THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1807
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Sinh trưởng và Phát triển
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5122

Ôn tập trắc nghiệm Phát triển ở thực vật có hoa Sinh Học Lớp 11 Phần 1

Câu 1

Những chất nào sau đây có tác dụng kích thích sự ra hoa của cây?
I. Giberilin. II. Xitôkinin. III. Xitôcrôm. IV. Phitôcrôm.

A.
I, II, III, IV.
B.
II, IV.
C.
I, IV.
D.
I, III, IV.
Câu 2

Loại chất nào sau đây có liên quan đến sự ra hoa của cây?

A.
Auxin
B.
Xitocrom
C.
Xitokinin
D.
Phitocrom
Câu 3

Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kỳ của thực vật là:

 

A.
Phitocrom  
B.
Carotenoid 
C.
Diệp lục
D.
Auxin
Câu 4

Phitôcrôm có những dạng nào?

A.
Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (P đ ) có bước sóng 660nm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (P đx ) có bước sóng 730nm.
B.
Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (P đ ) có bước sóng 730nm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (P đx ) có bước sóng 660nm.
C.
Dạng hấp thụ ánh sáng đỏ (P đ ) có bước sóng 630nm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (P đx ) có bước sóng 760nm.
D.
Dạng hấp thụ ánh sang đỏ (P đ ) có bước sóng 560nm và dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa (P đx ) có bước sóng 630nm.
Câu 5

Phát triển ở thực vật là

A.
toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
B.
toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
C.
toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện ở ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, sự phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
D.
toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kì sống của cá thể biểu hiện qua hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng, sự phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể.
Câu 6

Loài thực vật nào dưới đây ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn?

A.
Cây hướng dương (Helianthus annuus).
B.
Cây lúa (Oryza sativa).
C.
Lúa đại mạch (Hordeum vulgare).
D.
Lúa mì (Triticum aestivum).
Câu 7

Phát biểu đúng khi nói về đặc điểm của cây ngày dài là

A.
cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 8 giờ.
B.
cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 10 giờ.
C.
cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12 giờ.
D.
cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 14 giờ.
Câu 8

Nhân tố có vai trò quyết định ở giai đoạn nảy mầm của hạt, chồi lá là

A.
Nhiệt độ
B.
Ánh sáng
C.
Phân bón
D.
Nước
Câu 9

Nhân tố bên ngoài có vai trò là nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho cấu trúc tế bào và các quá trình sinh lí diễn ra trong cây là

A.
Ánh sáng
B.
Nhiệt độ
C.
Phân bón
D.
Nước
Câu 10

Nhân tố bên ngoài tác động lên hầu hết các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ở thực vật là

A.
Nước
B.
Ánh sáng
C.
Nhiệt độ
D.
Phân bón
Câu 11

Thời gian tối trong quang chu kì có vai trò

A.
Tăng số lượng hoa.
B.
Kích thích ra hoa.
C.
Cảm ứng ra hoa.
D.
Tăng chất lượng hoa.
Câu 12

Thời gian sáng trong quang chu kì có vai trò

A.
Tăng số lượng, kích thước hoa.
B.
Kích thích ra hoa.
C.
Cảm ứng ra hoa.
D.
Tăng chất lượng hoa.
Câu 13

Quang chu kì là sự ra hoa phụ thuộc vào

A.
Độ dài ngày và đêm.
B.
Tuổi của cây.
C.
Độ dài ngày.
D.
Độ dài đêm.
Câu 14

Xuân hóa là mối phụ thuộc của sự ra hoa vào

A.
Độ dài ngày.
B.
Tuổi cây.
C.
Quang chu kì.
D.
Nhiệt độ.
Câu 15

Nhân tố không điều tiết sự ra hoa là

A.
Hàm lượng O 2 .
B.
Tuổi của cây.
C.
Xuân hóa.
D.
Quang chu kì.
Câu 16

Người ta tiến hành thí nghiệm cắt hai đỉnh của 2 cây hướng dương, sau đó bôi một lớp bột chứa axit indol axetic (AIA) lên vết cắt của một trong hai cây. Quan sát sự sinh trưởng, phát triển của 2 cây trong một thời gian. Cho biết các chỉ tiêu sinh lí và điều kiện ngoại cảnh khác của 2 cây trên là giống nhau. Khi nói về thí nghiệm này, phát biểu nào dưới đây sai?

