THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 13
Thời gian làm bài: 23 phút
Mã đề: #1532
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Cảm ứng
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5392

Ôn tập trắc nghiệm Hướng động Sinh Học Lớp 11 Phần 3

Câu 1

Auxin hoạt động theo cơ chế nào mà khi đặt cây đang nảy mầm nằm ngang, thì thân cây Hướng đất âm?

A.
Auxin tập trung mặt trên của thân, kích thích tế bào ở đây sinh sản nhanh, làm cho thân hướng đất âm.
B.
Auxin tập trung mặt dưới của thân, ức chế không cho tế bào mặt này sinh sản, làm cho thân hướng đất âm.
C.
Auxin tập trung mặt trên của thân, ức chế lớp tế bào ở đây không cho chúng sinh sản, làm cho thân hướng đất âm.
D.
Auxin tập trung măt dưới của thân, kích thích tế bào mặt dưới sinh sản nhanh, làm thân uốn cong lên phía trên.
Câu 2

Auxin có tác động gì đến thân và rễ cây?

A.
Auxin làm tế bào giãn dài và không phân chia
B.
Auxin làm tế bào lâu già.
C.
Auxin kích thích tế bào lớn lên và kích thích tốc độ phân chia nhanh của tế bào.
D.
Cả A, B và C.
Câu 3

Nội dung nào sau đây đúng ?

1. Hướng động âm là cử động sinh trưởng của cây theo hướng xuống đất

2. Hướng động dương là khả năng vận động theo chiều thuận của cây trước tác nhân kích thích.

3. Hướng động âm là khả năng vận động theo chiều nghịch của cây trước các tác nhân kích thích

4. Hướng động dương là cử động sinh trưởng của thân cây vươn về phía tác nhân kích thích.

A.
1,2,3
B.
2,3
C.
1,2,3,4
D.
2,3,4
Câu 4

Hướng động là:

A.
Vận động của rễ hướng về lòng đất.
B.
Hướng mà cây sẽ cử động vươn đến.
C.
Cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng.
D.
Vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường.
Câu 5

Trồng cây trong một hộp kín có khoét một lỗ tròn. Sau thời gian ngọn cây mọc vươn về phía ánh sáng. Đây là thí nghiệm chứng minh loại hướng động nào?

A.
Hướng sáng âm.
B.
Hướng sáng dương.
C.
Hướng sáng và hướng gió.
D.
Hướng sáng.
Câu 6

Dưới tác dụng ánh sáng, auxin phân bố như thế nào để thân cây hướng sáng dương?

A.
Phân bố ít ở phía ít được chiếu sáng.
B.
Phân bố đều quanh thân cây.
C.
Phân bố trên ngọn nhiều, giữa vừa, gốc ít.
D.
Phân bố nhiều ở phía ít ánh sáng, phân bố ít ở nơi được chiếu sáng.
Câu 7

Auxin hoạt động như thế nào mà khi đặt cây nằm ngang thì rễ cây hướng đất dương?

A.
Auxin tập trung ở mặt trên, ức chế các tế bào mặt trên sinh sản, làm rễ hướng đất.
B.
Auxin tập trung ở mặt trên, kích thích tế bào phân chia và lớn lên làm rễ uốn cong hướng tới đất.
C.
Do tác động của trọng lực, auxin buộc rễ cây phải hướng đất.
D.
Auxin có khối lượng rất nặng, chìm xuống mặt dưới của rễ, kích thích tế bào phân chia mạnh, làm rễ hướng xuống đất.
Câu 8

Tác động nào của auxin dẫn đến kết quả hướng động của thân và rễ cây?

1. Kích thích sự sinh trưởng giãn của tế bào theo chiều ngang làm tế bào phình to.

2. Tăng cường độ tổng hợp prôtêin của tế bào.

3. Tăng tốc độ phân chia của tế bào.

4. Làm tế bào lâu già.

A.
1, 3.
B.
1, 2, 4.
C.
3.
D.
3, 4.
Câu 9

Tính hướng đất âm của thân và hướng đất dương của rễ được sự chi phối chủ yếu của nhân tố nào sau đây?

A.
Kích tố sinh trưởng xitôkinin.
B.
Chất kìm hãm sinh trưởng êtilen.
C.
Kích tố sinh trưởng auxin.
D.
Kích tố sinh trưởng gibêrêlin.
Câu 10

Hai kiểu hướng động chính là

A.
hướng động dương (sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (sinh trưởng về trọng lực).
B.
hướng động dương (sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).
C.
hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (sinh trưởng tranh xa nguồn kích thích).
D.
hướng động dương (sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (sinh trưởng hướng tới đất).
Câu 11

Hướng động là

A.
vận động của rễ hướng về lòng đất.
B.
hướng mà cây sẽ cử động vươn đến.
C.
cử động sinh trưởng cây về phía có ánh sáng.
D.
vận động sinh trưởng của cây trước tác nhân kích thích của môi trường.
Câu 12

Đặc điểm cảm ứng ở thực vật là xảy ra

A.
nhanh, dễ nhận thấy.
B.
chậm, khó nhận thấy.
C.
nhanh, khó nhận thấy.
D.
chậm, dễ nhận thấy.
Câu 13

Cảm ứng ở thực vật là

A.
phản ứng vận động của các cơ quan thực vật đối với kích thích.
B.
phản ứng sinh trưởng của các cơ quan thực vật đối với kích thích.
C.
phản ứng vươn tới các cơ quan thực vật đối với kích thích.
D.
phản ứng tránh xa của các cơ quan thực vật đối với kích thích.