THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 42
Thời gian làm bài: 75 phút
Mã đề: #1763
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2523

Ôn tập trắc nghiệm Môi trường và các kiểu dinh dưỡng Sinh Học Lớp 10 Phần 2

Câu 1

Vi sinh vật sử dụng nguồn Cacbon vô cơ và nhận năng lượng từ các chất hoá học được gọi là vi sinh vật

A.
Hoá tự dưỡng.
B.
Hoá dị dưỡng.
C.
Quang tự dưỡng.
D.
Quang dị dưỡng.
Câu 2

Điều nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật dị dưỡng

A.
Thu năng lượng nhờ ôxi hoá các hợp chất hữu cơ.
B.
Sử dụng ánh sáng mặt trời làm nguồn năng lượng và các hợp chất hữu cơ làm nguồn cacbon.
C.
Sử dụng các hợp chất hữu cơ vừa làm nguồn năng lượng vừa làm nguồn cacbon.
D.
Ôxi hóa các hợp chất hữu cơ đơn giản để thu năng lượng và dùng CO2 làm nguồn cacbon.
Câu 3

Điều nào sau đây không đúng khi nói về vi sinh vật tự dưỡng?

A.
Nhận Cacbon từ CO2 của khí quyển.
B.
Nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời.
C.
Nhận năng lượng từ các phản ứng ôxi hoá các hợp chất vô cơ.
D.
Nhận Cacbon từ các hợp chất hữu cơ.
Câu 4

Vi sinh vật sau đây không phải là hoá dị dưỡng

A.
Nấm men, nấm sợi.
B.
Động vật nguyên sinh.
C.
Xạ khuẩn.
D.
Vi khuẩn Nitrat hoá.
Câu 5

Hình thức dinh dưỡng không có ở giới Nấm là

A.
tự dưỡng.
B.
dị dưỡng.
C.
cộng sinh.
D.
kí sinh.
Câu 6

Loài vi sinh vật nào sau đây có hình thức dinh dưỡng là quang tự dưỡng?

A.
Trùng biến hình.
B.
Nấm.
C.
Vi khuẩn nitrat hóa.
D.
Vi khuẩn lam.
Câu 7

Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2 và năng lượng của ánh sáng được gọi là

A.
hóa tự dưỡng.
B.
hóa dị dưỡng.
C.
quang tự dưỡng.
D.
quang dị dưỡng.
Câu 8

Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ ánh sáng và nguồn cacbon chủ yếu từ CO được gọi là

A.
hóa dị dưỡng.
B.
quang dị dưỡng.
C.
hóa tự dưỡng.
D.
quang tự dưỡng.
Câu 9

Điều nào sau đây là đúng với trường hợp nuôi cấy liên tục?

A.
Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do luôn được bổ sung chất dinh dưỡng mới và lấy đi các sản phẩm chuyển hóa vật chất.
B.
Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do quần thể vi sinh vật sinh trưởng liên tục (1).
C.
Thành phần của môi trường nuôi cấy luôn ổn định do mật độ vi sinh vật tương đối ổn định (2).
D.
Cả (1) và (2) đều đúng.
Câu 10

Vì sao có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (ví dụ E.coli triptophan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không?

A.
Vì E.coli triptophan có khả năng tổng hợp được triptophan nên khi cho vào môi trường (thực phẩm) không có triptophan nó vẫn có thể sống.
B.
Vì E.coli triptophan là sinh vật khuyết dưỡng không có khả năng tổng hợp triptophan nên ở môi trường không có triptophan nó sẽ bị giết chết.
C.
Vì triptophan là một chất ức chế quá trình sinh trưởng của E.coli triptophan.
D.
Vì triptophan là một nhân tố sinh trưởng mà chỉ có E.coli triptophan mới có khả năng sử dụng để làm chất dinh dưỡng.
Câu 11

Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 (0,1), KH2PO4 (0,1); MgSO4 (0,1); CaCl2 (0,1); NaCl (0,5). Nguồn cacbon của vi sinh vật này là

A.
chất hữu cơ.
B.
chất vô cơ.
C.
CO2.
D.
chất hữu cơ và vô cơ.
Câu 12

Trong hình thức hóa tự dưỡng, sinh vật lấy nguồn năng lượng và nguồn cacbon từ

A.
chất vô cơ và chất hữu cơ.
B.
chất vô cơ và CO2.
C.
chất hữu cơ.
D.
chất hữu cơ và CO2.
Câu 13

Căn cứ vào nguồn dinh dưỡng là cacbon, người ta chia các vi sinh vật quang dưỡng thành 2 loại là:

A.
quang tự dưỡng và quang dị dưỡng.
B.
vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật quang dị dưỡng.
C.
quang dưỡng và hóa dưỡng.
D.
vi sinh vật quang dưỡng và vi sinh vật hóa dưỡng.
Câu 14

Tự dưỡng là hình thức:

A.
sử dụng nguồn cacbon vô cơ (CO2) để tổng hợp chất hữu cơ.
B.
sử dụng nguồn cacbon hữu cơ để tổng hợp các chất hữu cơ khác.
C.
sử dụng nguồn cacbon vô cơ để tổng hợp chất vô cơ khác.
D.
sử dụng nguồn cacbon hữu cơ để tổng hợp chất vô cơ.
Câu 15

Các hình thức dinh dưỡng của vi sinh vật được phân chia dựa trên các tiêu chí:

A.
nhóm sinh vật và nguồn năng lượng.
B.
nhóm sinh vật và nguồn cacbon chủ yếu.
C.
hình thức hô hấp nguồn cacbon chủ yếu.
D.
nguồn năng lượng và nguồn cacbon chủ yếu.
Câu 16

Trong các vi sinh vật: vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, nấm, tảo lục đơn bào, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?

A.
Nấm
B.
Tảo lục đơn bào
C.
Vi khuẩn lam
D.
Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
Câu 17

Nấm và động vật nguyên sinh không thể sinh trưởng trong môi trường thiếu:

A.
ánh sáng mặt trời
B.
chất hữu cơ
C.
khí CO2
D.
cả A và B đều đúng
Câu 18

Môi trường nuôi cấy vi sinh vật mà người nuôi cấy đã biết thành phần hóa học và khối lượng của từng thành phần đó được gọi là:

A.
môi trường nhân tạo.
B.
môi trường dùng chất tự nhiên.
C.
môi trường tổng hợp.
D.
môi trường bán tổng hợp.
Câu 19

Người ta chia các kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật thành

A.
2 kiểu.
B.
3 kiểu.
C.
4 kiểu.
D.
không xác định được.
Câu 20

Các môi trường nuôi cấy thường ở trạng thái lỏng, để tạo môi trường nuôi cấy đặc, ta có thể bổ sung thêm vào môi trường

A.
cao nấm men.
B.
thạch.
C.
MgSO4.
D.
NaCl.
Câu 21

Trong phòng thí nghiệm, để nuôi cấy một loại vi khuẩn, người ta sử dụng môi trường nuôi cấy gồm 100g cao nấm men, 6g MgSO4, 9g CaCl2. Đây là kiểu môi trường nuôi cấy

A.
tổng hợp.
B.
nhân tạo.
C.
bán tổng hợp.
D.
tự nhiên.
Câu 22

Ba môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong phòng thí nghiệm được phân biệt dựa vào:

A.
thành phần vi sinh vật.
B.
hàm lượng và thành phần các chất.
C.
thành phần hóa học và thành phần vi sinh vật.
D.
tính chất vật lí của môi trường (rắn, lỏng).
Câu 23

Có mấy kiểu môi trường nuôi cấy vi sinh vật chính trong phòng thí nghiệm?

A.
3
B.
4
C.
5
D.
6
Câu 24

Một loại vi sinh vật có thể phát triển trong môi trường có ánh sáng, giàu CO2, giàu một số chất vô cơ khác. Loại sinh vật đó có hình thức dinh dưỡng là

A.
quang tự dưỡng
B.
quang dị dưỡng
C.
hóa dị dưỡng
D.
hóa tự dưỡng
Câu 25

Nhóm vi sinh vật nào sau đây có khả năng sử dụng năng lượng ánh sáng để tổng hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ?

A.
 Vi sinh vật hóa tự dưỡng
B.
Vi sinh vật hóa dị dưỡng
C.
Vi sinh vật quang tự dưỡng
D.
Vi sinh vật hóa dưỡng
Câu 26

Trong các vi sinh vật “vi khuẩn lam, vi khuẩn lưu huỳnh màu tía, vi khuẩn lưu huỳnh màu lục, nấm, tảo lục đơn bào”, loài vi sinh vật có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại là

A.
 Nấm
B.
Tảo lục đơn bào  
C.
Vi khuẩn lam
D.
Vi khuẩn lưu huỳnh màu tía
Câu 27

Vi khuẩn nitrat sinh trưởng được trong môi trường thiếu ánh sáng và có nguồn cacbon chủ yếu là CO2. Như vậy, hình thức dinh dưỡng của chúng là

A.
quang dị dưỡng
B.
hóa dị dưỡng
C.
quang tự dưỡng
D.
hóa tự dưỡng
Câu 28

Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của tảo lục đơn bào là

A.
Khí CO2
B.
Chất hữu cơ
C.
Ánh sáng
D.
Chất vô cơ  
Câu 29

Nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động sống của vi khuẩn là

A.
Ánh sáng
B.
Ánh sáng và chất hữu cơ
C.
Chất hữu cơ
D.
Khí CO2
Câu 30

Căn cứ để phân biệt các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật gồm

A.
Nguồn năng lượng và khí CO2
B.
Nguồn cacbon và nguồn năng lượng
C.
Ánh sáng và nhiệt độ
D.
Ánh sáng và nguồn cacbon
Câu 31

Trong các nhận định sau, nhận định nào sai?