A.
Cây được bôi bột chứa axit indol axetic có số lượng chồi bên nhiều hơn cây còn lại.
B.
Một trong 2 cây có số lượng chồi bên nhiều hơn cây còn lại.
C.
Axit indol axetic là một loại chất kích thích sinh trưởng.
D.
Trong thí nghiệm trên việc cắt đỉnh của cây hướng dương nhằm mục đích loại bỏ nguồn sản xuất auxin.
Câu 17

Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Loại ánh sáng được sử dụng trong thí nghiệm này là loại ánh sáng nào sau đây?

A.
Ánh sáng đỏ.
B.
Ánh sáng đỏ xa.
C.
Ánh sáng trắng.
D.
Ánh sáng đỏ hoặc ánh sáng trắng.
Câu 18

Một cây ngày dài có độ dài ngày tới hạn là 15 giờ sẽ ra hoa. Chu kỳ chiếu sáng nào dưới đây sẽ làm cho cây không ra hoa

A.
16 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối.
B.
14 giờ chiếu sáng/ 10 giờ che tối.
C.
15,5 giờ chiếu sáng/ 8,5 giờ che tối.
D.
4 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối/ 4 giờ chiếu sáng/ 8 giờ che tối.
Câu 19

Người ta làm thí nghiệm đem ngắt quãng độ dài thời gian che tối liên tục vào ban đêm của một cây bằng một loại ánh sáng, cây đó đã không ra hoa. Cây đó thuộc nhóm thực vật nào sau đây?

A.
Cây ngày ngắn.
B.
Cây ngày dài.
C.
Cây trung tính.
D.
Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính.
Câu 20

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về tác động của ánh sáng đỏ và ánh sáng đỏ xa (hồng ngoại) với cây ngày dài và cây ngày ngắn trong điều kiện đêm dài?

A.
Trong điều kiện ngày dài, P730 hấp thu ánh sáng đỏ xa chuyển hóa thành P660 kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
B.
Trong điều kiện ngày ngắn, P660 hấp thu ánh sáng đỏ chuyển hóa thành P730 kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.
C.
Trong điều kiện ngày ngắn, P730 hấp thu ánh sáng đỏ xa chuyển hóa thành P660 kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.
D.
Trong điều kiện ngày dài, P660 hấp thu ánh sáng đỏ xa chuyển hóa thành P730 kích thích sự ra hoa của cây ngày dài.
Câu 21

Mối liên hệ giữa phitôcrôm P đ và P đx được biểu hiện như thế nào?

A.
Hai dạng chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
B.
Hai dạng không chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng.
C.
Dạng P đ chuyển hóa thành dạng P đx khi hấp thụ ánh sáng đỏ xa.
D.
Dạng P đx chuyển hóa thành dạng P đ khi hấp thụ ánh sáng đỏ xa.
Câu 22

Khi nói về phitôcrôm, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và được chứa trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
B.
Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, không có bản chất là prôtêin và được chứa trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
C.
Sắc tố cảm nhận quang chu kì và cảm nhận ánh sáng, có bản chất là prôtêin và được chứa trong các lá được chiếu sáng.
D.
Sắc tố cảm nhận quang chu kì nhưng không cảm nhận ánh sáng, không có bản chất là prôtêin và được chứa trong các hạt cần ánh sáng để nảy mầm.
Câu 23

Khi nói về cây ngày ngắn, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Ra hoa vào mùa đông.
B.
Ra hoa khi thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn hơn 12 giờ.
C.
Ra hoa khi sống ở vùng xích đạo.
D.
Ra hoa khi đêm dài hơn độ dài đêm tới hạn.
Câu 24

Phitôcrôm đỏ xa (P730) ức chế sự ra hoa của loại cây nào sau đây?

A.
Cây chịu hạn.
B.
Cây ngày ngắn.
C.
Cây dài ngày.
D.
Cây trung tính.
Câu 25

Thời điểm ra hoa của thực vật 1 năm có phản ứng quang chu kì trung tính được xác định theo nhân tố nào sau đây?

A.
Chiều cao của thân.
B.
Đường kính gốc.
C.
Tương quan độ dài ngày đêm.
D.
Theo số lượng lá trên thân.
Câu 26

Nhóm thực vật nào sau đây là các cây ngày ngắn?

A.
Thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía.
B.
Cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.
C.
Thanh long, cà tím, cà phê, ngô, hướng dương.
D.
Hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường.
Câu 27

Ở những loài có quang chu kì, cơ quan nào sau đây đóng vai trò chính trong quang chu kì của thực vật?

A.
Chồi nách.
B.
Chồi bên.
C.
Lá.
D.
Thân.
Câu 28

Xuân hóa là hiện tượng ra hoa của cây phụ thuộc vào nhân tố nào sau đây?

