THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1629
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp tế bào (Nhiễm sắc thể)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2772

Ôn tập trắc nghiệm Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Sinh Học Lớp 12 Phần 1

Câu 1

Cho các thông tin :
(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
(2) Làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN.
(3) Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật.
(4) Làm xuất hiện các alen mới trong quần thể.
Đột biến mất đoạn NST có các đặc điểm

A.
(1) và (2)
B.
(3) và (4)
C.
(1) và (3)
D.
(2) và (4)
Câu 2

Những loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi hàm lượng ADN trong nhân tế bào?
 

A.
Đột biến đảo đoạn NST, đột biến lặp đoạn NST.
B.
Đột biến đảo đoạn NST, đột biến lệch bội, đột biến gen.
C.
Đột biến lệch bội thể một, đột biến lệch thể ba.
D.
Đột biến đảo đoạn NST, đột biến mất đoạn NST.
Câu 3

Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm giảm số lượng gen trên 1 NST?

A.
Mất đoạn.     
B.
Lặp đoạn.              
C.
Đảo đoạn.        
D.
Chuyển đoạn trong 1 NST.
Câu 4

Trong tạo giống cây trồng, để loại những gen không mong muốn ra khỏi nhiễm sắc thể, người ta vận dụng dạng đột biến nhiễm sắc thể nào sau đây?

A.
Mất đoạn nhỏ.
B.
Mất đoạn lớn.
C.
Chuyển đoạn nhỏ.
D.
Chuyển đoạn lớn.
Câu 5

Phân tích trình tự các băng trên NST số 2 của 6 dòng ruồi giấm ở các vùng địa lí khác nhau, người ta thu được kết quả như sau:

Giả sử dòng A là dòng gốc. Nếu mỗi dòng chỉ phát sinh từ một dòng trước đó bằng một đột biến, trình tự xuất hiện các dòng lần lượt là:

A.
 A→B→C→F→E→B.
B.
A→B→C→D→E→F.
C.
A→C→E→F→D→B.
D.
A→C→F→D→E→B.
Câu 6

Dạng đột biến nào được ứng dụng để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng?

A.
Đột biến gen.
B.
Mất đoạn nhỏ.
C.
Đột biến lệch bội.
D.
Chuyển đoạn nhỏ.
Câu 7

Giả sử trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa ở một số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. Trong quá trình giảm phân của cơ thể cái, cặp NST mang cặp gen Bb không phân li trong giảm phân II. Ở phép lai  ♂Aabb x ♀aaBb, sự kết hợp giữa giao tử đực (n+1) với giao tử cái (n+1) sẽ tạo ra thể ba kép có kiểu gen là:  

A.
AaaBBb hoặc aaabbb
B.
AaaBbb hoặc Aaabbb
C.
AAaBbb hoặc aaaBbb 
D.
AaaBBb hoặc Aaabbb
Câu 8

Ở phép lai ♂AaBbDd x ♀AaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở cặp nhiễm sắc thể chứa cặp gen Aa có 0,0085% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của ơ thể cái, ở cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb có 0,001999% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Tính theo lý thuyết, ở F1 có số loại kiểu gen đột biến thể một là?  

A.
32
B.
12
C.
24
D.
98
Câu 9

Sự trao đổi chéo không cân giữa các cromatit không cùng chị em trong một cặp NST tương đồng là nguyên nhân dẫn đến
 

A.
hoán vị gen. 
B.
đột biến đảo đoạn.
C.
đột biến lặp đoạn. 
D.
đột biến chuyển đoạn.
Câu 10

Để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số cây trồng, người ta có thể gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ở dạng

A.
lặp đoạn. 
B.
chuyển đoạn. 
C.
đảo đoạn.
D.
mất đoạn nhỏ.
Câu 11

Loại đột biến nào sau đây làm tăng số lượng gen trên 1 NST?

A.
Đột biến đảo đoạn NST.
B.
Đột biến lặp đoạn NST.
C.
Đột biến tứ bội. 
D.
Đột biến tam bội
Câu 12

Hình vẽ sau mô tả một dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST), nhận định nào sau đây không đúng khi nói về dạng đột biến đó?

