THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1605
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Phân bào
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3022

Ôn tập trắc nghiệm Chu kì tế bào Sinh Học Lớp 10 Phần 1

Câu 1

Đặc điểm của pha s của gian kỳ là

A.
chuẩn bị nguyên liệu cho ADN, NST nhân đôi
B.
nhân đôi của ADN, NST
C.
"sửa chữa" sau nhân đổi
D.
"nghỉ" trước khi vào phân bào
Câu 2

Khi quan sát quá trình phân bào bình thường ở một tế bào sinh dưỡng (tế bào A) của một loài dưới kính hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới.

Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng?

(1) Tế bào A đang ở kì đầu của quá trình nguyên phân.

(2) Tế bào A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4.

(3) Tế bào A khi kết thúc quá trình phân bào tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n = 2.

(4) Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 8.

(5) Tế bào A là tế bào của một loài thực vật bậc cao.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 3

Khi quan sát quá trình phân bào bình thường ở một tế bào (tế bào A) của một loài dưới kinh hiển vi, người ta bắt gặp hiện tượng được mô tả ở hình bên dưới. Có bao nhiêu kết luận sau đây là không đúng?

(1) Tế bào Ađang ở kì giữa của quá trình nguyên phân.

(2) Tế bào A có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4

3) Mỗi gen trên NST 1 của tế bào Atrong giai đoạn này đều có 2 alen.

(4) Tế bào A khi kết thúc quá trình phân bào tạo ra các tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n = 2.

(5) Số tâm động trong tế bào A ở giai đoạn này là 4.

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 4

Quan sát sơ đồ mô tả sự lớn lên của tế bào, có bao nhiêu phát biểu đúng:

1. Tế bào non có kích thước nhỏ
2. Không bào của tế bào non nhỏ, nhiều
3. Tế bào trưởng thành lớn, số lượng không bào nhiều
4. Tế bào trưởng thành lớn, không bào chứa đầy dịch tế bào
5. Trong quá trình lớn lên, vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào không thay đổi kích thước, số lượng

A.
2 phát biểu đúng
B.
3 phát biểu đúng
C.
4 phát biểu đúng
D.
5 phát biểu đúng
Câu 5

Phát biểu nào mô tả sự lớn lên của tế bào?
1. Tế bào non có kích thước nhỏ, sau đó to dần lên đến kích thước nhất định thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất
2. Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào lớn lên, không bào của tế bào non nhỏ, nhiều, không bào của tế bào trưởng thành lớn, chứa đầy dịch tế bào
3. Đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con
4. Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia. Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển

A.
1 và 2
B.
1 và 3
C.
2 và 3
D.
2 và 4
Câu 6

Phát biểu nào mô tả diễn biến của quá trình phân chia tế bào?

A.
Tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình trao đổi chất
B.
Vách tế bào, màng sinh chất, chất tế bào lớn lên, không bào của tế bào non nhỏ, nhiều, không bào của tế bào trưởng thành lớn, chứa đầy dịch tế bào
C.
Đầu tiên hình thành 2 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con
D.
Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia. Tế bào phân chia và lớn lên giúp cây sinh trưởng và phát triển
Câu 7

Hãy chọn những phát biểu đúng:
1. Một tế bào được sinh ra rồi lớn lên đến một kích thước nhất định sẽ phân chia thành 2 tế bào con, đó gọi là sự phân bào
2. Quá trình phân bào: đầu tiên hình thành 1 nhân, sau đó chất tế bào phân chia, vách tế bào hình thành ngăn đôi tế bào cũ thành 2 tế bào con.
3. Các tế bào ở mô phân sinh có khả năng phân chia
4. Tế bào non có kích thước nhỏ, lớn dần thành tế bào trưởng thành nhờ quá trình phân chia tế bào

A.
1 và 2
B.
1 và 3
C.
1 và 4
D.
2 và 4
Câu 8

Đây là các diễn biến của sự phân chia tế bào:
1. Hình thành vách ngăn giữa các tế bào con
2. Phân chia nhân
3. Phân chia chất tế bào
Hãy sắp xếp các diễn biến theo đúng trình tự của quá trình phân bào?

