THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1488
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3697

Ôn tập trắc nghiệm Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa vật chất Sinh Học Lớp 10 Phần 3

Câu 1

Trường hợp nào dưới đây KHÔNG làm enzyme mất chức năng sinh học?

A.
Nồng độ cơ chất quá cao.
B.
Trung tâm hoạt động của enzyme bị biến đổi.
C.
Nhiệt độ môi trường hoạt động của enzyme quá cao.
D.
Độ pH của môi trường không phù hợp.
Câu 2

Trong ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt động của enzim, thì nhiệt độ tối ưu của môi trường là giá trị nhiệt độ mà ở đó

A.
Enzim có hoạt tính thấp nhất
B.
Enzim ngừng hoạt động
C.
Enzim bắt đầu hoạt động
D.
Enzim có hoạt tính cao nhất
Câu 3

Tại sao ăn thịt bò khô với nộm (gỏi) đu đủ thì lại dễ tiêu hóa hơn là khi ăn thịt bò khô riêng?

A.
Vì đu đủ tạo môi trường axit cho dạ dày, giúp tiêu hóa thịt bò dễ hơn.
B.
Vì kết hợp ăn thịt và rau củ quả, đầy đủ dưỡng chất.
C.
Chất xơ trong đu đủ hỗ trợ tiêu hóa.
D.
Trong đu đủ có enzim papain giúp phân giải prôtêin trong thịt bò.
Câu 4

Sơ đồ dưới đây mô tả con đường chuyển hóa giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược, các chữ cái A, B, C, D, F, K, H đại diện cho 1 số chất trong cơ thể, E đại diện cho enzyme. 

Nếu chất K dư thừa trong cơ thể thì nồng độ chất nào sẽ tăng bất thường?

A.
Chất H
B.
Chất A
C.
Chất B
D.
Chất D
Câu 5

Sơ đồ sau đây mô tả con đường chuyển hoá giả định, mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Phân tích sơ đồ để rút ra kết luận, nếu nồng độ chất G & N tăng lên quá giới hạn cho phép thì nồng độ chất nào sẽ tăng lên 1 cách bất thường?

A.
Chất B
B.
Chất I
C.
Chất H
D.
Chất A
Câu 6

Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường chuyển hóa vật chất giả định. Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và chất F dư thừa trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường?

A.
Chất G
B.
Chất F
C.
Chất H
D.
Chất D
Câu 7

Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh

A.
hoạt tính của các loại enzim
B.
nồng độ cơ chất
C.
chất ức chế
D.
nồng độ enzim.
Câu 8

Nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng bệnh lí (bệnh rối loạn chuyển hóa) là do

A.
cơ chất bị tích lũy gây độc cho tế bào
B.
tốc độ phản ứng tăng cả triệu lần
C.
trung tâm hoạt động enzim bão hòa
D.
nồng độ enzim quá nhiều
Câu 9

Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó?

A.
Enzim của con đường chuyển hóa làm ức chế sản phẩm tạo ra
B.
Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng đầu tiên của con đường chuyển hóa.
C.
Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại hoạt hóa tăng enzim xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.
D.
Sản phẩm của con đường chuyển hóa quay lại ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng cuối cùng của con đường chuyển hóa.
Câu 10

Xác định X trong sơ đồ sau:

 

 

A.
Ức chế ngược
B.
Xúc tác
C.
Kích thích hoạt hóa
D.
Enzim E
Câu 11

Hậu quả  sau đây sẽ xảy ra  khi nhiệt độ môi trường  vượt quá nhiệt độ tối ưu của enzyme là

A.
Hoạt  tính enzyme tăng lên
B.
Hoạt tính enzyme giảm  dần và có thể mất hoàn toàn
C.
Enzyme không thay đổi  hoạt tính
D.
Phản ứng  luôn dừng lại
Câu 12

“Sốt” là phản ứng tự vệ của cơ thể. Tuy nhiên, khi sốt cao quá 38,5°C thì cần phải tích cực hạ sốt vì 

A.
Nhiệt độ cao quá sẽ làm cơ thể nóng bức, khó chịu
B.
Nhiệt độ cao quá làm tăng hoạt tính của enzim dẫn đến tăng tốc độ phản ứng sinh hóa quá mức
C.
Nhiệt độ cao quá sẽ gây tổn thương mạch máu
D.
Nhiệt độ cao quá gây biến tính, làm mất hoạt tính của enzim trong cơ thể
Câu 13

Tế bào điều chỉnh lượng sản tạo ra trong các phản ứng có enzim xúc tác bằng cơ chế

A.
Gen điều hòa.
B.
Ức chế ngược.
C.
Điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.
D.
Điều chỉnh nhiệt độ và pH.
Câu 14

Một trong những cơ chế tự điều chỉnh quá trình chuyển hoá của tế bào bằng enzim là

A.
Xuất hiện triệu chứng bệnh lí trong tế bào.
B.
Điều chỉnh nhiệt độ của tế bào.
C.
Điều chỉnh nồng độ các chất trong tế bào.
D.
Điều hoà bằng ức chế ngược.
Câu 15

Câu thành ngữ/tục ngữ nào dưới đây cho ta thấy vai trò của nồng độ enzim đối với quá trình tiêu hoá?

