THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Lịch sử
Số câu hỏi: 20
Thời gian làm bài: 30 phút
Mã đề: #177
Lĩnh vực: Lịch sử
Nhóm:
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3459

Bài tập chuyên đề quan hệ Quốc tế trong và sau chiến tranh lạnh

Câu 1
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ không ra sức thực hiện chính sách nào sau đây?
A.
Chống Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa
B.
Thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới
C.
Bảo vệ thành quả của chủ nghĩa tư bản
D.
Đẩy lùi phong trào cách mạng trên thế giới
Câu 2
Sự kiện nào dưới đây được xem là sự kiện khởi đầu cuộc“Chiến tranh lạnh”?
A.
Đạo luật viện trợ nước ngoài của Quốc hội Mĩ
B.
Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman
C.
Diễn văn của ngoại trưởng Mĩ Macsan
D.
Chiến lược toàn cầu của Tổng thống Mĩ Rudơven
Câu 3
Tại Quốc hội Mĩ (12-3-1947), Tổng thống Truman đề nghị
A.
Thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO)
B.
Giúp đỡ nước Pháp kéo dài cuộc chiến tranh Đông Dương
C.
Thực hiện Kế hoạch Mácsan, giúp Tây Âu phục hồi kinh tế
D.
Viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì
Câu 4
Ngoài việc giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế, Kế hoạch Mácsan của Mĩ (1947) còn nhằm tập hợp các nước Tây Âu vào
A.
Liên minh kinh tế đối lập với các nước xã hội chủ nghĩa
B.
Liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu
C.
Liên minh chính trị chống Liên Xô và các nước Đông Âu
D.
Tổ chức chính trị-quân sự chống lại phe xã hội chủ nghĩa
Câu 5
Sự ra đời của tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) đã tác động như thế nào đến quan hệ quốc tế?
A.
Đánh dấu cuộc Chiến tranh lạnh chính thức bắt đầu
B.
Tạo nên sự phân chia đối lập giữa Đông Âu và Tây Âu
C.
Xác lập cục diện hai cực, hai phe, Chiến tranh lạnh bao trùm thế giới
D.
Đặt nhân loại đứng trước nguy cơ của cuộc chiến tranh thế giới mới
Câu 6
Xu hướng hòa hoãn Đông-Tây xuất hiện vào thời gian nào?
A.
đầu những năm 70 (thế kỉ XX)
B.
nửa sau những năm 70 (thế kỉ XX)
C.
đầu những năm 80 (thế kỉ XX)
D.
đầu những năm 90 (thế kỉ XX)
Câu 7
Việc “Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Đông Đức và Tây Đức” được kí kết (11-1972) có ý nghĩa như thế nào?
A.
Chấm dứt tình trạng chiến tranh lạnh ở châu Âu
B.
Làm cho tình hình châu Âu bớt căng thẳng hơn
C.
Đánh dấu sự tái thống nhất của nước Đức
D.
Chấm dứt tình trạng đối đầu giữa hai phe ở châu Âu
Câu 8
Trong những năm 80 của thế kỉ XX, Mĩ và Liên Xô đã đạt được những thỏa thuận nào sau đây?
A.
Thủ tiêu tên lửa tầm trung ở châu Âu
B.
Thủ tiêu chế độ phân biệt chủng tộc
C.
Ngừng chế tạo bom nguyên tử
D.
Thủ tiêu chế độ thực dân
Câu 9
Tháng 12-1989, những người đứng đầu hai nước Mĩ và Liên Xô chính thức cùng tuyên bố
A.
bình thường hóa quan hệ
B.
chấm dứt Chiến tranh lạnh
C.
không phổ biến vũ khí hạt nhân
D.
cắt giảm vũ khí chiến lược
Câu 10
Trong những năm 1947-1991, sự kiện nào sau đây đã tạo ra một cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình và an ninh châu Âu?
A.
Mĩ và Liên Xô cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh
B.
Liên Xô và Mĩ kí Hiệp định hạn chế vũ khí tiến công chiến lược
C.
Hiệp định về những cơ sở của quan hệ giữa Tây Đức và Đông Đức
D.
Định ước Henxinki được kí kết giữa Mĩ, Canada và nhiều nước châu Âu
Câu 11
Trật tự thế giới hai cực Ianta hoàn toàn tan rã khi
A.
Tổ chức Hiệp ước Vácsava chấm dứt hoạt động
B.
Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể
C.
Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ
D.
Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh
Câu 12
Nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế trong phần lớn nửa sau thế kỉ XX là
A.
Cục diện “Chiến tranh lạnh”
B.
Xu thế toàn cầu hóa
C.
Sự hình thành các liên minh kinh tế
D.
Sự ra đời các khối quân sự đối lập
Câu 13
Yếu tố nào dưới đây không phải là nguyên nhân dẫn tới việc Liên Xô và Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh?
A.
Sự tan rã của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu
B.
Kinh tế Liên Xô lâm vào khủng hoảng trì trệ
C.
Sự vươn lên mạnh mẽ của Nhật Bản và Tây Âu
D.
Sự suy giảm về thế và lực do chạy đua vũ trang
Câu 14
Việc Mĩ và Liên Xô chính thức cùng tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (12-1989) chủ yếu xuất phát từ
A.
Việc cả hai nước đều gặp khó khăn do tác động của phong trào giải phóng dân tộc
B.
Việc chủ nghĩa xã hội đang trong quá trình phục hồi và phát triển trên khắp thế giới
C.
Sự suy giảm “thế mạnh” của hai nước trên nhiều mặt so với các cường quốc khác
D.
Sự hình thành xu thế mới sau chiến tranh và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
Câu 15
Nội dung nào sau đây không phải là xu thế phát triển của thế giới sau khi Chiến tranh lạnh chấm dứt?
A.
Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty độc quyền xuyên quốc gia
B.
Hòa bình thế giới được củng cố nhưng ở nhiều khu vực lại không ổn định
C.
Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng đa cực
D.
Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược, tập trung vào phát triển kinh tế
Câu 16
Sau khi “Chiến tranh lạnh” chấm dứt, Mĩ muốn thiết lập một trật tự thế giới như thế nào?
A.
Đa cực
B.
Một cực nhiều trung tâm
C.
Đa cực nhiều trung tâm
D.
Đơn cực
Câu 17
Cuộc cách mạng khoa học-kĩ thuật có nguồn gốc sâu xa từ
A.
Sự mất cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
B.
Yêu cầu giải quyết tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới
C.
Những đòi hỏi ngày càng cao của cuộc sống và sản xuất
D.
Nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cho các quốc gia
Câu 18
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là
A.
Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
B.
Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp
C.
Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ
D.
Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất
Câu 19
Một hệ quả quan trọng của cuộc cách mạng khoa học-công nghệ là từ đầu những năm 80 của thế kỉ XX, trên thế giới xuất hiện xu thế
A.
Hợp tác quốc tế
B.
Toàn cầu hóa
C.
Hợp tác khu vực
D.
Liên minh kinh tế
Câu 20
Xét về bản chất, toàn cầu hóa là
A.
Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại giữa các quốc gia trên thế giới
B.
Sự tăng cường sáp nhập và hợp nhất các công ti thành những tập đoàn lớn trên toàn cầu
C.
Sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, tác động, phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước
D.
Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực