THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1632
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp tế bào (Nhiễm sắc thể)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2006

Ôn tập trắc nghiệm Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Sinh Học Lớp 12 Phần 2

Câu 1

Xét cấu trúc nhiễm sắc thể số III của 4 dòng ruồi giấm (a, b, c và d) được thu thập ở bốn vùng địa lý khác nhau nhận được kết quả về trật tự phân bố các gen như sau:

Dòng a: 1 2 6 5 4 3 7 8 9 10.

Dòng b: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10.
Dòng c: 1 2 6 5 8 7 9 4 3 10. 
Dòng d: 1 2 6 5 8 7 3 4 9 10.

Biết rằng quá trình hình thành các dòng khác nhau là do đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể. Nếu dòng c là dòng gốc, thì hướng tiến hóa của các dòng là

A.
c - d - b - a 
B.
c - a - b - d
C.
c - a - d - b
D.
c - d - a - b
Câu 2

Đột biến nào sau đây làm giảm số lượng gen trên NST?

A.
Đảo đoạn và lặp đoạn NST
B.
Mất đoạn và lặp đoạn NST
C.
Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ
D.
Lặp đoạn và chuyển đoạn NST
Câu 3

Loại đột biến được dùng để tăng lượng đạm trong dầu cây hướng dương là

A.
Lặp đoạn. 
B.
Mất đoạn.
C.
Đảo đoạn ngoài tâm động.
D.
Chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 4

Trình tự các gen trên NST ở 4 nòi thuộc một loài được kí hiệu bằng các chữ cái như sau:
Nòi 1: ABGEDCHI; Nòi 2: BGEDCHIA; Nòi 3: ABCDEGHI; Nòi 4: BGHCDEIA

Cho biết sự xuất hiện mỗi nòi là kết quả của một dạng đột biến cấu trúc NST từ nòi trước đó, nòi 3 được xem là nòi gốc. Trình tự đúng sự xuất hiện các nòi trên là

A.
3→2→4→1
B.
3→1→2→4
C.
3→4→2→1
D.
3→1→4→2
Câu 5

Cho các phát biểu sau về hậu quả của đột biến đảo đoạn NST:
- (1) Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST.
- (2) Làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST.
- (3) Làm thay đổi thành phần trong nhóm gen liên kết.
- (4) Làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động.
- (5) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.
Những phát biểu đúng là:

A.
(2), (3), (4). 
B.
(2), (3), (5).
C.
(1), (2), (4). 
D.
(1), (4), (5).
Câu 6

Điểm có ở đột biến nhiễm sắc thể và không có ở đột biến gen là

A.
biến đổi vật chất di truyền trong nhân tế bào
B.
phát sinh mang tính chất riêng lẻ và không xác định
C.
di truyền được qua con đường sinh sản hữu tính
D.
luôn biểu hiện kiểu hình ở cơ thể mang đột biến
Câu 7

Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau: gen bẹ lá màu xanh nhạt – gen lá láng bóng – gen có lông ở lá - gen màu sôcôla ở lá bì. Người ta phát hiện ở một số dòng ngô đột biến có trật tự như sau: gen bẹ lá màu xanh nhạt – gen có lông ở lá - gen lá láng bóng – gen màu sôcôla ở lá bì. Dạng đột biến nào đã xảy ra?

A.
Mất đoạn.
B.
Chuyển đoạn. 
C.
Đảo đoạn. 
D.
Lặp đoạn.
Câu 8

Số phát biểu đúng về đột biến chuyển đoạn tương hỗ nhiễm sắc thể:
1. Chuyển đoạn tương hổ làm thay đổi nhóm gen liên kết.
2. Chuyển đoạn tương hổ là một nhiễm sắc thể này sát nhập vào một nhiễm sắc thể khác.
3. Tế bào mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa hai nhiễm sắc thể khi giảm phân không thể tạo ra loại giao tử bình thường.
4. Chuyển đoạn tương hỗ là một đoạn nhiễm sắc thể này chuyển sang một nhiễm sắc thể khác không tương đồng với nó và ngược lại.

A.
4
B.
2
C.
1
D.
3
Câu 9

Đột biến cấu trúc NST nào sau đây được sử dụng rộng rãi để xác định vị trí gen trên NST.

A.
Mất đoạn NST 
B.
lặp đoạn NST 
C.
 Đảo đoạn NST 
D.
Chuyển đoạn NST
Câu 10

Cho các nguyên nhân sau:

1. Do NST đứt gãy, sau đó nối lại một cách không bình thường
2. Do sự phân li không bình thường của NST, xảy ra ở kì sau của quá trình phân bào
3. Do sự rối loạn quá trình trao đổi chéo xẩy ra ở kì đầu giảm phân I
4. Do sự phá hủy hoặc không xuất hiện thoi phân bào
Số nguyên nhân dẫn đến đột biến cấu trúc NST là

A.
2
B.
4
C.
3
D.
1
Câu 11

Loại đột biến nào sau đây thường không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trên 1NST?

