THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Hóa học
Số câu hỏi: 27
Thời gian làm bài: 48 phút
Mã đề: #1500
Lĩnh vực: Hóa học
Nhóm: Hóa học 11 - Hiđrocacbon Thơm. Nguồn Hiđrocacbon Thiên Nhiên. Hệ Thống Hóa Về Hiđrocacbon
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5445

Ôn tập trắc nghiệm Luyện tập Hiđrocacbon thơm Hóa Học Lớp 11 Phần 2

Câu 1

Chất nào sau đây làm mất màu dung dịch KMnO4 ở nhiệt độ thường?

A.
benzen     
B.
toluen     
C.
propan   
D.
stiren
Câu 2

Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỷ lệ mol 1: 1 (có một bột sắt) là:

A.
Benzybromua.
B.
o-bromtoluen và p-bromtoluen.
C.
p-bromtoluen và m-bromtoluen.
D.
m-bromtoluen.
Câu 3

Cho 15,6 g C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột sắt). Nếu hiệu suất của phản ứng là 80% thì khối lượng clobenzen thu được là bao nhiêu?

A.
12 gam
B.
14 gam
C.
16 gam
D.
18 gam
Câu 4

Nitro hoá bezen thu được hỗn hợp 2 chất hữu cơ X và Y, trong đó Y nhiều hơn X một nhóm –NO2. Đốt cháy hoàn toàn 12,75 gam hỗn hợp X, Y thu được CO2, H2O và 1,232 lít N2 (đktc). Công thức phân tử và số mol X trong hỗn hợp là 

A.
C6H5NO2 và 0,9.  
B.
C6H5NO2 và 0,09.
C.
C6H4(NO4)2 và 0,1.   
D.
C6H5NO2 và 0,19.
Câu 5

Một hợp chất hữu cơ X có vòng benzen có CTĐGN là C3H2Br và M=236. Gọi tên hợp chất này biết rằng hợp chất này là sản phẩm chính trong phản ứng giữa C6H6 và Br2 (xúc tác Fe).

A.
o- hoặc p-đibrombenzen
B.
o- hoặc p-đibromuabenzen.
C.
m-đibromuabenzen.
D.
m-đibromben
Câu 6

Khi cho clo tác dụng với 78 gam benzen (bột sắt làm xúc tác) người ta thu được 78 gam clobenzen. Hiệu suất của phản ứng là:

A.
69,33%  
B.
71% 
C.
72,33%    
D.
79,33%
Câu 7

TNT (2,4,6- trinitrotoluen) được điều chế bằng phản ứng của toluen với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và H2SO4 đặc, trong điều kiện đun nóng. Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình tổng hợp là 80%. Tính lượng TNT (2,4,6- trinitrotoluen) tạo thành từ 230 gam toluene?

A.
524g    
B.
378g   
C.
454g    
D.
544g
Câu 8

Đem trùng hợp 5,2 gam stiren hỗn hợp sau phản ứng cho tác dụng với 100ml dd Br2 0,15 M sau đó tiếp tục cho thêm KI dư vào thì được 0,635 gam iot. Khối lượng polime tạo thành là?

A.
5,4 gam
B.
4,5 gam
C.
3,9 gam
D.
6,2 gam
Câu 9

Cho sơ đồ điều chế polistiren:

C2H2 (75%) → C6H6 (67%) → C6H5C2H5 (45%) → C6H5C2H3 (55%) → Polistiren

Với 5,2 kg C2H2 có thể điều chế được bao nhiêu kg polistiren?

A.
0,57 kg     
B.
0,98 kg      
C.
0,86 kg      
D.
1,2 kg
Câu 10

Đề hiđro hoá etylbenzen thu được stiren với hiệu suất là 60%. Đề hiđro hoá butan thu được butađien với hiệu suất là 45%. Trùng hợp butađien và stiren thu được sản phẩm A có tính đàn hồi rất cao với hiệu suất 75%. Để điều chế được 500 kg sản phẩm A cần khối lượng butan và etylbezen là bao nhiêu kg?

