THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1825
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Sinh trưởng và Phát triển
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4569

Ôn tập trắc nghiệm Sinh trưởng và phát triển ở động vật Sinh Học Lớp 11 Phần 1

Câu 1

Nhận xét nào dưới đây là không đúng?

A.
 Sự phát triển của động vật bao gồm ba quá trình liên quan mật thiết với nhau là sinh trưởng, biệt hóa tế bào và phát sinh hình thái
B.
Cơ thể động vật được hình thành do kết quả của quá trình phân hóa của hợp tử
C.
Đặc điểm của quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thay đổi tùy theo điều kiện sống của chúng
D.
Sự sinh trưởng là sự gia tăng kích thước cũng như khối lượng cơ thể động vật theo thời gian
Câu 2

Nhận xét nào dưới đây về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của cơ thể sống là không đúng:

A.
Sự sinh trưởng tạo tiền đề cho sự phát triển
B.
Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau
C.
Ba giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính là giai đoạn hợp tử, giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi
D.
Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể luôn liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn luôn liên quan đến môi trường sống
Câu 3

Nhận xét nào dưới đây về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của cơ thể sống là không đúng:

A.
Sự sinh trưởng tạo tiền đề cho sự phát triển
B.
Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau
C.
 Ba giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính là giai đoạn hợp tử, giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi
D.
Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể luôn liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn luôn liên quan đến môi trường sống
Câu 4

Cho biết các hiện tượng sau đây liên quan đến hoocmon nào?

Hiện tượng Hoocmon
Các mô và cơ quan cũ của sau biến mất, các mô và cơ quan mới được hình thành 1
Nòng nọc nhanh chóng biến thành ếch nhái con bé tí tẹo 2
Người trưởng thành cao 120cm, người cân đối 3
Quá trình biến đổi sâu thành nhộng bị ức chế 4
Bệnh nhân bị lồi mắt, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, hồi hộp, lo lắng, mất ngủ 5
Gà trống phát triển không bình thường: mào nhỏ, cựa không phát triển, không biết gáy, mất bản năng sinh dục 6

Hãy lựa chọn đáp án chính xác nhất.

A.
1: Ecdixon; 2: Tiroxin; 3: Hoocmon sinh trưởng; 4: Juvenil; 5: Tiroxin; 6: Testoteron
B.
1: Tiroxin; 2: Ecdixon; 3: Hoocmon sinh trưởng; 4: Juvenil; 5: Tiroxin; 6: Testoteron
C.
1: Ecdixon; 2: Tiroxin; 3: Testoteron; 4: Juvenil; 5: Tiroxin; 6: Hoocmon sinh trưởng
D.
1: Ecdixon; 2: Tiroxin; 3: Hoocmon sinh trưởng; 4: Tiroxin; 5: Juvenil; 6: Testoteron
Câu 5

Ý nào sau đây không đúng khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A.
Phát triển của động vật có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái.
B.
Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu hoặc thừa đều có thể bị bệnh.
C.
Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
D.
Sinh trưởng của động vật diễn ra suốt đời sống cá thể.
Câu 6

Cho các giải thích sau:

(1) Cung cấp nguyên liệu tham gia cấu tạo tế bào và cơ thể.

(2) Bổ sung nhiệt lượng cho cơ thể động vật khi trời rét.

(3) Cung cấp năng lượng cho hoạt động sống của tế bào và cơ thể.

(4) Cung cấp vitamin, nguyên tố khoáng vi lượng ảnh hưởng đến hoạt động của enzim.

(5) Ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim nên ảnh hưởng tốc độ sinh trưởng, phát triển của động vật.

Các giải thích cho thấy thức ăn là một trong các nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng và phát triển ở động vật là:

A.
 (1), (2), (3)
B.
(1), (3), (4)
C.
(2), (3), (5)
D.
(3), (4), (5)
Câu 7

Có bao nhiêu nhân tố dưới đây là nhân tố môi trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật là:
1. Thức ăn
2. Ánh sáng,
3. Hoocmon
4. Nhiệt độ

A.
1
B.
4
C.
2
D.
3
Câu 8

Dưới đây là những nhận định về ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sinh trưởng, phát triển ở động vật

1. Thức ăn là yếu tố ít ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển ở động vật

2. Mỗi loài động vật sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ môi trường thích hợp

3. Tia tử ngoại chứa tiền vitamin D nên có tác dụng chữa còi xương

4. Thiếu iốt trong thức ăn và nước dẫn tới thiếu tirôxin

5. Mẹ nghiện rượu và ma túy, con sinh ra có tỉ lệ dị tật cao hơn bình thường

Có bao nhiêu nhận định đúng

A.
1
B.
3
C.
5
D.
2
Câu 9

Khi nói về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển trong đời sống sinh vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Là hai quá trình độc lập nhau.

