THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1634
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp tế bào (Nhiễm sắc thể)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4889

Ôn tập trắc nghiệm Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Sinh Học Lớp 12 Phần 3

Câu 1

Ở ruồi giấm, đột biến lặp đoạn trên nhiễm sắc thể giới tính X có thể làm biến đổi kiểu hình từ 

A.
mắt trắng thành mắt đỏ.
B.
mắt đỏ thành mắt trắng.
C.
mắt lồi thành mắt dẹt.    
D.
mắt dẹt thành mắt lồi 
Câu 2

Loại đột biến không làm thay đổi hàm lượng vật chất di truyền trên NST là: 

A.
Lặp đoạn    
B.
Đảo đoạn 
C.
Mất đoạn    
D.
Chuyển đoạn không tương hỗ. 
Câu 3

Đột biến nào sau đây có vai trò tham gia vào cơ chế cách ly giữa các nòi trong loài, góp phần hình thành nên loài mới? 

A.
Đột biến chuyển đoạn NST.
B.
Đột biến mất đoạn NST.  
C.
Đột biến lặp đoạn NST.
D.
Đảo đoạn NST.
Câu 4

Một NST bị đột biến, có kích thước ngắn hơn bình thường. Kiểu đột biến gây nên NST bất thường này chỉ có thể là 

A.
Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST
B.
Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST. 
C.
Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc mất đoạn NST 
D.
Đảo đoạn NST hoặc chuyển đoạn NST.
Câu 5

Dạng đột biến làm cho NST có dạng tâm cân thành dạng có tâm động nằm ở đầu mút NST, nhưng kích thước của NST không thay đổi so với bình thường. Đây là kết quả của dạng đột biến 

A.
Chuyển đoạn không tương hỗ. 
B.
Đảo đoạn hoặc chuyển đoạn trên một NST.
C.
Mất đoạn NST. 
D.
Lặp đoạn NST có mang tâm động. 
Câu 6

Dạng đột biến được dùng để loại bỏ các gen xấu ra khỏi quần thể là 

A.
Đột biến thể đa bội chẵn.
B.
Đột biến mất đoạn NST.
C.
Đột biến thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêotit khác.
D.
Đột biến thể đa bội lẻ.
Câu 7

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể để loại xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể là 

A.
đột biến lặp đoạn.
B.
đột biến chuyển đoạn.
C.
đột biến mất đoạn.
D.
đột biến đảo đoạn.
Câu 8

Một đột biến xảy ra trên nhiễm sắc thể làm tâm động chuyển sang vị trí khác thường nhưng kích thước nhiễm sắc thể không thay đổi. Đột biến thuộc loại 

A.
mất đoạn.
B.
Đảo đoạn không mang tâm động.
C.
Lặp đoạn. 
D.
Đảo đoạn mang tâm động   
Câu 9

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào dưới đây có thể dẫn đến làm thay đổi gen giữa các nhóm gen liên kết: 

A.
mất đoạn.   
B.
lặp đoạn.
C.
chuyển đoạn giữa 2 nhiễm sắc thể.
D.
đảo đoạn.    
Câu 10

Cho nhiễm sắc thể có cấu trúc và trình tự các gen là ABCDE*FGH (dấu * biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra nhiễm sắc thể có cấu trúc ABCF*EDGH thuộc loại  

 

A.
đảo đoạn ngoài tâm động.       
B.
lặp đoạn.
C.
đảo đoạn mang tâm động 
D.
chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể.
Câu 11

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi về 

A.
mặt hình thái, số lượng và cấu trúc của nhiễm sắc thể, làm hỏng các gen có trên nhiễm sắc thể.
B.
cấu trúc nhiễm sắc thể nhưng không làm thay đổi thành phần và trật tự sắp xếp các gen trên nhiễm sắc thể.
C.
mặt số lượng nhiễm sắc thể, làm thay đổi thành phần và số lượng các gen trên nhiễm sắc thể.
D.
cấu trúc nhiễm sắc thể dẫn đến sự sắp xếp lại các gen và làm thay đổi hình dạng của nhiễm sắc thể.
Câu 12

