THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1747
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Sinh trưởng và Phát triển
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1234

Ôn tập trắc nghiệm Sinh trưởng ở thực vật Sinh Học Lớp 11 Phần 1

Câu 1

Cho thông tin sau: “Trồng phong lan bằng ánh sáng nhân tạo là một trong những biện pháp hữu hiệu được nhiều người trồng lan chuyên nghiệp áp dụng hiện nay. Nếu vườn lan không có đủ ánh nắng mặt trời thì việc thiết kế ánh sáng nhân tạo sẽ giúp cung cấp lượng ánh sáng cho cây lan phát triển và nở hoa. Với việc sử dụng ánh sáng nhân tạo, người ta có thể quyết định được cường độ ánh sáng và thời gian chiếu sáng theo nhu cầu của từng loại lan. Nếu tất cả cây trồng điều tập trung một chỗ thì việc tưới nước và kiểm tra côn trùng gây hại hoặc các vấn đề bệnh của cây cũng dễ dàng hơn. Ngoài ra, điều quan trọng nhất của vườn lan sử dụng ánh sáng đèn nhân tạo là giúp tránh được tình trạng quá lạnh hoặc quá nóng cho cây. Tuy nhiên, trồng lan bằng ánh sáng nhân tạo bạn cần phải chú ý đến chế độ tưới nước cho cây, phải duy trì độ ẩm vừa phải và quan sát độ dài của ngày. Đồng thời, bạn cần phải nắm được đặc điểm thích nghi của từng loại lan, sự thay đổi theo mùa, và thấy được những dấu hiệu để biết khi nào chúng ra hoa để điều chỉnh ánh sáng cho phù hợp”. (Nguồn: http://www.phonglanviet.com.vn/uu-diem- dung-anh-sang-nhan-tao-de-trong-phong-lan-a-440.aspx). Khi nói về vai trò của ánh sáng nhân tạo đối với cây phong lan, có bao nhiêu nhận định sau đây đúng?

I. Trồng lan bằng ánh sáng nhân tạo thích hợp với những không gian thiếu ánh nắng mặt trời.

II. Các loài lan khác nhau có nhu cầu về cường độ và thời gian chiếu sáng khác nhau.

III. Trồng lan bằng ánh sáng nhân tạo có thể giúp khắc phục điều kiện bất lợi của môi trường như giá rét hay sâu bệnh…

IV. Ánh sáng nhân tạo chỉ giúp cây lan sinh trưởng tốt mà không thể giúp cây ra hoa.

A.
1
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 2

Câu nào sau đây không đúng?

A.
Một số cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng chậm và phát triển chậm.
B.
Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm.
C.
Một cơ quan hay bộ phận của cây có thể sinh trưởng nhanh và phát triển nhanh.
D.
Sinh trưởng và phát triển là 2 quá trình độc lập, không tương tác lẫn nhau.
Câu 3

Dưới đây có bao nhiêu đáp án đúng khi nói về cây Hai lá mầm?

I. Ở thực vật hai lá mầm cả mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh lóng làm tăng trưởng chiều cao.

II. Mô phân sinh bên chỉ có ở cây Hai lá mầm.

III. Sinh trưởng sơ cấp diễn ra ở tất cả phần thân của cây Hai lá mầm.

IV. Sinh trưởng thứ cấp tạo ra gỗ lõi, gỗ rác và vỏ.

A.
3
B.
1
C.
2
D.
4
Câu 4

Ở thực vật có các loại mô phân sinh

(1) Mô phân sinh đỉnh

(2) Mô phân sinh lóng

(3) Mô phân sinh bên

Cây một lá mầm có những loại mô phân sinh nào?

A.
(1) và (3)
B.
(2) và (3)
C.
(1), (2) và (3)
D.
(1) và (2)
Câu 5

Cây non mọc thẳng, cây khoẻ, lá xanh lục do điều kiện chiếu sáng như thế nào?

A.
Chiếu sáng từ ba hướng.
B.
Chiếu sáng từ nhiều hướng.
C.
Chiếu sáng từ một hướng.
D.
Chiếu sáng từ hai hướng.
Câu 6

Thân cây non sinh trưởng như thế nào khi chiếu sáng từ một hướng (sau một thời gian)?

