THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1770
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4436

Ôn tập trắc nghiệm Hô hấp và lên men Sinh Học Lớp 10 Phần 1

Câu 1

Chuyển hóa năng lượng của vi khuẩn có các dạng:

A.
Hô hấp kỵ khí: gặp ở vi khuẩn có cytocrom oxidase.
B.
Hô hấp hiếu - kỵ khí tùy chất nhận điện tử cuối cùng là ion.
C.
Hô hấp hiếu khí: chất nhận điện tử cuối cùng là một chất hữu cơ.
D.
Lên men: chất nhận điện tử cuối cùng là một chất vô cơ.
Câu 2

Dạng hô hấp của vi khuẩn tạo ra nhiều năng lượng ATP nhất là:

A.
Hô hấp kỵ khí tuyệt đối.
B.
Hô hấp hiếu khí tuyệt đối.
C.
Hô hấp kỵ khí tuyệt đối và hiếu khí tuyệt đối.
D.
Hô hấp hiếu khí tùy ngộ và kỵ khí tuyệt đối.
Câu 3

Điền từ thích hợp vào chỗ "…":

Khi môi trường thiếu cacbon và thừa nitơ, vi sinh vật sẽ khử amin của … và sử dụng axit hữu cơ làm nguồn cacbon, do đó có amôniac bay ra.

A.
Axit amin
B.
Glucose
C.
Axit béo
D.
Nucleotit
Câu 4

Điền từ thích hợp vào chỗ "…":

Các axit amin được vi sinh vật hấp thụ và phân giải tiếp để tạo ra … cho hoạt động sống của tế bào.

A.
Etanol
B.
Protein
C.
Năng lượng
D.
Ôxi
Câu 5

Ý nào sau đây là đúng:

A.
Quá trình phân giải protein phức tạp thành axit amin diễn ra bên trong tế bào dưới tác dụng của enzim proteaza.
B.
Sản phẩm duy nhất của quá trình lên men lactic đồng hình là axit lactic.
C.
Vi sinh vật sử dụng hệ enzim xenlulaza trong môi trường để biến đổi xác thực vật (chủ yếu là xenlulozo)
D.
Lên men lactic là quá trình chuyển hóa hiếu khí đường glucozo, lactozo… thành sản phẩm chủ yếu là axit lactic.
Câu 6

Quá trình phân giải chất hữu cơ mà chính những phân tửu hữu cơ đó vừa là chất cho vừa là chất nhận điện tử; không có sự tham gia của chất nhận điện tử từ bên ngoài được gọi là:

A.
Hô hấp hiếu khí
B.
Đồng hoá
C.
Hô hấp kị khí
D.
Lên men
Câu 7

Trong hô hấp kị khí, chất nhận điện tử cuối cùng là:

A.
Ôxi phân tử
B.
Một chất vô cơ như NO2, CO2
C.
Một chất hữu cơ
D.
Một phân tử cacbonhidrat
Câu 8

Hiện tượng có ở hô hấp mà không có ở lên men là 

A.
Giải phóng năng lượng từ quá trình phân giải
B.
Không sử dụng ôxi
C.
Có chất nhận điện tử từ bên ngoài
D.
Cả a, b,c đều đúng
Câu 9

Quá trình biến đổi rượu thành đường glucôzơ được thực hiện bởi:

A.
Nấm men
B.
Vi khuẩn
C.
Nấm sợi
D.
VI tảo
Câu 10

Quá trình nào sau đây không phải là ứng dụng lên men?

A.
Muối dưa , cà
B.
Tạo rượu
C.
Làm sữa chua
D.
Làm dấm
Câu 11

Một trong những điểm khác nhau giữa hô hấp hiếu khí và lên men ở thực vật là gì?

A.
Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ti thể
B.
Hô hấp hiếu khí khi có mặt O2 còn lên men thì không
C.
Hô hấp hiếu khí giải phóng năng lượng nhỏ hơn lên men nhiều lần
D.
Sản phẩm của hô hấp hiếu khí là hợp chất hữu cơ còn sản phẩm của lên men là CO2 và H2O
Câu 12

Khi nói về hô hấp hiếu khí và lên men, phát biểu sau đây sai?

