THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1638
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp tế bào (Nhiễm sắc thể)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4929

Ôn tập trắc nghiệm Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Sinh Học Lớp 12 Phần 5

Câu 1

Các bệnh, tật, hội chứng nào sau đây ở người là do đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể

A.
Hội chứng Đao và Toc nơ.
B.
Hội chứng khóc mèo kêu,Ung thư máu ác tính.
C.
Bệnh câm điếc bẩm sinh,tật dính ngón cả bàn.
D.
Tật dính tay trỏ và giữa,bệnh hồng cầu hinh liềm.
Câu 2

Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống? 

A.
Mất đoạn
B.
Lặp đoạn
C.
Chuyển đoạn nhỏ
D.
Đảo đoạn 
Câu 3

Thể đột biến chỉ tìm thấy ở nữ và không tìm thấy ở nam là

A.
bệnh bạch tạng
B.
hội chứng Klaiphento
C.
hội chứng Tớcnơ
D.
bệnh bạch cầu ác tính
Câu 4

Một NST ban đầu có trình tự sắp xếp các gene như sau: ABCDEFGH. ĐB làm cho các gene trên NST đó có trình tự thay đổi là: ABEDCFGH. đột biến trên là dạng đột biến:

A.
lặp đoạn
B.
chuyển đoạn
C.
mất đoạn
D.
đảo đoạn
Câu 5

Loại đột biến cấu trúc NST có thể làm tăng số lượng gene trên NST là

A.
lặp đoạn, chuyển đoạn.
B.
đảo đoạn, chuyển đoạn.
C.
mất đoạn, chuyển đoạn.
D.
lặp đoạn, đảo đoạn.
Câu 6

Hậu quả di truyền của ĐB mất đoạn NST là:

A.
Cơ thể chết ngay giai đoạn hợp tử.
B.
Gây chết hoặc giảm sức sống.
C.
Một số tính trạng bị mất đi.
D.
Ít ảnh hưởng đến đời sống sinh vật.
Câu 7

Sơ đồ sau minh họa cho các dạng ĐB cấu trúc NST nào? 

(1): ABCD.EFGH → ABGFE.DCH

(2): ABCD.EFGH → AD.EFGBCH

A.
(1): chuyển đọan không chứa tâm động, (2): chuyển đoạn trong một NST.
B.
(1) : đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một NST.
C.
(1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động.
D.
(1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động.
Câu 8

Có 3 nòi ruồi giấm, trên NST số 3 có các gene phân bố theo trình tự sau:   

Nòi 1: ABCGFEDHI

Nòi 2: ABHIFGCDE

Nòi 3: ABCGFIHDE  

Biết rằng nòi này sinh ra nòi khác do ĐB đảo đoạn NST. Hãy xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các nòi trên?

A.
1 → 2 → 3
B.
1 → 3 → 2
C.
2 → 1 →3
D.
3 → 1 → 2
Câu 9

Mô tả nào sau đây đúng với cơ chế gây đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

A.
Một đoạn nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi đảo ngược 1800 và nối lại.
B.
Các đoạn không tương đồng của cặp nhiễm sắc thể tương đồng đứt ra và trao đổi đoạn cho nhau.
C.
Hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau trao đổi cho nhau những đoạn không tương đồng.
D.
Một đoạn của nhiễm sắc thể nào đó đứt ra rồi gắn vào nhiễm sắc thể của cặp tương đồng khác.
Câu 10

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilase ở đại mạch, có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia?

A.
Chuyển đoạn.
B.
Mất đoạn
C.
Đảo đoạn.
D.
Lặp đoạn
Câu 11

Khi  nói về đột biến cấu trúc nhiễm sác thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến

II.  Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.

III. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không, gây hại cho thể đột biến.

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 12

Ở ruồi giấm cái, noãn bào nằm giữa các tế bào nang trứng có vai trò cung cấp chất dinh dưỡng prôtein và mARN thiết yếu cho sự phát triển của phôi. Ở một trong các gen mà mARN của chúng được vận chuyển đến noãn bào có một đột biến X làm cho phôi bị biến dạng và mất khả năng sống sót. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu đột biến là trội, các con ruồi ở đời F1 của ruồi bố có kiểu gen dị hợp tử và ruồi mẹ kiểu dại sẽ sống sót.

II. Nếu đột biến là trội, các cá thể có kiểu gen đồng hợp tử về đột biến X không thể sống sót đến giai đoạn trưởng thành.

III. Nếu đột biến là lặn, chỉ các phôi ruồi cái của ruồi mẹ dị hợp tử về đột biến X mới bị biến dạng.

IV. Nếu đột biến là lặn và tiến hành lai hai cá thể dị hợp tử về đột biến X để thu được F1, sẽ có khoảng 1/6 số cá thể ở F2 đồng hợp tử về gen X.