A.
Mọc thẳng, khỏe.
B.
Tránh xa nguồn sáng
C.
Hướng về nguồn sáng.
D.
Cây non hướng sáng âm
Câu 7

Chụp bao giấy đen vào đỉnh sinh trưởng của một cây non, rồi chiếu sáng vào một phía. Hiện tượng gì sẽ xảy ra?

A.
Ngọn cây cong về phía ánh sáng, do ánh sáng chiếu về một phía của cây
B.
Ngọn cây cong về phía ánh sáng, do auxin chuyển về phía không được chiếu sáng đã kích thích sự sinh trưởng của tế bào phía này.
C.
Ngọn cây vẫn vươn thẳng, vì không có sự phân bố lại auxin giữa hai phía.
D.
Ngọn cây cong về phía không được chiếu sáng, do các tế bào ở phía được chiếu sáng sinh trưởng mạnh hơn.
Câu 8

Xét các đặc điểm sau:
(1) làm tăng kích thước chiều ngang của cây
(2) diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm
(3) diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch
(4) diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ)
(5) chỉ làm tăng chiều dài của dây
Những đặc điểm trên không có ở sinh trưởng thứ cấp là

A.
(1) và (4)
B.
(2) và (5)
C.
(1), (3) và (5)
D.
(2), (3) và (5)
Câu 9

Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A.
Làm tăng kích thước chiều dài của cây
B.
Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
C.
Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
D.
Làm tăng kích thước chiều ngang của cây
Câu 10

Ý nào sau đây không đúng khi nói về hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng?

A.
Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu để kéo dài ra
B.
Rễ cây phân nhánh để lan rộng ra
C.
Tế bào lông hút to dần ra để tăng diện tích hấp thụ
D.
Rễ hình thành nên một số lượng khổng lồ tế bào lông hút
Câu 11

Do ảnh hưởng của ánh sáng, mặt trên của cánh hoa sinh trưởng mạnh hơn mặt dưới sẽ gây ra hiện tượng:

A.
kết quả.
B.
hoa khép cánh.
C.
hoa héo và rũ cánh.
D.
hoa nở.
Câu 12

Vì sao có hiện tượng lá xanh có các đốm trắng?

A.
 Do ảnh hưởng của ánh sáng không đều ở môi trường sống.
B.
Do sự phân phối ngẫu nhiên và không đều của 2 loại lạp thể xanh và trắng (do đột biến) qua các lần nguyên phân.
C.
Do khả năng hấp thu ánh sáng khác nhau của các lạp thể.
D.
Do sự phân phối ngẫu nhiên và không đều của 2 loại lạp thể xanh và trắng (do đột biến) có liên quan tới các NST qua các lần nguyên phân.
Câu 13

Ở các cây lấy thân và lá, không nên điều khiển sinh trưởng phát triển theo hướng

A.
sinh trưởng nhanh, phát triển chậm.
B.
sinh trưởng chậm, phát triển nhanh.
C.
sinh trưởng và phát triển đều nhanh.
D.
sinh trưởng cân bằng với phát triển.
Câu 14

Cho các nhận định sau:
1. sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính) của cây do hoạt động của mô phân sinh bên ( tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên
2. sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (tầng phát sinh) gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng bề dày của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên
3. sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên
4. Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh bên phân chia tạo nên
5. sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành
6. sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở thực vật Một và Mai lá mầm, sinh trưởng thứ cấp xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm
Những nhận định đúng về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là:

A.
(2), (3) và (4)
B.
(1), (2) và (4)
C.
(3), (4) và (6)
D.
(1), (5) và (6)
Câu 15

Nhận định nào sau đây không đúng

A.
Êtylen có vai trò thúc quả chóng chín, rụng lá
B.
Sinh trưởng và phát triển ở thực vật không liên quan đến nhau
C.
Những nhân tố chi phối sự ra hoa gồm: tuổi cây, xuân hóa và quang chu kì
D.
Những nhân tố chi phối sự ra hoa gồm: tuổi cây, xuân hóa và quang chu kì
Câu 16

Người ta chia các nhân tố chi phối sự sinh trưởng của thực vật thành 2 nhóm là nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Cách phân nhóm nào dưới đây là phù hợp?

