THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1751
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Sinh trưởng và Phát triển
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5238

Ôn tập trắc nghiệm Sinh trưởng ở thực vật Sinh Học Lớp 11 Phần 3

Câu 1

Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây một lá mầm?

A.
 Mô phân sinh bên
B.
Mô phân sinh đỉnh cây
C.
Mô phân sinh lỏng
D.
Mô phân sinh đỉnh rễ
Câu 2

Sinh trưởng thứ cấp là sự tăng trưởng bề ngang của cây

A.
do mô phân sinh bên của cây thân thảo tạo ra
B.
do mô phân sinh bên của cây thân gỗ tạo ra
C.
do mô phân sinh bên của cây Một lá mầm tạo ra
D.
do mô phân sinh lóng của cây tạo ra
Câu 3

Phitôcrôm là sắc tố cảm nhận quang chu kì

A.
và cảm nhận ánh sáng,  có bản chất là protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm
B.
và cảm nhận ánh sáng,  có bản chất là phi protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm
C.
và cảm nhận ánh sáng,  có bản chất là protein và chứa trong các lá cần ánh sáng để quang hợp
D.
nhưng không cảm nhận ánh sáng,  có bản chất là protein và có trong các hạt cần ánh sáng để nảy
Câu 4

Xitôkinin chủ yếu sinh ra ở

A.
đỉnh của thân và cành
B.
lá, rễ
C.
tế bào đang phân chia ở rễ, hạt, quả
D.
Thân, cành
Câu 5

Auxin được sử dụng nhiều trong sản xuất nông nghiệp . Tuy nhiên, nếu sử dụng auxin để phun lên rau, củ thì sẽ gây độc cho cơ thể. Nguyên nhân là vì:

A.
Auxin nhân tạo làm gia tăng vi sinh vật gây bệnh
B.
Auxin nhân tạo không có enzim phân giải
C.
Auxin nhân tạo làm ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp của cơ thể
D.
Auxin nhân tạo làm rối loạn chuyển hóa trong tế bào
Câu 6

Thực vật Một lá mầm sống lâu năm và ra hoa nhiều lần là
 

A.
Tre.
B.
Dừa.
C.
Lúa.
D.
Cỏ
Câu 7

Thực vật Một lá mầm sống lâu năm nhưng chỉ ra hoa một lần là
 

A.
Tre. 
B.
Lúa.
C.
Cau.
D.
Dừa.
Câu 8

Loại mô phân sinh không có ở cây phượng là
 

A.
Mô phân sinh đỉnh rễ.
B.
Mô phân sinh bên.
C.
Mô phân sinh lóng.
D.
Mô phân sinh đỉnh thân.
Câu 9

Loại mô phân sinh không có ở cây lúa là
 

A.
Mô phân sinh bên.
B.
Mô phân sinh đỉnh thân.
C.
Mô phân sinh đỉnh rễ.
D.
Mô phân sinh lóng.
Câu 10

Thực vật Một lá mầm có các
 

A.
Mô phân sinh đỉnh và lóng.
B.
Mô phân sinh lóng và bên.
C.
Mô phân sinh đỉnh và bên.
D.
Mô phân sinh đỉnh thân và đỉnh rễ.
Câu 11

Thực vật Hai lá mầm có các

A.
Mô phân sinh đỉnh và lóng.
B.
Mô phân sinh đỉnh và bên.
C.
Mô phân sinh đỉnh thân và rễ.
D.
Mô phân sinh lóng và bên.
Câu 12

Kết quả sinh trưởng thứ cấp của thân tạo
 

A.
Biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp.
B.
Gỗ thứ cấp, tầng sinh bần, mạch rây thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi.
C.
Biểu bì, tầng sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp.
D.
Tầng sinh mạch, vỏ gỗ sơ cấp, mạch rây thứ cấp.
Câu 13

Ở thực vật Hai lá mầm, thân và rễ dài ra là nhờ hoạt động của

A.
Mô phân sinh đỉnh.
B.
Mô phân sinh bên.
C.
Mô phân sinh lóng.
D.
Mô phân sinh cành.
Câu 14

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Đa số cây 1 lá mầm không có sinh trưởng thứ cấp.
(2) Cây 2 lá mầm vừa có sinh trưởng sơ cấp, vừa có sinh trưởng thứ cấp.
(3) Sinh trưởng là cơ sở cho sự phát triển.
(4) Sinh trưởng là một phần của sự phát triển.
(5) Sinh trưởng sơ cấp tham gia vào quá trình tạo ra mạch rây và mạch gỗ.

