THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1749
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Sinh trưởng và Phát triển
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3514

Ôn tập trắc nghiệm Sinh trưởng ở thực vật Sinh Học Lớp 11 Phần 2

Câu 1

Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A.
Làm tăng kích thước chiều dài của cây
B.
Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
C.
Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
D.
Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
Câu 2

Sinh trưởng sơ cấp của cây là:

A.
Sự sinh trưởng của thân và rễ theo chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
B.
Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động phân hoá của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
C.
Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây hai lá mầm.
D.
Sự tăng trưởng chiều dài của cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ chỉ có ở cây cây một lá mầm.
Câu 3

Thế nào là sinh trưởng sơ cấp

A.
Là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hóa của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt
B.
Là quá trình tăng lên về số lượng tế bào
C.
Là quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
D.
Là quá trình cây phân chia lớn lên
Câu 4

Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:

A.
mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên →  mô phân sinh đỉnh rễ
B.
mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên→  mô phân sinh lóng→ mô phân sinh đỉnh rễ
C.
mô phân sinh đỉnh ngọn  →  mô phân sinh đỉnh rễ
D.
mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên
Câu 5

Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở

A.
thân cây Một lá mầm
B.
thân cây Hai lá mầm
C.
cả cây Một lá mầm và Hai lá mầm
D.
mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
Câu 6

Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

A.
mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
B.
mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
C.
mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
D.
mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
Câu 7

Chức năng của mô phân sinh đỉnh ở thực vật là

A.
làm cho rễ cây dài ra
B.
làm cho thân cây dài ra
C.
làm cho cây nhanh ra hoa
D.
làm cho thân và rễ cây dài ra (sinh trưởng sơ cấp)
Câu 8

Chức năng của mô phân sinh đỉnh là gì?

A.
Làm cho thân cây dài và to ra
B.
Làm cho rễ dài và to ra
C.
Làm cho thân và rễ cây dài ra
D.
Làm cho thân cây, cành cây to ra
Câu 9

Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

A.
Ở thân
B.
Ở chồi nách
C.
Ở đỉnh rễ
D.
Ở chồi đỉnh
Câu 10

Cho các bộ phận sau:

1. Đỉnh rễ          4. Chồi đỉnh

2. Thân             5. Hoa

3. Chồi nách      6. Lá

Mô phân sinh đỉnh không có ở

A.
(1), (2) và (3)
B.
(2), (3) và (4)
C.
(3), (4) và (5)
D.
(2), (5) và (6)
Câu 11

Mô phân sinh ở thực vật là

A.
Nhóm các tế bào chưa phân hóa, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế
B.
Nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân
C.
Nhóm các tế bào chưa phân hóa, mất dần khả năng nguyên phân
D.
Nhóm các tế bào phân hóa, chuyên hóa về chức năng
Câu 12

Mô phân sinh là:

A.
nhóm các tế bào thực vật chưa phân hoá
B.
duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây
C.
có khả năng sinh trưởng và phát triển
D.
Cả A và B
Câu 13

Cơ thể thực vật có thể lớn lên là do:

A.
Kích thước tế bào tăng lên
B.
Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
C.
Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh
D.
Sự nguyên phân  của các tế bào mô phân sinh.
Câu 14

Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là:

A.
Quá trình tăng lên về số lượng tế bào
B.
Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
C.
Sự nguyên phân của các tế bào mô phân sinh
D.
Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh
Câu 15

Sinh trưởng ở thực vật là

A.
quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và số lượng tế bào.
B.
quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về số lượng tế bào và các mô
C.
quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước tế bào và mô
D.
quá trình tăng về kích thước (lớn lên) của cơ thể do tăng về kích thước và phân hoá tế bào
Câu 16

Sinh trưởng ở thực vật là

A.
Quá trình tăng lên về số lượng tế bào
B.
Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
C.
Quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào làm cây lớn lên, tạo nên cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá
D.
Quá trình biến đổi về chất lượng, cấu trúc tế bào
Câu 17

Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

A.
làm tăng kích thước chiều dài của cây.
B.
diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
C.
diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
D.
diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 18

Đặc điểm nào dưới đây không đúng khi nói đến sinh trưởng sơ cấp ở thực vật?

