THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Vật lý
Số câu hỏi: 37
Thời gian làm bài: 66 phút
Mã đề: #1577
Lĩnh vực: Vật lý
Nhóm: Vật lý 10 - Cân bằng và chuyển động của vật rắn
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2849

Ôn tập trắc nghiệm Ngẫu lực Vật Lý Lớp 10 Phần 1

Câu 1

Chọn câu Đúng: 

A.
Mô men của ngẫu lực bằng tổng số mô men của từng lực hợp thành ngẫu lực đó
B.
 Ngẫu lực gồm nhiều lực tác dụng lên vật.
C.
Mô men của ngẫu lực bằng tổng véc tơ của các lực nhân với cánh tay đòn của ngẫu lực đó
D.
Mô men của ngẫu lực bằng tổng đại số mô men của từng lực hợp thành ngẫu lực đối với trục quay bất kỳ vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.
Câu 2

Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = F= 1 N.Thanh quay đi một góc α = 30o . Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B. Momen của ngẫu lực.

A.
39 (N.m).
B.
3,9 (N.m).
C.
0,39 (N.m).
D.
0,039 (N.m).
Câu 3

Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = FB = 1 N (Hình 22.6a). Momen của ngẫu lực.

A.
45 (N.m).
B.
4,5 (N.m).
C.
0,45 (N.m).
D.
0,045 (N.m).
Câu 4

Một ngẫu lực gồm hai vecto lực F1 và F2 có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là

A.
(F– F2).d.
B.
 2Fd.
C.
Fd.
D.
Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.
Câu 5

Một vật rắn phẳng, mỏng, có dạng là một tam giác đều ABC, mỗi cạnh là a = 10cm. Người ta tác dụng vào một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Biết các lực vuông góc với cạnh AC có độ lớn 10N và đặt vào hai đỉnh A và B. Tính momen của ngẫu lực

A.
0,5 N.m
B.
1,0 N.m
C.
1,5N.m
D.
2,0 N.m
Câu 6

Trường hợp nào sau đây không xuất hiện ngẫu lực tác dụng lên vật ?

A.
dùng tay vặn vòi nước
B.
 dùng dây kéo gạch lên cao
C.
dùng tua vít để vặn đinh ốc
D.
chỉnh tay lái khi xe sắp qua đoạn đường ngoặt
Câu 7

Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật đó sẽ quay quanh một trục

A.
nằm trong mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực
B.
đi qua trọng tâm của vật và vuông góc với mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực
C.
đi qua trọng tâm của vật và song song với hai giá của ngẫu lực
D.
không đi qua trọng tâm
Câu 8

Phát biểu nào sau đây đúng ?

A.
hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều được gọi là ngẫu lực
B.
 hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực
C.
hai lực tác dụng vào vật có giá song song, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực
D.
hai lực tác dụng vào vật có giá song song, ngược chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực
Câu 9

Một ngẫu lực \( (\overrightarrow F ;\overrightarrow {F'} )\) tác dụng vào một thanh cứng như hình .Momen của ngẫu lực tác dụng vào thanh đối với trục O là bao nhiêu ?

A.
(Fx + Fd).            
B.
(Fd – Fx).
C.
(Fx – Fd).            
D.
Fd.
Câu 10

Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = FB = 1 N. Thanh quay đi một góc α = 30°. Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B (Hình vẽ). Tính momen của ngẫu lực.

A.
0,09 N.m.
B.
0,9 N.m.
C.
0,039 N.m.
D.
0,39 N.m.
Câu 11

Một ngẫu lực gồm hai lực và có F= F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là

A.
(F1 – F2).d
B.
2Fd
C.
Fd
D.
Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.
Câu 12

 Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của một ngẫu lực thì vật sẽ như thế nào?

A.
chuyển động tịnh tiến
B.
vừa quay, vừa tịnh tiến.
C.
chuyển động quay
D.
nằm cân bằng.
Câu 13

Một vật đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc không đổi. Nếu bỗng nhiên tất cả mômen lực tác dụng lên vật mất đi thì

A.
Vật quay chậm dần rồi dừng lại.
B.
Vật quay nhanh dần đều.
C.
Vật lập tức dừng lại.
D.
Vật tiếp tục quay đều.
Câu 14

Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Momen của ngẫu lực có độ lớn bằng

A.
M = 0,6 N.m
B.
M = 600 N.m.
C.
M = 6 N.m.
D.
M = 60 N.m.
Câu 15

Nhận xét nào sau đây về ngẫu lực không đúng?