A.
lặp đoạn NST 
B.
Mất đoạn NST
C.
Chuyển đoạn giữa hai NST khác nhau
D.
Đảo đoạn NST
Câu 12

Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen như sau : ABCDEGHIK. Do đột biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là  ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng

A.
đảo đoạn nhiễm sắc thể
B.
mất đoạn nhiễm sắc thể
C.
chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể.
D.
lặp đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 13

Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự gen như sau: A B C D E F . G H I K, sau đột biến thành A B C D G . F E H I K,hậu quả của dạng đột biến này là

A.
làm thay đổi nhóm gen liên kết.
B.
gây chết hoặc giảm sức sống.
C.
tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng.
D.
ảnh hưởng đến hoạt động của gen.
Câu 14

Giả sử một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật có trình tự các gen là ABCDEFGH bị đột biến thành NST có trình tự các đoạn như sau: HGABCDEF. Dạng đột biến đó là
 

A.
chuyển đoạn không hỗ.
B.
chuyển đoạn tương hỗ.
C.
đảo đoạn. 
D.
lặp đoạn.
Câu 15

Khi nói về đột biến NST, phát biểu sau đây sai?

A.
Đột biến chuyến đoạn có thế không làm thay đôi hàm lưọng ADN ở trong nhân tế bào.
B.
Đột biến đa bội sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.
C.
Đột biến đa bội lẽ thường không có khả năng sinh sản hữu tính.
D.
Đột biến số lượng nhiễm sắc thế sẽ làm thay đối trình tự sắp xểp của các gen trên nhiễm sắc thể.
Câu 16

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây không làm thay đối số lượng gen trên NST?

A.
Đột biến mất đoạn.
B.
Đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST.
C.
Đột biến đảo đoạn.
D.
Đột biến lặp đoạn.
Câu 17

Cho các thông tin

(1) Gen bị đột biến dẫn đến protein không tổng hợp được

(2) Gen bị đột biến làm tăng hoặc giảm số lượng protein

(3) Gen bị đột biến làm thay đổi axit amin này bằng một axit amin khác nhưng không làm thay đổi chức năng của protein

(4) Gen bị đột biến dẫn đến protein được tổng hợp bị thay đổi chức năng

Các thông tin có thể được sử dụng làm căn cứ để giải thích nguyên nhân của các bệnh di truyền ở người là

A.
(1);(3);(4) 
B.
(1);(2);(4) 
C.
(2);(3);(4)    
D.
(1);(2);(3)
Câu 18

Đột biến nhiễm sắc thể gồm các dạng 

A.
đa bội chẳn và đa bội lẻ 
B.
thêm đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể 
C.
lệch bội và đa bội 
D.
đột biến cấu trúc và đột biến số lượng nhiễm sắc thể 
Câu 19

Một loài có 2n = 24. Quan sát một tế bào của loài thấy có 23 NST bình thường và 1 NST có tâm động ở vị trí khác thường nhưng kích thước không đổi. NST khác thường này có thể được hình thành do đột biến NST dạng: 

A.
Đảo đoạn mang tâm động   
B.
Lặp đoạn nhỏ 
C.
Chuyển đoạn không tương hỗ 
D.
Đảo đoạn ngoài tâm động 
Câu 20

Đột biến cấu trúc NST ở sinh vật thường dẫn đến hậu quả gì? 

A.
Thường gây chết, giảm sức sống hoặc thay đổi biểu hiện tính trạng
B.
Rối loạn quá trình tự nhân đôi ADN
C.
Ảnh hưởng tới hoạt động của NST trong tế bào 
D.
Làm NST bị đứt gãy dẫn đến thay đổi vật chất di truyền
Câu 21

Đột biến lặp đoạn thường xuất hiện kèm với đột biến : 

A.
mất đoạn 
B.
chuyển đoạn tương hỗ 
C.
chuyển đoạn không tương hỗ 
D.
đảo đoạn 
Câu 22

Loại đột biến NST nào dưới đây làm tăng cường hoặc giảm thiếu sự biểu hiện của tính trạng: 

A.
Đảo đoạn 
B.
Mất đoạn 
C.
Chuyển đoạn 
D.
Lặp đoạn 
Câu 23

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng số lượng gen trên NST là: 

A.
Đột biến chuyển đoạn giữa 2 NST. 
B.
Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn. 
C.
Đột biến lặp đoạn. 
D.
Đột biến lặp đoạn và chuyển đoạn giữa 2 NST. 
Câu 24

