THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1870
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Sinh trưởng và Phát triển
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4377

Ôn tập trắc nghiệm Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật Sinh Học Lớp 11 Phần 1

Câu 1

Sự biến thái từ nòng nọc thành ếch, chịu sự chi phối chủ yếu của hoocmôn tuyến nào?

A.
Hoocmôn tăng trưởng (GH) của tuyến yên.
B.
Hoocmôn tirôxin của tuyến giáp.
C.
Hoocmôn insulin của tuyến tuỵ.
D.
Hoocmôn ơstrôgen của tuyến sinh dục.
Câu 2

Khi nói về ảnh hưởng của các nhân tố đến sinh trưởng và phát triển ở động vật, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Trong thức ăn và nước uống thiếu iốt, trẻ em sẽ chậm lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp.
B.
Vào thời kì dậy thì ở nam, hooc môn ơstrôgen được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí.
C.
Ecđixơn gây lột xác ở sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
D.
Trong cùng một loài, sự phát triển của con đực và con cái có thể khác nhau.
Câu 3

Có bao nhiêu mệnh đề đúng:
1. Trong quá trình biến sâu thành nhộng và sau đó thành bướm, nồng độ hoocmon Juvenin tăng dần.
2. Gà ri đạt khối lượng tối đa ở giai đoạn trưởng thành vào khoảng 3-4kg
3. Ở người, sinh trưởng nhanh nhất khi thai nhi đạt 4 tháng tuổi và ở tuổi dậy thì.
4. Các hoocmon chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ostrogen và testosteron.

A.
1
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 4

Có bao nhiêu mệnh đề đúng khi nói về hoocmon tác động đến quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật?

I. Ecđixơn, juvenin, tirôxin là các hoocmôn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của côn trùng.

II. Hoocmôn điều hòa sinh trưởng ở người là GH, tirôxin ..

III. Hoocmôn sinh dục điều hòa sự dậy thì, sự động dục, sự mang thai là FSH, LH.

IV. Testôsterôn, ơstrôgen, prôgesteron là hoocmon kích dục điều hòa sự chín và rụng trứng.

A.
4
B.
3
C.
2
D.
1
Câu 5

Cho các yếu tố/cấu trúc/sinh vật sau đây:

(1). Lớp lá rụng nền rừng                              (2). Cây phong lan bám trên thân cây gỗ             (3). Đất

(4). Hơi ẩm                                                    (5). Chim làm tổ trên cây                                      (6). Gió

Đối với quần thể cây thông đang sống trên rừng Tam Đảo, có bao nhiêu yếu tố kể trên là yếu tố vô sinh?

A.
5
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 6

Đặc điểm thích nghi làm giảm sự mất nhiệt của thú ở vùng lạnh?

A.
Cơ thể nhỏ và các phần cơ thể dẹt, mỏng
B.
Ngủ đông và sống ở trạng thái nghỉ ngơi
C.
Cơ thể có lớp mỡ dày bao bọc
D.
Da mỏng, nhiều lỗ chân lông
Câu 7

Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A.
Hormone sinh trưởng được vùng dưới đồi tiết ra có khả năng kích thích phân chia tế bào
B.
Các hormone sinh dục có khả năng kích thích sự phát triển của cơ thể ở giai đoạn dậy thì
C.
Ở sâu bọ, hormone juvenin đóng vai trò kích thích quá trình lột xác và hóa nhộng
D.
Tốc độ sinh trưởng và phát triển ở động vật và người chỉ phụ thuộc yếu tố di truyền và hormone mà không phụ thuộc yếu tố bên ngoài
Câu 8

Ý nào sau đây không đúng khi nói về quá trình sinh trưởng và phát triển ở động vật?

A.
Phát triển của động vật có thể trải qua biến thái hoặc không qua biến thái.
B.
Thức ăn là nhân tố ảnh hưởng mạnh đến sự sinh trưởng và phát triển. Nếu thiếu hoặc thừa đều có thể bị bệnh.
C.
Biến thái là sự thay đổi đột ngột về hình thái, cấu tạo và sinh lý của động vật sau khi sinh ra hoặc nở từ trứng ra.
D.
Sinh trưởng của động vật diễn ra suốt đời sống cá thể.
Câu 9

Để tưới nước hợp lí cho cây cần căn cứ vào bao nhiêu đặc điểm sau đây?

(I) Đặc điểm di truyền của cây                     

(II) Đặc điểm của loại đất

(III) Đặc điểm thời tiết, khí hậu.                   

(IV) Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây.