A.
Môi trường gồm cao thịt, nấm men, cơm,… là môi trường bán tổng hợp
B.
 Môi trường gồm cao thịt, nấm men, bánh mì,… là môi trường tự nhiên
C.
Môi trường gồm nước thịt, gan, glucozo là môi trường bán tổng hợp
D.
Tất cả đều sai
Câu 32

Căn cứ vào nguồn dinh dưỡng là cacbon, người ta chia các vi sinh vật quang dưỡng thành 2 loại là

A.
Quang tự dưỡng và quang dị dưỡng
B.
 Vi sinh vật quang tự dưỡng và vi sinh vật quang dị dưỡng
C.
Quang dưỡng và hóa dưỡng
D.
Vi sinh vật quang dưỡng và vi sinh vật hóa dương
Câu 33

Môi trường nuôi cấy vi sinh vật mà người nuôi cấy đã biết thành phân hóa học và khối lượng của từng thành phần đó được gọi là

A.
môi trường nhân tạo
B.
môi trường dùng chất tự nhiên
C.
môi trường tổng hợp
D.
môi trường bán tổng hợp
Câu 34

Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:

(NH4)3PO4 - 1,5;   KH2PO4 - 1,0;   MgSO4 - 0,2;   CaCl2 - 0,1;   NaCl - 5,0

Môi trường trên là loại môi trường gì?

A.
tổng hợp.
B.
tự nhiên.
C.
bán tổng hợp.
D.
nhân tạo.
Câu 35

Căn cứ vào đâu mà người ta chia thành ba loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong phòng thí nghiệm?

A.
Thành phần chất dinh dưỡng
B.
Thành phần vi sinh vật.
C.
Mật độ vi sinh vật.
D.
Tính chất vật lí của môi trường.
Câu 36

Trong nuôi cấy vi sinh vật, môi truờng mà thành phần chỉ có chất tự nhiên là môi trường

A.
bán tổng hợp
B.
tự nhiên
C.
tự nhiên
D.
tổng hợp
Câu 37

Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào các chất dinh dưỡng, môi trường nuôi cấy vi sinh vật được chia thành

A.
môi trường dùng chất tự nhiên và môi trường tổng hợp.
B.
môi trường dùng chất tự nhiên và môi trường bán tổng hợp.
C.
môi trường tổng hợp và môi trường bán tổng hợp.
D.
môi trường dùng chất tự nhiên, môi trường tổng hợp và môi trường bán tổng hợp.
Câu 38

Khi nói đến hoạt động của vi sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Vi khuẩn E.Coli, ký sinh trong dạ dày của người.

II. Tia tử ngoại gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn.

III. Vi khuẩn E.Coli, ký sinh trong hệ tiêu hoá nửa ấm.

IV. Vi khuẩn H.pylori ký sinh trong dạ dày người thuộc ưa axit.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 39

Môi trường nào sau đây có chứa ít vi khuẩn kí sinh gây bệnh hơn các môi trường còn lại?

A.
trong đất ẩm
B.
trong máu động vật
C.
trong sữa chua
D.
trong không khí
Câu 40

Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và nguồn cacbon từ CO2 được gọi là:

A.
quang dị dưỡng
B.
hóa dị dưỡng
C.
quang tự dưỡng
D.
hóa tự dưỡng
Câu 41

Vi sinh vật nào sau đây có kiểu dinh dưỡng khác với các vi sinh vật còn lại?

A.
 tảo đơn bào
B.
vi khuẩn nitrat hóa
C.
vi khuẩn lưu huỳnh
D.
vi khuẩn sắt
Câu 42

Những sinh vật nào sau đây thuộc nhóm vi sinh vật quang tự dưỡng?

A.
Tảo, các vi khuẩn chứa sắc tố quang hợp
B.
Nấm và tất cả vi khuẩn
C.
Vi khuẩn lưu huỳnh
D.
Tảo, thực vật, các vi khuẩn chứa sắc tố quang hợp