THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1547
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 638

Ôn tập trắc nghiệm Hô hấp tế bào Sinh Học Lớp 10 Phần 4

Câu 1

Ở tế bào nhân thực, hoạt động hô hấp xảy ra ở

A.
ti thể
B.
ribôxôm
C.
bộ máy Gôngi
D.
không bào
Câu 2

Hô hấp hiếu khí được diễn ra trong

A.
Lizôxôm.
B.
Ti thể.
C.
Lạp thể.
D.
Lưới nội chất.
Câu 3

Điều nào sau đây không phải là đặc điểm của hô hấp hiếu khí?

A.
Chất nhận Electron cuối cùng là ôxi phân tử.
B.
Glucôzơ được ôxi hoá hoàn toàn thành sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.
C.
Cho lượng ATP lớn nhất (38 ATP).
D.
ATP được tạo thành chỉ nhờ phôtphorin hoá ôxi hoá.
Câu 4

Chất nhận êlectron cuối cùng của chuỗi chuyền êlectron trong sự Phôtphorin hoá ôxi hoá là:

A.
Ôxi.
B.
Piruvat.
C.
Nước.
D.
ADP.
Câu 5

Ở tế bào sinh vật nhân thực, nơi xảy ra của giai đoạn đường phân, chu trình Crep, chuỗi chuyền electrôn lần lượt là

A.
bào tương → chất nền ti thể → màng trong ti thể.
B.
chất nền ti thể → bào tương → màng trong ti thể.
C.
màng trong ti thể → bào tương → chất nền ti thể.
D.
bào tương → màng trong ti thể → bàọ tương.
Câu 6

Hô hấp của tế bào là quá trình

A.
dị hoá, chuyển năng lượng trong các, chất hữu cơ thành năng lượng trong ATP.
B.
đồng hoá, chuyển năng lượng trong eác chất vô cơ thành năng lượng trong glucôzơ.
C.
đồng hoá, chuyển năng lượng ánh sáng mặt trời thành hoá năng ATP.
D.
dị hoá, chuyển năng lượng trong các chất vô cơ thành, năng lượng trong ATP.
Câu 7

Trong quá trình hô hấp hiếu khí của tế bào, CO2 được giải phóng ở giai đoạn

A.
chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
B.
đường phân.
C.
biến đổi axit piruvic và chu trình Crep.
D.
đường phân và chu trình Crep.
Câu 8

Giai đoạn đường phân trong hô hấp tế bào không sử dụng chất nào sau đây?

A.
Glucôzơ.
B.
ADP, ATP.
C.
NAD+
D.
Ôxi phân tử.
Câu 9

Các giai đoạn hô hấp tế bào diễn ra theo thứ tự

A.
Đường phân → Chu trình Crep → Chuỗi chuyền êlectron.
B.
Chu trình Crep → Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron.
C.
Chuỗi chuyền êlectron → Đường phân → Chu trình Crep.
D.
Đường phân → Chuỗi chuyền êlectron → Chu trình Crep.
Câu 10

Một phân tử glucôzơ đi vào đường phân khi không có mặt của O2 sẽ thu được

A.
38 ATP
B.
2 ATP
C.
4 ATP
D.
6 ATP
Câu 11

Chu trình Crep đã tạo ra

A.
6NADH, FADH2, 6CO2.
B.
6NADH, 2FADH2, 2ATP, 4CO2.
C.
4NADH, 2FADH2, 4CO2.
D.
4NADPH2, FADH2, 6CO2.
Câu 12

Để phân giải hoàn toàn 1 phân tử glucôzơ, quá trình hô hấp tế bào đã sử dụng bao nhiêu kcal cho việc tổng hợp ATP, biết rằng tổng hợp 1 phân tử ATP cần 9 kcal?

A.
342 kcal.
B.
324 kcal.
C.
360 kcal.
D.
378 kcal.
Câu 13

Chuỗi chuyền êlectron tạo ra bao nhiêu phân tử ATP

A.
30
B.
32
C.
34
D.
38
Câu 14

Nhận định nào sau đây không đúng về axit piruvic

A.
Gồm 3 nguyên tử cacbon trong phân tử.
B.
Trong điều kiện kị khí nó có thể bị khử thành axit lactic hoặc êtanol.
C.
Được tạo thành trong quá trình đường phân, đi vào chu trình Crep.
D.
Trong chu trình Crep, axit piruvic trực tiếp bị ôxi hoá thành CO2 và giải phóng năng lượng.
Câu 15

Sự chuyền êlectron trong chuỗi hô hấp để tạo ATP được thực hiện như thế nào?

A.
Vận chuyển êlectron từ màng trong vào cơ chất.
B.
Vận chuyển H+ từ phía này sang phía kia của màng.
C.
Vận chuyển nguyên tử hiđrô từ NADH đến NADP.
D.
Vận chuyển H+ từ màng trong vào cơ chất
Câu 16

Nhận định nào sau đây không đúng về giai đoạn đường phân

A.
Là con đường chuyển hoá 1 phân tử glucôzơ thành 2 phân tử axit piruvic.
B.
Tất cả các loại enzim của giai đoạn đường phân đều có trong tế bào chất của tế bào.
C.
Ở tế bào nhân thực, đường phân diễn ra trong ti thể.
D.
Tổng hợp được 4 phân tử ATP.
Câu 17

Trong hô hấp tế bào, giai đoạn nào tạo được nhiều ATP nhất

A.
Đường phân.
B.
Chu trình Crep.
C.
Chuỗi chuyền êlectron.
D.
Cả 3 giai đoạn đều tạo ra số phân tử ATP như nhau.
Câu 18

Các quá trình biến đổi nào dưới đây là quá trình đồng hóa?

(1) ADP + P vô cơ → ATP

(2) saccarozo → glucozo + fructozo

(3) acid amin → chuỗi polipeptid → phân tử protein

(4) tinh bột → mantozo → glucozo

A.
(1), (3), (4).
B.
(1), (3).
C.
chỉ (1).
D.
(2), (4).
Câu 19

Điều nào sau đây là đúng với quá trình đường phân?

A.
Bắt đầu ôxi hóa glucôzơ.
B.
Hình thành một ít ATP, có hình thành NADH.
C.
Chia glucôzơ thành 2 axit pyruvic.
D.
Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 20

Hô hấp tế bào là

A.
quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng trong tế bào.
B.
quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu vô cơ thành năng lượng trong tế bào.
C.
quá trình tổng hợp vật chất hữu cơ trong tế bào.
D.
quá trình chuyển hóa vật chất hữu cơ ngoài tế bào thành năng lượng trong tế bào.
Câu 21

Trong cơ thể người, tế bào nào có nhiều ti thể nhất?

A.
Hồng cầu.
B.
Cơ tim.
C.
Biểu bì.
D.
Xương.
Câu 22

Ở sinh vật nhân sơ không có ti thể thì hô hấp tế bào diễn ra ở đâu?

A.
ở tế bào chất và màng sinh chất.
B.
ở tế bào chất và màng nhân.
C.
ở tế bào chất và nhân tế bào.
D.
ở nhân tế bào và màng sinh chất.
Câu 23

Giai đoạn nào trong những giai đoạn sau trực tiếp sử dụng O2?

A.
Đường phân.
B.
Chu trình Crep.
C.
Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep.
D.
Chuỗi chuyền êlectron hô hấp.
Câu 24

ATP không được giải phóng ồ ạt mà từ từ qua các giai đoạn nhằm:

A.
thu được nhiều năng lượng hơn.
B.
tránh lãng phí năng lượng.
C.
tránh đốt cháy tế bào.
D.
thu được nhiều CO2 hơn.
Câu 25

Sau giai đoạn đường phân, axit piruvic được chuyển hóa thành axêtyl – CoA và được phân giải tiếp ở:

A.
màng ngoài của ti thể
B.
trong chất nền của ti thể
C.
trong bộ máy Gôngi 
D.
trong các ribôxôm
Câu 26

Hô hấp tế bào được chia làm mấy giai đoạn?