Ruồi giấm có 2n = 8. Quan sát 1 tế bào ruồi giấm thấy 7 NST bình thường và 1 NST có tâm động ở vị trí khác thường nhưng kích thước không thay đổi. NST khác thường này có thể được hình thành do đột biến 

A.
Chuyển đoạn không tương hỗ. 
B.
Đảo đoạn nhiễm sắc thể không mang tâm động. 
C.
Đảo đoạn nhiễm sắc thể mang tâm động. 
D.
Lặp đoạn nhiễm sắc thể. 
Câu 25

Mất đoạn lớn nhiễm sắc thể thường dẫn đến hậu quả: 

A.
Làm giảm cường độ biểu hiện các tính trạng.       
B.
Gây chết và giảm sức sống. 
C.
Mất khả năng sinh sản. 
D.
Làm tăng cường độ biểu hiện các tính trạng. 
Câu 26

Phương pháp phát hiện đột biến cấu trúc NST có hiệu quả hiện nay là : 

A.
quan sát diễn biến NST trong giảm phân dưới kính hiển vi.
B.
Quan sát và nhận biết dựa vào kiểu hình thể đột biến. 
C.
làm tiêu bản tế bào.
D.
nhuộm băng NST và quan sát.
Câu 27

Hậu quả di truyền học của đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể là

A.
không có ảnh hưởng gì tới cơ thể.
B.
giảm khả năng sinh sản
C.
tăng  hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. 
D.
gây chết. 
Câu 28

Đột biến được ứng dụng để chuyển gen từ NST này sang NST khác 

A.
Đột biến chuyển đoạn NST 
B.
Đột biến đảo đoạn NST 
C.
Đột biến lặp đoạn NST 
D.
Đột biến mất đoạn NST
Câu 29

Một thể đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa cặp NST số 1 và số 3; cặp NST số 5 mất một đoạn; các cặp khác bình thường. Trong cơ quan sinh sản thấy 1200 tế bào bước vào vùng chín thực hiện giảm phân tạo tinh trùng. Số giao tử mang NST đột biến là

A.
1200.
B.
1600
C.
4200.
D.
2400.
Câu 30

Trong các dạng đột biến sau, có mấy dạng đột biến nào làm thay đổi hình thái của NST? 
1.Mất đoạn.              
2. Lặp đoạn.                  
3. Đột biến gen. 
4. Đảo đoạn ngoài tâm động.                         
5. Chuyển đoạn không tương hỗ. 
Phương án đúng là: 

A.
2
B.
4
C.
5
D.
3
Câu 31

Khi xét đến các dạng đột biến cấu trúc NST thì có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?

(1)       Đột biến đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên NST mà không làm thay đồi số lượng gen.

(2)       Đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng sẽ làm thay đổi nhóm gen liên kết.

(3)       Đột biến lặp đoạn NST có thể làm xuất hiện các cặp gen alen trên cùng một NST.

(4)       Đột biến chuyển đoạn nhỏ NST được ứng dụng để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi giống cây trồng.

(5)       Đột biến mất đoạn và chuyển đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 32

Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM.Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về dạng đột biến này?

(1)      Thường làm xuất hiện nhiều alen mới trong quần thể.

(2)      Thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.

(3)      Thường làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết của loài.

(4)      Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng.

(5)      Thường tạo điều kiện cho đột biến gen tạo nên các gen mới trong quá trình tiến hóa.

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 33

Ở cà độc dược lưỡng bội có bộ NST 2n=24, một thể đột biến có một chiếc trong cặp nhiễm sắc thể số 1 bị mất một đoạn; có một chiếc trong cặp nhiễm sắc thể số 3 bị đảo một đoạn; có một chiếc trong cặp nhiễm sắc thể số 4 bị lặp một đoạn; có một chiếc trong cặp nhiễm sắc thể số 6 bị chuyển một đoạn trên cùng NST này. Khi thể đột biến này giảm phân hình thành giao tử, giả sử rằng các cặp nhiễm sắc thể phân li bình thường và không có trao đổi chéo xảy ra. Theo lý thuyết, trong số các giao tử mang đột biến, tổng loại giao tử mang ít nhất 3 NST bị đột biến chiếm tỉ lệ:

A.
15/16. 
B.
1/3.  
C.
4/15.
D.
5/16.
Câu 34

Trong một quần thể thực vật, trên nhiễm sắc thể số II các gen phân bố theo trình tự là ABCDEFGH, do đột biến đảo đoạn NST, người ta phát hiện thấy các gen phân bố theo các trình tự khác nhau là

   1. ABCDEFGH.       2. AGCEFBDH       3. ABCGFEDH       4. AGCBFEDH

Mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng đột biến đảo đoạn ở trên: 

A.
1 →  2 →  3 → 4 
B.
1 →  3 →  4 → 2 
C.
1 →  4 →  3 → 2 
D.
1 ←  3 ←  2 →  4 
Câu 35

Dạng đột biến nào sau đây gây ra sự sắp xếp lại các gen, góp phần tạo ra sự đa dạng giữa các thứ, các nòi trong cùng một loài? 