(2) Là hai quá trình liên quan mật thiết với nhau, bổ sung cho nhau.

(3) Sinh trưởng là điều kiện của phát triển.

(4) Phát triển làm thay đổi sinh trưởng.

(5) Sinh trưởng là một phần của phát triển.

(6) Sinh trưởng thường diễn ra trước sau đó phát triển mới diễn ra.

A.
6
B.
5
C.
4
D.
3
Câu 10

Căn cứ vào đặc điểm của giai đoạn hậu phôi, người ta chia quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thành các kiểu:

A.
Sinh trưởng, phát triển liên tục và không liên tục
B.
Sinh trưởng, phát triển đồng đều và không đồng đều
C.
Sinh trưởng, phát triển có biến thái và không biến thái
D.
Sinh trưởng, phát triển có biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn
Câu 11

Sinh trưởng và phát triển ở động vật đa bào được phân chia thành các giai đoạn chính là:

A.
giai đoạn con non và giai đoạn trưởng thành
B.
 giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi.
C.
giai đoạn trước sinh sản và giai đoạn sau sinh sản.
D.
giai đoạn sinh trưởng và giai đoạn sinh sản.
Câu 12

Nhận xét nào dưới đây về mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển của cơ thể sống là không đúng:

A.
Sự sinh trưởng tạo tiền đề cho sự phát triển
B.
Tốc độ sinh trưởng diễn ra không đồng đều ở các giai đoạn phát triển khác nhau
C.
Ba giai đoạn sinh trưởng và phát triển chính là giai đoạn hợp tử, giai đoạn phôi và giai đoạn hậu phôi
D.
Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể luôn liên quan mật thiết với nhau, đan xen lẫn nhau và luôn luôn liên quan đến môi trường sống
Câu 13

Căn cứ vào đặc điểm của giai đoạn hậu phôi, người ta chia quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật thành các kiểu:

A.
 Sinh trưởng, phát triển liên tục và không liên tục
B.
Sinh trưởng, phát triển đồng đều và không đồng đều
C.
Sinh trưởng, phát triển có biến thái và không biến thái
D.
Sinh trưởng, phát triển có biến thái hoàn toàn và biến thái không hoàn toàn
Câu 14

Nghiên cứu tốc độ sinh trưởng của 2 loài trùng cỏ P. caudatum và P. aruelia cùng ăn một loại thức ăn trong những điều kiện thí nghiệm khác nhau, người ta thu được kết quả thể hiện ở đồ thị dưới đây. 

Phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Khi nuôi riêng, tốc độ tăng trưởng và kích thước tối đa của loài 2 (P. aruelia) đều cao hơn loài 1 (P. caudatum)
B.
 Khi nuôi riêng, tốc độ tăng trưởng quần thể của loài 1 và loài 2 đều đạt giá trị tối đa vào khoảng ngày thứ tư của quá trình nuôi cấy.
C.
Khi nuôi chung 2 loài trong cùng 1 bể nuôi sẽ xảy ra sự phân li ổ sinh thái.
D.
Loài 2 có khả năng cạnh tranh cao hơn loài 1.
Câu 15

Cho các phát biểu sau:

(1) Những động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn phải qua nhiều lần lột xác.

(2) Vòng đời của bướm lần lượt trải qua các giai đoạn: trứng, sâu bướm, nhộng, bướm trưởng thành.

(3) Phát triển của ếch thuộc kiểu hình biến thái hoàn toàn.

(4) Hai hoocmon chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là ecdixon và juvenin.

Có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 16

Ý nào sau đây không đúng khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A.
 Phát triển của động vật có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái.
B.
Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng và phát triển.
C.
Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
D.
Sinh trưởng của động vật diễn ra suốt đời sống cá thể.
Câu 17

Các biện pháp điều khiển sự sinh trưởng và phát triển ở động vật và người là:

A.
Cải tạo giống, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, cải thiện chất lượng dân số.
B.
Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số.
C.
Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, kế hoạch hóa gia đình.
D.
Chống ô nhiễm môi trường, thay đổi thức ăn, cải thiện chất lượng dân số.
Câu 18

Ý nào sau đây là biện pháp điều khiển sinh trưởng - phát triển ở động vật và người?

A.
Cải tạo giống.
B.
Cải thiện chất lượng dân số.
C.
Cải thiện môi trường sống của động vật.
D.
Tất cả phương án trên
Câu 19

Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về quan hệ kí sinh, nửa kí sinh?