A.
2 giai đoạn
B.
3 giai đoạn
C.
4 giai đoạn
D.
5 giai đoạn
Câu 27

Sự hô hấp nội bào được thực hiện nhờ:

A.
sự có mặt của các nguyên tử hyđrô.
B.
sự có mặt của các phân tử CO2.
C.
vai trò xúc tác của các enzim hô hấp.
D.
vai trò của các phân tử ATP.
Câu 28

Cho những nhận định sau:

(1) Không nên tưới nước cho cây khi trời nắng to.

(2) Phần lớn ATP được hình thành trong hô hấp là từ chu trình Crep.

(3) Các nguyên tử ôxi được sử dụng để tạo nước ở cuối chuỗi phôtphorin hóa được lấy từ cacbonic.

(4) Khi chu trình Crep ngừng hoạt động thì cây bị ngộ độc bởi amôniăc.

Những nhận định đúng là:

A.
(1), (2) 
B.
(1), (3) 
C.
(1), (4) 
D.
(1), (3), (4)
Câu 29

Cơ sở khoa học của các biện pháp bảo quản nông sản là gì?

A.
Tăng nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
B.
Giảm nhẹ cường độ hô hấp tế bào.
C.
Tăng cường độ hô hấp tế bào tới mức tối đa.
D.
Giảm cường độ hô hấp tế bào tới mức tối thiểu.
Câu 30

Giai đoạn nào sinh ra nhiều ATP nhất?

A.
Đường phân
B.
Chuỗi chuyền êlectron hô hấp
C.
Chu trình Crep
D.
Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep
Câu 31

Quá trình hô hấp tế bào gồm các giai đoạn sau:

(1) Đường phân

(2) Chuỗi truyền êlectron hô hấp

(3) Chu trình Crep

(4) Giai đoạn trung gian giữa đường phân và chu trình Crep

Trật tự đúng các giai đoạn của quá trình hô hấp tế bào là:

A.
(1) → (2) → (3) → (4)
B.
(1) → (3) → (2) → (4)
C.
(1) → (4) → (3) → (2)
D.
(1) → (4) → (2) → (3)
Câu 32

Trong quá trình hô hấp tế bào, năng lượng tạo ra ở giai đoạn đường phân bao gồm:

A.
1 ATP, 2 NADH
B.
2 ATP, 2 NADH
C.
3 ATP, 2 NADH
D.
2 ATP, 1 NADH
Câu 33

Tốc độ của quá trình hô hấp phụ thuộc vào:

A.
hàm lượng ôxi trong tế bào.
B.
tỉ lệ giữa CO2/O2.
C.
nồng độ cơ chất.
D.
nhu cầu năng lượng của tế bào.
Câu 34

Hô hấp hiếu khí được diễn ra trong bào quan nào?

A.
Lizôxôm
B.
Ti thể
C.
Lạp thể
D.
Lưới nội chất
Câu 35

Chất hữu cơ trực tiếp đi vào chu trình Crep là:

A.
axit piruvic 
B.
axêtyl – CoA
C.
axit axêtic  
D.
glucôzơ
Câu 36

Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm:

A.
ôxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt).
B.
nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt).
C.
nước, khí cacbonic và đường.
D.
khí cacbonic, nước và năng lượng (ATP + nhiệt).
Câu 37

Điều nào sau đây là đúng với quá trình đường phân?

A.
Bắt đầu ôxi hóa glucôzơ.
B.
Hình thành một ít ATP, có hình thành NADH.
C.
Chia glucôzơ thành 2 axit pyruvic.
D.
Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 38

Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng:

A.
thủy phân
B.
ôxi hóa khử
C.
tổng hợp
D.
phân giải
Câu 39

Hô hấp tế bào là gì?

