THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 72 phút
Mã đề: #1789
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Cơ chế di truyền và biến dị cấp tế bào (Nhiễm sắc thể)
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 771

Ôn tập trắc nghiệm Tổng hợp cơ chế di truyền và biến dị cấp tế bào (Nhiễm sắc thể) Sinh Học Lớp 12 Phần 6

Câu 1

Tính chất biểu hiện của biến dị tổ hợp là:

A.
xuất hiện các tổ hợp tính trạng khác bố mẹ hoặc xuất hiện tổ hợp gen mới chưa có ở bố mẹ .  
B.
xuất hiện các tổ hợp tính trạng khác bố mẹ hoặc xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ.
C.
xuất hiện tính trạng mới chưa có ở bố mẹ hoặc xuất hiện tổ hợp gen mới chưa có ở bố mẹ.  
D.
xuất hiện các tổ hợp tính trạng khác bố mẹ.
Câu 2

Nguyên nhân phát sinh thường biến là   

A.
do rối loạn các phản ứng sinh lý, sinh hoá nội bào.          
B.
do tác động của các tác nhân lý hoá trong ngoại cảnh.  
C.
do tác động trực tiếp của điều liện sống.  
D.
Tất cả các nguyên nhân trên đều đúng.
Câu 3

Để xác định 1 gen quy định 1 tính trạng nào đó của cơ thể nằm trên NST số mấy, ta có thể dựa vào kiểu hình của

A.
thể khuyết nhiễm.  
B.
thể 1 nhiễm.  
C.
thể 3 nhiễm.  
D.
thể 4 nhiễm.
Câu 4

Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Có thể tạo ra cây cà chua tứ bội có kiểu gen AAaa bằng cách

A.
tứ bội hoá hợp tử lưỡng bội dị hợp.  
B.
lai giữa các cây cà chua quả đỏ tứ bội dị hợp với nhau.  
C.
lai giữa cà chua tứ bội thuần chủng quả đỏ và quả vàng với nhau.  
D.
Cả 3 cách trên đều có thể.
Câu 5

Một cơ thể có kiểu gen là AaBbDd. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử, cặp NST mang cặp gen Aa nhân đôi nhưng không phân li, có thể tạo ra các loại giao tử là:

A.
AaBD và bd.  
B.
Aabd và BD.  
C.
AaBd và bD.  
D.
Tất cả đều đúng
Câu 6

Nhận định nào dưới đây không đúng?

A.
Thường biến không di truyền được.      
B.
Giới hạn thường biến không di truyền được.  
C.
Biến dị tổ hợp di truyền được.  
D.
Đột biến xôma di truyền được.
Câu 7

Dạng đột biến nào dưới đây ở cây trồng có thể tạo ra những cây có cơ quan sinh dưỡng to, phát triển khoẻ, chống chịu tốt?

A.
Đột biến gen.  
B.
Đột biến cấu trúc NST.  
C.
Đột biến dị bội.  
D.
Đột biến đa bội.
Câu 8

Kiểu gen nào trong các kiểu gen dưới đây chỉ sinh ra 2 loại giao tử bình thường với tỉ lệ bằng nhau?

A.
Cơ thể tứ bội mang kiểu gen AAaa.  
B.
Cơ thể tứ bội mang kiểu gen AAAa.  
C.
Cơ thể tam bội mang kiểu gen AAa.  
D.
Cơ thể tam bội mang kiểu gen Aaa.
Câu 9

Đột biến phát sinh trong giảm phân của tế bào sinh dục chín được gọi là: 

A.
đột biến giao tử.  
B.
đột biến xôma.  
C.
đột biến tiền phôi.  
D.
thể khảm.
Câu 10

Loại biến dị nào dưới đây được di truyền qua sinh sản hữu tính?  

A.
Đột biến xôma.  
B.
Thường biến.  
C.
Đột biến xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.  
D.
Thể đa bội chẵn ở thực vật.
Câu 11

Thuật ngữ nào dưới đây không đúng?  

A.
Đột biến gen.  
B.
Đột biến NST.  
C.
Đột biến prôtêin.  
D.
Thể đột biến.
Câu 12

Trong các dạng đột biến gen sau đây, dạng đột biến nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? 

A.
Đột biến đảo vị trí cặp nuclêôtit.    
B.
Đột biến dịch khung.  
C.
Đột biến đồng nghĩa.  
D.
Đột biến nhầm nghĩa.
Câu 13

Những đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen trội phát sinh trong giảm phân?

a/ Có khả năng truyền lại được cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính.

b/ Được nhân lên thông qua quá trình tự nhân đôi của ADN.

c/ Có khả năng truyền lại được cho thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng.

d/ Không được biểu hiện thành kiểu hình ở trạng thái dị hợp.

Tổ hợp trả lời đúng là:

A.
a, b, c.  
B.
a, c, d.  
C.
a, b, d.  
D.
a, b, c, d.
Câu 14

Những đặc điểm nào sau đây là đúng khi nói về đột biến gen lặn phát sinh trong giảm phân của cơ thể thực vật?

a/ Có khả năng truyền lại được cho thế hệ sau bằng sinh sản hữu tính.

b/ Được nhân lên thông qua quá trình tự nhân đôi của ADN.

c/ Có khả năng truyền lại được cho thế hệ sau bằng sinh sản sinh dưỡng.

d/ Được gọi là đột biến giao tử.

Tổ hợp trả lời đúng là:

A.
a, b, c, d.  
B.
a, b, c.  
C.
a, b, d.  
D.
a, c, d.
Câu 15

Các cơ thể thực vật đa bội lẻ không sinh sản hữu tính được là do

A.
thường không có hoặc hạt rất bé.  
B.
không có cơ quan sinh sản.  
C.
rối loạn quá trình hình thành giao tử.  
D.
có thể sinh sản sinh dưỡng bằng hình thức giâm, chiết, ghép cành.
Câu 16

Loại đột biến nào sau đây có thể xảy ra ở cả trong nhân và ngoài nhân?

A.
Đột biến cấu trúc NST                                          
B.
Đột biến số lượng NST  
C.
Đột biến dị bội thể                                               
D.
Đột biến gen
Câu 17

Biết gen A quy định quả ngọt là trội hoàn toàn so với alen a quy định quả chua. Đem lai hai cây tứ bội với nhau, kết quả phân li kiểu hình ở F1 là 75% ngọt,  25% chua. Kiểu gen của P là:

A.
AAaa x Aaaa.          
B.
Aaaa x Aaaa.             
C.
AAaa x aaaa.              
D.
AAAa x Aaaa.
Câu 18

Quan hệ nào dưới đây là không đúng?

A.
Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen với môi trường.  
B.
Kiểu gen quy định kiểu hình cụ thể của sinh vật.  
C.
Môi trường quyết định kiểu hình cụ thể của cơ thể sinh vật.  
D.
Năng suất là kết quả tác động của giống và kỹ thuật.
Câu 19

Năng suất (tổng hợp một số tính trạng số lượng) là kết quả của:

A.
giống tốt.                                                              
B.
kĩ thuật sản xuất tốt.      
C.
tác động cả giống và kĩ thuật.                           
D.
quá trình chọn lọc giống.
Câu 20

Mức phản ứng của cơ thể do yếu tố nào sau đây quy định?

A.
Điều kiện môi trường.                                          
B.
Kiểu gen của cơ thể.  
C.
Kiểu hình của cơ thể.                                          
D.
Kiểu gen tương tác với môi trường.
Câu 21

Di truyền học hiện đại đã phân biến dị thành hai dạng chính đó là:

A.
biến dị tổ hợp và biến dị đột biến.  
B.
biến dị di truyền được và biến dị không di truyền được.  
C.
biến dị đột biến và biến dị thường biến.  
D.
biến dị cá thể và biến dị xác định.
Câu 22

Để xác định nhanh một biến dị là thường biến hay đột biến, người ta có thể căn cứ vào:

A.
kiểu gen của các cá thể mang biến dị đó.                          
B.
kiểu hình của các cá thể mang biến dị đó.  
C.
tính chất biểu hiện của biến dị đó.  
D.
biến dị đó di truyền hay không di truyền.
Câu 23

Đặc điểm nào dưới đây không đúng với thường biến?

A.
Là biến dị di truyền được.  
B.
Là biến dị di truyền được.  
C.
Là những biến đổi của cơ thể sinh vật tương ứng với điều kiện sống.  
D.
Có lợi cho sinh vật, giúp chúng thích nghi với môi trường.
Câu 24

Trong mối quan hệ giữa giống- kỹ thuật canh tác- năng suất cây trồng:

A.
năng suất phụ thuộc nhiều vào chất lượng giống, ít phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác.    
B.
năng suất chủ yếu phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác mà ít phụ thuộc vào chất lượng giống.  
C.
năng suất là kết quả tác động của cả giống và kỹ thuật canh tác.  
D.
giới hạn của năng suất phụ thuộc vào kỹ thuật canh tác.
Câu 25

Cơ thể đa bội có tế bào to cơ quan sinh dưỡng lớn phát triển khoẻ, chống chịu tốt là do:

A.
số NST trong tế bào của cơ thể tăng gấp 3 lần dẫn đến số gen tăng gấp ba lần.  
B.
tế bào của thể đa  bội có hàm lượng ADN tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ diễn ra mạnh.  
C.
các thể đa bội không có khả năng sinh giao tử bình thường.  
D.
thể đa bội chỉ được nhân lên nhờ sinh sản sinh dưỡng.
Câu 26

Đột biến NST là:

A.
sự phân li không bình thường của NST xảy ra trong phân bào.  
B.
những biến đổi về cấu trúc hay số lượng NST.  
C.
sự thay đổi trình tự sắp xếp các nuclêôtit trong ADN của NST.  
D.
những đột biến thể dị bội hay đa bội.
Câu 27

Trường hợp nuclêôtit thứ 10 là G-X bị thay thế bởi A-T. Hậu quả sẽ xảy ra trong chuỗi pôlipeptit được tổng hợp là:

A.
thay thế một axit amin.  
B.
axit amin thuộc bộ ba thứ tư có thể bị thay đổi.  
C.
chuỗi pôlipeptit bị ngắn lại.  
D.
trình tự axit amin từ mã bị đột biến đến cuối chuỗi pôlipeptit bị thay đổi.
Câu 28

Đột biến mất một cặp nuclêôtit thứ 5 là A-T ở gen cấu trúc dẫn đến phân tử prôtêin do gen tổng hợp có sự thay đổi là:

A.
thay thế một axit amin.                          
B.
thay đổi toàn bộ trình tự các axit amin.  
C.
thêm 1 axit amin mới.                           
D.
Không có gì thay đổi vì đột biến xảy ra tại mã mở đầu.
Câu 29

Đột biến giao tử là:

A.
đột biến phát sinh trong nguyên phân, ở một tế bào sinh dưỡng.  
B.
đột biến phát sinh trong giảm phân, ở một tế bào sinh dục nào đó.  
C.
đột biến phát sinh trong giảm phân, ở một tế bào xôma.  
D.
đột biến phát sinh trong lần nguyên phân dầu của hơp tử.
Câu 30

Nội dung nào sau đây không đúng khi nói về biến dị tổ hợp?

A.
Là biến dị phát sinh do tổ hợp lại các gen sẵn có của bố và mẹ trong sinh sản.  
B.
Biến dị có tính cá thể, có thể có lợi, có hại hoặc trung tính.
C.
Là biến dị được tạo ra do sự thay đổi cấu trúc của gen.  
D.
Là biến dị được tạo ra do sự thay đổi cấu trúc của gen.  
Câu 31

Gen A bị đột biến thành gen a làm cho phân tử prôtêin do gen a tổng hợp so với phân tử prôtêin do gen A tổng hợp thì kém 1 axit amin và xuất hiện 2 axit amin mới. Dạng đột biến xảy ra trong gen A có thể là:

A.
đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc một bộ ba mã hoá.  
B.
đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc một bộ ba mã hoá.  
C.
đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc hai bộ ba mã hoá bất kỳ.  
D.
đột biến mất 3 cặp nuclêotit thuộc 3 bộ ba mã hoá kế tiếp nhau.
Câu 32

Loại đột biến không di truyền được cho thế hệ sau qua sinh sản hữu tính là:

A.
đột biến giao tử.  
B.
đột biến tiền phôi.  
C.
đột biến xôma.  
D.
đột biến dị bội thể.
Câu 33

Đột biến tiền phôi là:

A.
đột biến xuất hiện trong những lần nguyên phân đầu của hợp tử.  
B.
đột biến xuất hiện ở giai đoạn phôi có sự phân hoá tế bào.  
C.
đột biến xuất hiện khi phôi phát triển thành cơ thể mới.  
D.
đột biến không di truyền cho thế hệ sau.
Câu 34

Tần số đột biến là:

A.
tần số xuất hiện các cá thể bị đột biến trong quần thể giao phối.  
B.
tỷ lệ giữa các cá thể mang đột biến gen so với số cá thể mang biến dị.  
C.
tỷ lệ giao tử mang đột biến trên tổng số giao tử được sinh ra.  
D.
tỷ lệ giữa các thể mang đột biến biểu hiện ra kiểu hình so với số cá thể mang đột biến chưa biểu hiện thành kiểu hình.
Câu 35

Tính trạng nào sau đây ở gà có mức phản ứng hẹp nhất?

A.
Sản lượng trứng.  
B.
Trọng lượng trứng.  
C.
Sản lượng thịt.  
D.
Hàm lượng prôtêin trong thịt.
Câu 36

Nội dung nào sau đây là đúng khi nói về thường biến?

A.
Biến đổi kiểu hình của do kiểu gen khác nhau.  
B.
Biễn đổi kiểu hình, không liên quan đến kiểu gen.  
C.
Biến đổi kiểu hình thông qua quá trình giao phối.  
D.
Biến đổi kiểu hình của kiểu gen, di truyền được và có lợi cho sinh vật.
Câu 37

Thể dị bội là:

A.
biến đổi số lượng NST ở một vài cặp.  
B.
cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng của nó đáng lẽ chứa 2 NST ở mỗi cặp tương đồng thì lại chứa 3 hoặc nhiều NST, hoặc chỉ chứa 1 NST, hoặc thiếu hẳn NST đó.  
C.
giao tử đáng lẽ chứa 1 NST của cặp tương đồng thì lại chứa 2 NST.  
D.
một hoặc vài cặp NST không phân li ở kỳ sau của quá trình phân bào.
Câu 38

Ví dụ nào sau đây không phải là thường biến?

A.
Cây rau mác khi chuyển từ môi trường cạn xuống môi trường nước thì có thêm lá hình bản dài.  
B.
Con tắc kè hoa đổi màu theo nền môi trường.  
C.
Sâu rau có màu xanh như lá rau.  
D.
Một số loài thú ở xứ lạnh về mùa đông có bộ lông dày màu trắng, về mùa hè lông thưa hơn và chuyển sang màu vàng hoặc xám.
Câu 39

Dạng đột biến gen thường gặp là:

A.
mất, thêm, thay thế, đảo vị trí của cặp nuclêôtit.  
B.
mất đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn.  
C.
thay thế axít amin này bằng axít amin khác.  
D.
đảo vị trí của các gen cho nhau.
Câu 40

Thể đột biến là:

A.
những biến đổi liên quan đến ADN hoặc nhiễm sắc thể.  
B.
những biểu hiện ra kiểu hình của tế bào bị đột biến.  
C.
những cá thể mang đột biến đã được biểu hiện trên kiểu hình của cơ thể.  
D.
Thể đột biến chỉ xuất hiện ở các cá thể mang đột biến.