THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1788
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp tế bào (Nhiễm sắc thể)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4540

Ôn tập trắc nghiệm Tổng hợp cơ chế di truyền và biến dị cấp tế bào (Nhiễm sắc thể) Sinh Học Lớp 12 Phần 5

Câu 1

Ở một loài sinh vật có 2n = 24. Số nhiễm sắc thể trong tế bào của thể tam bội ở loài này là

A.
36
B.
34
C.
23
D.
25
Câu 2

Dùng cônsixin xử lí hợp tử có kiểu gen AaBb, sau đó cho phát triển thành cây hoàn chỉnh thì có thể tạo ra được thể tứ bội có kiểu gen

A.
AaaaBBbb. 
B.
AAAaBBbb.
C.
AAaaBBbb. 
D.
AAaaBbbb.
Câu 3

Số lượng nhiếm sắc thể lưỡng bội của một loài 2n=12. Đột biến có thể tạo ra tối đa bao nhiêu loại thể ba ở loài này?

A.
11
B.
13
C.
6
D.
18
Câu 4

Một loài thực vật lưỡng bội có 12 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến của loài này được kí hiệu từ I đến VI với số lượng nhiễm sắc thể (NST) ở kì giữa trong mỗi tế bào sinh dưỡng như sau:

Thể đột biếnv I II III IV V VI
Số lượng NST trong một tế bào sinh dưỡng 48 84 72 36 60 25

 Trong các thể đột biến trên có bao nhiêu thể đa bội lẻ?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 5

Ở một loài thực vật lưỡng bội (2n = 8), các cặp nhiễm sắc thể tương đồng được kí hiệu là Aa, Bb, Dd và Ee. Do đột biến lệch bội đã làm xuất hiện thể một. Thể một này có bộ nhiễm sắc thể nào trong các bộ nhiễm sắc thể sau đây?

A.
AaBbEe.   
B.
AaBbDdEe.
C.
AaBbDEe.  
D.
AaaBbDdEe.
Câu 6

Cho các phát biều sau:

I. Ở người gen tổng hợp một loại mARN được lặp lại tới 200 lần là biều hiện của điều hòa sau dịch mã.

II. Ung thư là bệnh do đột biến gen hoặc đột biến NST gây nên, không chịu ảnh hưởng của môi trường.

III. Trong chu kì tế bào, thời điểm dễ xảy ra đột biến gen nhất là pha S.

IV. Dạng đột biến thay thế có thể tự phát sinh tự phát trong tể bào.

Số phát biểu đúng là:

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 7

Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia là

A.
Đột biến mất đoạn.
B.
Đột biến đảo đoạn.
C.
Đột biến lặp đoạn.
D.
Đột biến chuyển đoạn.
Câu 8

Mỗi loài đều có một bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về

A.
Hình dạng, cấu trúc và cách sắp xếp.
B.
Hình thái, số lượng và cấu trúc.
C.
Thành phần, số lượng và cấu trúc.
D.
Số lượng, cấu trúc và cách sắp xếp.
Câu 9

Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể gồm có các dạng cơ bản là

A.
Thay đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
B.
Chuyển đoạn, lặp đoạn, thêm đoạn và chuyển đoạn.
C.
Lặp đoạn, mất đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
D.
Thêm đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn và chuyển đoạn.
Câu 10

Dạng đột biến nào sau đây thường gây chết hoặc làm giảm sức sống?

A.
Mất đoạn 
B.
Lặp đoạn
C.
Chuyển đoạn nhỏ
D.
Đảo đoạn
Câu 11

 Trên cặp nhiễm sắc thể số 1 của người, xét 7 gen được sắp xếp theo trình tự ABCDEGH. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Nếu gen A nhân đôi 3 lần thì gen H cũng nhân đôi 3 lần.

II. Nếu gen B phiên mã 40 lần thì gen E phiên mã 40 lần.

III. Nếu đột biến đảo đoạn BCDE thì có thể sẽ làm giảm lượng protein do gen B tổng hợp.

IV. Nếu đột biến mất một cặp nucleotit ở gen C thì sẽ làm thay đổi toàn bộ các bộ ba từ gen C đến gen H.

A.
2
B.
3
C.
1
D.
4
Câu 12

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến chuyển đoạn giữa hai NST tương đồng làm thay đổi nhóm gen liên kết.