A.
Nhiệt độ thấp.
B.
Nhiệt độ cao.
C.
Ánh sáng mạnh.
D.
Ánh sáng yếu.
Câu 29

Chất nào sau đây là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật?

A.
Diệp lục b.
B.
Carôtenôit.
C.
Phitôcrôm.
D.
Diệp lục a.
Câu 30

Cây trung tính có đặc điểm nào sau đây?

A.
Ra hoa trong điều kiện ngày dài.
B.
Ra hoa trong điều kiện ngày dài.
C.
Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ngày.
D.
Ra hoa trong cả điều kiện ngày ngắn và ngày dài.
Câu 31

Quang chu kì là gì?

A.
Quang chu kì là thời gian chiếu sáng trong cả chu kì sống của cây.
B.
Quang chu kì là thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối, liên quan đến sự ra hoa của cây.
C.
Quang chu kì là thời gian chiếu sáng của môi trường vào cây trong giai đoạn sinh trưởng.
D.
Quang chu kì là năng lượng môi trường cung cấp cho một cơ thể thực vật trong suốt một chu kỳ sống của nó.
Câu 32

Người ta xác định tuổi cây cà chua theo số lá. Theo lý thuyết, khi đến lá thứ mấy thì cây sẽ bắt đầu ra hoa?

A.
Lá thứ 14.
B.
Lá thứ 15.
C.
Lá thứ 12.
D.
Lá thứ 13.
Câu 33

Những cây ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12 giờ được gọi là

A.
cây ngày ngắn.
B.
cây ngày dài.
C.
cây trung tính.
D.
quang chu kì.
Câu 34

Một cây dài ngày ra hoa trong quang chu kì tiêu chuẩn 14 giờ sáng - 10 giờ tối. Cây đó sẽ ra hoa trong quang chu kì nào sau đây?

  1. 14 giờ sáng - 14 giờ tối
  2. 15 giờ sáng - 9 giờ tối
  3. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ 7 giờ tối
  4. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa 7 giờ tối
  5. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa 7 giờ tối
  6. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa - đỏ 7 giờ tối
  7. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ xa - đỏ - đỏ xa 7 giờ tối
  8. 10 giờ sáng - 7 giờ tối, chiếu ánh sáng đỏ - đỏ xa - đỏ 7 giờ tối

Phương án trả lời đúng là:

A.
(2), (3), (6) và (8)
B.
(2), (3), (6) và (7)
C.
(2), (3), (5) và (8)
D.
(2), (3), (4) và (7)
Câu 35

Phitôcrôm Pđ và Pđx Có mối liên hệ với nhau như thế nào?

A.
Hai dạng chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng
B.
Hai dạng đều không chuyển hóa lẫn nhau dưới sự tác động của ánh sáng
C.
Dạng Pđ không chuyển hóa được sang dạng Pđx
D.
Dạng Pđx không chuyển hóa được sang dạng Pđ
Câu 36

Cho các loài cây sau

  1. Thược dược
  2. Mía
  3. Cà chua
  4. Lạc
  5. Hướng dương
  6. Đậu tương
  7. Vừng
  8. Cà rốt
  9. Gai dầu
  10. Mía

Trong các loài cây trên, những loài cây ngày ngắn là

A.
(1) , (2), (6), (7), (9) và (10)
B.
(1) , (3), (6), (7), (9) và (10)
C.
(1) , (2), (6), (7), (8) và (10)
D.
(1) , (2), (3), (7), (9) và (10)
Câu 37

Thời điểm ra hoa của thực vật 1 năm có phản ứng quang chu kì tung tính được xác định theo bao nhiêu nhân tố sau đây?

  1. Chiều cao của cây
  2. Đường kính gốc
  3. Theo số lượng lá trên thân cây
  4. Tương quan độ dài ngày đêm
A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 38

Florigen kích thích sự ra hoa của cây được sinh ra ở

A.
Chồi nách
B.
C.
Đỉnh thân
D.
Rễ
Câu 39

Người ta tiến hành thí nghiệm nghiên cứu sự ra hoa của một loài cây bị ảnh hưởng ra sao bởi thời gian chiếu sáng và che tối khác nhau (trong hình vẽ)

(Chú thích: Critical night length= Độ dài đêm tới hạn; Darkness= thời gian che tối)

Loại thực vật này thuộc nhóm cây nào sau đây?