A.
Dạng đột biến này có thể gây hại cho thể đột biến.
B.
Dạng đột biến này làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
C.
Đây là dạng đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
D.
Dạng đột biến này làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 13

Một loài thực vật, xét 1 tế bào bị đột biến NST như hình bên. Biết gen A có chiều dài 510nm và tỉ lệ A/G = 2/3. Gen P có chiều dài 408nm và số lien kết hidro là 3200, không xảy ra đột biến gen. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng ?


I. Đột biến trên thuộc dạng chuyển đoạn
II. Nếu tế bào này giảm phân sinh hạt phấn thì tỉ lệ giao tử không đột biến được sinh ra từ tế bào trên chiếm 25%.
III. Đột biến dạng này làm thay đổi nhóm gen liên kết
IV. Có thể làm xuất hiện giao tử chứa A = T = 1200, G = X = 1800 về gen A và P.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 14

Ở người hội chứng mèo kêu là do mất đoạn ở cặp NST số 5. Bộ NST của người này có số lượng ?

A.
2n = 46
B.
2n = 47
C.
2n = 44
D.
2n = 45
Câu 15

Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc NST?

A.
Lệch bội. 
B.
Chuyển đoạn. 
C.
Đa bội.
D.
Dị đa bội.
Câu 16

Dạng đột biến nào làm thay đổi hàm lượng ADN trong một tế bào?

A.
Chuyển đoạn không tương hỗ.
B.
Đảo đoạn.
C.
Chuyển đoạn tương hỗ.
D.
Mất đoạn.
Câu 17

Cho rằng đột biến đảo đoạn không làm phá hỏng cấu trúc của các gen trên NST. Trong các hệ quả sau đây thì đột biến đảo đoạn NST có bao nhiêu hệ quả?
I. Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
II. Làm giảm hoặc làm gia tăng số lượng gen trên NST.
III. Làm thay đổi thành phần nhóm gen liên kết.
IV. Làm cho một gen nào đó đang hoạt động có thể ngừng hoạt động.
V. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
VI. Có thể làm thay đổi chiều dài của phân tử ADN cấu trúc nên NST đó.

A.
3
B.
4
C.
2
D.
5
Câu 18

Loại đột biến nào sau đây không làm tăng hàm lượng ADN có trong nhân tế bào?

A.
Đột biến tam bội. 
B.
Đột biến tứ bội. 
C.
Đột biến lặp đoạn NST.
D.
Đột biến gen dạng mất cặp.
Câu 19

Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của NST?

A.
Đột biến điểm.
B.
Thể một. 
C.
Thể đa bội.
D.
Đảo đoạn.
Câu 20

Tiếp hợp và trao đối chéo không cân giữa 2 cromatit cùng nguồn gốc sẽ gây ra dạng đột biến

A.
đảo đoạn NST.
B.
mất đoạn và lặp NST.
C.
đa bội.
D.
lệch bội.
Câu 21

Khi nói về đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Chuyển đoạn nhiễm sắc thể là chỉ chuyển cho nhau các đoạn trong nội bộ của một nhiễm sắc thể.
B.
Chuyển đoạn lớn ở nhiễm sắc thể thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản ở sinh vật.
C.
Chuyến đoạn không tương hỗ là một đoạn nhiễm sắc thể này chuyển sang nhiễm sắc thể khác và ngược lại. 
D.
Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn của nhiễm sắc thể hoặc cả một nhiễm sắc thể này sát nhập vào nhiễm sắc thể khác.
Câu 22

Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của NST?

A.
Đột biến điểm.
B.
Thể một.
C.
Thể đa bội.
D.
Lặp đoạn.
Câu 23

Dạng đột biến NST nào sau đây làm thay đổi cấu trúc của NST?

A.
Đột biến điểm.
B.
Thể một. 
C.
Thế đa bội.
D.
Chuyển đoạn.
Câu 24

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến mất đoạn lớn thường gây hậu quả nghiêm trọng hơn so với đột biến lặp đoạn.
II. Đột biến đảo đoạn được sử dụng để chuyển gen từ nhiễm sắc thể này sang nhiễm sắc thể khác.
III. Đột biến mất đoạn thường làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho 2 alen của một gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể.