II. Đột biến đảo đoạn và chuyển đoạn trong một NST chỉ làm thay đổi trật tự sắp xếp các gen trên NST, không làm thay đổi số lượng và thành phần gen trong nhóm gen liên kết.

III. Đột biến chuyển đoạn chỉ xảy ra trong một NST hoặc giữa hai NST không tương đồng.

IV. Chuyển đoạn giữa hai NST không tương đồng làm thay đổi hình thái của NST.

A.
3
B.
2
C.
1
D.
4
Câu 13

Một NST bị đột biến, có kích thước ngắn hơn bình thường. Kiểu đột biến gây nên NST bất thường này chỉ có thể là

A.
Mất đoạn NST hoặc đảo đoạn NST
B.
Chuyển đoạn trên cùng NST hoặc mất đoạn NST
C.
Đảo đoạn NST hoặc chuyển đoạn NST
D.
Mất đoạn NST hoặc chuyển đoạn không tương hỗ giữa các NST
Câu 14

Khi nói về đột biến mất đoạn nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I.Đột biến mất đoạn luôn dẫn tới làm giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể.

II.Mất đoạn nhỏ được sử dụng để loại bỏ gen có hại ra khỏi kiểu gen của giống.

III.Sử dụng đột biến mất đoạn để xác định vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.

IV.Đột biến mất đoạn thường gây hại cho thể đột biến nên không phải là nguyên liệu của tiến hóa.

A.
1
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 15

Tế bào sinh tinh của một loài động vật có trình tự các gen như sau:

+ Trên cặp NST tương đồng số 1: NST thứ nhất là ABCDE và NST thứ hai là abcde.

+ Trên cặp NST tương đồng số 2: NST thứ nhất là FGHIK và NST thứ hai là fghik.

Loại tinh trùng có kiểu gen ABCde và Fghik xuất hiện do cơ chế

A.
Chuyển đoạn không tương hỗ.
B.
Phân li độc lập của các NST.
C.
Trao đổi chéo.
D.
Đảo đoạn.
Câu 16

Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Đột biến mất 1 đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm mất các gen tương ứng nên luôn gây hại cho thể đột biến.

II. Đột biến lặp đoạn nhiễm sắc thể luôn dẫn tới làm tăng số lượng bản sao của các gen ở vị trí lặp đoạn.

III. Đột biến chuyển đoạn nhiễm sắc thể có thể sẽ làm tăng hàm lượng ADN ở trong nhân tế bào.

IV. Đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng gen trong tế bào nên không gây hại cho thể đột biến.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 17

Tìm số phát biểu đúng

I. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể về bản chất có sự sắp xếp lại trong khối gen chỉ trong một nhiễm sắc thể

II. Đột biến thêm một cặp nucleotit là dễ xảy ra nhất.

III. Hóa chất 5_Brom Uraxin có cấu trúc tương tự nucleotit loại T dẫn tới dạng đột biến thay thế 1 cặp A-T bằng 1 cặp G-X.

IV. Xét ở cấp độ phân tử phần lớn các đột biến điểm là có hại.

A.
1
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 18

Một loài thực vật có bộ NST 2n = 24. Giả sử có 1 thể đột biến của loài này chỉ bị đột biến mất đoạn nhỏ không chứa tâm động ở 1 NST thuộc cặp số 5. Cho biết không phát sinh đột biến mới, thể đột biến này giảm phân bình thường và không xảy ra trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về thể đột biến này?