A.
1
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 10

Mức độ tác động của vật ăn thịt, vật kí sinh và dịch bệnh tác động lên con mồi, vật chủ và con bệnh tăng lên khi:

A.
Nhiệt độ tăng    
B.
Độ ẩm tăng
C.
Mật độ tăng     
D.
Không xác định được.            .
Câu 11

Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật

A.
Hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian.
B.
Đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
C.
Hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản
D.
Ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian
Câu 12

Cho các loại hoocmôn sau:

(1) Testosterone

(2) Ơstrogen

(3) Ecđixơn

(4) Juvenin

(5) GH

(6) FSH

Loại hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là

A.
( 3) 
B.
(3) và (4)
C.
(1), (2) và (4) 
D.
(3), (4), (5) và (6)
Câu 13

Hoocmôn sinh trưởng (GH)  được sinh sản ra ở?

A.
tuyến giáp
B.
buồng trứng
C.
tuyến yên
D.
tinh hoàn
Câu 14

Bảng sau cho biết nơi sản xuất của một số hoocmôn ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của động vật có xương sống.

Tên hoocmôn Nơi sản xuất
(1) Hoocmôn sinh trưởng (GH) (a) Tuyến giáp
(2) Tirôxin (b) Tinh hoàn
(3) Ơstrôgen (c) Buồng trứng
(4) Testostêrôn (d) Tuyến yên

 

A.
(1)-(d), (2)-(a), (3)-(c), (4)-(b).
B.
(1)-(a), (2)-(d), (3)-(c), (4)-(b).
C.
(1)-(c), (2)-(b), (3)-(d), (4)-(a).
D.
(1)-(b), (2)-(c), (3)-(a), (4)-(d).
Câu 15

Tiroxin có tác dụng gì đối với cơ thể?

A.
Tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein, do đó kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể.
B.
Kích thích chuyển hoá ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C.
Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực.
D.
Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái.
Câu 16

Người bị bướu cổ là do thiếu thành phần nào sau đây?

A.
Iốt.
B.
Sắt.
C.
Kẽm.
D.
Đồng.
Câu 17

Khi nồng độ testôstêron trong máu cao có tác dụng:

A.
Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm giảm tiết GnRH, FSH, và LH.
B.
Ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm hai bộ phận này không tiết GnRH, FSH và LH.
C.
Kích thích tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.
D.
Gây ức chế ngược lên tuyến yên và vùng dưới đồi làm tăng tiết GnRH, FSH và LH.
Câu 18

Khi thành phần thức ăn thiếu Iốt trẻ sẽ phát triển chậm, não ít nếp nhăn, chịu lạnh kém. Vì Iốt là thành phần cấu tạo của

A.
hoocmon Ơstrogen
B.
hoocmon GnRH
C.
hoocmon sinh trưởng
D.
hoocmon Tiroxin
Câu 19

Ở giai đoạn trẻ em, nếu cơ thể thiếu hoocmon tiroxin thì sẽ gây hậu quả:

A.
Các đặc điểm sinh dục phụ kém phát triển
B.
Các đặc điểm sinh dục phụ phát triển nhanh hơn bình thường
C.
Người nhỏ bé hoặc khổng lồ
D.
Chậm lớn hoặc ngừng lớn, trí tuệ kém phát triển
Câu 20

Tirôxin có tác dụng kích thích

A.
quá trình sinh tổng hợp protein,  do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào,  vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
B.
chuyển hóa ở tế bào,  kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
C.
sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
D.
sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
Câu 21

Loại hoocmon nào sau đây liên quan đến bệnh bướu cổ?

A.
Testosteron
B.
Tiroxin 
C.
Otrogen
D.
Insualin
Câu 22

Hoocmôn sinh trưởng có vai trò

A.
Tăng cường quá trình sinh tổng hợp protein,  do đó Kích thích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào,  vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
B.
kích thích chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng,  phát triển bình thường của cơ thể
C.
kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
D.
kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
Câu 23

Cho các loại hoocmôn sau:

  1. Testosterone
  2. Ơstrogen
  3. Ecđixơn
  4. Juvenin
  5. GH
  6. FSH

Loại hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của côn trùng là:

A.
(3) 
B.
(3) và (4)
C.
(1), (2) và (4)
D.
(3), (4), (5) và (6)
Câu 24

Testosterone có vai trò kích thích

A.
sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở  con đực
B.
chuyển hóa ở tế bào và sinh trưởng,  phát triển bình thường của cơ thể
C.
quá trình sinh tổng hợp protein,  do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào,  vì vậy  làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
D.
sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
Câu 25

Ở giai đoạn dậy thì của nữ, hoocmon estrogen và progesteron kích thích cơ thể sinh trưởng và phát triển mạnh. Nguyên nhân là vì hoocmon này có tác dụng: 

A.
kích thích quá trình hình thành trứng và gây rụng trứng để sinh sản
B.
kích thích phát triển xương và phân hóa tế bào để hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp
C.
ức chế các hoocmon có hại, nhờ đó mà kích thích quá trình phát triển của cơ thể
D.
kích thích chuyển hóa tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể
Câu 26