A.
Nhóm I: Đặc điểm di truyền, hoocmôn thực vật; nhóm II: ánh sáng, nhiệt độ, thời kì sinh trưởng, độ ẩm …
B.
Nhóm I: Nhiệt độ, các nguyên tố khoáng, phyto hoocmôn; nhóm II: giống, loài.
C.
Nhóm I: Phyto hoocmôn, đặc điểm di truyền, thời kì sinh trưởng; nhóm II: nồng độ oxi, dinh dưỡng khoáng, nhiệt độ, ánh sáng …
D.
Nhóm I: Phyto hoocmôn, ánh sáng, nước, dinh dưỡng khoáng; nhóm II: đặc điểm di truyền, thời kì sinh trưởng.
Câu 17

Để Hoa Đào nở đúng dịp Tết Nguyên đán, người ta thường tưới nước lạnh để kiềm hãm cho hoa nở đúng dịp, biện pháp trên đã sử dụng nhân tố chi phối sự ra hoa nào sau đây?

A.
Quang chu kì
B.
Hormone ra hoa
C.
Xuân hóa
D.
Tuổi của cây.
Câu 18

Khi nói về sinh trưởng ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật hai lá mầm.

II. Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật hạt kín.

III. Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng chiều dài của thân và rễ.

IV. Sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên.

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 19

Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A.
Làm tăng kích thước chiều dài của cây
B.
Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
C.
Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
D.
Làm tăng kích thước chiều ngang của cây
Câu 20

Sử dụng các thông tin sau đây để sắp xếp sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp cho phù hợp

(1) Thân, rễ dài ra

(2) Là sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động của  mô phân sinh đỉnh

(3) Mô phân sinh bên

(4) Cây hai lá mầm

(5) Là sự sinh trưởng làm tăng đường kính của thân và rễ do hoạt động của mô phân sinh bên

(6) Thân, rễ to lên

(7) Mô phân sinh đỉnh

(8) Cây hai lá mầm và một lá mầm

A.
sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (4) và (7) ;  sinh trưởng thứ cấp: (3), (5), (6) và (8)
B.
sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (3) và (8) ;  sinh trưởng thứ cấp: (4), (5), (6) và (7)
C.
sinh trưởng sơ cấp: (1), (2), (7) và (8) ;  sinh trưởng thứ cấp: (3), (4), (5) và (6)
D.
sinh trưởng sơ cấp: (1), (5), (7) và (8) ;  sinh trưởng thứ cấp: (2), (3), (4) và (6)
Câu 21

Có các nhận định sau khi nói về sinh trưởng của thực vật

1. Sinh trưởng sơ cấp là do hoạt động phân bào của mô phân sinh bên tạo ra

2. Sinh trưởng sơ cấp có cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm

3. Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây hai lá mầm, đều tham gia vào sự sinh trưởng thứ cấp

4. Sinh trưởng sơ cấp là sự tăng chiều dài của cơ thể(thân và rễ) do hoạt động phân bào của các mô phân sinh đỉnh

5. Đa số cây một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp.

Có bao nhiêu ý đúng?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
5
Câu 22

Khi nói về mạch gỗ và mạch rây, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ
B.
Mạch gỗ được cấu tạo từ tế bào sống
C.
Mạch gỗ chỉ vận chuyển chất vô cơ
D.
Mạch rây gồm các tế bào đã chết
Câu 23

Trong lát cắt ngang của một cây thân gỗ hai lá mầm điển hình, trong số các nhận định sau, nhận định nào chính xác?

A.
Độ dày của vòng gỗ hàng năm có kích thước bằng nhau giữa các năm
B.
Gỗ dác nằm trong gỗ dòng và chúng được sử dụng phổ biến để sản xuất đồ gia dụng
C.
Phần vỏ bần được tạo ra từ sự phân chia và biệt hóa của tầng sinh trụ
D.
Phần lõi gỗ với các vòng gỗ hàng năm thuộc phần gỗ thứ cấp
Câu 24

Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

A.
 Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
B.
Diễn ra chủ yếu ở cây một lá mầm và hạn chế ở cây hai lá mầm.
C.
Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch.
D.
Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ).
Câu 25

Phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm đều có sinh trưởng thứ cấp và sinh trưởng sơ cấp
B.
Ngọn cây Một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp, thân cây Hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp.
C.
Sinh trưởng sơ cấp gặp ở cây Một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm
D.
Cây Một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp còn cây Hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp
Câu 26

Trong cấu trúc lát cắt ngang của một khúc gỗ cây hai lá mầm, khẳng định nào sau đây không chính xác?