A.
5
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 15

Giải phẫu mặt cắt ngang thân cây gỗ. Quan sát các thành phần cấu trúc của mặt cắt ngang sẽ thấy các lớp cấu trúc theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
 

A.
Vỏ → Tầng sinh vỏ → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tủy
B.
Vỏ → Tầng sinh vỏ → Mạch rây thứ cấp → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tủy
C.
Vỏ → Tầng sinh vỏ → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Gỗ thứ cấp → Tủy
D.
Tầng sinh vỏ → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Mạch rây thứ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ thứ cấp → Gỗ sơ cấp → Tủy
Câu 16

Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Là sự tăng kích thước chiều ngang của cây.
(2) Do hoạt động của mô phân sinh bên tạo nên.
(3) Xảy ra phổ biến ở cây 2 lá mầm.
(4) Quá trình này chỉ tạo nên mạch rây ở phía ngoài và mạch gỗ ở phía trong.

A.
4
B.
3
C.
2
D.
1
Câu 17

Khi nói về sinh trưởng thứ cấp của cây, phát biểu nào sau đây đúng?
 

A.
Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.
B.
Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
C.
Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.
D.
Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra.
Câu 18

Khi nói về sinh trưởng sơ cấp của thực vật, phát biểu nào sau đây sai?
 

A.
Là sự gia tăng chiều dài của cơ thể (thân, rễ).
B.
Do hoạt động của mô phân sinh bên.
C.
Có ở thực vật 1 lá mầm và thực vật 2 lá mầm.
D.
Do mô phân sinh lóng hoặc mô phân sinh đỉnh quy định.
Câu 19

Khi nói về sinh trưởng thứ cấp, phát biểu nào sau đây đúng?
 

A.
Sinh trưởng thứ cấp là sự gia tăng chiều dài của cơ thể thực vật.
B.
Sinh trưởng thứ cấp do hoạt động của mô phân sinh bên.
C.
Sinh trưởng thứ cấp có ở tất cả các loài thực vật hạt kín.
D.
Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thực vật một lá mầm.
Câu 20

Loại mô phân sinh nào sau đây chỉ có ở cây 2 lá mầm?
 

A.
Mô phân sinh bên.
B.
Mô phân sinh đỉnh thân.
C.
Mô phân sinh lóng. 
D.
Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 21

Loại mô phân sinh nào sau đây chỉ có ở cây một lá mầm?
 

A.
Mô phân sinh bên. 
B.
Mô phân sinh đỉnh thân.
C.
Mô phân sinh lóng. 
D.
Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 22

Sinh trưởng ở thực vật là quá trình
 

A.
Tăng về chiều dài cơ thể.
B.
Tăng về chiều ngang cơ thể.
C.
Tăng về khối lượng.
D.
Tăng về khối lượng và kích thước cơ thể.
Câu 23

Quá trình nào sau đây là sinh trưởng của thực vật?
 

A.
Cơ thể thực vật ra hoa.
B.
Cơ thể thực vật tạo hạt.
C.
Cơ thể thực vật tăng kích thước, khối lượng.
D.
Cơ thể thực vật rụng lá, rụng hoa.
Câu 24

Loại mô phân sinh nào sau đây không có ở cây 1 lá mầm?
 

A.
Mô phân sinh bên. 
B.
Mô phân sinh đỉnh thân.
C.
Mô phân sinh lóng . 
D.
Mô phân sinh đỉnh rễ.
Câu 25

Kết quả sinh trưởng sơ cấp là

A.
làm cho thân, rễ cây dài ra do hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
B.
tạo mạch rây thứ cấp, gỗ dác, gỗ lõi.
C.
tạo lóng do hoạt động của mô phân sinh lóng.
D.
tạo biểu bì, tần sinh mạch, gỗ sơ cấp, mạch rây sơ cấp.
Câu 26

Các tế bào ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ dâu?