Đột biến nhiễm sắc thể có các dạng cơ bản là 

A.
đột biến cấu trúc, đột biến số lượng và đột biến hình thái nhiễm sắc thể.
B.
đột biến cấu trúc, đột biến lệch bội và đột biến đa bội nhiễm sắc thể 
C.
đột biến hình thái, đột biến số lượng và đột biến lệch bội nhiễm sắc thể.
D.
đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể và đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
Câu 13

Dạng đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể thường gây nên hậu quả là 

A.
thường làm giảm khả năng sinh sản.
B.
thường không ảnh hưởng đến sức sống.
C.
thường gây chết đối với thể đột biến.
D.
thường làm thay đổi cường độ biểu hiện của tính trạng.  
Câu 14

Nguyên nhân gây nên đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là do 

A.
nhiễm sắc thể đứt gãy hoặc rối loạn trong tự nhân đôi, trao đổi chéo của nhiễm sắc thể.
B.
rối loạn trong quá trình tự nhân đôi của ADN hoặc phân tử ADN bị đứt gãy.
C.
do sự tổ hợp lại của các nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội của loài.
D.
rối loạn trong quá trình phân li của nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
Câu 15

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có thể làm thay đổi vị trí của các gen giữa 2 nhiễm sắc thể là 

A.
đột biến đảo đoạn.
B.
đột biến mất đoạn.
C.
đột biến lặp đoạn.
D.
đột biến chuyển đoạn.
Câu 16

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia là 

A.
đột biến lặp đoạn.
B.
đột biến chuyển đoạn.
C.
đột biến mất đoạn.
D.
đột biến đảo đoạn.
Câu 17

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm có các dạng cơ bản là 

A.
thay đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
B.
lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.   
C.
thêm đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
D.
chuyển đoạn, lặp đoạn, thêm đoạn và chuyển đoạn.
Câu 18

Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống? 

A.
Lặp đoạn 
B.
Đảo đoạn 
C.
Mất đoạn 
D.
Chuyển đoạn nhỏ
Câu 19

Từ loài lúa mì hoang dại có bộ NST lưỡng bội 2n=14, người ta phát hiện được 2 thể đột biến khác nhau là thể tứ bội và thể bốn. Số lượng NST có mặt trong hạt phấn của các thể đột biến nói trên lần lượt là bao nhiêu, cho rằng quá trình giảm phân có sự phân li NST một cách bình thường.

A.
14 và 9 
B.
28 và 9
C.
14 và 8 
D.
14 và 6
Câu 20

Cho các phát biểu sau về hậu quả của đột biến đảo đoạn NST:

I.Làm thay đổi trình tự phân bố của các gen trên NST

II. Làm giảm hoặc làm tăng số lượng gen trên NST.

III.Làm thay đổi thành phần trong nhóm liên kết gen liên kết.

IV.Làm cho một gen nào đó vốn đang hoạt động có thể không hoạt động hoặc tăng giảm mức độ hoạt động.

V. Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

Những phát biểu đúng là:

A.
I,IV,V
B.
II,III,IV
C.
I,II,IV
D.
II,III,V
Câu 21

Một NST có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến. NST đột biến có trình tự ABCDEFG.HKM. Dạng đột biến này

A.
Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
B.
Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài.
C.
Thường gây chết cho cơ thể mang NST bị đột biến
D.
Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể.
Câu 22

Cho các thông tin:

(1) Làm thay đổi hàm lượng ADN ở trong nhân.

(2) Không làm thay đổi số lượng và thành phần gen có trong mỗi nhóm gen liên kết.

(3) Làm thay đổi chiều dài của ADN.

(4) Xảy ra ở thực vật mà ít gặp ở động vật.

(5) Được sử dụng để lập bản đồ gen.

(6) Có thể làm ngừng hoạt động của gen trên NST.

(7) Làm xuất hiện loài mới.

Đột biết mất đoạn NST có những đặc điểm: 

A.
(1), (2), (3), (4).
B.
(2), (3), (5), (6). 
C.
(1), (3), (5), (6)
D.
(4), (6), (5), (7). 
Câu 23

Các phát biểu nào sau đây đúng với đột biến chuyển đoạn?

(1) Có thể làm thay đổi trật tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.

(2) Có thể làm mất một số gen trên nhiễm sắc thể.