A.
3 - 1 - 2
B.
2 - 3 - 1
C.
1 - 2 - 3
D.
3 - 2 – 1
Câu 9

Ở sinh vật nhân thực, thông tin trên ADN được di truyền từ tế bào bày sang tế bào khác nhờ:

A.
Sự dịch mã ra protein.
B.
Quá trình phiên mã ra ARN.
C.
ADN không thể được di truyền từ tế bào này sang tế bào khác.
D.
Sự nhân đôi ADN trong quá trình phân bào.
Câu 10

Một quần thể vi khuẩn có số lượng ban đầu là 500, sau 2 giờ đồng hồ, số lượng tế bào trong quần thể đạt 4000 tế bào. Thời gian thế hệ của quần thể là:

A.
20 phút
B.
30 phút
C.
40 phút
D.
1 giờ
Câu 11

Trong 1 quần thể vi sinh vật, ban đầu có 104 tế bào. Thời gian 1 thế hệ là 20 phút quá trình sinh trưởng không qua pha tiềm phát, số tế bào trong quần thể sau 2 giờ là bao nhiêu?

A.
104.23
B.
104.24
C.
104.25
D.
104.26
Câu 12

Một quần thể vi sinh vật ban đầu có 102 tế bào. Thời gian thế hệ của quần thể đó là 20 phút. Tính số tế bào vi sinh vật trong quần thể đó sau 2 giờ?

A.
2568
B.
6528
C.
5628
D.
8652
Câu 13

Thời gian của pha G1 phụ thuộc chủ yếu vào:

A.
Lượng thức ăn cơ thể hấp thụ.
B.
Độc lập, không phụ vào yếu tố nào.
C.
Chức năng sinh lí của tế bào.
D.
Nhu cầu của tế bào.
Câu 14

Bệnh ung thư là một ví dụ về

A.
Sự điều khiển chặt chẽ chu kì tế bào của cơ thể.
B.
 Hiện tượng tế bào thoát khỏi các cơ chế điều hòa phân bào của cơ thể.
C.
Chu kì tế bào diễn ra ổn định.
D.
Sự phân chia tế bào được điều khiển bằng một hế thống điều hòa rất tinh vi.
Câu 15

Nếu cơ chế điều khiển chu kì tế bào bị hư hỏng hoặc trục trặc, cơ thể có thể mắc bệnh nào?

A.
Đao.
B.
Viêm họng.
C.
HIV/AIDS.
D.
Ung thư.
Câu 16

Có các phát biểu sau về chu kì tế bào:

(1) Ở pha G2 diễn ra sự tổng hợp protein có vai trò đối với sự hình thành phân bào.

(2) Một chu kì tế bào có hai thời kì rõ rệt là kì trung gian và nguyên phân.

(3) Thời gian của chu kì tế bào ở đa số các tế bào là giống nhau.

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?

A.
3
B.
0
C.
2
D.
1
Câu 17

Có các phát biểu sau về chu kì tế bào:

(1) Ở pha G2, NST ở trạng thái đơn, sợi mảnh.

(2) Sau pha G2, tế bào diễn ra quá trình phiên mã.

(3) Nếu các cơ chế điều khiển phân bào bị hư hỏng, cơ thể có thể mắc bệnh ung thư.

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?

A.
3
B.
1
C.
0
D.
2
Câu 18

Có các phát biểu sau về kì trung gian:

(1) Có 3 pha: G1, S và G2.

(2) Ở pha G1, tế bào tổng hợp các chất cần cho sự sinh trưởng.

(3) Ở pha G2, ADN nhân đôi, NST đơn nhân đôi thành NST kép.

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?

A.
3
B.
1
C.
2
D.
0
Câu 19

Có các phát biểu sau về chu kì tế bào:

(1) Khi các tế bào chuyển sang trạng thái phân hóa sớm, chúng mất khả năng phân chia.

(2) Kì trung gian gồm 4 pha: G1, S, G2, M.

(3) Ở pha G1, NST ở trạng thái đơn, sợi mảnh.

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
0
Câu 20

Có các phát biểu sau về kì trung gian:

(1) Ở pha G1 diễn ra quá trình tổng hợp ARN.

(2) Quá trình nhân đôi ADN và NST xảy ra ở pha S.

(3) R là điểm kiểm soát sự phân bào nguyên phân có ở cuối pha S.

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?

A.
3
B.
2
C.
0
D.
1
Câu 21

Có các phát biểu sau về kì trung gian:

(1) Tế bào hồng cầu có kì trung gian rất ngắn.

(2) Tế bào phôi có kì trung gian ngắn hơn tế bào thần kinh.

(3) Tế bào thần kinh có kì trung gian kéo dài suốt đời sống cơ thể.

