THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1520
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp tế bào (Nhiễm sắc thể)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3339

Ôn tập trắc nghiệm Giảm phân và cơ chế hình thành giao tử Sinh Học Lớp 12 Phần 4

Câu 1

Có một số tế bào sinh tinh ở một loài thú giảm phân bình thường tạo ra 128 tinh trùng chứa NST giới tính Y. Các tế bào sinh tinh nói trên có số lượng bằng: 

A.
32
B.
16
C.
64
D.
128
Câu 2

Một tế bào sinh dục sơ khai của 1 loài có cặp NST giới tính XY, thực hiện nguyên phân liên tiếp một số đợt tạo ra các tế bào con. Các tế bào con sinh ra từ đợt nguyên phân cuối cùng đều giảm phân bình thường tạo 128 tinh trùng chứa NST Y. Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai là 

A.
6
B.
5
C.
4
D.
7
Câu 3

Một tế bào sinh dục của một loài có 2n = 24 tiến hành 5 lần nguyên phân liên tiếp, một nửa số tế bào con tiếp tục tham gia giảm phân, tổng số phân tử ADN trong các tế bào con ở kì sau của lần giảm phân 2 là 

A.
1536. 
B.
768. 
C.
192. 
D.
384. 
Câu 4

Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n = 20, Có 30 tế bào của loài này tham gia giảm phân hình thành giao tử đực thì ở kì sau của giảm phân II thống kê trong tổng số các tế bào con có bao nhiêu NST ở trạng thái đơn 

A.
1200. 
B.
2400. 
C.
1000. 
D.
600. 
Câu 5

Một tế bào sinh dục cái của của 1 loài động vật (2n=24) nguyên phân 5 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra trứng. Số lượng trứng bằng: 

A.
124
B.
64
C.
32
D.
16
Câu 6

Một tế bào sinh dục đực của 1 loài động vật (2n=24) nguyên phân 3 đợt ở vùng sinh sản rồi chuyển qua vùng sinh trưởng và chuyển qua vùng chín rồi tạo ra tinh trùng. Số lượng tinh trùng bằng

A.
64
B.
32
C.
16
D.
132
Câu 7

Có 5 tế bào sinh dục đực sơ khai nguyên phân liên tiếp 5 lần sau đó tất cả tế bào tạo ra đều chuyển sang vùng chín của một loài giảm phân. Số tế bào con được tạo ra sau giảm phân là. 

A.
20
B.
128
C.
160
D.
640
Câu 8

Quan sát một nhóm tế bào sinh tinh của một cơ thể ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể 2n = 8, giảm phân bình thường; người ta đếm được trong tất cả các tế bào này có tổng số 128 nhiễm sắc thể kép đang phân li về hai cực của tế bào. Số giao tử được tạo ra sau khi quá trình giảm phân kết thúc là 

A.
8
B.
16
C.
64
D.
32
Câu 9

Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của một loài động vật là 6,6 pg. Trong trường hợp phân bào bình thường, hàm lượng ADN nhân của mỗi tế bào khi đang ở kì sau của giảm phân II là 

A.
6,6pg 
B.
13,2 pg 
C.
3,3pg 
D.
26,4 pg 
Câu 10

Có 20 tế bào phát sinh giao tử đực tham gia giảm phân. Số tinh trùng được tạo ra là 

A.
10
B.
40
C.
20
D.
80
Câu 11

Từ 3 tế bào sinh trứng trải qua quá trình phát sinh giao tử tạo ra số tế bào trứng là 

A.
6
B.
3
C.
9
D.
12
Câu 12

Có 1 tế bào sinh tinh tham gia giảm phân số tinh trùng tạo thành là: 

A.
4
B.
12
C.
2
D.
8
Câu 13

Ở một loài người ta thấy cơ thể sản sinh ra loại giao tử có ký hiệu AB DE h X. Loài này có số nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (2n) là 

A.
12
B.
4
C.
10
D.
8
Câu 14

Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là 

A.
4x. 
B.
0,5x 
C.
2x.
D.
1x. 
Câu 15

Ở thực vật, loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể đơn bội là 

A.
tinh tử. 
B.
nhân tế bào cánh hoa.    
C.
nhân tế bào ở đỉnh sinh trưởng.   
D.
nhân tế bào phát sinh hạt phấn. 
Câu 16

Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở loại tế bào nào sau đây? 