 

 

A.
Tầng sinh bần
B.
Mạch rây sơ cấp
C.
Tầng sinh mạch
D.
Mạch rây thứ cấp
Câu 27

Các loại cây nên tiến hành biện pháp tỉa cành là:

A.
Cây bông, cây chè xanh, cây cà phê
B.
Cây bạch đàn, cây keo, cây xoan
C.
Cây bạch đàn, cây cà phê, cây xoan
D.
Cây bông, cây cà phê, cây keo
Câu 28

Các loại cây nên tiến hành ngắt ngọn là:

A.
Cây bông, cây chè xanh, cây keo
B.
Cây bạch đàn, cây cà phê, cây xoan
C.
Cây bông, cây chè xanh, cây cà phê
D.
Cây bạch đàn, cây keo, cây xoan
Câu 29

Trong các loại cây sau, loại cây nào có tốc độ dài ra của thân nhanh nhất:

A.
Cây mướp
B.
Cây cau
C.
Cây bạch đàn
D.
Cây khoai lang
Câu 30

Chức năng của mô phân sinh đỉnh là gì?

A.
Làm cho thân cây dài và to ra
B.
Làm cho rễ dài và to ra
C.
Làm cho thân và rễ cây dài ra
D.
Làm cho thân cây, cành cây to ra
Câu 31

Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao gồm

A.
Nhân tố bên trong
B.
Ánh sáng và nhiệt độ
C.
Nhân tố bên ngoài
D.
Cả A và C
Câu 32

Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây bao gồm

A.
Đặc điểm di truyền, ánh sáng và nhiệt độ
B.
Đặc điểm di truyền và ánh sáng
C.
Nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài
D.
Nước, nhiệt độ, ánh sáng, dinh dưỡng
Câu 33

Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

A.
Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ.
B.
Bần → tầng sinh bần →mạch rây thứ cấp  → mạch rây sơ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ.
C.
Bần → tầng sinh bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ sơ cấp → gỗ thứ cấp → tuỷ.
D.
Tầng sinh bần → bần → mạch rây sơ cấp → mạch rây thứ cấp → tầng sinh mạch → gỗ thứ cấp → gỗ sơ cấp → tuỷ.
Câu 34

Xem hình dưới đây và cho biết chú thích nào đúng

A.
1 - tầng phân sinh bên, 2-  gỗ dác, 3- mạch rây thứ cấp; 4 – tầng sinh bần; 5-  bần; 6 – gỗ lõi
B.
1-  gỗ dác, 2 – tầng phân sinh bên, 3- mạch rây thứ cấp; 4 – tầng sinh bần; 5-  bần; 6 – gỗ lõi
C.
1-  gỗ dác, 2- mạch rây thứ cấp; 3 – tầng phân sinh bên, 4 – tầng sinh bần; 5-  bần; 6 – gỗ lõi
D.
1 – bần; 2 – tầng sinh bần; 3 – mạch rây thứ cấp; 4 – tầng phân sinh bên, 5 – gỗ dác; 6 – gỗ lõi
Câu 35

Tầng sinh bần có khả năng phân chia liên tục tạo một lớp ở phía ngoài của vỏ có tác dụng bảo vệ thân và chống sự mất nước. Lớp này được gọi là

A.
Bần
B.
Ròng
C.
Dác
D.
Mạch rây
Câu 36

Lấy tủy làm tâm, sự phân bố của gỗ sơ cấp và gỗ thứ cấp trong sinh trưởng thứ cấp như thế nào?

A.
Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong và gỗ sơ cấp nằm phía ngoài
B.
Cả hai đều nằm phía ngoài tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong
C.
Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía ngoài còn gỗ sơ cấp nằm phía trong
D.
Cả hai đều nằm phía trong tầng sinh mạch, trong đó gỗ thứ cấp nằm phía trong và gỗ sơ cấp nằm phía ngoài
Câu 37

Hoạt động của tầng sinh trụ sẽ tạo ra cấu tạo thứ cấp của thân từ ngoài vào gồm:

A.
Mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp, tầng sinh trụ, gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp
B.
Mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp, tầng sinh trụ,mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp
C.
Gỗ sơ cấp, gỗ thứ cấp, tầng sinh trụ, mạch rây thứ cấp, mạch rây sơ cấp
D.
Mạch rây sơ cấp, mạch rây thứ cấp,tầng sinh trụ, gỗ thứ cấp, gỗ sơ cấp
Câu 38

Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng sơ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:

A.
Vỏ → Biểu bì → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
B.
Biểu bì → Vỏ → Mạch rây sơ cấp → Tầng sinh mạch → Gỗ sơ cấp → Tuỷ
C.
Biểu bì → Vỏ → Gỗ sơ cấp → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Tuỷ.
D.
Biểu bì → Vỏ → Tầng sinh mạch → Mạch rây sơ cấp → Gỗ sơ cấp → Tuỷ.
Câu 39

Lấy tủy làm tâm, sự phân bố của mạch rây và gỗ trong sinh trưởng sơ cấp như thế nào?

A.
Gỗ và mạch rây nằm trong tầng sinh mạch
B.
Gỗ và mạch rây nằm trong tầng sinh mạch
C.
Gỗ nằm phía trong còn mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch
D.
Gỗ và mạch rây nằm phía ngoài tầng sinh mạch.
Câu 40

Sinh trưởng sơ cấp xảy ra ở

A.
cây một lá mầm và cây hai lá mầm
B.
chỉ xảy ra ở cây  hai lá mầm
C.
cây một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm
D.
cây hai lá mầm và phần thân non của cây một lá mầm
Câu 41

Phát biểu nào sau đây đúng ?

A.
Cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm đều có sinh trưởng thứ cấp và sinh trưởng sơ cấp
B.
Ngọn cây Một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp, thân cây Hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp.
C.
Sinh trưởng sơ cấp gặp ở cây Một lá mầm và phần thân non của cây hai lá mầm
D.
Cây Một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp còn cây Hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp
Câu 42

Kết quả của sinh trưởng thứ cấp

A.
Làm cho cây to ra theo chiều ngang
B.
Làm phát sinh cành bên và rễ nhánh
C.
Làm cho cây ra hoa, tạo quả
D.
Tất cả các biểu hiện trên
Câu 43

Sinh trưởng thứ cấp là

A.
Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra.
B.
Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân gỗ hoạt động tạo ra.
C.
Sự tăng trưởng bề ngang của cây một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra
D.
Sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra
Câu 44

Nhận định nào dưới đây về sinh sản sơ cấp ở thực vật là không đúng:

A.
Làm cho cây lớn và cao lên do sự phân chia  tế bào mô phân sinh bên
B.
Được thấy ở đa số cây một lá mầm
C.
Các bó mạch trong thân xếp lộn xộn do thân thường có kích thước bé
D.
Thời gian sống ngắn
Câu 45

Thư tự các loại mô phân sinh tính từ ngọn đến rễ cây 2 lá mầm là:

A.
mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ
B.
mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên
C.
mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh bên
D.
mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh → mô phân sinh đỉnh rễ
Câu 46

Mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở

A.
thân cây Một lá mầm
B.
thân cây Hai lá mầm
C.
cả cây Một lá mầm và Hai lá mầm
D.
mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
Câu 47

Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

A.
mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
B.
mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
C.
mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm
D.
mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm
Câu 48

Mô phân sinh đỉnh không có ở vị trí nào của cây?

A.
Ở thân
B.
Ở chồi nách
C.
Ở đỉnh rễ
D.
Ở chồi đỉnh
Câu 49

Mô phân sinh ở thực vật là

A.
Nhóm các tế bào chưa phân hóa, duy trì được khả năng nguyên phân
B.
Nhóm các tế bào chưa phân hóa, nhưng khả năng nguyên phân rất hạn chế
C.
Nhóm các tế bào chưa phân hóa, mất dần khả năng nguyên phân
D.
Nhóm các tế bào phân hóa, chuyên hóa về chức năng
Câu 50

Cơ thể thực vật có thể lớn lên là do:

A.
Kích thước tế bào tăng lên
B.
Quá trình tăng lên về khối lượng tế bào
C.
Sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh
D.
Sự nguyên phân  của các tế bào mô phân sinh.