A.
Hô hấp hiếu khí thì cần O2 còn lên men thì không cần O2
B.
Hô hấp hiếu khí có chuỗi chuyền điện tử còn lên men thì không. 
C.
Sản phẩm cuối cùng của hô hấp hiếu khí là CO2 và H2O, còn của lên men là etanol và acid lactic. 
D.
Hô hấp hiếu khí xảy ra ở tế bào chất còn lên men xảy ra ở ty thể. 
Câu 13

Ở vi sinh vật nhân thực, quá trình hô hấp hiếu khí diễn ra ở:

A.
Tế bào chất
B.
Màng sinh chất
C.
Màng trong ti thể.
D.
Nhân
Câu 14

Hô hấp hiếu khí diễn ra ở bào quan nào?

A.
Lục lạp.
B.
Thể Gongi.
C.
Ti thể.
D.
Lưới nội chất.
Câu 15

Nội dung nào sau đây thể hiện sự khác nhau cơ bản giữa quang hợp và hô hấp?

A.
Quang hợp tích lũy năng lượng, hô hấp giải phóng năng lượng. 
B.
Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ và tích lũy năng lượng, hô hấp là quá trình phân giải chất hữu cơ và giải phóng năng lượng. 
C.
Sản phẩm C6H12O6 của quang hợp là nguyên liệu của hô hấp. 
D.
Đây là 2 quá trình ngược chiều nhau. 
Câu 16

Cho các phát biểu sau về quá trình hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật: 

   I. Có sự tham gia ôxi phân tử.

   II. Chất nhận êlectron cuối cùng là ôxi phân tử.

   III. Vị trí chuỗi chuyền êlectron là ở màng sinh chất.

   IV. Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 17

Có bao nhiêu đặc điểm sau đây đúng khi nói về quá trình lên men ở VSV?

   I. Có sự tham gia ôxi phân tử.

   II. Chất nhận electron cuối cùng là phân tử hữu cơ

   III. Vị trí chuỗi chuyền electron là ở màng sinh chất.

   IV. Sản phẩm cuối cùng là CO2 và H2O.

 

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 18

Cho các phát biểu sau về quá trình hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật:

  1. Màng sinh chất là nơi xảy ra chỗi chuyền electron.
  2. Sản phẩm cuối cùng là các hợp chất hữu cơ.
  3. Năng lượng giải phóng từ quá trình phân giải 1 phân tử glocozo là 25 ATP.
  4. Quá trình này không có tham gia oxi.

Có bao nhiêu phát biểu đúng?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 19

Mặc dù sự trao đổi khí ở động vật diễn ra theo cơ chế khuếch tán không cần năng lượng, nhưng quá trình hô hấp vẫn tiêu tốn một lượng năng lượng lớn của cơ thể. Số giải thích đúng là:

   I. Sự vận chuyển khí O2 và CO2 phải gắn vào chất mang.

   II. Sự bay hơi nước qua bề mặt hô hấp làm mất nhiệt.

   III. Sự thông khí phụ thuộc vào hoạt động của các cơ hô hấp.

   IV. Sự vận chuyển khí O2 và CO2 nhờ liên kết với hồng cầu.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 20

Muối chua rau quả là ứng dụng hoạt động của nhóm vi sinh vật nào?

 

A.
Nấm men. 
B.
Vi khuẩn etylic. 
C.
Vi khuẩn E.coli.
D.
Vi khuẩn lactic.
Câu 21

Vi khuẩn lên men được ứng dụng vào quá trình nào?

A.
Làm rượu bia
B.
Làm bánh mỳ
C.
Làm sữa chua, muối dưa
D.
Cả 3 phương án trên
Câu 22

Làm sữa chua, muối dưa,… là ứng dụng quá trình nào của vi khuẩn?