A.
Tế bào sinh dục chín.     
B.
Tế bào sinh dưỡng. 
C.
Tế bào xôma. 
D.
Giao tử. 
Câu 17

Hiện tượng các nhiễm sắc thể tiến lại gần nhau, kết hợp với nhau theo chiều dọc và bắt chéo lên nhau xảy ra trong giảm phân ở 

A.
kỳ đầu, giảm phân I. 
B.
kỳ đầu, giảm phân II. 
C.
kỳ giữa, giảm phân II. 
D.
kỳ giữa, giảm phân I. 
Câu 18

Hãy tìm ra câu trả lời sai trong các câu sau đây: trong quá trình phân bào bình thường, NST kép tồn tại: 

A.
Kì đầu của giảm phân I. 
B.
Kì đầu của giảm phân II. 
C.
Kì sau của nguyên phân. 
D.
Kì giữa của nguyên phân. 
Câu 19

Khi quan sát quá trình phân bào ở 1 loài động vật người ta thấy các NST đơn đang phân ly về 2 cực của tế bào. Các tế bào đó đang ở: 

A.
Kỳ cuối của giảm phân II. 
B.
Kỳ cuối của giảm phân I. 
C.
Kỳ sau của giảm phân II.      
D.
Kỳ cuối của ngyên phân.    
Câu 20

Điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân là: 

A.
Nguyên phân NST nhân đôi 1 lần, giảm phân NST nhân đôi 2 lần.
B.
Giảm phân gồm 2 lần phân bào, nguyên phân gồm 1 lần phân bào. 
C.
Nguyên phân gồm 2 lần phân bào, giảm phân gồm 1 lần phân bào.
D.
Giảm phân NST nhân đôi 1 lần, nguyên phân NST nhân đôi 2 lần.
Câu 21

Điểm giống nhau gữa nguyên phân và giảm phân là gì? 

A.
Gồm 2 lần phân bào 
B.
Nhiễm sắc thể nhân đôi một lần 
C.
Xảy ra ở tế bào hợp tử 
D.
Xảy ra ở tế bào sinh dục chín 
Câu 22

Trong quá trình giảm phân, NST đã nhân đôi bao nhiêu lần? 

A.
2
B.
4
C.
3
D.
1
Câu 23

Qua quá trình giảm phân trải qua hai lần phân bào, từ một tế bào mẹ tạo ra 

A.
2 tế bào lưỡng bội. 
B.
4 tế bào lưỡng bội. 
C.
2 tế bào đơn bội. 
D.
4 tế bào đơn bội. 
Câu 24

Sau giảm phân I, hai tế bào được tạo ra có bộ NST là 

A.
n NST đơn.
B.
2n NST kép.
C.
2n NST đơn.
D.
n NST kép.
Câu 25

Sự phân ly của hai nhiễm sắc thể kép trong cặp tương đồng về hai cực của tế bào xảy ra ở 

A.
kì sau của nguyên phân.
B.
kì sau của giảm phân I.
C.
kì sau của giảm phân II.
D.
kì đầu của giảm phân I.
Câu 26

Nếu một tế bào cơ của châu chấu chứa 24 nhiễm sắc thể, thì trứng châu chấu sẽ chứa số nhiễm sắc thể là 

A.
24
B.
48
C.
6
D.
12
Câu 27

Ở cải bắp 2n = 18, số NST đơn có trong 1 tế bào ở kỳ sau của giảm phân 1 là 

A.
0
B.
9
C.
18
D.
36
Câu 28

Một nhà sinh hóa đo hàm lượng ADN của các tế bào đang sinh trưởng trong phòng thí nghiệm và thấy lượng ADN trong tế bào tăng lên gấp đôi. Tế bào đó đang ở 