A.
Bần là lớp ngoài cùng, bao bọc và bảo vệ các phần bên trong thân
B.
Gỗ ròng là phần cứng nhất gồm các tế bào mạch gỗ thấm chất gỗ nhiều nhất
C.
Gỗ dác thường có màu sáng hơn và yếu hơn so với gỗ ròng, nó có vai trò vận chuyển nước và khoáng
D.
Đi từ ngoài vào trong bao gồm: bần → mạch rây thứ cấp → tầng sinh bần → tầng sinh trụ → gỗ ròng → gỗ dác
Câu 27

Quan sát  mặt cắt ngang thân,  sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là?

A.
Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi
B.
Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp
C.
Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp
D.
Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy
Câu 28

Quan sát hình ảnh cấu tạo của hạt đậu và ngô:

Vì sao lá mầm của cây đậu lại to hơn rất nhiều so với lá mầm của hạt ngô:

A.
Vì hạt đậu to hơn hạt ngô
B.
Vì ở đậu, lá mầm là nơi chứa chất dinh dưỡng
C.
Vì cây đậu có kích thước lớn hơn so với cây ngô
D.
Vì lá mầm của phôi ở hạt đậu có chức năng bảo vệ phôi
Câu 29

Quan sát hình ảnh và cho biết hình ảnh dưới đây minh hoạ cho vai trò của loại hoocmôn thực vật nào?

A.
Axit abxixic
B.
Gibêrelin
C.
Xitôkinin
D.
Êtilen
Câu 30

Mô phân sinh là nhóm các tế bào

A.
Chưa phân hóa và duy trì được khả năng phân chia giảm nhiễm.
B.
Đã phân hóa và có khả năng phân chia nguyên nhiễm.
C.
Chưa phân hóa và duy trì được khả năng phân chia nguyên nhiễm.
D.
Đã phân hóa và có khả năng phân chia giảm nhiễm.
Câu 31

Để sinh trưởng và phát triển bình thường, cây xanh cần đến điều kiện nào sau đây?

A.
Nước và muối khoáng
B.
 Khí ôxi
C.
Ánh sáng
D.
Tất cả các phương án đưa ra
Câu 32

Quá trình hình thành S → FeS2→ H2SO4 của đất phèn cần chú ý đến điều kiện:

A.
Yếm khí, thoát nước, thoáng khí.
B.
Hiếu khí, thoát nước, thoáng khí.
C.
Có xác sinh vật.
D.
Có chứa S.
Câu 33

Tại sao sau khi bón đạm cho ruộng lúa nếu trời mưa thì phải bón bổ sung?

A.
Sau khi trời mưa rễ cây bị úng ngập úng mất khả năng hấp thụ Nitơ
B.
Sau khi trời mưa xảy ra hiện tượng phản nitrat hóa
C.
Trời mưa điều kiện yếm khí làm  NO3-  chuyển thành NO2-
D.
rời mưa điều kiện yếm khí làm  NO2- chuyển thành NO3-
Câu 34

Tại sao đếm số vòng gỗ trên mặt cắt ngang thân cây có thể tính được số tuổi của cây?

A.
Tuổi thọ trung bình của cây ứng với số vòng gỗ
B.
Mỗi năm, sinh trưởng thứ cấp của cây tạo ra một hoặc một số vòng gỗ ở một số loài
C.
Mỗi năm đều có một tầng sinh trụ được hình thành mới tạo thành một vòng gỗ
D.
Không thể tính được số tuổi của cây dựa vào vòng gỗ
Câu 35

Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao gồm?

A.
Nhân tố bên trong
B.
Ánh sáng và nhiệt độ
C.
Nhân tố bên ngoài
D.
Cả A và C
Câu 36

Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao gồm?