A.
Hô hấp hiếu khí
B.
Hô hấp kị khí
C.
Lên men
D.
Cả 3 phương án trên
Câu 23

Hô hấp hiếu khí, kị khí và lên men khác nhau ở điều kiện

A.
chất cho điện tử cuối cùng
B.
chất cho điện tử ban đầu.
C.
chất nhận điện tử cuối cùng.
D.
chất nhận điện tử ban đầu.
Câu 24

Quá trình hô hấp hiếu khí, kị khí, lên men đều có điểm chung là

A.
Diễn ra trong môi trường hiếu khí.
B.
Diễn ra trong điều kiện kị khí.
C.
Phân giải chất hữu cơ.
D.
Chất nhận electron cuối cùng là chất hữu cơ.
Câu 25

Điểm không giống nhau của quá trình hô hấp kị khí và lên men là

A.
Diễn ra trong điều kiện không có oxi
B.
Là quá trình phân giải chất hữu cơ
C.
Chất nhận điện tử cuối cùng là chất vô cơ
D.
Cả A và B.
Câu 26

Điểm giống nhau của quá trình hô hấp kị khí và lên men là

A.
Diễn ra trong điều kiện không có oxi
B.
Diễn ra trong điều kiện có oxi
C.
Chất nhận điện tử cuối cùng là chất vô cơ
D.
Chất nhận điện tử cuối cùng là các phân tử hữu cơ.
Câu 27

Giống nhau giữa hô hấp, và lên men là:

A.
Đều là sự phân giải chất hữu cơ
B.
Đều xảy ra trong môi trường có nhiều ô xi
C.
Đều xảy ra trong môi trường có ít ô xi
D.
Đều xảy ra trong môi trường không có ô xi
Câu 28

Hô hấp và lên men khác nhau ở:

A.
Nơi diễn ra
B.
Nguyên liệu
C.
Chất nhận electron cuối cùng
D.
Diễn ra trong điều kiện có ôxi hay không
Câu 29

Vi sinh vật nào được ứng dụng trong sản xuất rượu bia, bánh mì

A.
Nấm đảm.
B.
Nấm rươm.
C.
Nấm cúc.
D.
Nấm men
Câu 30

Sản phẩm của quá trình lên men rượu là rựợu và...

A.
O2.
B.
Nước.
C.
axit axetic.
D.
CO2.
Câu 31

Sản phẩm của quá trình lên men rượu là

A.
Etanol và O2.
B.
Etanol và CO2.
C.
Nấm men rượu và CO2.
D.
Nấm men rượu và O2.
Câu 32

Hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật nhân thực và vi sinh vật nhân sơ giống nhau ở:

A.
Chất nhận electron cuối cùng
B.
Nguyên liệu đầu vào
C.
Sản phẩm cuối cùng
D.
Cả A, B và C
Câu 33

Hô hấp hiếu khí ở vi sinh vật nhân thực và vi sinh vật nhân sơ khác nhau ở:

A.
Chất nhận electron cuối cùng
B.
Nguyên liệu đầu vào
C.
Sản phẩm cuối cùng
D.
Vị trí diễn ra
Câu 34

Quá trình phân giải cacbohidrat để thu năng lượng mà chất nhận electron cuối cùng là một phân tử vô cơ, không phải oxi phân tử được gọi là

A.
Hô hấp hiếu khí
B.
Hô hấp kị khí
C.
Lên men
D.
Đồng hóa
Câu 35

Nguồn chất hữu cơ được xem là nguyên liệu trực tiếp của hai quá trình hô hấp và lên men là:

A.
Prôtêin
B.
Photpholipit
C.
Cacbonhidrat
D.
axit béo
Câu 36

Vi sinh vật khi không có ôxi thì tiến hành lên men, còn khi có ôxi thì tiến hành hô hấp, gọi là vi sinh vật

A.
Hiếu khí không bắt buộc.
B.
Hiếu khí bắt buộc.
C.
Kị khí bắt buộc.
D.
Kị khí không bắt buộc.
Câu 37

Hiện tượng chỉ có ở lên men mà không có ở hô hấp:

A.
Thu nhận năng lượng nhờ thuỷ phân Glucôzơ.
B.
Dùng chất nhận Electron từ bên ngoài.
C.
Ôxi hoá Cacbohiđrat nhờ sử dụng chất hữu cơ trung gian lặm chất nhận Electron cuối cùng.
D.
Thuỷ phân Glucôzơ thành CO2 và H2O.
Câu 38

Hiện tượng chỉ có ở hô hấp mà không có ở lên men

A.
Xảy ra trong môi trường không có ôxi.
B.
Phân giải chất hữu cơ đế tạo năng lượng.
C.
Chất nhận Electron cuối cùng là từ bên ngoài.
D.
Cả chất cho êlectron ban đầu và chất nhận Electron cuối cùng đều là chất vô cơ hoặc hữu cơ.
Câu 39

Ý nào sau đây là đúng với lên men?