A.
Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể.
B.
Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể.
C.
Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể 
D.
Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 36

Đột biến làm cho một đoạn của NST hoặc cả NST này sáp nhập vào NST khác gọi là đột biến 

A.
lặp đoạn.
B.
đảo đoạn.
C.
chuyển đoạn tương hỗ.
D.
chuyển đoạn không tương hỗ.
Câu 37

Đột biến lặp đoạn được phát sinh do 

A.
rối loạn nhân đôi của phân tử ADN.
B.
đứt gãy nhiễm sắc thể.
C.
rối loạn phân li nhễm sắc thể trong phân bào.
D.
tiếp hợp, trao đổi chéo không cân giữa các crômatit của cặp NST tương đồng.
Câu 38

Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc thể là 

A.
lặp đoạn và đảo đoạn.
B.
lặp đoạn và chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
C.
mất đoạn và lặp đoạn.
D.
lặp đoạn và chuyển đạn không tương hỗ.
Câu 39

Điều nào dưới đây không đúng khi giải thích về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? 

A.
Làm sắp xếp lại các nhóm gen trên các nhiễm sắc thể. 
B.
Làm biến đổi hình dạng và cấu trúc của nhiễm sắc thể.
C.
Làm biến đổi số lượng ở một hay một số cặp nhiễm sắc thể.
D.
Làm sắp xếp lại các nhóm gen giữa các nhiễm sắc thể.
Câu 40

Một nhóm tế bào sinh tinh chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc hai cặp tương đồng số 3 và số 5. Biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang NST đột biến trong tổng số giao tử là 

A.
1/2
B.
1/16
C.
1/4
D.
1/8
Câu 41

Dạng đột biến nào sau đây không phải là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? 

A.
Lặp đoạn nhiễm sắc thể. 
B.
Mất đoạn nhiễm sắc thể. 
C.
thay thế một cặp nucleotit.    
D.
Đảo đoạn nhiễm sắc thể.         
Câu 42

Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã bị đột biến. Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM. Dạng đột biến này 

A.
thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
B.
thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể. 
C.
thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
D.
thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
Câu 43

Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?

(1): ABCD*EFGH → ABGFE*DCH.               (2): ABCD*EFGH → AD*EFGBCH 

A.
(1): chuyển đoạn không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
B.
(1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. 
C.
(1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
D.
(1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
Câu 44

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm tăng hàm lượng ADN trong nhiễm sắc thể là 

A.
đảo đoạn và lặp đoạn.
B.
lặp đoạn và mất đoạn.   
C.
chuyển đoạn và lặp đoạn.
D.
chuyển đoạn và mất đoạn.      
Câu 45

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể ít gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể là 

A.
mất đoạn lớn.
B.
lặp đoạn và mất đoạn lớn.   
C.
chuyển đoạn lớn và đảo đoạn 
D.
đảo đoạn.
Câu 46

Khi nghiên cứu một dòng đột biến của một loài côn trùng được tạo ra từ phòng thí nghiệm, người ta thấy trên nhiễm sắc thể số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường. Dạng đột biến nào sau đây có thể là nguyên nhân gây ra sự thay đổi trên?

A.
Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể 
B.
Đảo đoạn
C.
Lặp đoạn
D.
Mất đoạn   
Câu 47

Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây? 

A.
Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. 
B.
Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. 
C.
Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể 
D.
Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể. 
Câu 48

Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể? 

A.
Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 180o và nối lại vào vị trí cũ.
B.
Các đoạn không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau.
C.
Hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng. 
D.
Một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi gắn vào nhiễm sắc thể của cặp tương đồng khác.
Câu 49

Một nhiễm sắc thể bị đột biến có kích thước ngắn hơn so với nhiễm sắc thể bình thường. Dạng đột biến tạo nên nhiễm sắc thể bất thường này có thể là dạng nào trong số các dạng đột biến sau?

A.
Lặp đoạn nhiễm sắc thể.          
B.
Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. 
C.
Đảo đoạn nhiễm sắc thể.   
D.
Mất đoạn nhiễm sắc thể. 
Câu 50

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) gây hậu quả nghiêm trọng nhất cho cơ thể là 

A.
lặp đoạn NST.
B.
mất một đoạn lớn NST.
C.
đảo đoạn NST.
D.
chuyển đoạn nhỏ NST.