A.
3
B.
4
C.
1
D.
2
Câu 13

Một đoạn NST nào đó bị đứt ra và đảo ngược 180o và nối lại là dạng đột biến

A.
chuyển đoạn.  
B.
đảo đoạn.  
C.
lặp đoạn. 
D.
mất đoạn.
Câu 14

Ở người chuyển đoạn không cân giữa NST số 22 với NST số 9 tạo nên NST số 22 ngắn hơn bình thường gây nên

A.
hội chứng tiếng mèo kêu.   
B.
hội chứng Đao.
C.
bệnh viêm gan siêu vi B.    
D.
bệnh ung thư máu ác tính.
Câu 15

Ở loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12, bộ NST của thể ba nhiễm là ….(1), và có tối đa …(2) số loại thể ba nhiễm.

(1), (2) lần lượt là:

A.
13, 7
B.
13, 6
C.
13, 11
D.
6, 13
Câu 16

Cho NST có cấu trúc ABCDEFGH, đột biến tạo ra cấu trúc ABCFEDGH. Đây là dạng đột biến nào?

A.
thay thế đoạn   
B.
đảo đoạn         
C.
chuyển đoạn    
D.
mất đoạn
Câu 17

Trong một lần nguyên phân của một tế bào ở thể lưỡng bội, một NST của cặp số 3 và một NST của cặp số 6 không phân li, các NST khác phân li bình thường. Kết quả của quá trình này có thể tạo ra các tế bào con có bộ NST là: 

A.
2n + 2 và 2n-2 hoặc 2n + 2 + 1 và 2n-2-1
B.
2n + 1 + 1 và 2n -1-1 hoặc 2n + 1 -1 và 2n -1+1
C.
2n + 1-1 và 2n-2-1 hoặc 2n+2+1 và 2n-1+1
D.
2n+1+1 và 2n-2 hoặc 2n+2 và 2n-1-1
Câu 18

Ở một loài thực vật có bộ NST 2n= 48, có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể tam nhiễm đơn khác:

A.
48
B.
24
C.
36
D.
12
Câu 19

Loại đột biến cấu trúc NST không làm thay đổi hàm lượng ADN trên NST là:

A.
Lặp đoạn, chuyển đoạn. 
B.
Mất đoạn, chuyển đoạn.
C.
Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng 1 NST.
D.
Chuyển đoạn trên cùng một NST.
Câu 20

Trao đổi đoạn giữa 2 NST không tương đồng gây hiện tượng:

A.
Đảo đoạn. 
B.
Lặp đoạn.   
C.
Chuyển đoạn. 
D.
Hoán vị gen.
Câu 21

Tế bào xô ma lưỡng bôi bình thường bị đột biến dẫn đến sự hình thành các tế bào sau đây: 1. Thể không; 2. Thể một; 3. Thể tứ bội; 4. Thể bốn; 5. Thể ba; 6. Thể lục bội.

Công thức NST của các tế bào trên được viết tương ứng là:

A.
2n, 2n+1, 2n+3, 2n+4, 4n, 6n.  
B.
2n, 2n-1, 2n+1, 2n+2, 4n, 6n.
C.
2n-2, 2n-1, 4n, 2n+2, 2n+1, 6n.      
D.
2n-2, 2n-1, 2n+1, 2n+2, 2n+4, 2n+6.
Câu 22

Dạng đột biến nào làm các gen nhích lại gần nhau trên 1 NST, số lượng gen trên NST giảm và kích thước NST thay đổi?

A.
Lặp đoạn, chuyển đoạn.  
B.
Chuyển đoạn.    
C.
Mất đoạn NST.      
D.
Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
Câu 23

Dạng đột biến NST nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống của sinh vật?

A.
Mất đoạn 
B.
Chuyển đoạn
C.
Đảo đoạn     
D.
Lặp đoạn
Câu 24

Một NST có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG*HKM đã bị đột biến. NST đột biến có trình tự ABCDCDEG*HKM . Dạng đột biến này là:

A.
Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng
B.
Thường làm thay đổi số nhóm gen liên kết của loài
C.
Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể
D.
Thường gây chết cho cơ thể mang NST đột biến
Câu 25

Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là

A.
Mất đoạn, chuyển đoạn.    
B.
Chuyển đoạn.
C.
Đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể.
D.
Lặp đoạn, chuyển đoạn.
Câu 26

Bộ NST trong tế bào của người mắc hội chứng Đao có 47 chiếc NST đơn, được gọi là :