A.
Làm tăng kích thước chiều dài của cây
B.
Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
C.
Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
D.
Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm
Câu 19

Axit abxixic (AAB) có ở:

A.
 Đỉnh cành.
B.
Thân non.
C.
Hạt đang nảy mầm.
D.
Cơ quan đang hóa già.
Câu 20

Sinh trưởng thứ cấp ở cây thân gỗ là gia tăng về

A.
chiều dài do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
B.
chiều ngang do hoạt động của mô sinh đỉnh.
C.
chiều ngang do hoạt động của mô phân sinh bên.
D.
chiều dài do hoạt động của mô phân sinh bên.
Câu 21

Cho hình vẽ và các chú thích sau:

1 – gỗ lõi                           4 – mạch rây thứ cấp

2 – tầng phân sinh bên      5 – bần

3 – gỗ dác                          6 – tầng sinh bần

Có bao nhiêu giải thích đúng?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 22

Xét các đặc điểm sau:

(1) Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.

(2) Xảy ra ở cây hai lá mầm.

(3) Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.

(4) Chỉ làm tăng chiều dài của cây.

Có bao nhiêu đặc điểm có ở sinh trưởng thứ cấp?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 23

Cho các bộ phận sau:

(1) Đỉnh rễ.                   (2) Thân.                              

(3) Chồi nách.              (4) Chồi đỉnh.                      

(5) Hoa.                        (6) Lá.

Mô phân sinh đỉnh không có ở bộ phận nào?

A.
(1), (2) và (3).
B.
(2), (3) và (4).
C.
(3), (4) và (5).
D.
(2), (5) và (6).
Câu 24

Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A.
Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
B.
Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
C.
Diễn ra cả ở cây một lá mầm và cây hai lá mầm.
D.
Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 25

Cho các bộ phận sau:

1. Đỉnh rễ.        2. Thân.         

3. Chồi nách.   4. Chồi đỉnh.       

5. Hoa.             6. Lá.

Mô phân sinh đỉnh không có ở

A.
1,2, 3.
B.
2, 5, 6.
C.
1, 5, 6.
D.
2, 3, 4.
Câu 26

Phát biểu nào sau đây là chính xác khi nói về các yếu tố ảnh huởng đến sự ra hoa ở thực vật hạt kín?

A.
Xuân hóa là hiện tượng cây ra hoa vào mùa xuân.
B.
Cây ngày dài là nhóm thực vật chỉ ra hoa sau một khoảng thời gian rất dài.
C.
 Cây ra hoa phụ thuộc và chu kì chiếu sáng gọi là hiện tuợng cảm ứng quang chu kì.
D.
Cây ngày ngắn và cây ngắn ngày có bản chất như nhau.
Câu 27

Mùa đông, người ta thường đốt pháo sáng ở những ruộng mía vào ban đêm nhằm mục đích gì?

A.
Kích thích sinh trưởng kéo dài của cây mía
B.
Kích thích sự ra hoa của cây mía
C.
Ngăn cản sự đẻ nhánh của cây mía
D.
Ngăn cản sự ra hoa của cây mía
Câu 28

Trong nuôi cấy mô tế bào thực vật, các loại hoocmôn thường được sử dụng là

A.
Auxin, axit abxixic
B.
Auxin, xitokini
C.
Giberelin, xitokinin
D.
Auxin, giberelin
Câu 29

Loài cây nào sau đây có mô phân sinh bên?

