THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 16
Thời gian làm bài: 28 phút
Mã đề: #1752
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Sinh trưởng và Phát triển
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3333

Ôn tập trắc nghiệm Sinh trưởng ở thực vật Sinh Học Lớp 11 Phần 4

Câu 1

Phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Cây một lá mầm và cây hai lá mầm đều có sinh trưởng thứ cấp và sinh trưởng sơ cấp.
B.
Ngọn cây một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp, thân cây hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp.
C.
Sinh trưởng sơ cấp gặp ở cây một lá mầm và thân non của cây hai lá mầm.
D.
Cây một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp còn cây hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp.
Câu 2

Trong nông nghiệp, để bảo quản quả được lâu người ta dùng cách

A.
nhiệt độ thấp kết hợp với CO2.
B.
tạo khí êtilen.
C.
kết hợp auxin với gibêrêlin.
D.
kết hợp nhiệt độ thấp với gibêrêlin.  
Câu 3

Đặc điểm nào không đặc trưng cho những loài hoa nở về đêm như: nhài, quỳnh, dạ hương…?

A.
Có màu sắc sặc sỡ.
B.
Có hương thơm ngào ngạt.
C.
Đầu nhụy có chất dính.
D.
Chóng tàn.
Câu 4

Khi trồng dâu tằm, thuốc lá nên điều khiển quá trình sinh trưởng, phát triển theo hướng

A.
sinh trưởng nhanh, phát triển chậm.
B.
sinh trưởng, phát triển nhanh.
C.
sinh trưởng chậm, phát triển nhanh.
D.
sinh trưởng và phát triển chậm.
Câu 5

Thế nào là sinh trưởng sơ cấp?

A.
Là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hóa của tế bào làm cây ra hoa, kết quả, tạo hạt.
B.
Là quá trình tăng lên về số lượng tế bào.
C.
Là quá trình tăng lên về khối lượng tế bào.
D.
Là quá trình cây phân chia lớn lên.
Câu 6

Tại sao đếm số vòng gỗ trên mặt cắt ngang thân cây có thể tính được số tuổi của cây?

A.
Tuổi thọ trung bình của cây ứng với số vòng gỗ.
B.
Mỗi năm, sinh trưởng thứ cấp của cây tạo ra một hoặc một số vòng gỗ ở một số loài.
C.
Mỗi năm đều có một tầng sinh trụ được hình thành mới tạo thành một vòng gỗ.
D.
Không thể tính được số tuổi của cây dựa vào vòng gỗ.
Câu 7

Phát biểu nào sau đây là đúng?

A.
Cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm đều có sinh trưởng thứ cấp và sinh trưởng sơ cấp.
B.
Ngọn cây Một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp, thân cây Hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp.
C.
Sinh trưởng sơ cấp gặp ở cây Một lá mầm và phần thân non của cây Hai lá mầm.
D.
Cây Một lá mầm có sinh trưởng thứ cấp còn cây Hai lá mầm có sinh trưởng sơ cấp.
Câu 8

Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng thứ cấp?

A.
Làm tăng kích thước chiều ngang của cây.
B.
Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
C.
Diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
D.
Diễn ra hoạt động của mô phân sinh bên.
Câu 9

Đặc điểm nào không có ở sinh trưởng sơ cấp?

A.
Làm tăng kích thước chiều dài của cây.
B.
Diễn ra hoạt động của tầng sinh bần.
C.
Diễn ra cả ở cây Một lá mầm và cây Hai lá mầm.
D.
Diễn ra hoạt động của mô phân sinh đỉnh.
Câu 10

Ở cây Hai lá mầm, tính từ ngọn đến rễ là các loại mô phân sinh theo thứ tự:

A.
mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh đỉnh rễ.
B.
mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh bên → mô phân sinh lóng → mô phân sinh đỉnh rễ.
C.
mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ.
D.
mô phân sinh đỉnh ngọn → mô phân sinh đỉnh rễ → mô phân sinh bên.
Câu 11

Phát biểu đúng về mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng là

A.
mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.
B.
mô phân sinh bên có ở thân cây Một lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
C.
mô phân sinh bên có ở thân cây Hai lá mầm, còn mô phân sinh lóng có ở thân cây Một lá mầm.
D.
mô phân sinh bên và mô phân sinh lóng có ở thân cây Hai lá mầm.
Câu 12

Cho các bộ phận sau:

1. Đỉnh rễ.

2. Thân.

3. Chồi nách.

4. Chồi đỉnh.

5. Hoa.

6. Lá.

Mô phân sinh đỉnh không có ở

A.
(1), (2), (3).
B.
(2), (3), (4).
C.
(3), (4), (5).
D.
(2), (5), (6).
Câu 13

Mô phân sinh là

A.
nhóm các tế bào thực vật chưa phân hóa (1).
B.
duy trì được khả năng nguyên phân trong suốt đời sống của cây (2).
C.
có khả năng sinh trưởng và phát triển.
D.
cả (1) và (2) đều đúng.
Câu 14

Cơ sở tế bào học của hiện tượng sinh trưởng là

A.
quá trình tăng lên về số lượng tế bào.
B.
quá trình tăng lên về khối lượng tế bào.
C.
sự nguyên phân của tế bào mô phân sinh.
D.
sự giảm phân của các tế bào mô phân sinh.
Câu 15

Sinh trưởng ở thực vật là

A.
quá trình tăng lên về số lượng tế bào.
B.
quá trình tăng lên về khối lượng tế bào.
C.
quá trình tăng lên về số lượng, khối lượng, kích thước tế bào làm cây lớn lên, tạo nên cơ quan sinh dưỡng rễ, thân, lá.
D.
quá trình biến đổi về chất lượng, cấu trúc tế bào.
Câu 16

Các cây hoa cẩm tú cầu mặc dù có cùng một kiểu gen nhưng màu hoa có thể biểu hiện ở các dạng trung gian khác nhau giữa tím và đỏ tùy thuộc vào:

A.
Cường độ ánh sáng.
B.
Hàm lượng phân bón.
C.
Nhiệt độ môi trường.
D.
Độ pH của đất.