A.
Ăn cá nhả xương, ăn đường nuốt chậm
B.
Ăn mắm lắm cơm
C.
Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ
D.
Nhai kĩ no lâu
Câu 16

Giả sử có 1 phản ứng được xúc tác bởi 1 loại enzim. Tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên trong trường hợp nào sau đây?

A.
Tăng nồng độ enzim
B.
Giảm nồng độ cơ chất
C.
Giảm nhiệt độ của môi trường
D.
Thay đổi độ pH của môi trường.
Câu 17

Tế bào có thể điều hoà tốc độ chuyển hoá hoạt động vật chất bằng việc tăng giảm các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động của enzim là:

  1. (1) Nhiệt độ
  2. (2) Độ pH
  3. (3) Nồng độ cơ chất
  4. (4) Nồng độ enzim
  5. (5) Chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim
A.
1, 2, 3, 4, 5.
B.
1, 2, 3, 4.
C.
2, 3, 4
D.
2, 4, 5.
Câu 18

Tế bào cơ thể điều hoà tốc độ chuyển hoá hoạt động vật chất bằng bằng việc tăng giảm

A.
Nhiệt độ tế bào.
B.
Độ pH của tế bào.
C.
Nồng độ cơ chất
D.
Nồng độ enzim trong tế bào.
Câu 19

Mỗi enzim có pH tối ưu riêng. Đa số enzim có pH tối ưu trong khoảng 6 – 8. Có enzim hoạt động tối ưu trong môi trường axit như pepsin (enzim trong dạ dày) ở?

A.
pH = 2  
B.
pH = 5
C.
pH = 7
D.
pH = 8
Câu 20

Đa số các enzim ở tế bào của cơ thể người hoạt động tối ưu ở khoảng nhiệt độ:

A.
40 độ C - 45 độ C
B.
20 độ C - 25 độ C
C.
35 độ C - 40 độ C
D.
20 độ C - 35 độ C
Câu 21

Khoảng nhiệt độ tối ưu cho hoạt động của Enzim trong cơ thể người là:

A.
15 độ C - 20 độ C
B.
20 độ C - 25 độ C
C.
20 độ C - 35 độ C
D.
35 độ C - 40 độ C
Câu 22

Xét các yếu tố:

(1) Nhiệt độ

(2) Độ pH của môi trường

(3) Độ ẩm

(4) Nồng độ cơ chất

Có bao nhiêu yếu tố không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?

A.
3
B.
2
C.
1
D.
4
Câu 23

Yếu tố nào không ảnh hưởng họat tính enzim?

A.
Nhiệt độ, độ pH
B.
Nồng độ cơ chất.
C.
Nồng độ enzim.
D.
Sự tương tác giữa các enzim khác nhau.
Câu 24

Đâu không phải là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim

A.
Độ pH
B.
Nhiệt độ
C.
Nồng độ cơ chất
D.
Ánh sáng
Câu 25

Cho các enzyme và cơ chất dưới đây, chọn cặp enzyme cơ chất phù hợp với nhau.

Enzyme                                                    Cơ chất 

1. Saccaraza                                           a. Prôtêin

2. Pepsin                                                 b. Tinh bột chín

3. Amilaza                                               c. Mantozơ

4. Mantaza                                             d. Saccarozơ

A.
1d, 2c, 3b, 4a
B.
1d, 2b, 3a, 4c
C.
1d, 2a, 3c, 4b
D.
1d, 2a, 3b, 4c.
Câu 26

Enzim xúc tác quá trình phân giải đường saccrôzơ là

A.
Lactaza
B.
Urêaza
C.
Saccaraza
D.
Enterôkinaza
Câu 27

Để phân giải xenlulôzơ, vi sinh vật tiết ra enzim

A.
prôtêaza
B.
amylaza
C.
nuclêaza
D.
xenlulaza
Câu 28

Điều nào sau đây sai?

A.
Gạo nếp đồ xôi, rắc bột bánh men, sau 4-5 ngày có thể cất được rượu.
B.
Trong bánh men chứa cả nấm mốc và nấm men.
C.
Nấm mốc sản sinh amilaza tiến hành đường hoá (biến bột thành đường), còn nấm men tiến hành rượu hoá (biến đường thành rượu).
D.
Gạo nếp đồ xôi, cấy nấm men tinh khiết vẫn có thể tạo ra được rượu.
Câu 29

Bằng cách nào vi sinh vật có thể hấp thụ được các chất có kích thước phân tử lớn như prôtêin, tinh bột, lipit, xenlulôzơ?

A.
Các phân tử nói trên vào tế bào theo cơ chế nhập bào.
B.
Chúng khuếch tán trực tiếp qua màng sinh chất.
C.
Chúng được vận chuyển qua kênh trên màng.
D.
Chúng tiết ra các enzim tương ứng (prôtêaza, amilaza, lipaza và xenlulaza). Các enzim này phân giải các chất đó thành các chất có kích thước nhỏ như axit amin, đường đơn, axit béo. Chỉ khi đó, chúng mới được vận chuyển chủ động qua màng sinh chất.
Câu 30

Trước đây, trong nhà máy thuộc da, người ta dùng dung dịch NaOH để tẩy lông. Phương pháp này vừa độc vừa ăn mòn dụng cụ. Ngày nay, người ta có thể thay bằng enzim nào trong các enzim sau?

A.
Prôtêaza.
B.
Lipaza.
C.
Amilaza.
D.
Xenlulaza.
Câu 31

Khâu đầu tiên trong quy trình sản xuất rượu êtilic là đường hoá tinh bột (từ gạo, ngô, sắn...) thành glucôzơ nhờ nấm mốc. Trong quá trình đường hoá tinh bột, nấm mốc sản xuất enzim gì trong các enzim sau?

A.
Prôtêaza
B.
Lipaza.
C.
Amilaza.
D.
Xenlulaza.
Câu 32

Trâu bò tiêu hoá được rơm rạ, mối tiêu hoá được gỗ là do trong dạ dày 4 túi và trong ruột mối có chứa các vi sinh vật có khả năng sinh Enzim gì trong các Enzim sau?

A.
Prôtêaza.
B.
Lipaza.
C.
Amilaza.
D.
Xenlulaza.
Câu 33

Bột giặt sinh học có thể làm sạch dễ dàng vết máu trên áo là do trong bột giặt có enzim gì trong các enzim sau?

A.
Prôtêaza.
B.
Lipaza.
C.
Amilaza.
D.
Xenlulaza.
Câu 34

Trước khi dệt vải, người ta phải hồ sợi, nhưng trước khi nhuộm lại phải tẩy hồ. Để tẩy hồ có thể dùng Enzim gì?

A.
Prôtêaza.
B.
Lipaza.
C.
Amilaza.
D.
Xenlulaza.
Câu 35

Trong thí nghiệm tách chiết ADN, sử dụng nước tẩy rửa nhằm mục đích

A.
phân giải prôtêin.
B.
phân giải lipit.
C.
làm sạch ống thí nghiệm.
D.
kết tủa ADN.
Câu 36

Trong thí nghiệm tách chiết ADN, sử dụng nước cốt dứa để

A.
tạo môi trường axit.
B.
kết tủa ADN.
C.
phân giải prôtêin.
D.
phân giải lipit. 
Câu 37

Trong thí nghiệm tách chiết ADN từ gan gà bằng nước cốt dứa có các thao tác :

(1) Dùng nước cốt dứa để phân giải prôtêin của tế bào gan gà.

(2) Dùng nước rửa chén bát để phá huỷ màng tế bào và màng nhân.

(3) Nghiền mẫu vật và lọc dịch nghiền,

(4) Kết tủa ADN trong dung dịch cồn 70°.

Trình tự đúng của các bước cần làm là:

A.
(1) → (2) → (3) → (4).
B.
(3) → (2) → (1) → (4).
C.
(3) → (1) → (2) → (4).
D.
(4) → (1) → (2) → (3).
Câu 38

Cho các nhận định sau :

(1) Catalaza ở lát 1 hoạt động bình thường.

(2) Catalaza ở lát 3 và 4 đã bị biến tính do nhiệt độ cao.

(3) Sản phẩm tạo thành sau phản ứng là H2O và khí O2.

(4) Nhiệt độ thấp không làm cho enzim bị biến tính mà chỉ làm giảm hoạt tính.

Những nhận định đúng là:

A.
(1), (2), (3).
B.
(2), (3), (4).
C.
(1) (2), (3), (4).
D.
(1), (2), (4).
Câu 39

Một học sinh làm thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của enzim catalaza ở củ khoai tây như sau.

- Bước 1. Chuẩn bị 4 lát khoai tây :

+ Lát 1 là khoai tây sống để ở nhiệt độ thường ở phòng thí nghiệm.

+ Lát 2 là khoai tây sống đã để ở ngăn đá tủ lạnh 1 giờ.

+ Lát 3 là khoai tây chửi để ờ nhiệt độ thường ở phòng thí nghiệm.

+ Lát 4 là khoai tây chín đã để ở ngăn đá tủ lạnh 1 giờ.

- Bước 2. Sau khi lấy ra, nhỏ lên mỗi lát khoai tây 1 giọt ôxi già (H202) 3%.

- Bước 3. Quan sát hiện tượng ở trên 4 lát khoai tây.

Nhiều khả năng nhất học sinh đó sẽ thấy kết quả là:

A.
lát 1 sủi ít bọt, lát 2 sủi nhiều bọt, lát và lầt 4 không sủi bọt.
B.
lát 1 sủi nhiều bọt, lát 2, lát 3, lát 4 đều không sủi bọt.
C.
lát 1 sủi nhiều bột, lát 2 sủi ít bọt, lát 3 và lát 4 không sủi bọt.
D.
lát 1 sủi ít bọt, lát 2 sủi nhiều bọt, lát 3 sủỉ ít bọt, lát 4 sủi ít bọt.
Câu 40

Nếu enzim nào đó không hoạt động thì cơ thể sẽ bị rối loạn chuyển hoá. Nguyên nhân là vì khi thiếu enzim này, tế bào sẽ

A.
dư thừa nguyên liệu và thiếu sản phẩm của phản ứng.
B.
thiếu cơ chất và thừa sản phẩm gây độc cho tế bào.
C.
các phản ứng trong tế bào không diễn ra.
D.
quá trình trao đổi chất của tế bào và cơ thể ngừng lại.
Câu 41

Ví dụ nào sau đây nói lên tính chuyên hoá của enzim amilaza?

A.
Trong một phút một phân tử amilaza phân huỷ được một triệu phân tử amilôpectin.
B.
Amilaza bị bất hoạt ở nhỉệt độ trên 60°C.
C.
Amilaza chỉ thuỷ phân được tinh bột.
D.
Amilaza có hoạt tính mạnh ở môi trường có độ pH từ 7 đến 8.
Câu 42

Enzim lipaza chỉ xúc tác cho các phản ứng thủy phân các loại lipit. Đó là đặc tính gì của enzim.

A.
Tính đặc trưng.
B.
Tính đặc hiệu tuyệt đối.
C.
Tính chọn lọc.
D.
Tính đặc hiệu tương đối.
Câu 43

Enzim ureara chỉ xúc tác cho phản ứng thủy phân của urê thành NH3, CO2 mà không tác dụng lên bất kì chất nào khác. Đây là đặc tính gì của enzim?

A.
Tính chọn lọc.
B.
Tính đặc trưng về phản ứng.
C.
Tính đặc hiệu tuyệt đối.
D.
Tính đặc hiệu tương đối.
Câu 44

Đa số các enzim trong dạ dày người hoạt động tối ưu ở?

A.
pH < 7.
B.
pH = 7.
C.
 pH > 7.
D.
Cả 3 điều kiện trên.
Câu 45

Đa số enzim trong cơ thể người hoạt động tối ưu ở khoảng nhiệt độ:

A.
20 - 30o C
B.
30 - 40o C
C.
40 - 50o C
D.
50 - 60o C
Câu 46

Với điều kiện nào dưới đây, enzim pepsin có hoạt tính cao nhất?

A.
Có HCl, pH= 7
B.
Có HCl, pH= 2
C.
Không có HCl, pH= 2
D.
Không có HCl, pH= 7
Câu 47

Enzim làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách nào?

A.
Liên kết với cơ chất tạo chất trung gian
B.
Làm biến đổi cấu hình của cơ chất.
C.
Làm tăng năng lượng hoạt hóa các chất tham gia phản ứng
D.
Làm giảm năng lượng hoạt hóa các chất tham gia phản ứng. 
Câu 48

Cơ chất là gì?

A.
Là chất tạo thành sau phản ứng
B.
Là chất chịu sự tác động của enzim.
C.
Là chất làm tăng tốc độ phản ứng.
D.
Là chất làm giảm tốc độ phản ứng.
Câu 49

Enzim là gì?

A.
Là chất làm tâng tốc độ phản ứng hoá học.
B.
Là chất xúc tác sinh học được tạo bởi cơ thể sống.
C.
Là chất không bị biến đổi sau phản ứng.
D.
 Là chất bị biến đổi tạo sản phẩm trong phản ứng.
Câu 50

Cho các enzyme và cơ chất dưới đây, chọn cặp enzyme cơ chất phù hợp với nhau.

A.
1d, 2c, 3b, 4a
B.
1d, 2b, 3a, 4c
C.
1d, 2a, 3c, 4b
D.
1d, 2a, 3b, 4c