A.
pha G1 của chu kỳ tế bào. 
B.
kì đầu I hoặc kì đầu II của giảm phân 
C.
kì đầu hoặc kì sau của nguyên phân 
D.
pha G1 hoặc pha G2 trong chu kỳ tế bào 
Câu 29

Cơ chế dẫn đến sự hoán vị gen trong giảm phân là: 

A.
Sự tiếp hợp NST và sự tập trung NST ở kỳ giữa.
B.
Sự phân li NST đơn ở dạng kép trong từng cặp tương đồng kép.
C.
Sự tiếp hợp và trao đổi chéo của các cromatit ở kì đầu I.
D.
Sự nhân đôi của NST. 
Câu 30

Sau giảm phân I, hai tế bào được tạo ra có bộ NST là 

A.
n NST kép.
B.
n NST đơn.
C.
2n NST kép.
D.
2n NST đơn.    
Câu 31

Ở loài sinh sản hữu tính, bộ nhiễm sắc thể được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ sự phối hợp của các cơ chế 

A.
nguyên phân, giảm phân và phân đôi.
B.
nguyên phân.       
C.
giảm phân và thụ tinh.
D.
nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 32

Quá trình giảm phân tạo ra nhiều giao tử khác nhau. Đó là do các nhiễm sắc thể 

A.
tự nhân đôi trước khi giảm phân.
B.
đóng tháo xoắn có tính chu kỳ.
C.
tập trung về mặt phẳng xích đạo thành một hàng.
D.
phân ly độc lập, tổ hợp tự do.
Câu 33

Loại tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 

A.
hợp tử.
B.
tinh tử.
C.
tinh trùng.   
D.
trứng 
Câu 34

Biết hàm lượng ADN nhân trong một tế bào sinh tinh của thể lưỡng bội là x. Trong trường hợp phân chia bình thường, hàm lượng ADN nhân của tế bào này đang ở kì sau của giảm phân I là 

A.
0,5x 
B.
1x 
C.
4x 
D.
2x
Câu 35

Trong giảm phân, hoạt động nào dưới đây có thể làm cho cấu trúc của nhiễm sắc thể bị thay đổi? 

A.
Co xoắn. 
B.
Nhân đôi, co xoắn 
C.
Trao đổi chéo, tiếp hợp
D.
Tiếp hợp.
Câu 36

Vào kỳ giữa I của giảm phân và kỳ giữa của nguyên phân có hiện tượng giống nhau là 

A.
Thoi phân bào biến mất.
B.
Nhiễm sắc thể dãn xoắn.
C.
Màng nhân xuất hiện trở lại.
D.
Các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. 
Câu 37

Gà có 2n = 78. Vào kỳ trung gian, sau khi nhiễm sắc thể xảy ra tự nhân đôi ở pha S của kỳ trung gian, số nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào là 

A.
78 nhiễm sắc thể đơn. 
B.
78 nhiễm sắc thể kép. 
C.
156 nhiễm sắc thể kép. 
D.
156 nhiễm sắc thể đơn. 
Câu 38

Các nhiễm sắc thể tự nhân đôi ở pha nào sau đây của kỳ trung gian? 

A.
Pha G1 và pha G2. 
B.
Pha S. 
C.
Pha G2. 
D.
Pha G1. 
Câu 39

Trong một chu kỳ tế bào, thời gian dài nhất là của 

A.
kỳ đầu.
B.
kỳ giữa.
C.
kỳ trung gian.
D.
kỳ cuối.
Câu 40

Xét một cơ thể đực ở một loài động vật (có cặp NST giới tính là XY) giảm phân hình thành tối đa 768 loại giao tử.Biết rằng ở tất cả các tế bào đã xảy ra hiện tượng trao đổi chéo tại cặp nhiễm sắc thể số 1,2,3; Cặp nhiễm sắc thể giới tính không phân li trong giảm phân II.Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài này là.