A.
544 và 745 
B.
754 và 544
C.
335,44 và 183,54        
D.
183,54 và 335,44.
Câu 11

Trùng hợp stiren thu được polistiren có khối lượng mol bằng 312000 gam. Hệ số trùng hợp của polistiren là:

A.
3000
B.
2500
C.
2000
D.
1800
Câu 12

Trùng hợp 15,6 gam stiren thu được hỗn hợp A gồm polistiren và stiren dư. Lượng A tác dụng đủ với 200 ml dung dịch KMnO4 0,1 M. Khối lượng polistiren tạo thành là:

A.
50%     
B.
60%  
C.
70%   
D.
80%
Câu 13

Đề hiđro hoá etylbenzen ta được stiren; trùng hợp stiren ta được polistiren với hiệu suất chung 80%. Khối lượng etylbenzen cần dùng để sản xuất 10,4 tấn polisitren là:

A.
13,52 tấn  
B.
10,6 tấn   
C.
13,25 tấn   
D.
8,48 tấn
Câu 14

5,2 g stiren đã bị trùng hợp 1 phần tác dụng vừa đủ với dd chứa 0,0125 mol brom. Lượng stiren chưa bị trùng hợp chiếm bao nhiêu phần trăm trong 5,2 g:

A.
25%    
B.
50%     
C.
52%    
D.
75%
Câu 15

Tiến hành trùng hợp 10,4 gam stiren được hỗn hợp X gồm polistiren và stiren (dư). Cho X tác dụng với 200 ml dung dịch Br2 0,15M, sau đó cho dung KI dư vào thấy xuất hiện 1,27 gam iot. Hiệu suất trùng hợp stiren là:

A.
60%.    
B.
75%.   
C.
80%.  
D.
83,33%.
Câu 16

Trùng hợp 10,4 gam stiren thu được hỗn hợp A gồm polistiren và stiren dư. Lượng A tác dụng đủ với 100 ml dung dịch Brom 3M. Hiêụ suất của phản ứng trùng hợp là:

A.
60%    
B.
70%   
C.
75% 
D.
85%
Câu 17

Đốt cháy hết 9,18 g 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 8,1 g H2O và CO2. Dẫn toàn bộ lượng CO2 vào 100ml dd NaOH 1M thu được m gam muối. Giá trị của m và thành phần của muối:

A.
4,6 gam
B.
6,7 gam
C.
8,4 gam
D.
9,2 gam
Câu 18

Để oxi hoá hết 10,6 gam o-xylen (1,2-đimetylbenzen) cần bao nhiêu lít dung dịch KMnO4 0,5M trong môi trường H2SO4 loãng. Giả sử dùng dư 20% so với lượng phản ứng.

A.
0,24 lít
B.
0,36 lít
C.
0,48 lít.
D.
0,79 lít
Câu 19

Đốt cháy hết 9,18 g 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được H2O và 30,36 g CO2. Cộng thức phân tử của A và B lần lượt là:

A.
C8H10; C9H14    
B.
C8H10; C9H12
C.
C8H12; C9H14     
D.
C8H14; C9H16
Câu 20

Đốt cháy hoàn toàn 9,2g một ankyl benzen A thu được 30,8g CO2. Công thức phân tử của A là:

A.
C6H6   
B.
C8H10  
C.
C7H8    
D.
C9H12
Câu 21

Đốt cháy 12,72 g A (CxHy) → 10,8g H2O. A có chứa 1 vòng benzen. Công thức phân tử của A là:

A.
C3H4   
B.
C8H10   
C.
C9H12  
D.
C12H16
Câu 22

Đốt cháy hoàn toàn m g A đồng đẳng của benzen thu được 20,16 lít CO2 (đktc) và 10,8 ml H2O (lỏng). Công thức của A là:

A.
C7H8     
B.
C8H10
C.
C9H12 
D.
C10H14
Câu 23

Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol CxHy thu được 15,68 lít CO2 (đktc) và 7,2 g H2O (lỏng). Công thức của CxHy là:

A.
C7H8   
B.
C8H10   
C.
C10H14 
D.
C9H12
Câu 24

Đốt cháy hết m gam 2 đồng đẳng của benzen A, B thu được 4,05 gam H2O và 7,728 lítCO2 (đktc). Giá trị của m và số tổng số mol của A, B là:

A.
4,59 và 0,04. 
B.
9,18 và 0,08.  
C.
4,59 và 0,08.     
D.
9,14 và 0,04.
Câu 25

Đốt cháy hoàn toàn ankybenzen X thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của X là

A.
C6H6      
B.
C7H8       
C.
C8H8   
D.
C8H10
Câu 26

Đốt cháy hoàn toàn Hiđrocacbon X, thu đuộc CO2 và H2O có số mol theo tỉ lệ tương ứng 2: 1. Mặt khác, 1 mol X tác dụng được tối đa với 4 mol H2 (Ni, t°) : 1 mol X tác dụng được tối đa 1 mol Br2. Công thức của X là.

A.
C2H2     
B.
C4H4        
C.
C6H6    
D.
C8H8
Câu 27

Đốt cháy hoàn toàn 5,3 gam ankybenzen X thu được 8,96 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là

A.
C6H6      
B.
C7H8   
C.
C8H8   
D.
C8H10