A.
Momen ngẫu lực phụ thuộc khoảng cách giữa hai giá của hai lực.
B.
Có thể xác định hợp lực của ngẫu lực theo quy tắc hợp lực song song ngược chiều
C.
Nếu vật không có trục qua cố định, ngẫu lực làm nó quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực
D.
Momen ngẫu lực không phụ thuộc vị trí trục quay, miễn là trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.
Câu 16

Một vật rắn phẳng mỏng dạng một tam giác đều ABC, canh a = 20 cm. Người ta tác dụng một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Các lực này có độ lớn 8 N và đặt vào hai đỉnh A và C và song song với BC. Momen của ngẫu lực có giá trị là

A.
13,8 N.m.
B.
1,38 N.m.
C.
1,38.10-2 N.m.
D.
1,38.10-3 N.m.
Câu 17

Hệ lực nào trong hình 22.3 sau đây là ngẫu lực?

A.
Hình A
B.
Hình B
C.
Hình C
D.
Hình D
Câu 18

Ba cái thước đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang chịu tác dụng của hai lực có độ lớn bằng nhau và đều vuông góc với thước được mô tả như hình 22.2. G là trọng tâm của thước. Thước có trọng tâm không chuyển động tịnh tiến là

A.
1
B.
2
C.
3
D.
2;3
Câu 19

Ba cái thước đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang chịu tác dụng của hai lực có độ lớn bằng nhau và đều vuông góc với thước được mô tả như hình 22.2. G là trọng tâm của thước. Thước có trọng tâm không chuyển động tịnh tiến là

A.
1
B.
2
C.
3
D.
2;3
Câu 20

Một vật rắn chịu tác dụng đồng thời hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) có cùng độ lớn, giá song song nhưng ngược chiều. Câu nào sau đây là đúng cho tình trạng này?

A.
Vật không chuyển động tịnh tiến, nhưng thực hiện chuyển động quay.
B.
Vật chuyển động tịnh tiến, nhưng không thực hiện chuyển động quay.
C.
Vật không chuyển động tịnh tiến cũng không thực hiện chuyển động quay.
D.
Vật vừa chuyển động tịnh tiến, vừa thực hiện chuyển động quay.
Câu 21

Nhận xét nào sau đây về ngẫu lực là không chính xác?

A.
 Hợp lực của ngẫu lực tuân theo quy tắc tổng hợp hai lực song song, ngược chiều.
B.
Ngẫu lực là hệ gồm hai lực song song, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau.
C.
Momen của ngầu lực tính theo công thức : M = F.d (trong đó d là cánh tay đòn của ngẫu lực)
D.
Nếu vật không có trục quay cố định chịu tác dụng của ngẫu lực thì nó sẽ quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực.
Câu 22

Vòi vặn nước có hai tai vặn. Tác dụng của các tai này là gì?

A.
Tăng độ bền của đai ốc
B.
Tăng mômen của ngẫu lực
C.
Tăng mômen lực
D.
 Đảm bảo mỹ thuật
Câu 23

Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Momen của ngẫu lực là:

A.
M = 0,6(Nm).
B.
M = 600(Nm).
C.
M = 6(Nm).
D.
M = 60(Nm).
Câu 24

Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen của ngẫu lực là

A.
 100 N.m
B.
 2 N.m
C.
0,5 N.m
D.
1 N.m
Câu 25

Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 40 N. Biết momen của ngẫu lực bằng 12 N.m. Cánh tay đòn của ngẫu lực là

A.
30 cm
B.
3 cm
C.
3 m
D.
0,3 mm
Câu 26

Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 30 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 30 cm. Mômen của ngẫu lực là

A.
900 N.m
B.
90 N.m
C.
 9 N.m
D.
0,9 N.m
Câu 27

Ngẫu lực là hệ hai lực

A.
song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một lực
B.
song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật
C.
song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật
D.
song song, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật
Câu 28

Đơn vị của momen ngẫu lực là gì?