A.
 Sinh vật kí sinh lấy chất sinh dưỡng, máu từ vật chủ.
B.
Sinh vật kí sinh có lợi, vật chủ bị hại.
C.
 Sinh vật kí sinh gây bệnh cho vật chủ.
D.
Sinh vật kí sinh giết chết ngay vật chủ.
Câu 20

Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến sự sinh trưởng và phát triển của người và động vật là:

A.
 Ánh sáng và nước.
B.
Nhiệt độ và độ ẩm.
C.
 Thức ăn.
D.
Điều kiện vệ sinh.
Câu 21

Ý nào sau đây không đúng khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A.
Phát triển của động vật có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái.
B.
Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng và phát triển.
C.
 Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
D.
Sinh trưởng của động vật diễn ra suốt đời sống cá thể.
Câu 22

Yếu tố quyết định chủ yếu đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật là

A.
Thức ăn
B.
Nhiệt độ và ánh sáng
C.
Hoocmon
D.
Di truyền
Câu 23

Thiếu prôtêin sẽ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng và phát triển của động vật?

A.
Làm giảm sự tạo máu ở tuỷ xương.
B.
Làm giảm sự phát triển của xương.
C.
Làm chậm lớn, gầy yếu và dễ mắc bệnh.
D.
Ảnh hưởng đến phân hóa giới tính.
Câu 24

Động vật nào dưới đây phát triển qua biến thái không hoàn toàn?

A.
Cào cào
B.
Ễnh ương
C.
Ong
D.
Ruồi
Câu 25


Dựa vào bao nhiêu cơ sở sau đây mà người ta áp dụng các biện pháp điều khiển sinh trưởng và phát triển ở vật nuôi?
I. Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến sinh trưởng phát triển của động vật.
II. Ảnh hưởng của các nhân tố bên trong đến sinh trưởng phát triển của động vật.
III. Quy luật, đặc điểm sinh trưởng phát triển của động vật.
IV. Mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển của động vật.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 26

Khi nói về sự sinh trưởng và phát triển ở động vật, phát biểu nào dưới đây là sai?

A.
Phát triển qua biến thái hoàn toàn có ở đa số các loài côn trùng (bướm, ruồi, ong ...).
B.
Hầu hết các loài lưỡng cư đều phát triển qua biến thái không hoàn toàn.
C.
Đa số động vật có xương sống phát triển không qua biến thái.
D.
Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo, sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
Câu 27

 Sinh trưởng và phát triển không qua biến thái chủ yếu xảy ra ở đối tượng nào sau đây?

A.
Hầu hết các động vật không xương sống
B.
Hầu hết các động vật có xương sống
C.
 Tất cả các loài động vật không xương sống và động vật có xương sống
D.
Chân khớp, ruột khoang và giáp xác
Câu 28

  Sự phát triển của cơ thể động vật gồm các quá trình liên quan mật thiết với nhau là

A.
sinh trưởng và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. 
B.
sinh trưởng và phân hóa tế bào. 
C.
sinh trưởng,  phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể.
D.
phân hóa tế bào và phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể. 
Câu 29

Sự sinh trưởng của động vật không chỉ nhờ quá trình nguyên phân làm tăng số lượng tế bào mà còn đặc trưng bởi

A.
sự tích lũy chất sống làm tăng khối lượng và kích thước tế bào.
B.
sự sắp xếp tế bào theo mô hình đặc trưng của loài.
C.
 phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.
D.
sự phân hóa tế bào hình thành các mô.
Câu 30

Cấu trúc nào sau đây có chứa protein thực hiện chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể?

A.
Nhiễm sắc thể
B.
Hemoglobin
C.
Xương
D.
Câu 31

Loài động vật nào sau đây mà mỗi cá thể đều là cơ thể lưỡng tính?

A.
Gà.
B.
Giun đất.
C.
Ếch.
D.
Sư tử.
Câu 32

Loài nào sau đây phát triển không qua biến thái?

A.
Bướm
B.
Ong
C.
Châu chấu
D.
Người
Câu 33

Có bao nhiêu nhận định sau đây đúng về vai trò của hoocmôn tirôxin?

(1) Ở lưỡng cư, tirôxin gây biến thái từ nòng nọc thành ếch

(2) Ở lưỡng cư, tirôxin gây ức chế quá trình biến từ nòng nọc thành ếch

(3) Kích thích chuyển hóa ở tế bào

(4) Kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể

(5) Ở trẻ em, thiếu tirôxin sẽ gây bệnh bướu cổ

A.
2
B.
4
C.
3
D.
1
Câu 34

Ở ếch, quá trình biến thái từ nòng nọc thành ếch nhờ hoocmon:

A.
Tiroxin
B.
Ecdixon và Juvenin
C.
Ostrogen
D.
Hoocmon sinh trưởng
Câu 35

FSH có vai trò kích thích

A.
Tế bào kẽ sản xuất tesosteron.
B.
Ống sinh tinh sản sinh tinh trùng.
C.
Tuyến yên tiết LH và GnRH.
D.
Phát triển ống sinh tinh và sản sinh tinh trùng.
Câu 36

Trong quá trình sinh trưởng của người, nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn

A.
sơ sinh
B.
phôi thai
C.
trưởng thành
D.
sau sơ sinh
Câu 37

Có các động vật sau: cá chép, khỉ, bọ ngựa, cào cào, bọ cánh cam, bọ rùa. Những loài nào thuộc động vật phát triển qua biến thái không hoàn toàn.

