sau đây là  của enzyme?

A.
Xúc tác các phản ứng  trao đổi chất
B.
Tham gia  vào thành phần  của  các chất  tổng hợp được
C.
Điều hoà  các hoạt động sống  của cơ thể
D.
Cả 3 hoạt động  trên
Câu 21

Tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá vật chất bằng bằng việc tăng giảm

A.
nhiệt độ tế bào. 
B.
độ pH của tế bào.
C.
nồng độ cơ chất 
D.
nồng độ enzyme trong tế bào. 
Câu 22

Khi enzyme xúc tác phản ứng, cơ chất liên kết với 

A.
Cofactơ
B.
Protein. 
C.
Coenzyme. 
D.
Trung tâm hoạt động.
Câu 23

Thành phần cơ bản của enzyme là

A.
Lipit.
B.
Axit nucleic.
C.
Cacbohiđrat. 
D.
Protein. 
Câu 24

Tại sao ăn thịt bò khô với nộm (gỏi) đu đủ thì lại dễ tiêu hóa hơn là khi ăn thịt bò khô riêng?

A.
Vì đu đủ tạo môi trường axit cho dạ dày, giúp tiêu hóa thịt bò dễ hơn.
B.
Vì kết hợp ăn thịt và rau củ quả, đầy đủ dưỡng chất.
C.
Chất xơ trong đu đủ hỗ trợ tiêu hóa.
D.
Trong đu đủ có enzim papain giúp phân giải prôtêin trong thịt bò.
Câu 25

Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lí (bệnh rối loạn chuyển hóa) là do

A.
cơ chất bị tích lũy gây độc cho tế bào
B.
tốc độ phản ứng tăng cả triệu lần
C.
trung tâm hoạt động enzim bão hòa
D.
nồng độ enzim quá nhiều
Câu 26

Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó?

A.
Enzim của con đường chuyển hóa làm ức chế sản phẩm tạo ra
B.
Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng đầu tiên của con đường chuyển hóa.
C.
Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại hoạt hóa tăng enzim xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.
D.
Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.
Câu 27

Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh

A.
hoạt tính của các loại enzim
B.
nồng độ cơ chất
C.
chất ức chế
D.
nồng độ enzim.
Câu 28

Trường hợp nào dưới đây KHÔNG làm enzyme mất chức năng sinh học?

A.
Nồng độ cơ chất quá cao.
B.
Trung tâm hoạt động của enzyme bị biến đổi.
C.
Nhiệt độ môi trường hoạt động của enzyme quá cao.
D.
Độ pH của môi trường không phù hợp.
Câu 29

Hậu quả sau đây sẽ xảy ra khi nhiệt độ môi trường vượt quá nhiệt độ tối ưu của enzyme là:

A.
Hoạt tính enzyme tăng lên
B.
Hoạt tính enzyme giảm  dần và có thể mất hoàn toàn
C.
Enzyme không thay đổi  hoạt tính
D.
Phản ứng  luôn dừng lại
Câu 30

 “Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì một trong các nguyên nhân nào sau đây?

A.
Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu
B.
Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức
C.
Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu
D.
Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể
Câu 31

Tế bào điều chỉnh lượng sản tạo ra trong các phản ứng có enzim xúc tác bằng cơ chế

A.
Gen điều hòa.
B.
Ức chế ngược.
C.
Điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.
D.
Điều chỉnh nhiệt độ và pH.
Câu 32

Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào bằng enzim là

A.
Xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào.
B.
Điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.
C.
Điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.
D.
Điều hoà bằng ức chế ngược.
Câu 33

Giả sử có 1 phản ứng được xúc tác bởi 1 loại enzim. Tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây?

A.
Tăng nồng độ enzim
B.
Giảm nồng độ cơ chất
C.
Giảm nhiệt độ của môi trường
D.
Thay đổi độ pH của môi trường.
Câu 34

Tế bào cơ thể điều hoà tốc độ chuyển hoá hoạt động vật chất bằng bằng việc tăng giảm

A.
Nhiệt độ tế bào.
B.
Độ pH của tế bào.
C.
Nồng độ cơ chất
D.
Nồng độ enzim trong tế bào.
Câu 35

Mỗi enzim có pH tối ưu riêng. Đa số enzim có pH tối ưu trong khoảng 6 – 8. Có enzim hoạt động tối ưu trong môi trường axit như pepsin (enzim trong dạ dày) ở?