A.
Chất nhận Electron cuối cùng là Ôxi phân tử.
B.
Chất nhận Electron cuối cùng là hợp chất hữu cơ trung gian.
C.
Chất nhận Electron cuối cùng là Nitrat.
D.
Chất nhận Electron cuối cũng là Sunphat.
Câu 40

Ý nào sau đây không đúng với hô hấp kị khí?

A.
Với vi sinh vật kị khí, ôxi là chất độc.
B.
Là sự khử các chất hữu cơ trung gian.
C.
Chất nhận Electron lấy từ bên ngoài.
D.
Là sự khử Ôxi khí quyển.
Câu 41

Ý nào sau đây là đúng với hô hấp hiếu khí?

A.
Là sự khử Ôxi phân tử.
B.
Là sự khử Sunphat.
C.
Là sự khử Nitrat.
D.
Là sự khử các hợp chất hữu cơ.
Câu 42

Điều nào sau đây là đúng khi nói vể chuỗi vận chuyển Electron

A.
Ở tế bào nhân sơ xảy ra trên màng sinh chất, ở tế bào nhân thực xảy ra ở màng trong ti thể.
B.
Ôxi hoá NADH + H+ và FADH2 tạo lực vận chuyển Prôton.
C.
Tạo 34 ATP (nhờ Phôtphorin hoá ôxi hoá), 10 NAD, 2 FAD và H2O (ở hô hấp hiếu khí).
D.
Cả A, B và C.
Câu 43

Điều nào sau đây không đúng khi nói về lên men ở vi sinh vật

A.
Cơ chất (ví dụ đường) bị ôxi hoá từng phần.
B.
NADH bị khử thành NAD+ để cung cấp cho đường phân.
C.
Chất nhận électron là chất hữu cơ nội sinh.
D.
ATP được tạo thành nhờ phôtphorin hoá ôxi hoá.
Câu 44

Điều nào sau đây là đúng khi nói về chu trình Crep

A.
Ở tế bào nhân sơ xảy ra trong tế bào chất, ở tế bào nhân thực xảy ra trong chất nền ti thể.
B.
Nguyên liệu ban đầu là axêtyl-CoA và bị phân giải hoàn toàn tới CO2.
C.
Chu trình Crep tạo ra 6 CO2, 2 FADH2, 6 NADH và 2 ATP.
D.
Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 45

Trong quá trình lên men êtilic (lên men rượu), sản phẩm được tạo thành là

A.
etanol và O2.
B.
etanol và CO2.
C.
axit lactic và O2.
D.
axit lactic và CO2.
Câu 46

Ở vi sinh vật, nguyên liệu chủ yếu của quá trình hô hấp là

A.
prôtêin.
B.
cacbôhiđrat.
C.
lipit.
D.
axit nuclêic.
Câu 47

Khi muối dưa, cà thường thấy váng trắng. Váng này là

A.
nấm men và nấm sợi khi quá chua.
B.
nấm men và nấm sợi khi chưa chua.
C.
vi khuẩn lên men thối khu chưa chua.
D.
vi khuẩn etilic lên men thối.
Câu 48

Muối chua rau thực chất là tạo điều kiện để quá trình nào sau đây diễn ra?

A.
Phân giải xenlulôzơ, lên men lactic.
B.
Phân giải prôtêin, xenlulôzơ.
C.
Lên men lactic và lên men êtilic.
D.
Lên men lactic.
Câu 49

Ý nào sau đây là đúng khi nói về quá trình lên men?

A.
Lên men là quá trình chuyển hóa hiếu khí
B.
Lên men là quá trình chuyển hóa kị khí
C.
Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là các phân tử vô cơ
D.
Quá trình lên men có chất nhận electron cuối cùng là NO3
Câu 50

Ý nào sau đây là đúng khi nói về quá trình phân giải 1 phân tử đường glucozo?

A.
 Sản phẩm cuối cùng là khí O2 và H2O
B.
Tế bào vi khuẩn tích lũy được 36 ATP
C.
Tế bào vi khuẩn tích lũy được 38 ATP, chiếm 40% năng lượng của phân tử glucozo
D.
Sản phẩm cuối cùng là CO2, H2O và 36 ATP