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
0
Câu 22

Vì sao tế bào hồng cầu không có kì trung gian?

A.
Vì tế bào hồng cầu không có đủ năng lượng để phân bào.
B.
Vì tế bào hồng cầu phân chia theo kiểu trực phân.
C.
Vì tế bào hồng cầu có kì trung gian rất ngắn nên coi như không có.
D.
Vì tế bào hồng cầu không có nhân.
Câu 23

Vì sao tế bào vi khuẩn không có kì trung gian?

A.
Vì tế bào vi khuẩn không có nhân.
B.
Vì tế bào vi khuẩn phân chia theo kiểu trực phân.
C.
Vì tế bào vi khuẩn có kì trung gian rất ngắn nên coi như không có.
D.
Vì tế bào vi khuẩn không có đủ năng lượng để phân bào.
Câu 24

Loại tế bào nào sau đây không có kì trung gian?

A.
Tế bào thần kinh.
B.
Tế bào gan.
C.
Tế bào vi khuẩn.
D.
Tế bào ung thư.
Câu 25

Quá trình tự nhân đôi của ADN, NST diễn ra trong pha

A.
G2 của chu kì tế bào.
B.
S của chu kì tế bào.
C.
M của chu kì tế bào.
D.
G1 của chu kì tế bào.
Câu 26

Có các phát biểu sau về chu kì tế bào:

(1) Thời gian của pha G1 ở tế bào phôi rất ngắn.

(2) Ở pha G1 diễn ra sự gia tăng tế bào chất và một vài bào quan khác nhau.

(3) Tế bào hồng cầu và tế bào vi khuẩn có kì trung gian rất ngắn.

Có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu trên?

A.
0
B.
1
C.
3
D.
2
Câu 27

Thời gian của pha G1 ở tế bào phôi như thế nào?

A.
Dài hơn so với ở tế bào thần kinh.
B.
Rất dài.
C.
Dài hơn so với ở tế bào gan.
D.
Rất ngắn.
Câu 28

So sánh thời gian của chu kì tế bào phôi, tế bào gan và tế bào thần kinh.

A.
Tế bào thần kinh > tế bào gan > tế bào phôi.
B.
Tế bào thần kinh > tế bào phôi > tế bào gan.
C.
Tế bào gan > tế bào phôi > tế bào thần kinh.
D.
Tế bào phôi > tế bào gan > tế bào thần kinh.
Câu 29

Một tế bào vi khuẩn sau 3 giờ tạo ra được 1024 tế bào. Thời gian thế hệ của tế bào này là bao nhiêu?

A.
25 phút
B.
18 phút
C.
15 phút
D.
20 phút
Câu 30

Có 4 tế bào vi sinh vật phân chia với số lần bằng nhau. Thời gian thế hệ là 20 phút. Sau 5 giờ tạo ra bao nhiêu tế bào?

A.
218
B.
216
C.
215
D.
217
Câu 31

Thời gian thế hệ của E. coli là 20 phút. Sau 120 phút, số lần phân chia là:

A.
7
B.
6
C.
4
D.
5
Câu 32

Thời gian thế hệ của E. coli là 20 phút, với số tế bào ban đầu là 1 tế bào. Thì sau 100 phút tạo ra bao nhiêu tế bào?

A.
128
B.
32
C.
64
D.
16
Câu 33

Biết thời gian thế hệ của vi khuẩn E.Coli là 20 phút, số tế bào tạo ra từ 8 vi khuẩn ban đầu sau một giờ nuôi cấy trong điều kiện tối ưu là:

A.
128
B.
64
C.
24
D.
16
Câu 34

Thời gian thế hệ của vi khuẩn lactic là 100 phút. Số tế bào vi khuẩn lactic tạo ra từ 3 tế bào ban đầu sau 500 phút là:

A.
128
B.
64
C.
32
D.
96
Câu 35

Thời gian thế hệ của vi khuẩn lactic là 100 phút. Số tế bào vi khuẩn lactic tạo ra từ 1 tế bào ban đầu sau 10 giờ là:

A.
256
B.
64
C.
128
D.
32
Câu 36

Thời gian thế hệ của E. coli là 20 phút, thời gian thế hệ của vi khuẩn tả cũng là 20 phút. Ban đầu có một tế bào E. coli và 1 tế bào vi khuẩn tả. Sau 1 giờ, số lượng tế bào của 2 loài này:

A.
coli ít hơn vi khuẩn tả
B.
Bằng nhau
C.
Vi khuẩn tả ít hơn coli
D.
Vẫn là 1
Câu 37

Thời gian thế hệ của trùng giày là 24 giờ. Sau bao nhiêu ngày thì từ 4 trùng giày tạo ra được 1024 tế bào trùng giày? Biết 4 tế bào phân chia với số lần bằng nhau.