Juvenin gây

A.
lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
B.
ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
C.
ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
D.
ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sđu biến thành nhộng và bướm
Câu 27

Cho bảng nội dung sau: 

Hiện tượng Hoocmon

1- Các mô và cơ quan cũ của sâu biến mất, các mô và cơ mới được hình thành

I- Hoocmon sinh trưởng

2- Nòng nọc nhanh chóng biến thành ếch nhái có kích thích bé tẹo II- Tiroxin
3- Bệnh nhân bị mồi mắt, tim đập nhanh, thân nhiệt tăng, hồi hộp, lo lắng, khó ngủ III- Ecdison
4- Gà trống không phát triển được bình thường, mào nhỏ, cựa không phát triển, không biết gáy, mất bản năng sinh dục IV- Juvenin
5- Quá trình biến đổi sâu thành nhộng bị ức chế V- Hoocmon sinh dục

Khi nối các hiện tượng với các hoocmon liên quan đến hiện tượng đó thì các cách nối nào sau đây là đúng?

A.
1,2- I; 3- II; 4- V; 5- IV
B.
1- I; 2,3- II; 4- V; 5- IV
C.
1- III; 2,3- II; 4- V; 5- IV
D.
1- III; 2,3,4- I; 5- IV
Câu 28

Ecđixơn gây

A.
ức chế Sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
B.
ức chế Sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
C.
lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
D.
lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
Câu 29

 Khi nói về hiện tượng thừa hay thiếu GH ở người, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

  1. Nếu thiếu GH ở giai đoạn trẻ em thì gây bệnh lùn
  2. Nếu thiếu GH ở người trưởng thành thì cũng không gây hậu quả gì
  3. Nếu thừa GH ở người trưởng thành thì cũng không gây hậu quả gì
  4. Để chữa bệnh lùn do thiếu GH thì chỉ có thể thiêm GH vào giai đoạn cuối sau tuổi dậy thì
  5. Một số người khổng lồ có thể là do thừa GH ở giai đoạn trẻ em
A.
4
B.
1
C.
3
D.
2
Câu 30

Có bao nhiêu đặc điểm sau đây là đặc điểm của hoocmon động vật?

  1. Những chất hoá học do tuyến nội tuyến tiết ra ngấm vào máu
  2. Được sản xuất ở một nơi và gây tác dụng ở một nơi khác
  3. Mỗi loại hooc môn thường tác động lên một cơ quan đích nhất định
  4. Các loại hoocmon đều có bản chất protein
  5. Có hoạt tính sinh học cao, và tác dụng đặc trưng cho loài
A.
5
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 31

Nhân tố quan trọng quyết định sự sinh trưởng và phát triển của động vật là

A.
yếu tố di truyền 
B.
hoocmôn
C.
thức ăn
D.
nhiệt độ và ánh sáng
Câu 32

Các loại hoocmôn chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống là

A.
hoocmôn sinh trưởng và tirôxin
B.
hoocmôn sinh trưởng và testosterone
C.
testosterone và ơstrogen
D.
hoocmôn sinh trưởng, tirôxin, testosterone và ơstrogen
Câu 33

Những hoocmon nào sau đây điều hòa sinh trưởng và phát triển ở động vật có xương sống?

A.
Hoocmon sinh trưởng, otrogen, testosteron, ecdison, juvenin
B.
Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrogen, testosteron
C.
Hoocmon tiroxin, otrogen, testosteron, ecdison, juvenin
D.
Hoocmon sinh trưởng, tiroxin, ơtrogen, testosteron, juvenin
Câu 34

Nhân tố nào là nhân tố bên trong tham gia điều hòa quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật?

A.
Testosteron
B.
Tiroxin
C.
Thức ăn
D.
Hoocmon
Câu 35

Tác dụng của hoocmon sinh trưởng GH là: 

A.
Tăng cường tất cả các quá trình trao đổi chất trong cơ thể
B.
Tăng cường khả năng hấp thụ các chất protein, lipit, gluxit
C.
Tăng cường quá trình tổng hợp protein
D.
Tăng cường quá trình chuyển hóa Ca vào xương
Câu 36

Trong các yếu tố sau, yếu tố nào là tác nhân ảnh hưởng mạnh mẽ nhất lên quá trình sinh trưởng và phát triển của động vật và người?