A.
Cây mía
B.
Cây bưởi
C.
Cây dừa
D.
Cây chuối
Câu 30

Loại cây nào sau đây có cả sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp

A.
Cây thân gỗ còn non
B.
Cây thân gỗ trưởng thành
C.
Cây mía
D.
Tất cả đều đúng
Câu 31

Tuổi của cây một năm được tính theo số

A.
Lóng
B.
C.
Chồi nách 
D.
Cành
Câu 32

Hãy xác định chú thích hình vẽ sau đây đúng hay sai

1 - Gỗ lõi

2 - Tầng phân sinh bên

3 - Gỗ dác

4 - Mạch rây thứ cấp

5 - Bần

6 - Tầng sinh bần

Phương án trả lời đúng là:

A.
1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5Đ, 6S
B.
1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6S
C.
1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6Đ
D.
1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5S, 6S
Câu 33

Chọn chú thích đúng cho hình sau

a. Lá Non b. Mắt c. Tầng phát sinh

d. Lóng e. Mô phân sinh đỉnh

Phương án trả lời đúng là

A.
1c, 2e, 3a, 4b, 5d
B.
1c, 2a, 3e, 4b, 5d
C.
1e, 2c, 3a, 4b, 5d
D.
1b, 2e, 3a, 4c, 5d
Câu 34

Trong sản xuất nông nghiệp, người ta nhổ mạ lên rồi cấy nhằm mục đích

A.
Giúp cây lúa đẻ nhánh tốt
B.
Làm đứt đỉnh rễ giúp bộ rễ phát triển mạnh
C.
Làm đất thoáng khí
D.
Kìm hãm sự phát triển của lúa chống lốp đổ
Câu 35

Trong đời sống, việc sản xuất giá để ăn, làm mạch nha đã ứng dụng giai đoạn nào trong chu kì sinh trưởng và phát triển của thực vật?

A.
Giai đoạn nảy mầm
B.
Giai đoạn mọc lá, sinh trưởng mạch
C.
Giai đoạn ra hoa
D.
Giai đoạn tạo quả chín
Câu 36

Chất nào sau đây là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật?

A.
Diệp lục b
B.
Carotenoit
C.
Phitocrom
D.
Diệp lục a
Câu 37

Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.
Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng về chiều dài của cơ thể thực vật
B.
Sinh trưởng thứ cấp là do hoạt động của mô phân sinh bên
C.
Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật hạt kín
D.
Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm
Câu 38

Các kiểu hướng động gồm

A.
hướng sáng, hướng đất, hướng hoá, ứng động tiếp xúc.
B.
hướng sáng, hướng đất, hoá ứng động, hướng tiếp xúc.
C.
hướng sáng, ứng động sức trương, hướng hoá, hướng tiếp xúc.
D.
hướng sáng, hướng đất, hướng hoá, hướng tiếp xúc.
Câu 39

Mầm cỏ quay cong về phía ánh sáng chỉ trong trường hợp

A.
ánh sáng yếu.
B.
ánh sáng khuếch tán.
C.
ánh sáng mạnh.
D.
ánh sáng chiếu một phía.
Câu 40

Sự sinh trưởng của cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau dẫn tới

A.
cây mọc cong về phía ánh sáng, lá màu xanh nhạt.
B.
cây mọc vống lên, lá màu vàng úa.
C.
cây mọc thảng đều, lá màu xanh lục.
D.
cây non trong những điều kiện chiếu sáng khác nhau thì sinh trưởng không giống nhau.
Câu 41

Hãy xác định chú thích hình vẽ sau đây đúng hay sai

1 -  gỗ lõi

2 -  tầng phân sinh bên

3 -  gỗ dác

4 -  mạch rây thứ cấp

5 -  bần

6 -  tầng sinh bần

Phương án trả lời đúng là:

A.
1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5Đ, 6S
B.
1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6S
C.
1Đ, 2S, 3S, 4Đ, 5S, 6Đ
D.
1Đ, 2S, 3Đ, 4Đ, 5S, 6S
Câu 42