(3) Có thể làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

(4) Vừa có thể làm tăng vừa làm giảm số gen trên nhiễm sắc thể.

(5) Có thể làm tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

A.
1; 2; 5.
B.
1; 3; 4. 
C.
1; 3; 5. 
D.
1; 2; 3; 4.
Câu 24

Xét các dạng đột biến sau:

(1) Mất đoạn NST

(2) Lặp đoạn NST

(3) Chuyển đoạn không tương hỗ

(4) Đảo đoạn NST

(5) Thể một

Có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay số lượng alen của cùng một gen trong tế bào?

A.
1
B.
2
C.
4
D.
3
Câu 25

Có bao nhiêu đặc điểm trong các đặc điểm sau chỉ có ở thể đột biến đảo đoạn NST mà không có ở thể đột biến chuyển đoạn tương hỗ?

(1) Không làm thay đổi hàm lượng ADN trong tế bào của thể đột biến.

(2) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

(3) Thường ít ảnh hưởng đến sức sống của thể đột biến.

(4) Không làm thay đổi hình thái NST.

(5) Không làm thay đổi thành phần gen trên NST.

A.
3
B.
2
C.
4
D.
1
Câu 26

Khi xét đến các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể (NST) thì có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng?

I. Đột biến đảo đoạn NST chỉ làm thay đổi vị trí của gen trên NST mà không làm thay đổi số lượng gen trên NST.

II. Đột biến chuyển đoạn giữa các NST không tương đồng sẽ làm thay đổi nhóm gen liên kết.

III. Đột biến lặp đoạn NST có thể làm xuất hiện các cặp gen alen trên cùng một NST.

IV. Đột biến chuyển đoạn nhỏ NST được ứng dụng để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi giống cây trồng.

V. Đột biến mất đoạn và chuyển đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 27

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sác thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến

II.  Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.

III. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không, gây hại cho thể đột biến.

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 28

Có thể có tối đa bao nhiêu thể 3 nhiễm khác nhau ở loài 2n = 20?

A.
40
B.
30
C.
20
D.
10
Câu 29

Bộ NST lưỡng bội của loài = 24. Có bao nhiêu trường hợp thể 3 có thể xảy ra?

A.
12
B.
13
C.
24
D.
48
Câu 30

Trong bộ nhiễm sắc thể của bệnh nhân Tơcnơ có bao nhiêu nhiễm sắc thể X?

A.
1 nhiễm sắc thể.
B.
2 nhiễm sắc thể.
C.
3 nhiễm sắc thể.
D.
4 nhiễm sắc thể.
Câu 31

Người bị bệnh đao thuộc dạng đột biến:

A.
số lượng NST- Thể dị bội dạng 2n – 1
B.
số lượng NST- Thể dị bội dạng 2n+1
C.
Gen – dạng mất 1 cặp nuclêôtit C
D.
Gen – dạng thêm 1 cặp nuclêôtit
Câu 32

Ở người hiện tượng dị bội thể được tìm thấy ở:

A.
Chỉ có NST giới tính
B.
Chỉ có ở các NST thường
C.
Cả ở NST thường và NST giới tính
D.
Không tìm thấy thể dị bội ở người
Câu 33

Ở người sự tăng thêm 1 NST ở cặp NST thứ 21 gây ra:

A.
Bệnh Đao
B.
Bệnh Tơcnơ
C.
Bệnh bạch tạng
D.
Bệnh câm điếc bẩm sinh
Câu 34

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 48. Một tế bào sinh dục chín của thể ba nhiễm. Tính số NST ở kì sau I trong tế bào loài?

A.
49 NST đơn
B.
49 NST kép
C.
51 NST đơn
D.
51 NST kép
Câu 35

Cơ chế phát sinh thể dị bội là do sự phân li không bình thường của một cặp NST trong giảm phân, tạo nên:

A.
Giao tử có 3 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng.
B.
Giao tử có 2 NST hoặc không có NST nào của cặp tương đồng
C.
Hai giao tử đều có 1 NST của cặp tương đồng.
D.
Hai giao tử đều không có NST nào của cặp tương đồng.
Câu 36

Ở Tinh Tinh có 2n = 48, thể dị bội 2n-1 có số NST trong tế bào sinh dưỡng là

A.
48 NST
B.
47 NST
C.
46 NST
D.
49 NST
Câu 37

Người bị hội chứng Đao có số lượng NST trong tế bào sinh dưỡng là

A.
47 NST
B.
48 NST
C.
45 NST
D.
46 NST
Câu 38

Một hội chứng ung thư máu ở người là biểu hiện của một dạng đột biến NST. Đó là dạng đột biến cấu trúc NST nào dưới đây?