A.
2n=10
B.
2n=12
C.
2n=8 
D.
2n=16
Câu 41

Số phân tử ADN trong một tế bào sinh tinh của ruồi giấm ở kì sau của giảm phân I là

A.
4
B.
2
C.
8
D.
16
Câu 42

Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:

-Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ 2 là abcde.

-Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik

Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế

A.
chuyển đoạn không tương hỗ
B.
phân li độc lập của các NST
C.
Trao đổi chéo
D.
Đảo đoạn
Câu 43

Một cơ thể đực mang cặp NST giới tính XY, trong quá trình giảm phân hình thành tinh trùng người ta phát hiện thấy một số ít tế bào rối loạn phân li NST ờ lần giảm phân I, nhóm tế bào khác rối loạn phân li NST ở lần giảm phân II. Cơ thể trên có thể cho ra tối đa bao nhiêu loại tinh trùng. Trong số những loại tinh trùng cho sau đây: X ; Y ; XX ; YY ; XY ; O. 

A.
4
B.
5
C.
6
D.
2
Câu 44

Một cơ thể có kiểu gen AaBbDd. Nếu trong quá trình giảm phân, có 4% số tế bào bị rối loạn phân li trong giảm phân I ở cặp gen Bb, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp NST khác phân li bình thường. Kết quả tạo ra giao tử đột biến với tỉ lệ: 

A.
8%.
B.
4%. 
C.
0,5%.
D.
11,75%.
Câu 45

Cà độc dược có 2n=24. một thể đột biến có một chiếc của nhiễm sắc thể số 1 bị mất một đoạn, một chiếc của nhiễm sắc thể số 5 bị đảo một đoạn, một chiếc của nhiễm sắc thể số 3 được lặp một đoạn, khi giảm phân nếu các cặp nhiễm sắc thể phân li bình thường không có trao đổi chéo thì giao tử bị đột biến có tỉ lệ:

A.
12,5%. 
B.
87,5%.
C.
75%.
D.
25% 
Câu 46

Một loài động vật có bộ NST 2n=12. Khi quan sát quá trình giảm phân của 2000 tế bào sinh tinh ở một cá thể, người ta thấy 20 tế bào có cặp NST số 1 không phân li trong giảm phân 1, các sự kiện khác trong giảm phân diễn ra bình thường; các tể bào còn lại giảm phân bình thường. Loại giao tử có 6 NST chiếm tỉ lệ

A.
99%
B.
49,5%
C.
40%
D.
80%
Câu 47

Ở ruồi giấm; 2n = 8. Một nhóm tế bào sinh tinh mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc 2 cặp tương đồng: số 2 và số 4. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lý thuyết, tổng tỉ lệ các loại giao tử có thể mang NST đột biến trong tổng số giao tử là:

A.
1/2
B.
1/8
C.
3/4
D.
1/4
Câu 48

Ở một cơ thể động vật lưỡng bội, một số tế bào có kiểu gen Aa BD/bd thường trong giảm phân tuy nhiên một số tế bào NST chứa hai locus B và D không phân ly ở kỳ sau giảm phân 2. Biết rằng không xuất hiện hiện tượng hoán vị, số loại giao tử tối đa có thể tạo ra từ cơ thể động vật nói trên là:

A.
4
B.
8
C.
10
D.
12
Câu 49

Xét bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài có 2n = 6, kí hiệu AaBbDd. Giảm phân diễn ra bình thường không có đột biến phát sinh, số kiểu giao tử con một tế bào sinh tinh thuộc loài trên là

A.
ABD, abd, Abd, abD, AbD, aBd, Abd, aBD.
B.
ABD, aBD hoặc Abd, AbD hoặc abD, aBd hoặc Abd, abd. 
C.
ABD, abd hoặc ABd, abD hoặc AbD, aBd hoặc Abd, aBD.
D.
ABD, abd, Abd, abD.
Câu 50

Một cặp NST tương đồng quy ước là Aa. Nếu cặp NST này không phân li ở kì sau của giảm phân II thì sẽ tạo ra các loại giao tử nào? 

A.
Aa, a. 
B.
Aa, O
C.
AA, Aa, A, a. 
D.
AA, O, aa.