A.
Thể tam bội.   
B.
Thể tam nhiễm. 
C.
Thể đơn nhiễm.
D.
Thể 1 nhiễm.
Câu 27

Tinh trùng của một loài thú có 20 nhiễm sắc thể thì thể ba nhiễm của loài này có số nhiễm sắc thể là:

A.
21
B.
41
C.
22
D.
60
Câu 28

Bệnh ung thư máu ở người là do

A.
Đột biến đảo đoạn trên NST số 21
B.
Đột biến mất đoạn trên NST số 21
C.
Đột biến lặp đoạn trên NST số 21   
D.
Đột biến chuyển đoạn trên NST số 21
Câu 29

Một đoạn NST nào đó bị đứt ra và đảo ngược 1800 và nối lại là dạng đột biến

A.
chuyển đoạn.    
B.
đảo đoạn.
C.
lặp đoạn.    
D.
mất đoạn.
Câu 30

Nội dung nào sau đúng khi nói về đột biến gen và đột biến cấu trúc NST?

A.
Đột biến gen gồm: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
B.
Đột biến cấu trúc NST và đột biến gen đều gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
C.
Đột biến cấu trúc NST gồm: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
D.
Đột biến gen gồm: mất, thêm, chuyển hoặc thay thế một hay một số cặp nuclêôtit.
Câu 31

Ở người chuyển đoạn không cân giữa NST số 22 với NST số 9 tạo nên NST số 22 ngắn hơn bình thường gây nên

A.
hội chứng tiếng mèo kêu.     
B.
hội chứng Đao.
C.
bệnh viêm gan siêu vi B.      
D.
bệnh ung thư máu ác tính.
Câu 32

Ở ruồi giấm 2n = 8 có một thể đột biến, trong đó ở cặp nhiễm sắc thể số 1 có một chiếc bị mất đoạn, một chiếc của nhiễm sắc thể số 3 bị đảo 1 đoạn, ở nhiễm sắc thể số 4 bị lặp đoạn. Khi giảm phân nếu các cặp nhiễm sắc thể phân li bình thường thì trong số các loại giao tử được tạo ra, giao tử mang 2 nhiễm sắc thể bị đột biếm chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A.
50%
B.
25%
C.
37,5%
D.
87,5%
Câu 33

Nội dung nào sau đây là sai?

I. Đảo đoạn xảy ra khi bên trong nhiễm sắc thể bị đứt, đoạn này quay ngược 180° rồi được nối lại.

II. Đảo đoạn ít ảnh hưởng đến sức sống của vi sinh vật do không làm mất vật chất di truyền.

III. Đảo đoạn làm thay đổi cấu trúc của gen trên nhiễm sắc thể, tuy nhiên không làm thay đổi nhóm liên kết gen.

IV. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo phải nằm đầu hay cánh giữa của nhiễm sắc thể và không mang tâm động.

V. Trong các dạng đột biến nhiễm sắc thể thì đảo đoạn là dạng đột biến thường gặp hơn.

A.
III, IV.
B.
III, V.
C.
II.
D.
IV.
Câu 34

Đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể có thể được ứng dụng để nghiên cứu di truyền nhằm:

1. Xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.

2. Tạo giống mới.

3. Nghiên cứu hoạt động của gen.

4. Loại bỏ một số gen có hại.

5. Cải tạo giống hiện có.

Đáp án đúng là:

A.
1, 5
B.
1, 3
C.
1, 2
D.
1, 4
Câu 35

 

Giả sử NST số 2 của ruồi giấm có cấu trúc là ABCDEF, NST số 3 có cấu trúc là GHKLMN . Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, gen N và gen F đã hoán đổi vị trí cho nhau. Hiện tượng trên được gọi là

 

A.
hoán vị gen.  
B.
hoán đổi gen.  
C.
đột biến chuyển đoạn không tương hỗ.  
D.
đột biến chuyển đoạn tương hỗ.
Câu 36

Ở người, những bệnh, hội chứng nào sau đây liên quan đến đột biến cấu trúc NST?

A.
bệnh ung thư máu ác tính.
B.
bệnh mù màu, bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
C.
bệnh máu khó đông, hội chứng Tơcnơ.
D.
bệnh bạch tạng, hội chứng Đao.
Câu 37

Trong một quần thể ruồi giấm người ta phát hiện NST số III có các gen phân bố theo những trình tự khác nhau như sau:

1. ABCGFEDHI

2. ABCGFIHDE

3. ABHIFGCDE

Cho biết đây là những đột biến đảo đoạn NST. Hãy xác định mối liên hệ trong quá trình phát sinh các dạng bị đảo đó.