A.
Lặp đoạn
B.
Mất đoạn
C.
Đảo đoạn
D.
Chuyển đoạn
Câu 39

Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là do tác động của các tác nhân gây đột biến, dẫn đến:

A.
Phá vỡ cấu trúc NST
B.
Gây ra sự sắp xếp lại các đoạn trên NST
C.
NST gia tăng số lượng trong tế bào
D.
Cả A và B đều đúng
Câu 40

Nguyên nhân phát sinh đột biến cấu trúc của NST là:

A.
Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào
B.
Do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh
C.
Hiện tượng tự nhân đôi của NST
D.
Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào
Câu 41

Nguyên nhân chủ yếu tạo ra đột biến cấu trúc NST là:

A.
Các tác nhân vật lí của ngoại cảnh
B.
Các tác nhân sinh học của ngoại cảnh
C.
Các tác nhân vật lí và hoá học của ngoại cảnh
D.
Hoạt động co xoắn và tháo xoắn của NST trong phân bào
Câu 42

Dạng đột biến dưới đây được ứng dụng trong sản xuất rượu bia là:

A.
Lặp đoạn NST ở lúa mạch làm tăng hoạt tính enzimamilaza thuỷ phân tinh bột.
B.
Đảo đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.
C.
Lặp đoạn trên NST X của ruồi giấm làm thay đổi hình dạng của mắt.
D.
Lặp đoạn trên NST của cây đậu Hà Lan.
Câu 43

Hoạt tính của enzim amylaza tăng, làm hiệu suất chế tạo mạch nha, kẹo, bia, rượu tăng lên là ứng dụng của loại đột biến nào sau đây:

A.
Mất đoạn NST
B.
Chuyển đoạn trên 1 NST
C.
Lặp đoạn NST
D.
Chuyển đoạn tương hỗ
Câu 44

Dạng đột biến nào làm tăng cường hoặc giảm bớt mức biểu hiện của tính trạng

A.
Lặp đoạn NST
B.
Mất đoạn NST
C.
Thể dị bội
D.
Đảo đoạn NST
Câu 45

Trong các dạng đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến nào được sử dụng để xác định vị trí gen trên nhiễm sắc thể:

A.
Mất đoạn NST
B.
Đảo đoạn NST
C.
Lặp đoạn NST
D.
Chuyển đoạn NST
Câu 46

Trong chọn giống, con người đã ứng dụng đột biến mất đoạn để:

A.
Tăng cường mức biểu hiện của một gen
B.
Tổ hợp các gen mong muốn vào một nhóm liên kết
C.
Chuyển gen của sinh vật khác vào
D.
Loại bỏ những gen không mong muốn
Câu 47

Quan sát trường hợp minh họa sau đây và hãy xác định đột biến này thuộc dạng nào? ABCDEFGH → ABCDEFG

A.
Mất đoạn nhiễm sắc thể.
B.
Đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C.
Lặp đoạn nhiễm sắc thể.
D.
Chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 48

Cho NST có trình tự các gen như sau, xác định dạng đột biến:

A B C D ¤ E F → A B E ¤ D C E

A.
đảo đoạn
B.
lặp đoạn
C.
chuyển đoạn không tương hỗ
D.
chuyển đoạn tương hỗ
Câu 49

Những dạng đột biến cấu trúc làm giảm số lượng gen trên 1 NST là

A.
Mất đoạn, lặp đoạn
B.
Đảo đoạn, chuyển đoạn
C.
Mất đoạn và chuyển đoạn không tương hỗ
D.
Chuyển đoạn tương hỗ và chuyển đoạn không tương hỗ
Câu 50

Đột biến làm biến đổi cấu trúc của NST được gọi là:

A.
Đột biến gen
B.
Đột biến cấu trúc NST
C.
Đột biến số lượng NST
D.
Cả A, B, C đều đúng