A.
Quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu hữu cơ thành năng lượng trong tế bào.
B.
Quá trình chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu vô cơ thành năng lượng trong tế bào.
C.
Quá trình tổng hợp vật chất hữu cơ trong tế bào.
D.
Quá trình chuyển hóa vật chất hữu cơ ngoài tế bào thành năng lượng trong tế bào.
Câu 40

Khi nói đến quá trình lên men ở vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Có sự tham gia ôxi phân tử.

II. Chất nhận electron cuối cùng là phân tử hữu cơ

III. Vị trí chuỗi chuyền electron là ở màng sinh chất.

IV. Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 41

Khi nói đến giai đoạn đường phân trong hô hấp tế bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Thực hiện ôxy hoá glucôzơ.

II. Hình thành một ít ATP, có hình thành NADH.

III. Chia glucôzơ thành 2 axít pyruvíc.

IV. Diễn ra ở màng trong của ti thể.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 42

Khi nói đến quá trình hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

  1. Màng sinh chất là nơi xảy ra chỗi chuyền electron.
  2. Sản phẩm cuối cùng là các hợp chất hữu cơ.
  3. Năng lượng giải phóng từ quá trình phân giải 1 phân tử glocozo là 25 ATP.
  4. Quá trình này không có tham gia oxi.
A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 43

Sự trao đổi khí ở động vật diễn ra theo cơ chế khuếch tán không cần năng lượng. Tuy nhiên quá trình hô hấp vẫn tiêu tốn một lượng năng lượng khá lớn của cơ thể. số kết luận đúng để giải thể quá trình này?

I. Sự vận chuyển khí O2 và CO2 phải gắn vào chất mang.

II. Sự bay hơi nước qua bề mặt hô hấp làm mất nhiệt.

III. Sự thông khí phụ thuộc vào hoạt động của các cơ hô hấp.

IV. Sự vận chuyển khí O2 và CO2 nhờ liên kết với hồng cầu.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 44

Đồng hoá là gì?

 

A.
Tập hợp tất cả các phản ứng sinh hoá xảy ra bên trong tế bào.
B.
Tập hợp một chuỗi các phản ứng kế tiếp nhau.
C.
Tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn giản.
D.
Phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn giản.
Câu 45

Vì sao nói ATP là một phân tử quan trọng trong trao đổi chất của tế bào?

A.
Nó có các liên kết phốtphát cao năng dễ bị phá vỡ để giải phóng năng lượng.
B.
Các liên kết phốtphát cao năng dễ hình thành nhưng không dễ phá huỷ.
C.
Nó dễ dàng thu được từ môi trường ngoài cơ thể.
D.
Nó vô cùng bền vững và mang nhiều năng lượng.
Câu 46

Việc muối chua rau, quả là lợi dụng hoạt động của nhóm vi sinh vật nào?

A.
 Nấm men.
B.
Vi khuẩn etylic.
C.
Vi khuẩn E.coli.
D.
Vi khuẩn lactic.
Câu 47

ATP được cấu tạo từ 3 thành phần là

A.
Bazơ nitơ adenozin, đường ribozơ, 2 nhóm photphat.
B.
Bazơ nitơ adenozin, đường deoxiribozơ, 3 nhóm photphat.
C.
Bazơ nitơ adenin, đường ribozơ, 3 nhóm photphat.
D.
Bazơ nitơ adenin, đường deoxiribozơ, 1 nhóm photphat.
Câu 48

Năng lượng trong tế bào thường tồn tại tiềm ẩn và chủ yếu ở dạng

A.
quang năng.
B.
hóa năng.
C.
nhiệt năng.
D.
cơ năng.
Câu 49

Trong mỗi phân tử ATP có bao nhiêu liên kết cao năng?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 50

“Đồng tiền năng lượng của tế bào” là tên gọi ưu ái dành cho hợp chất cao năng nào?

A.
NADPH.
B.
ADP.
C.
ATP.
D.
FADH2.