A.
Thức ăn
B.
Nhiệt độ môi trường
C.
Độ ẩm
D.
Ánh sáng
Câu 37

Ở nước ta, cá rô phi sinh trưởng và phát triển tốt ở điều kiện nhiệt độ môi trường: 

A.
16- 18∘C
B.
25-30∘C
C.
30- 35∘C
D.
35- 42∘C
Câu 38

Khi đến mùa rét, sự sinh trưởng và phát triển của động vật hằng nhiệt bị ảnh hưởng vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa

A.
và sinh sản giảm
B.
trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét
C.
 trong cơ thể giảm dẫn tới hạn chế tiêu thụ năng lượng
D.
trong cơ thể giảm, sinh sản giảm
Câu 39

Trong chăn nuôi, năng suất tối đa của vật nuôi phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào sau đây?

A.
Khẩu phần thức ăn
B.
Khí hậu
C.
Đặc điểm di truyền của giống
D.
Chế độ phòng dịch
Câu 40

Tắm nắng vào lúc sáng sớm hay chiều tối ( ánh sáng yếu) có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò

A.
chuyển hóa Na để hình thành xương
B.
chuyển hóa Ca để hình thành xương
C.
chuyển hóa K để hình thành xương
D.
oxi hóa để hình thành xương
Câu 41

Khi nói về vai trò của iot đối với cơ thể con người, có bao nhiêu phát biểu trong số các phát biểu dưới đây là đúng?

  1. Thiếu iot sẽ gây ra bệnh bướu cổ
  2. Thiếu iot thì khả năng chịu lạnh của cơ thể giảm
  3. Thiếu iot làm số lượng nang tuyến giáp tăng lên 
  4. Iot là chất hoạt hóa enzim tổng hợp hoocmon tiroxin
  5. Thiếu iot làm trẻ em có trí tuệ kém phát triển
A.
5
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 42

Khi trời rét, động vật biến nhiệt trưởng thành và phát triển chậm vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể

A.
giảm dẫn tới hạn chế tiêu thụ năng lượng
B.
mạnh hơn tạo nhiều năng lượng để chống rét
C.
giảm, sinh sản tăng
D.
tăng, sinh sản giảm
Câu 43

Đối với gia súc, ở mùa có khí hậu lạnh thì sự sinh trưởng và phát triển chậm hơn mùa có khí hậu thích hợp. Nguyên nhân chủ yếu là vì: 

A.
Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa, sinh sản giảm
B.
Cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt
C.
Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng
D.
Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hóa trong cơ thể giảm, sinh sản tăng
Câu 44

Trong quá trình phát triển ở người, các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn

A.
phôi thai
B.
sơ sinh
C.
sau sơ sinh
D.
trưởng thành
Câu 45

Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của động vật, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Ảnh hưởng của nhiệt độ chủ yếu thông qua ảnh hưởng đến hoạt tính enzim
B.
Đối với vật nuôi khi nhiệt độ xuống thấp sẽ làm cơ thể mất nhiều năng lượng để duy trì thân nhiệt làm vật nuôi chậm lớn
C.
Ở côn trùng nhiệt độ môi trường tăng lên (trong giới hạn sống của chúng) thì tuổi thọ bị rút ngắn lại
D.
Nhiệt độ ảnh hưởng đến tốc độ các quá trình sinh lí, sinh hóa trong cơ thể
Câu 46

Khi nói về ảnh hưởng của nhiệt độ đến sinh trưởng và phát triển của động vật, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Cải tạo giống, chuyển đổi cơ cấu chăn nuôi, cải thiện chất lượng dân số
B.
Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, cải thiện chất lượng dân số
C.
Cải tạo giống, cải thiện môi trường sống, kế hoạch hóa gia đình
D.
Chống ô nhiễm môi trường, thay đổi thức ăn, cải thiện chất lượng dân số
Câu 47

Tại sao tắm vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?

 

A.
Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa Na để hình thành xương.
B.
Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hóa Ca để hình thành xương.
C.
Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyên hóa K để hình thành xương.
D.
Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ôxy hoá để hình thành xương.
Câu 48

Giai đoạn nào trong quá trình phát sinh cá thể người chịu ảnh hưởng rõ nhất của các nhân tố môi trường?

A.
Giai đoạn sau sơ sinh.
B.
Giai đoạn sơ sinh.
C.
Giai đoạn phôi thai.
D.
Giai đoạn trưởng thành.
Câu 49

Nhân tố môi trường ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng và phát triển của động vật là:

A.
Thức ăn.
B.
Nhiệt độ.
C.
Ánh sáng.
D.
Khí hậu.
Câu 50

Những con thỏ cái quả gầy đôi khi không có khả năng sinh sản. điều giải thích hợp lý nhất là

A.
Chúng ăn quá nhiều gây rối loạn chuyển hóa
B.
Thiếu dinh dưỡng làm cho cơ thể phát triển không đầy đủ, khả năng sinh sản kém
C.
Rối loạn tiết hormone sinh dục
D.
Tiết quá nhiều hormone sinh trưởng