A.
1-> 2 -> 3.  
B.
1 -> 3 -> 2.  
C.
2 -> 1 -> 3.  
D.
2 -> 3 -> 1.
Câu 38

Do đột biến làm cho cấu trúc của 2 cặp NST chuyển thành

ABCDEPQ     và    PQRSTX

a b c d e f g h       HGFRSTX

Đột biến trên thuộc dạng:

A.
đột biến mất đoạn  
B.
đột biến chuyển đoạn không tương hỗ  
C.
đột biến chuyển đoạn tương hỗ  
D.
đột biến đảo đoạn NST.
Câu 39

Hậu quả của đột biến cấu trúc liên quan đến NST 22 ở người là   

A.
gây bệnh ung thư máu.  
B.
  gây hội chứng Đao.      
C.
thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm.  
D.
  gây hội chứng mèo kêu.
Câu 40

Nhận định nào dưới đây không đúng?

A.
Đột biến lặp đoạn chỉ làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng.  
B.
Đột biến mất đoạn thường gây chết hoặc làm giảm sức sống.  
C.
Đột biến đảo đoạn thường ít ảnh hưởng tới sức sống của cá thể.  
D.
Đột biến chuyển đoạn lớn thường gây chết hoặc làm mất khả năng sinh sản.
Câu 41

Trong các dạng đột biến cấu trúc NST sau đây, dạng nào thường ít ảnh hưởng tới sức sống của cá thể, góp phần tăng cường sai khác giữa các NST tương ứng trong các nòi thuộc cùng một loài?

A.
Mất đoạn.    
B.
Lặp đoạn.  
C.
Đảo đoạn.  
D.
Chuyển đoạn.
Câu 42

Hậu quả của đột biến mất đoạn là 

A.
làm tăng cường độ biểu hiện của tính trạng.  
B.
làm giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.  
C.
thường làm giảm sức sống hoặc gây chết.  
D.
ít ảnh hưởng tới sức sống của cơ thể.
Câu 43

Đột biến chuyển đoạn NST là kiểu đột biến trong đó:  

A.
có sự trao đổi đoạn giữa các NST không tương đồng.  
B.
có sự trao đổi những đoạn tương ứng giữa 2 NST tương đồng.  
C.
có sự trao đổi chéo không cân giữa 2 NST tương đồng.  
D.
có sự đảo ngược 180o của một đoạn NST không mang tâm động.  
Câu 44

Hiện tượng nào sau đây được xem là một nguyên nhân dẫn tới đột biến cấu trúc NST?                   

A.
Sự phân ly độc lập của các cặp NST.  
B.
 Sự tổ hợp tự do của các cặp NST.  
C.
Sự tiếp hợp và trao đổi chéo giữa các crômatit trong cặp NST tương đồng.  
D.
Sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các crômatit trong cặp NST tương đồng.
Câu 45

Ở người, thể dị bội có ba NST 21 sẽ gây ra

A.
bệnh ung thư máu.            
B.
hội chứng Đao.               
C.
hôị chứng mèo kêu.                           
D.
hội chứng Claiphentơ.
Câu 46

Đột biến nào làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện tính trạng?

A.
Mất đoạn.             
B.
Đảo đoạn.                
C.
Lặp đoạn.          
D.
Chuyển đoạn.
Câu 47

Đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống?

A.
Chuyển đoạn nhỏ.
B.
Mất đoạn.
C.
Lặp đoạn.
D.
Đảo đoạn.
Câu 48

Nhiều bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức dẫn đến tổng hợp nên quá nhiều sản phẩm và kích thích tế bào phân chia liên tục. Có bao nhiêu đột biến trong số các đột biến dưới đây có thể làm cho một gen bình thường (gen tiền ung thư) trở thành gen ung thư?

(1) Đột biến lặp đoạn NST.

(2) Đột biến đảo đoạn NST.

(3) Đột biến chuyển đoạn NST.

(4) Đột biến mất đoạn NST.

(5) Đột biến gen xuất hiện ở vùng điều hòa của gen tiền ung thư.

A.
3
B.
4
C.
5
D.
0
Câu 49

Ở người, mất đoạn nhiễm sắc thể số 22 gây ra:

A.
bệnh ung thư máu
B.
bệnh thiếu máu
C.
bệnh máu khó đông
D.
bệnh Đao
Câu 50

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?

(1) Sự trao đổi chéo không cân giữa hai nhiễm sắc thể cùng cặp tương đồng dẫn đến hiện tượng lặp đoạn và mất đoạn nhiễm sắc thể.

(2) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể cũng có thể dẫn đến ung thư.

(3) Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể cũng có thể dẫn đến ung thư.

(4) Thường có lợi cho thể đột biến.

A.
4
B.
2
C.
3
D.
1