THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 15
Thời gian làm bài: 27 phút
Mã đề: #1639
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp tế bào (Nhiễm sắc thể)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3722

Ôn tập trắc nghiệm Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể Sinh Học Lớp 12 Phần 6

Câu 1

Trong các dạng đột biến sau, có bao nhiêu dạng đột biến có thể làm thay đổi hình thái của nhiễm sắc thể?

(1) Mất đoạn.

(2) Lặp đoạn NST.

(3) Đột biến gen.

(4) Đảo đoạn ngoài tâm động.

(5) Chuyển đoạn không tương hỗ.

(6) Đột biến lệch bội.

A.
4
B.
3
C.
2
D.
1
Câu 2

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng với đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể?

(1) Làm thay đổi trình tự phân bố gen trên nhiễm sắc thể.

(2) Làm giảm hoặc tăng số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

(3) Làm thay đổi thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

(4) Có thể làm giảm khả năng sinh sản của thể đột biến.

(5) Có thể làm gen trên nhiễm sắc thể hoạt động mạnh lên.

A.
2
B.
4
C.
5
D.
3
Câu 3

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây là không chính xác?

A.
Quá trình trao đổi chéo không cân xảy ra giữa các crômatit không chị em trong cặp NST tương đồng làm xuất hiện đột biến lặp đoạn NST.
B.
Đột biến đảo đoạn NST có thể làm xuất hiện loài mới.
C.
Trong một số trường hợp, đột biến mất đoạn nhỏ có lợi cho sinh vật vì nó giúp loại bỏ gen có hại cho quần thể.
D.
Có thể sử dụng đột biến lặp đoạn NST để xây dựng bản đồ gen. 
Câu 4

Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là gì?

A.
Làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatit.
B.
Làm đứt gãy nhiễm sắc thể, làm ảnh hưởng tới quá trình tự nhân đôi ADN.
C.
Tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các crômatit.
D.
Làm đứt gãy nhiễm sắc thể dẫn đến rối loạn trao đổi chéo.
Câu 5

Đột biến cấu trúc NST là gì?

A.
Đột biến điểm.
B.
Sự biến mất hoặc tăng thêm NST.
C.
Sắp xếp lại các gen, hay giảm hoặc tăng số lượng gen trên NST.
D.
Cả ba ý đều đúng.
Câu 6

Trong chọn giống thực vật, con người đã ứng dụng dạng đột biến nào sau đây để loại bỏ những gen không mong muốn?

A.
Mất đoạn NST.                                        
B.
Chuyển đoạn không tương hỗ.  
C.
Lặp đoạn NST.                                       
D.
Đảo đoạn không mang tâm động.
Câu 7

Thể mắt dẹt xuất hiện ở ruồi giấm do hậu quả của đột biến:

A.
đột biến gen trên X.           
B.
lặp đoạn NST.         
C.
mất đoạn NST.         
D.
đảo đoạn NST.
Câu 8

Nhận định nào sau đây là đúng với đột biến cấu trúc đảo đoạn NST?

A.
 Đảo đoạn là nguyên nhân gây bệnh ung thư máu ở người  
B.
Đảo đoạn không làm thay đổi trình tự phân bố gen trên các NST  
C.
 Đảo đoạn làm tăng hoạt tính enzim amilaza ở lúa đại mạch  
D.
Đảo đoạn góp phần tạo nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hóa
Câu 9

Khi nói về vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với tiến hóa và chọn giống, phát biểu nào sau đây không đúng?

 

A.
Có thể dùng đột biến chuyển đoạn tạo các dòng côn trùng giảm khả năng sinh sản.
B.
Dùng đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi cơ thể động vật.
C.
Đột biến đảo đoạn góp phần tạo nên các nòi trong loài.
D.
 Đột biến lặp đoạn tạo điều kiện cho đột biến gen phát sinh alen mới.
Câu 10

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Đột biến chuyển đoạn trên 1 NST có thể làm tăng số lượng gen trên NST.
B.
 Đột biến lặp đoạn NST có thể làm cho 2 gen alen cùng nằm trên 1 NST
C.
Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hình dạng NST
D.
Đột biến mất đoạn NST thường xảy ra ở động vật mà ít gặp ở thực vật
Câu 11

Người ta có thể sử dụng dạng đột biến cấu trúc nào sau đây để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi NST trong chọn giống cây trồng?

A.
Đột biến chuyển đoạn NST
B.
 Đột biến mất đoạn NST
C.
Đột biến đảo đoạn NST
D.
Đột biến lặp đoạn NST
Câu 12

Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra NST có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc đạng dột biến:

A.
đảo đoạn ngoài tâm động
B.
đảo đoạn có tâm động
C.
chuyển đoạn không tương hỗ
D.
 chuyển đoạn tương hỗ
Câu 13

Đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện gen mới trong nhóm gen liên kết là

A.
mất đoạn      
B.
 đảo đoạn  
C.
 lặp đoạn       
D.
chuyển đoạn
Câu 14

Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là

A.
làm đứt gãy NST, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các cromatit.
B.
quá trình tổng hợp protein hình thành thoi phân bào bị ức chế ở kì đầu của phân bào.
C.
 rối loạn quá trình nhân đôi của ADN trong quá trình phân bào.
D.
 làm đứt gãy NST dẫn đến rối loạn sự tiếp hợp trong giảm phân I.
Câu 15

Trong đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen trên NST?

A.
Mất đoạn      
B.
Lặp đoạn  
C.
Đào đoạn     
D.
 Chuyển đoạn