Chọn chú thích đúng cho hình sau:

a. Lá Non b. Mắt c. Tầng phát sinh

d. Lóng e.  Mô phân sinh đỉnh

Phương án trả lời đúng là

A.
1c, 2e, 3a, 4b, 5d 
B.
1c, 2a, 3e, 4b, 5d
C.
1e, 2c, 3a, 4b, 5d
D.
1b, 2e, 3a, 4c, 5d
Câu 43

Cho các nhận định sau:

  1. sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày(đường kính)  của cây do hoạt động của mô phân sinh bên ( tầng phát sinh)  gây nên,  còn sinh trưởng  sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân  và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên
  2. sinh trưởng thứ cấp làm tăng chiều dài của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh (tầng phát sinh)  gây nên, còn sinh trưởng sơ cấp  làm tăng bề dày của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên
  3. sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên,  còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh đỉnh thân và mô phân sinh đỉnh rễ phân chia tạo nên
  4. Sinh trưởng thứ cấp làm tăng bề dày của cây do hoạt động của mô phân sinh đỉnh gây nên,  còn sinh trưởng sơ cấp làm tăng chiều dài của cây do mô phân sinh bên phân chia tạo nên
  5. sinh trưởng sơ cấp ở thân non và sinh trưởng thứ cấp ở thân trưởng thành
  6. sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở thực vật Một và Mai lá mầm,  sinh trưởng thứ cấp xảy ra chủ yếu ở thực vật Hai lá mầm

Những nhận định đúng về sự khác nhau giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp là:

A.
(2), (3) và (4)
B.
(1), (2) và (4)
C.
(3), (4) và (6)
D.
(1), (5) và (6)
Câu 44

Xét  các đặc điểm sau:

  1. Làm tăng kích thước chiều ngang của cây
  2. Diễn ra chủ yếu ở cây Một lá mầm và hạn chế ở cây Hai lá mầm
  3. Diễn ra hoạt động của tầng sinh mạch
  4. Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần (vỏ)
  5. Chỉ làm tăng chiều dài của dây

Những đặc điểm trên không có ở sinh trưởng thứ cấp là:

A.
(1) và (4)
B.
(2) và (5)
C.
(1), (3) và (5)
D.
(2), (3) và (5)
Câu 45

Cho các bộ phận sau:

  1. đỉnh dễ
  2. Thân
  3. chồi nách
  4. Chồi đỉnh
  5. Hoa

Mô phân sinh đỉnh không có ở

A.
(1), (2) và (3)
B.
(2), (3) và (4)
C.
(3), (4) và (5)
D.
(2), (5) và (6)
Câu 46

Đặc điểm không có ở sinh trưởng sơ cấp là

A.
làm tăng kích thước chiều dài của cây
B.
diễn ra hoạt động của tầng sinh bần
C.
diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm
D.
diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh
Câu 47

Quan sát  mặt cắt ngang thân,  sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là

A.
Bần → tầng sinh bần → mạch rây thứ cấp → tầng phân sinh bên → gỗ dác → gỗ lõi
B.
Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp
C.
Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp
D.
Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → tủy
Câu 48

Các cây ngày ngắn là các cây:

A.
cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
B.
thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
C.
thanh long, cà tím, cà phê ngô, hướng dương.
D.
hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
Câu 49

Một chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây bắt đầu từ

A.
khi ra hoa đến lúc cây chết
B.
khi hạt nảy mầm đến khi tạo hạt mới
C.
khi nảy mầm đến khi cây ra hoa
D.
khi cây ra hoa đến khi hạt nảy mầm
Câu 50

Cho các loài thực vật sau: lúa mì, sen cạn, dâu tây. Những loài này

A.
chỉ ra hoa khi có độ sáng nhỏ hơn 12 giờ/ngày
B.
chỉ ra hoa khi có độ sáng lớn hơn 12 giờ/ngày
C.
ra hoa không phụ thuộc vào ngoại cảnh
D.
ra hoa khi thời gian chiếu sáng bằng thời gian tối