A.
N
B.
N.m
C.
J
D.
W
Câu 29

Một vật không có trục quay cố định khi chịu tác dụng của ngẫu lực sẽ

A.
cân bằng
B.
vừa quay, vừa tịnh tiến
C.
chuyển động quay
D.
chuyển động tịnh tiến
Câu 30

Chọn phát biểu đúng.

Vật rắn không có trục quay cố định, chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì trọng tâm của vật

A.
đứng yên. 
B.
chuyển động dọc trục.
C.
chuyển động quay.      
D.
chuyển động lắc.
Câu 31

Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc w = 6,28 rad/s( Bỏ qua ma sát). Nếu mômen lực tác dụng lên nó mất đi thì:

A.
vật dừng lại ngay.      
B.
vật đổi chiều quay.
C.
vật quay đều với tốc độ góc w = 6,28 rad/s.                  
D.
vật quay chậm dần rồi dừng lại.
Câu 32

Mômen của ngẫu lực được tính theo công thức.

A.
M = Fd.    
B.
M = F.d/2. 
C.
M = F/2.d.       
D.
M = F/d
Câu 33

Chọn đáp án đúng.

A.
Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
B.
Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
C.
Ngẫu lực là hệ hai lực song song, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
D.
Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và  tác dụng vào hai vật.
Câu 34

Mức quán tính của một vật quay quanh một trục  phụ thuộc vào

A.
 khối lượng và sự phân bố khối lượng đối với trục quay.    
B.
hình dạng và kích thước của vật
C.
tốc độ góc của vật.    
D.
 vị trí của trục quay.
Câu 35

Một nghệ sĩ trượt băng nghệ thuật đang thực hiện động tác quay tại chỗ trên sân băng (quay xung quanh một trục thẳng đứng từ chân đến đầu) với hai tay đang dang theo phương ngang. Người này thực hiện nhanh động tác thu tay lại dọc theo thân người thì 

A.
momen quán tính của người tăng, tốc độ góc trong chuyển động quay của người giảm. 
B.
momen quán tính của người giảm, tốc độ góc trong chuyển động quay của người tăng.
C.
 momen quán tính của người tăng, tốc độ góc trong chuyển động quay của người tăng. 
D.
 momen quán tính của người giảm, tốc độ góc trong chuyển động quay của người giảm.
Câu 36

Hai đĩa tròn có momen quán tính I1I­2 đang quay đồng trục và ngược chiều với tốc độ góc ω1ω2 (hình bên). Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Sau đó cho hai đĩa dính vào nhau thì hệ hai đĩa quay với tốc độ góc ω xác định bằng công thức:

A.
\(\omega = \frac{{{I_1}{\omega _1} + {I_2}{\omega _2}}}{{{I_1} + {I_2}}}\)
B.
\(\omega  = \left| {\frac{{{I_1}{\omega _1} - {I_2}{\omega _2}}}{{{I_1} + {I_2}}}} \right|\)
C.
\(\omega = \frac{{{I_1}{\omega _2} + {I_2}{\omega _1}}}{{{I_1} + {I_2}}}\)
D.
\(\omega = \frac{{{I_1}{\omega _2} - {I_2}{\omega _1}}}{{{I_1} + {I_2}}}\)
Câu 37

Hai đĩa tròn có momen quán tính I1I­2 đang quay đồng trục và cùng chiều với tốc độ góc ω1ω2 (hình bên). Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Sau đó cho hai đĩa dính vào nhau thì hệ hai đĩa quay với tốc độ góc ω xác định bằng công thức:

A.
\(\omega  = \frac{{{I_1}{\omega _1} + {I_2}{\omega _2}}}{{{I_1} + {I_2}}}\)
B.
\(\omega = \frac{{{I_1}{\omega _1} - {I_2}{\omega _2}}}{{{I_1} + {I_2}}}\)
C.
\(\omega = \frac{{{I_1} + {I_2}}}{{{I_1}{\omega _1} + {I_2}{\omega _2}}}\)
D.
\(\omega = \frac{{{I_1}{\omega _2} + {I_2}{\omega _1}}}{{{I_1} + {I_2}}}\)