A.
Cây ngày ngắn
B.
Cây ngày dài
C.
Cây trung tính
D.
Cây ngày ngắn hoặc cây trung tính
Câu 40

Cây cà chua ra hoa khi đạt được đến lá thứ

A.
14
B.
15
C.
12
D.
13
Câu 41

Khi nói về hai biện pháp: thắp đèn ban đêm ở các vườn trồng hoa cúc vào mùa thu và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng mía vào mùa đông, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.
Hai biện pháp này đều có tác dụng kìm hãm sự ra hoa
B.
Hai biện pháp này đều có tác dụng kích thích sự ra hoa
C.
Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng kìm hãm sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông có tác dụng kích thích sự ra hoa
D.
Biện pháp thắp đèn vào ban đêm ở các vườn trồng cúc vào mùa thu có tác dụng kích thích sự ra hoa và bắn pháo hoa ban đêm ở các đồng trồng mía vào mùa đông có tác dụng kìm hãm sự ra hoa
Câu 42

Quang chu kỳ là

A.
tương quan độ dài ban ngày và ban đêm
B.
thời gian chiếu sáng xen kẽ với bóng tối bằng nhau trong ngày
C.
thời gian chiếu sáng trong một ngày
D.
tương quan độ dài ban ngày và ban đêm trong một mùa
Câu 43

Một cây ngày dài có độ dài ngày tới hạn là 15 giờ sẽ ra hoa. Chu kì chiếu sáng nào dưới đây sẽ làm cây không ra hoa?

A.
16h chiếu sáng/ 8h che tối
B.
14h chiếu sáng/ 10h che tối
C.
15,5h chiếu sáng/ 8,5h che tối
D.
4h chiếu sáng/ 8h che tối
Câu 44

Cho các loài thực vật sau:

⦁ Thanh Long

⦁ Cà tím

⦁ Cà chua

⦁ Cà phê ngô

⦁ Lạc

⦁ Đậu

⦁ Củ cải đường

⦁ Ngô

⦁ Sen cạn

⦁ Rau diếp

⦁ Hướng dương

Trong các loài cây trên, có bao nhiêu cây trung tính?

A.
5
B.
6
C.
7
D.
9
Câu 45

Phitôcrôm Pđx có tác dụng làm cho hạt nảy mầm,

A.
Khí khổng mở, ức chế hoa nở
B.
Hoa nở, khí khổng mở
C.
Hoa nở, khí khổng đóng
D.
Kìm hãm hoa nở và khí khổng mở
Câu 46

Cây trung tính có đặc điểm nào sau đây?

A.
Ra hoa trong điều kiện ngày dài
B.
Ra hoa trong điều kiện ngày ngắn
C.
Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng nhiều hơn 12h/ ngày
D.
Ra hoa trong cả điều kiện ngày ngắn và ngày dài
Câu 47

Phát triển ở thực vật là toàn bộ những biến đổi diễn ra trong chu kỳ sống của cá thể biểu hiện qua

A.
Hai quá trình liên quan với nhau: sinh trưởng và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
B.
Ba quá trình không liên quan với nhau: sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
C.
Ba quá trình liên quan với nhau là sinh trưởng, phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
D.
Hai quá trình liên quan với nhau: phân hóa và phát sinh hình thái tạo nên các cơ quan của cơ thể
Câu 48

Người ta xác định tuổi của cây cà chua theo số lá. Theo lí thuyết, khi đến lá thứ mấy thì cây sẽ bắt đầu ra hoa?

A.
Lá thứ 14
B.
Lá thứ 15
C.
Lá thứ 12
D.
Lá thứ 13
Câu 49

Có bao nhiêu phương án sai khi nói về điểm giống nhau giữa sinh trưởng, phát triển qua biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn ?

1. Âu trùng qua nhiều lần lột xác biến đổi thành con trưởng thành.

2. Âu trùng có hình dạng, cấu tạo gần giống con trưởng thành.

3. Âu trùng có hình dạng, cấu tạo khác với con trưởng thành.

4. Âu trùng biến đổi thành con trưởng thành không qua lột xác.

A.
2
B.
4
C.
3
D.
1
Câu 50

Sinh trưởng phát triển có biến thái không hoàn toàn sai khác cơ bản với kiểu sinh trưởng phát triển không qua biến thái là

A.
Có giai đoạn con non dài hơn giai đoạn trưởng thành
B.
Có hình thái cấu tạo của con non khác với con trưởng thành
C.
Chịu ảnh hưởng rõ rệt của hormone
D.
Trải qua nhiều lần lột xác mới trở thành cơ thể trưởng thành