A.
Đặc điểm di truyền và ánh sáng
B.
Đặc điểm di truyền, ánh sáng và nhiệt độ
C.
Nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài
D.
Nước, nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng
Câu 37

Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

A.
Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ.
B.
Bần → tầng sinh bần →mạch rây thứ cấp  → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ.
C.
Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp → tuỷ.
D.
Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ.
Câu 38

Xem hình dưới đây và cho biết chú thích nào đúng?

A.
1 - tầng phân sinh bên, 2-  gỗ dác, 3- mạch rây thứ cấp; 4 – tầng sinh bần; 5-  bần; 6 – gỗ lõi
B.
1-  gỗ dác, 2 – tầng phân sinh bên, 3- mạch rây thứ cấp; 4 – tầng sinh bần; 5-  bần; 6 – gỗ lõi
C.
1-  gỗ dác, 2- mạch rây thứ cấp; 3 – tầng phân sinh bên, 4 – tầng sinh bần; 5-  bần; 6 – gỗ lõi
D.
1 – bần; 2 – tầng sinh bần; 3 – mạch rây thứ cấp; 4 – tầng phân sinh bên, 5 – gỗ dác; 6 – gỗ lõi
Câu 39

Các tế bào ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?

A.
Tầng sinh bần
B.
Mạch rây sơ cấp
C.
Tầng sinh mạch
D.
Mạch rây thứ cấp
Câu 40

Lấy tủy làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và gỗ thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?

A.
Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong và gỗ sơ cấp nằm phía ngoài
B.
Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong
C.
Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong
D.
Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong và gỗ sơ cấp nằm phía ngoài
Câu 41

Hoạt động của tầng sinh trụ sẽ tạo ra cấu tạo thứ cấp của thân từ ngoài vào gồm:

A.
Mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp, tầng sinh trụ, gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp
B.
Mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp, tầng sinh trụ,mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp
C.
Gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp, tầng sinh trụ, mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp
D.
Mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp,tầng sinh trụ, gỗ thứ cấp, gỗ sơ cấp
Câu 42

Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

A.
Vỏ → Biểu bì → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
B.
Biểu bì → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ
C.
Biểu bì → Vỏ → Gỗ sơ cấp → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Tuỷ.
D.
Biểu bì → Vỏ → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
Câu 43

Lấy tủy làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?

A.
Gỗ nằm phía ngoài còn mạch rây nằm trong tầng sinh mạch
B.
Gỗ và mạch rây nằm trong tầng sinh mạch
C.
Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch
D.
Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
Câu 44

Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở

A.
cây một lá mầm và cây hai lá mầm
B.
chỉ xảy ra ở cây  hai lá mầm
C.
cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm
D.
cây hai lá mầm và phần thân non của cây một lá mầm
Câu 45

Phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm đều có sinh trưởng thứ cấp và sinh trưởng sơ cấp
B.
Ngọn cây Một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp, thân cây Hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp.
C.
Sinh trưởng sơ cấp gặp ở cây Một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm
D.
Cây Một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp còn cây Hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp
Câu 46

Kết quả của sinh trưởng thứ cấp

A.
Làm cho cây to ra theo chiều ngang
B.
Làm phát sinh cành bên và rễ nhánh
C.
Làm cho cây ra hoa, tạo quả
D.
Tất cả các biểu hiện trên
Câu 47

Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

A.
Làm tăng kích thước chiều ngang của cây
B.
Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
C.
Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
D.
Diễn ra hoạt động của mô phân sinh bên.
Câu 48

Sinh trưởng thứ cấp là

A.
Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.
B.
Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
C.
Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra
D.
Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra
Câu 49

Sinh trưởng thứ cấp của cây thân gỗ là do hoạt động:

A.
mô phân sinh đỉnh
B.
mô phân sinh bên
C.
tùy từng loài
D.
ngẫu nhiên
Câu 50

Nhận định nào dưới đây về sinh sản sơ cấp ở thực vật là không đúng:

A.
Làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia  tế bào mô phân sinh bên
B.
Được thấy ở đa số cây một lá mầm
C.
Các bó mạch trong thân xếp lộn xộn do thân thường có kích thước bé
D.
Thời gian sống ngắn