A.
8
B.
10
C.
11
D.
9
Câu 38

Thời gian thế hệ của trùng giày là 24 giờ. Sau bao nhiêu ngày thì từ 1 trùng giày tạo ra được 1024 tế bào trùng giày?

A.
10
B.
8
C.
11
D.
9
Câu 39

Thời gian thế hệ của vi khuẩn lactic là 100 phút, thời gian thế hệ của trùng giày là 24 giờ. Thời gian thế hệ của trùng giày gấp mấy lần thời gian thế hệ của vi khuẩn lactic?

A.
14,4
B.
13,4
C.
15,4
D.
12,4
Câu 40

Thời gian thế hệ của vi khuẩn lactic là 100 phút, thời gian thế hệ của vi khuẩn lao là 1000 phút. Thời gian thế hệ của vi khuẩn lao gấp mấy lần thời gian thế hệ của vi khuẩn lactic?

A.
5
B.
20
C.
15
D.
10
Câu 41

Có 05 tế bào mầm nguyên phân 06 lần liên tiếp hình thành nên tinh nguyên bào sau đó tiến hành giảm phân để tạo tinh trùng. Sau đó toàn bộ số tinh trùng được tạo đều tham gia thụ tinh.  Số tinh trùng được tạo ra là: 

A.
1208
B.
1280
C.
1028
D.
1082
Câu 42

Hoạt động xảy ra trong pha Gl của kỳ trung gian là:

A.
Sự tổng hợp thêm tế bào chất và bào quan
B.
Trung thể tự nhân đôi
C.
ADN tự nhân đôi
D.
Nhiễm sắc thể tự nhân đôi
Câu 43

Thứ tự lần lượt trước - sau của tiến trình 3 pha ở kỳ trung gian trong một chu kỳ tế bào là

A.
G2,G2,S
B.
S,G2,G1
C.
S,G1,G2
D.
G1,S,G2
Câu 44

Các nhiễm sắc thể dính vào tia thoi phân bào nhờ:

A.
Eo sơ cấp
B.
Tâm động
C.
Eo thứ cấp
D.
Đầu nhiễm sắc thể
Câu 45

Quan sát một tế bào của 1 loài động vật đang phân bào bình thường (hình vẽ). Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

   

I. Ở kì cuối của quá trình phân bào này, tế bào con có bộ NST kí hiệu là AABBddff.

II. Một tế bào lưỡng bội của loài này, ở kì giữa của nguyên phân có 4 cromatit.

III. Một tế bào bình thường, ở kỳ giữa của nguyên phân có kí hiệu bộ NST có thể là AAaaBBB Bddddffff.

IV. Một nhóm gồm 5 tế bào sinh dưỡng nguyên phân 3 lần. Tổng số NST trong các tế bào con là 320. 

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 46

Ở kỳ đầu I của giảm phân, các nhiễm sắc thể có hoạt động khác với quá trình nguyên phân là:

A.
Co xoắn dần lại
B.
Gồm 2 crômatit dính nhau
C.
Tiếp hợp
D.
Cả a,b,c đều đúng
Câu 47

Đặc điểm có ở kỳ giữa I của giảm phân và không có ở kỳ giữa của nguyên phân là:

A.
Các nhiễm sắc thể co xoắn tối đa
B.
Nhiễm sắc thể ở trạng thái kép
C.
Hai nhiễm sắc thể kép tương đồng xếp song song với nhau trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào
D.
Nhiễm sắc thể sắp xếp 1 hàng trên thoi phân bào
Câu 48

Trong chu kỳ tế bào, ADN và NST nhân đôi ở pha 

A.
G1
B.
G2
C.
S
D.
nguyên phân 
Câu 49

Chu kỳ tế bào bao gồm các pha theo trình tự

A.
G1, G2, S, nguyên phân.
B.
G1, S, G2, nguyên phân
C.
S, G1, G2, nguyên phân.
D.
G2, G1, S, nguyên phân.
Câu 50

Chu kì tế bào của vi khuẩn E. coli là

A.
20 phút
B.
25 phút
C.
20 giờ 
D.
50 phút