I. Giao tử được tạo ra từ thể đột biến này có 12 NST.

II. Mức độ biểu hiện của tất cả các gen trên NST số 5 đều tăng lên.

III. Trong tổng số giao tử được tạo ra, có 50% số giao tử không mang NST đột biến.

IV. Tất cả các gen còn lại trên NST số 5 đều không có khả năng nhân đôi.

A.
1
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 19

Khi nói về vai trò của đột biến cấu trúc NST đối với tiến hóa và chọn giống, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Có thể dùng đột biến chuyển đoạn tạo các dòng côn trùng giảm khả năng sinh sản.
B.
Dùng đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi cơ thể động vật.
C.
Đột biến đảo đoạn góp phần tạo nên các nòi trong loài.
D.
Đột biến lặp đoạn tạo điều kiện cho đột biến gen phát sinh alen mới.
Câu 20

Khi nói về đột biến cấu trúc NST, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Đột biến chuyển đoạn trên 1 NST có thể làm tăng số lượng gen trên NST.
B.
Đột biến lặp đoạn NST có thể làm cho 2 gen alen cùng nằm trên 1 NST.
C.
Đột biến đảo đoạn không làm thay đổi hình dạng NST.
D.
Đột biến mất đoạn NST thường xảy ra ở động vật mà ít gặp ở thực vật.
Câu 21

Người ta có thể sử dụng dạng đột biến cấu trúc nào sau đây để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi NST trong chọn giống cây trồng?

A.
Đột biến chuyển đoạn NST
B.
Đột biến mất đoạn NST
C.
Đột biến đảo đoạn NST
D.
Đột biến lặp đoạn NST
Câu 22

Quá trình giảm phân của một cơ thể mang đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 NST, tính theo lí thuyết tr lệ loại giao tử mang NST bị đột biến chuyển đoạn là

A.
1/4 
B.
1/2
C.
1/3  
D.
3/4
Câu 23

Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen ABCDE*FGH và MNOPQ*R (dấu * biểu hiện cho tâm động). Đột biến tạo ra NST có cấu trúc MNOCDE*FGH và ABPQ*R thuộc đạng dột biến

A.
đảo đoạn ngoài tâm động
B.
đảo đoạn có tâm động
C.
chuyển đoạn không tương hỗ
D.
chuyển đoạn tương hỗ
Câu 24

Tế bào sinh dưỡng của một loài A có bộ NST 2n = 20. Trong tế bào sinh dưỡng ở một cá thể của loài này có tổng số NST là 19 và hàm lượng ADN không đổi. Tế bào đó đã xảy ra hiện tượng

A.
mất NST
B.
dung hợp 2 NST với nhau
C.
chuyển đoạn NST
D.
lặp đoạn NST
Câu 25

Đột biến cấu trúc NST có thể xuất hiện gen mới trong nhóm gen liên kết là

A.
mất đoạn      
B.
đảo đoạn
C.
lặp đoạn 
D.
chuyển đoạn
Câu 26

Cơ chế phát sinh đột biến cấu trúc NST là

A.
làm đứt gãy NST, tiếp hợp hoặc trao đổi chéo không đều giữa các cromatit.
B.
quá trình tổng hợp protein hinfht hành thoi phân bào bị ức chế ở kì đầu của phân bào.
C.
rối loạn quá trình nhân đôi của ADN trong quá trình phân bào.
D.
làm đứt gãy NST dẫn đến rối loạn sự tiếp hợp trong giảm phân I.
Câu 27

Trong đột biến cấu trúc NST, dạng đột biến nào không làm thay đổi số lượng gen trên NST?

A.
Mất đoạn 
B.
Lặp đoạn
C.
Đảo đoạn   
D.
Chuyển đoạn
Câu 28

Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về NST trong tế bào sinh dưỡng của các loài?

A.
Mỗi loài có bộ NST đặc trưng về số lượng, hình thái và cấu trúc.
B.
NST thường bao giờ cũng tồn tạo thành từng cặp tương đồng và có số lượng nhiều hơn NST giới tính.
C.
NST giới tính chỉ có một cặp có thể tương đồng hoặc không tương đồng, ở một số loài NST giới tính chỉ có một chiếc.
D.
Cặp NST giới tính ở giới cái bao giờ cũng gồm 2 chiếc có thể tương đồng hoặc không tương đồng.
Câu 29

Quan sát nhiều tế bào sinh dưỡng của một châu chấu có kiểu hình bình thường dưới kính hiển vi vào kì giữa, người ta thấy các tế bào chỉ có 23NST. Kết luận nào sau đây đúng nhất về cá thể châu chấu nói trên?

A.
Đó là châu chấu đực do ở châu chấu đực, cặp NST giới tính chỉ có một chiếc.
B.
Đó là châu chấu đực do NST giới tính chỉ có một chiếc.
C.
Đó là châu chấu đực do bị đột biến làm mấy đi một NST.
D.
Có thể là châu chấu đực hoặc cái do đột biến làm mất đi 1 NST.
Câu 30

Cho các cấu trúc sau:

(1) Cromatit. (2) Sợi cơ bản. (3) ADN xoắn kép. (4) Sợi nhiễm sắc.

(5) Vùng xếp cuộn. (6) NST ở kì giữa. (7) Nucleoxom.

Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực thì trình tự nào sau đây là đúng?

A.
(2) – (7) – (3) – (4) – (5) – (1) – (6)
B.
(3) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (6)
C.
(6) – (7) – (2) – (4) – (5) – (1) – (3)
D.
(3) – (1) – (2) – (4) – (5) – (7) – (6)
Câu 31

Trong cấu trúc siêu hiển vi của NST nhân thực, sợi cơ bản có đường kính bằng

A.
2nm    
B.
11nm
C.
20nm  
D.
30nm
Câu 32

Cấu trúc của một nucleoxom gồm

A.
một đoạn phân tử ADN quấn 11/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phân tử histon.
B.
phân tử ADN quấn 7/4 vòng quanh khối cầu gồm 8 phan tử histon.
C.
phân tử histon được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN dài 146 nucleotit.
D.
8 phân tử histon được quấn quanh bởi 7/4 vòng xoắn ADN dài 146 cặp nucleotit.
Câu 33

Một cơ thể có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12, trong đó có 2 chiếc nhiễm sắc thể bị đột biến; nhiễm sắc thể số 1 bị đột biến mất đoạn, nhiễm sắc thể số 2 bị đột biến đảo đoạn. Giả sử cơ chế đột biến này giảm phân bình thường tạo ra giao tử và không xảy ra hiện tượng trao đổi chéo. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Loại giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ 75%.

II. Loại giao tử mang một nhiễm sắc thể đột biến chiếm tỉ lệ 50%.

III. Loại giao tử chỉ mang nhiễm sắc thể bị đột biến đảo đoạn chiếm 12,5%.

IV. Có tối đa 192 loại giao tử mang nhiễm sắc thể đột biến.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 34

Giả sử có một đột biến lặn ở một gen nằm trên NST thường quy định. Ở một phép lai trong số các loại giao tử đực thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 5%; trong số các giao tử cái thì giao tử mang gen đột biến lặn chiếm tỉ lệ 20%. Theo lí thuyết, trong số các cá thể mang kiểu hình bình thường, cá thể mang gen đột biến có tỉ lệ

A.
1/100
B.
23/100
C.
23/99
D.
3/32
Câu 35

Cơ thể đực ở một loài khi giảm phân đã tạo ra tối đa 512 loại giao tử, biết rằng trong quá trình giảm phân có ba cặp NST tương đồng xảy ra trao đối chéo một chỗ, cặp NST giới tính bị rối loạn giảm phân 1. Bộ NST lưỡng bội của loài là 

A.
2n= 10.  
B.
2n = 16.
C.
2n = 8
D.
 2n = 12.
Câu 36

Nội dung nào sau đúng khi nói về đột biến gen và đột biến cấu trúc NST?

A.
Đột biến gen gồm: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
B.
Đột biến cấu trúc NST và đột biến gen đều gồm các dạng: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
C.
Đột biến cấu trúc NST gồm: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn, chuyển đoạn.
D.
Đột biến gen gồm: mất, thêm, chuyển hoặc thay thế một hay một số cặp nuclêôtit.
Câu 37

Thuật ngữ nào dưới đây bao gồm các thuật ngữ còn lại?

A.
Đột biến lệch bội. 
B.
Đột biến đa bội.
C.
Đột biến số lượng NST.     
D.
Đột biến dị đa bội.
Câu 38

Đột biến nhiễm sắc thể gồm các dạng

A.
đa bội và dị bội.  
B.
thêm đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.  
C.
đột biến số lượng và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.  
D.
đa bội chẵn và đa bội lẻ.
Câu 39

Đột biến xôma là đột biến xảy ra ở:

A.
hợp tử.                                     
B.
tế bào sinh dục.                      
C.
Tế bào sinh dưỡng.  
D.
tế bào sinh tinh và sinh trứng.
Câu 40

Đột biến xảy ra trong…………. (1: nguyên phân, 2: giảm phân) sẽ xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng và được nhân lên, nếu là một đột biến gen……… (3: trội, 4: lặn) sẽ biểu hiện trên….. (5: toàn bộ cơ thể, 6: một phần cơ thể) tạo nên thể khảm.

Đáp án đúng là:

A.
1, 4, 6.                                             
B.
1, 3, 6.                        
C.
2, 3, 5.  
D.
2, 4, 6.
Câu 41

Đột biến giao tử là đột biến xảy ra ở:

A.
những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.  
B.
tế bào sinh tinh hoặc sinh trứng.    
C.
giao tử.  
D.
tế bào xôma.
Câu 42

Thể đột biến là: 

A.
cá thể mang biến dị đã được biểu hiện ra kiểu hình.  
B.
những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến.  
C.
cá thể mang đột biến đã biểu hiện trên kiểu hình cơ thể.  
D.
cơ thể mang đột biến.
Câu 43

Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội so với gen a quy định quả vàng. Cho phép lai Aa x Aa, giả sử trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở lần giảm phân I cặp NST chứa cặp gen trên nhân đôi nhưng không phân li. Thể dị bội có kiểu hình quả vàng ở đời con có thể là:

A.
thể khuyết nhiễm.  
B.
thể 1 nhiễm.  
C.
thể 3 nhiễm.  
D.
thể 4 nhiễm.
Câu 44

Vai trò của thường biến đối với tiến hoá?

A.
Là nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá.  
B.
Là nguyên liệu thứ cấp của quá trình tiến hoá.  
C.
Có ý nghĩa gián tiếp đối với tiến hoá.  
D.
 có ý nghĩa đối với quá trình tiến hoá.
Câu 45

Trong mối quan hệ giữa: giống- kỹ thuật canh tác- năng suất cây trồng, kỹ thuật canh tác có vai trò

A.
quy định giới hạn năng suất của cây trồng.  
B.
quy định năng suất cụ thể của cây trồng.  
C.
ảnh hưởng tới giới hạn năng suất của cây trồng.  
D.
ảnh hưởng tới năng suất cụ thể của cây trồng.
Câu 46

Hiện tượng nào dưới đây làm hạn chế sự xuất hiện của biến dị tổ hợp? 

A.
Hiện tượng các gen phân ly độc lập.  
B.
Hiện tượng liên kết gen  
C.
Hiện tượng hoán vị gen.  
D.
Hiện tượng tác động qua lại giữa cá gen.
Câu 47

Loại biến dị nào sau đây sẽ không làm xuất hiện kiểu gen mới?

A.
Đột biến cấu trúc NST.  
B.
Biến dị tổ hợp.  
C.
Thường biến.  
D.
Đột biến số lượng NST.
Câu 48

Loại biến dị nào sau đây sẽ làm xuất hiện kiểu gen mới?

A.
Biến dị tổ hợp.  
B.
Biến dị đột biến.  
C.
Thường biến.  
D.
 Biến dị tổ hợp và biến dị đột biến.
Câu 49

Loại biến dị nào sau đây liên quan đến biến đổi ở vật chất di truyền?

A.
Biến dị tổ hợp.  
B.
Biến dị đột biến.  
C.
Thường biến.  
D.
Biến dị tổ hợp và biến dị đột biến.
Câu 50

Đột biến đa bội là:

A.
những biến đổi làm tăng 1 số nguyên lần bộ NST đơn bội của tế bào (> 2 lần).  
B.
 trạng thái trong tế bào sinh dưỡng của cơ thể chứa bộ NST đơn bội > 2.  
C.
hiện tượng các tế bào trong cơ thể có lượng ADN tăng gấp bội làm quá trình tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh mẽ nên cơ thể có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khoẻ, chống chịu tốt.  
D.
cả A, B, C đều đúng.