A.
Cánh cam, bọ rùa
B.
Cá chép, khỉ
C.
Bọ ngựa, cào cào
D.
Tất cả đều đúng
Câu 38

Có các động vật sau: cá chép, khỉ, bọ ngựa, cào cào, bọ cánh cam, bọ rùa. Những loài nào thuộc động vật phát triển qua biến thái hoàn toàn.

A.
Cánh cam, bọ rùa
B.
Cá chép, khỉ
C.
Bọ ngựa, cào cào
D.
Tất cả đều đúng
Câu 39

Có các động vật sau: cá chép, khỉ, bọ ngựa, cào cào, bọ cánh cam, bọ rùa. Những loài nào thuộc động vật phát triển không qua biến thái.

A.
Cánh cam, bọ rùa
B.
Cá chép, khỉ
C.
Bọ ngựa, cào cào
D.
Tất cả đều đúng
Câu 40

Sơ đồ phát triển qua biến thái không hoàn toàn ở châu chấu theo thứ tự nào sau đây:

A.
Châu chấu trưởng thành → ấu trùng → ấu trùng → trứng → châu chấu trưởng thành
B.
Châu chấu trưởng thành → trứng → ấu trùng → ấu trùng → châu chấu trưởng thành
C.
Châu chấu trưởng thành → ấu trùng → trứng → châu chấu trưởng thành
D.
Tất cả đều sai
Câu 41

Sơ đồ phát triển qua biến thái hoàn toàn ở bướm theo thứ tự nào sau đây:

A.
Bướm → trứng → sâu → nhộng → bướm
B.
Bướm → sâu → trứng → nhộng → bướm
C.
Bướm → nhộng → sâu → trứng → bướm
D.
Bướm → nhộng → trứng → sâu → bướm
Câu 42

Sự sinh trưởng và phát triển của giai đoạn phôi ở động vật đẻ trứng theo sơ đồ nào sau đây.

A.
Hợp tử → mô và các cơ quan → phôi
B.
Phôi → hợp tử → mô và các cơ quan
C.
Phôi → mô và các cơ quan → hợp tử
D.
Hợp tử → phôi → mô và các cơ quan
Câu 43

Sự phát triển của cào cào, cua là kiểu phát triển:

A.
 không qua biến thái
B.
biến thái không hoàn toàn
C.
biến thái hoàn toàn
D.
tất cả đều đúng
Câu 44

Sự phát triển của tôm, ve sầu là kiểu phát triển:

A.
không qua biến thái
B.
biến thái không hoàn toàn
C.
biến thái hoàn toàn
D.
tất cả đều đúng
Câu 45

Sự phát triển của ếch, nhái là kiểu phát triển:

A.
không qua biến thái
B.
biến thái không hoàn toàn
C.
biến thái hoàn toàn
D.
tất cả đều đúng
Câu 46

Sự phát triển của ong, muỗi là kiểu phát triển:

A.
không qua biến thái 
B.
biến thái không hoàn toàn
C.
 biến thái hoàn toàn 
D.
tất cả đều đúng
Câu 47

Sự phát triển của trâu, bò là kiểu phát triển:

A.
không qua biến thái
B.
 biến thái không hoàn toàn
C.
biến thái hoàn toàn
D.
tất cả đều đúng
Câu 48

Quá trình phát triển của động vật đẻ trứng gồm giai đoạn:

A.
phôi
B.
phôi và hậu phôi
C.
hậu phôi
D.
phôi thai và sau khi sinh
Câu 49

Sinh trưởng của động vật là hiện tượng:

A.
tăng kích thước và khối lượng cơ thể
B.
đẻ con
C.
phát sinh hình thái các cơ quan và cơ thể
D.
phân hoá tế bào
Câu 50

Sinh trưởng và phát triển ở động vật gồm

A.
sinh trưởng và phát triển không qua biến thái.
B.
sinh trưởng và phát triển qua biến thái.
C.
sinh trưởng và sinh sản vô tính.
D.
sinh trưởng, phát triên không qua biến thái và qua biến thái.