A.
3
B.
4
C.
1
D.
2
Câu 25

Khi nói về hậu quả của đột biến NST, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Đột biến lặp đoạn làm tăng chiều dài của NST.
B.
Đột biến mất đoạn làm giảm chiều dài của NST.
C.
Đột biến chuyển đoạn có thể làm cho gen chuyển từ NST này sang NST khác.
D.
Đột biến đảo đoạn làm tăng số lượng gen trên NST.
Câu 26

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Đột biến cấu trúc NST chỉ xảy ra ở NST thường mà không xảy ra ở NST giới tính.
B.
Đột biến đảo đoạn làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
C.
Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gen trên NST.
D.
Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một NST.
Câu 27

Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG●HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là ABCDCDEFG●HI. Đây là dạng đột biến nào?

A.
Mất đoạn. 
B.
Lặp đoạn. 
C.
Chuyển đoạn. 
D.
Đảo đoạn.
Câu 28

Những dạng đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một NST là

A.
đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một NST.
B.
mất đoạn và lặp đoạn.
C.
lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng một NST.
D.
mất đoạn và đảo đoạn.
Câu 29

Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể làm cho hai alen của một gen cùng nằm trên một NST đơn?

A.
Chuyển đoạn trong một NST.
B.
Đảo đoạn.
C.
Mất đoạn. 
D.
Lặp đoạn.
Câu 30

Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây làm tăng cường hoặc giảm bớt độ biểu hiện của tính trạng?

A.
Lặp đoạn.
B.
Mất đoạn. 
C.
Chuyển đoạn. 
D.
Đảo đoạn.
Câu 31

Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể được ứng dụng để tạo điều kiện cho các gen quý hình thành 1 nhóm gen liên kết?

A.
Lặp đoạn. 
B.
Mất đoạn.
C.
Chuyển đoạn trên 1 NST.
D.
Chuyển đoạn giữa 2 NST.
Câu 32

Dạng đột biến cấu trúc NST nào sau đây có thể được ứng dụng để xác định vị trí của gen trên NST?
 

A.
Lặp đoạn. 
B.
Mất đoạn.
C.
Chuyển đoạn. 
D.
Đảo đoạn.
Câu 33

Trao đổi chéo không cân giữa các NST tương đồng làm phát sinh đột biến
 

A.
mất đoạn và đảo đoạn.
B.
chuyển đoạn và lặp đoạn.
C.
lặp đoạn và đảo đoạn.
D.
mất đoạn và lặp đoạn.
Câu 34

Một đoạn NST bị đứt ra rồi bị dính vào NST không tương đồng làm phát sinh đột biến
 

A.
đảo đoạn. 
B.
chuyển đoạn giữa 2 NST.
C.
lặp đoạn. 
D.
mất đoạn.
Câu 35

Một đoạn NST bị đứt ra rồi dính vào NST tương đồng với nó làm phát sinh đột biến
 

A.
đảo đoạn và chuyển đoạn. 
B.
chuyển đoạn trên 1 NST.
C.
lặp đoạn và đảo đoạn.
D.
mất đoạn và lặp đoạn.
Câu 36

Một đoạn NST bị đứt ra rồi dính vào vị trí mới trên NST đó làm phát sinh đột biến
 

A.
đảo đoạn NST.
B.
chuyển đoạn trên 1 NST.
C.
lặp đoạn NST.
D.
mất đoạn NST.
Câu 37

Một đoạn NST bị đứt ra rồi bị tiêu biến làm phát sinh đột biến

A.
đảo đoạn.
B.
chuyển đoạn.
C.
lặp đoạn.
D.
mất đoạn.
Câu 38

Một đoạn NST bị đứt ra, đảo ngược 180º và nối lại vị trí cũ làm phát sinh đột biến

A.
đảo đoạn.
B.
chuyển đoạn. 
C.
lặp đoạn.
D.
mất đoạn.
Câu 39

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Đột biến đảo đoạn NST làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên 1 NST.
II. Đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.
III. Có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại khỏi NST những gen không mong muốn.
IV. Đột biến lặp đoạn có thể làm cho hai alen của 1 gen cùng nằm trên một NST.

A.
2
B.
4
C.
3
D.
1
Câu 40

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm giảm số lượng gen trên một nhiễm sắc thể?