A.
pH = 2  
B.
pH = 5   
C.
pH = 7
D.
pH = 8
Câu 36

Phần lớn Enzim trong cơ thể có hoạt tính cao nhất ở khoảng giá trị của độ pH nào sau đây?

A.
Từ 2 đến 3       
B.
Từ 6 đến 8
C.
Từ 4 đến 5  
D.
Trên 8
Câu 37

Khi môi trường có nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ tối ưu của enzim, thì điều nào sau đây đúng?

A.
Sự giảm nhiệt độ làm tăng hoạt tính enzim 
B.
Hoạt tính enzim giảm khi nhiệt độ tăng lên
C.
Nhiệt độ tăng lên không làm thay đổi hoat tính enzim
D.
Hoạt tính Enzim tăng theo sự gia tăng nhiệt độ
Câu 38

Đa số các enzim ở tế bào của cơ thể người hoạt động tối ưu ở khoảng nhiệt độ:

A.
40 độ C - 45 độ C    
B.
20 độ C - 25 độ C   
C.
35 độ C - 40 độ C
D.
20 độ C - 35 độ C
Câu 39

Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là:

A.
15 độ C - 20 độ C     
B.
20 độ C - 25 độ C    
C.
20 độ C - 35 độ C
D.
35 độ C - 40 độ C
Câu 40

Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của enzim, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó:

A.
Enzim có hoạt tính thấp nhất
B.
Enzim ngừng hoạt động
C.
Enzim bắt đầu hoạt động
D.
Enzim có hoạt tính cao nhất
Câu 41

Yếu tố nào không ảnh hưởng họat tính enzim?

A.
Nhiệt độ, độ pH
B.
Nồng độ cơ chất.
C.
Nồng độ enzim.
D.
Sự tương tác giữa các enzim khác nhau.
Câu 42

Đâu không phải là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?

A.
Độ pH
B.
Nhiệt độ
C.
Nồng độ cơ chất
D.
Ánh sáng
Câu 43

Đom đóm đực sử dụng enzim nào để phân giải prôtêin của chúng tạo ra ánh sáng lạnh (không tỏa nhiệt), nhấp nháy mời chào đom đóm cái?

A.
luciferaza
B.
xenlulaza
C.
pepsin
D.
prôtêaza
Câu 44

Enzim prôtêaza xúc tác cho quá trình phân giải chất nào sau đây?

A.
Phân giải đường đisaccarit thành mônôsaccarit.
B.
Phân giải prôtêin.
C.
Phân giải đường lactôzơ
D.
Phân giải lipit thành axit béo và glixêrol.
Câu 45

Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là:

A.
Lactaza
B.
Urêaza
C.
Saccaraza
D.
Enterôkinaza
Câu 46

Để phân giải xenlulôzơ, vi sinh vật tiết ra enzim

A.
prôtêaza
B.
amylaza
C.
nuclêaza
D.
xenlulaza
Câu 47

Enzim nào sau đây tham gia xúc tác quá trình phân giải protein?

A.
Amilaza
B.
Saccaraza
C.
Pepsin
D.
Mantaza
Câu 48

Trong các hợp chất hữu cơ sau, hợp chất nào không phải là enzim:

A.
Trypsin.
B.
Chymotripsin.
C.
Secretin.
D.
Pepsin
Câu 49

Enzyme có đặc tính  nào sau đây?

A.
Tính  thoái hóa
B.
Tính chuyên hoá
C.
Tính bền với  nhiệt độ cao
D.
Tính phổ biến
Câu 50

Enzim không có đặc điểm nào sau đây ?

A.
Hoạt tính xúc tác mạnh
B.
Tính chuyên hóa cao
C.
Bị biến đổi sau phản ứng
D.
Bị bất hoạt ở nhiệt độ cao.