A.
Mất đoạn.
B.
Lặp đoạn
C.
Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
D.
Đảo đoạn.
Câu 41

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Hội chứng Đao ở người là 1 loại đột biến cấu trúc NST.
B.
Đột biến cấu trúc NST xảy ra do rối loạn trong quá trình phân li và tổ hợp của NST.
C.
Đột biến cấu trúc NST chỉ có thể xảy ra do tác nhân vật lí.
D.
Lặp đoạn ở đại mạch làm tăng hoạt tính của enzim amilaza có ý nghĩa trong sản xuất rượu bia.
Câu 42

Một loài thực vật, xét 6 gen mã hóa 6 chuỗi pôlipeptit nằm trên đoạn không chứa tâm động của một nhiễm sắc thể. Từ đầu mút nhiễm sắc thể, các gen này sắp xếp theo thứ tự: M, N, P, Q, S, T. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Đột biến mất 1 cặp nuclêôtit ở giữa gen M sẽ làm thay đổi trình tự côđon của các phân tử mARN được phiên mã từ gen M đến các gen N, P, Q, S và T.
B.
Nếu xảy ra đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể làm cho gen P chuyển vào vị trí giữa gen S và gen T thì có thể làm thay đổi mức độ hoạt động của gen P.
C.
Nếu xảy ra đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể chứa gen Q và gen S thì có thể tạo điều kiện cho đột biến gen, tạo nên các gen mới.
D.
Nếu xảy ra đột biến đảo đoạn chứa các gen N, P và Q thì sẽ không làm thay đổi hình thái nhiễm sắc thể.
Câu 43

Hình vẽ sau mô tả một dạng đột biến cấu trúc NST:


Đột biến trên thuộc dạng

A.
đảo đoạn.
B.
chuyển đoạn. 
C.
lặp đoạn.
D.
mất đoạn.
Câu 44

Nội dung không đúng khi nói đến đột biến đảo đoạn là

A.
đảo đoạn xảy ra khi đoạn NST bị đứt, đoạn này quay ngược 1800 rồi được nối lại.
B.
đảo đoạn ít ảnh hưởng đến sức sống sinh vật do không làm mất vật chất di truyền
C.
trong các dạng đột biến cấu trúc NST, đảo đoạn là dạng được gặp phổ biến hơn cả.
D.
đoạn NST bị đảo phải nằm ở đầu hay giữa cánh của NST và không mang tâm động.
Câu 45

Dạng đột biến nào sau đây làm thay đổi lôcut của gen trên NST

A.
Đột biến gen và đột biến lệch bội.
B.
Đột biến đa bội hóa và đột biến lệch bội.
C.
Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn
D.
Đột biến lệch bội và đột biến đảo đoạn. 
Câu 46

Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
(1) Làm thay đổi vị trí gen trên nhiễm sắc thể.
(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
(3) Có hai dạng là đột biến lệch bội và đột biến đa bội.
(4) Có thể có lợi cho thể đột biến.

A.
(1), (4).
B.
(2), (4).
C.
(2), (3).
D.
(1), (2).
Câu 47

Khi nói về đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Làm thay đổi số lượng gen xảy ra trong cùng một cặp nhiễm sắc thể.
B.
Làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
C.
Có thể xảy ra ở nhiễm sắc thể thường hoặc nhiễm sắc thể giới tính.
D.
Làm cho gen từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác.
Câu 48

Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên một nhiễm sắc thể là

A.
lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
B.
đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
C.
mất đoạn và lặp đoạn.
D.
mất đoạn và đảo đoạn.
Câu 49

Tế bào sinh dưỡng của loài A có bộ NST 2n = 24 . Một cá thể của loài trong tế bào sinh dưỡng có tổng số NST là 23 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó xảy ra hiện tượng:

A.
chuyển đoạn NST.
B.
lặp đoạn NST.
C.
Sát nhập hai NST với nhau.
D.
mất đoạn NST.
Câu 50

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Đột biến mất đoạn có thể không gây chết sinh vật.
B.
Đột biến lặp đoạn làm gia tăng số lượng gen, và có thể xảy ra trên nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính.
C.
Đột biến chuyển đoạn do gây chết sinh vật nên có thể làm công cụ phòng trừ sâu hại bằng biện pháp di truyền.
D.
Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi số lượng và thành phần gen của một nhiễm sắc thể.