THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1871
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Sinh trưởng và Phát triển
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2847

Ôn tập trắc nghiệm Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật Sinh Học Lớp 11 Phần 2

Câu 1

Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều thức ăn hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?

A.
Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ chất để phát triển bộ xương do ít ánh sáng.
B.
Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá ăn nhiều mới đủ năng lượng để chống rét.
C.
Đối với gia súc non, mùa đông lạnh giá gây mất nhiều nhiệt, nếu không tăng khẩu phần ăn sẽ làm chậm quá trình sinh trưởng.
D.
Đối với gia súc non, mùa đông ăn nhiều mới đủ để cung cấp năng lượng cho sự phát triển bộ xương - hệ cơ
Câu 2

Vì sao đối với động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển không bị ảnh hưởng?

A.
Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá, sinh sản giảm.
B.
Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng tạo nhiều năng lượng để chống rét.
C.
Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng.
D.
Vì thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng.
Câu 3

Động vật hằng nhiệt khi đến mùa rét thì sự sinh trưởng và phát triển?

A.
Không bị ảnh hưởng vì thân nhiệt chúng luôn được ổn định nhờ sự chuyển hóa tăng.
B.
Bị ảnh hưởng mạnh vì nhiệt độ thấp làm các hoạt động sống không thực hiện được.
C.
Bị ảnh hưởng mạnh vì sự chuyển hóa trong cơ thể giảm mạnh
D.
Không bị ảnh hưởng vì chúng đã đi ngủ đông.
Câu 4

Khi trời rét thì động vật biến nhiệt sinh trưởng và phát triển chậm là vì:

A.
Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm làm hạn chế tiêu thụ năng lượng
B.
Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể mạnh tạo nhiều năng lượng để chống rét.
C.
Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể giảm, sinh sản tăng
D.
Thân nhiệt giảm làm cho sự chuyển hoá trong cơ thể tăng, sinh sản giảm
Câu 5

Khi trời rét thì cá rô phi ngừng lớn là do

A.
cơ thể bị mất nhiều nhiệt.
B.
hoạt động co cơ quá mức để chống lạnh.
C.
quá trình chuyển hóa trong cơ thể giảm.
D.
các chất hữu cơ trong cơ thể bị oxi hóa nhiều hơn.
Câu 6

Cá chép sinh trưởng - phát triển ở nhiệt độ nào của môi trường?

A.
2 - 40oC
B.
18 - 35oC
C.
2 - 42oC
D.
5,6 - 40oC
Câu 7

Tác dụng của việc ấp trứng ở các loài chim là:

A.
Tạo ra nhiệt thích hợp cho hợp tử phát triển bình thường.
B.
Hạn chế sự tiếp xúc giữa vỏ trứng với không khí để giữ nhiệt.
C.
Truyền năng lượng từ bố mẹ sang trứng để trứng phát triển tốt.
D.
Làm tăng nhiệt giúp trứng nhanh nở.
Câu 8

Tại sao tắm nắng vào lúc ánh sáng yếu có lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trẻ nhỏ?

A.
Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Na để hình thành xương
B.
Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá Ca để hình thành xương.
C.
Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò chuyển hoá K để hình thành xương.
D.
Vì tia tử ngoại làm cho tiền vitamin D biến thành vitamin D có vai trò ôxy hoá để hình thành xương.
Câu 9

Ở động vật, ánh sáng ở vùng quang phổ nào tác động lên da để biến tiền sinh tố D thành sinh tố D? 

A.
tia hồng ngoại
B.
tia tử ngoại
C.
tia alpha
D.
tia sáng nhìn thấy được.
Câu 10

Để nâng cao chất lượng dân số, cần áp dụng biện pháp nào sau đây?

A.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng
B.
Luyện tập thể dục thể thao
C.
Tư vấn di truyền
D.
Cải thiện chế độ dinh dưỡng, luyện tập thể dục thể thao, tư vấn di truyền
Câu 11

Ý nào sau đây không phải là biện pháp điều khiển sinh trưởng - phát triển ở động vật và người?

A.
Cải thiện chất lượng dân số.
B.
Cải thiện môi trường sống của động vật.
C.
Cải tạo giống.
D.
Luôn làm mát không khí nơi có động vật ở.
Câu 12

Hai loại hooc môn điều hòa sự tạo thành các tính trạng sinh dục phụ thứ cấp là:

A.
Ecđixơn và ơstrôgen
B.
Ơstrôgen và testostêron
C.
Testostêron và juvenin
D.
GH và ecđixơn
Câu 13

Vào thời kì dậy thì của nam và nữ, hoocmôn nào được tiết ra nhiều làm cơ thể thay đổi mạnh về thể chất và tâm sinh lí?

A.
Vùng dưới đồi thông qua tuyến yên kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testosteron và kích thích buồng trứng tăng cường tiết ơstrôgen
B.
Tuyến giáp kích thích sự hoạt động của tuyến sinh dục giúp tăng cường sản xuất hoocmôn testosteron và ơstrogen
C.
Tuyến giáp và tuyến yên kích thích sự hoạt động của tuyến sinh dục giúp tăng cường tiết hoocmôn testosteron và ơstrôgen
D.
Tuyến trên thận kích thích tinh hoàn tăng cường sản xuất testosteron và kích thích buồng trứng tăng cường tiết ơstrôgen
Câu 14

Trong cơ chế điều hòa sinh trứng ở người, vùng dưới đồi tiết GnRH kích thích tuyến yên tiết các hoocmon FSH và LH có tác dụng kích thích buồng trứng làm cho trứng chín và rụng tạo thể vàng. Thể vàng tiết ra hoocmon progesterol và ơstrogen làm cho niêm mạc tử cung phát triển dày lên. Một trong những biện pháp tránh thai hiệu quả là uống thuốc tránh thai để ngăn trứng chín và rụng, viên thuốc tránh thai chứa loại hoocmon nào dưới đây?

A.
LH
B.
GnRH
C.
FSH
D.
Progesterol
Câu 15

Hormone có vai trò duy trì niêm mạc dạ con dày, xốp đồng thời ức chế tuyến yên tiết FSH và LH là:

A.
Ơstrogen.
B.
HCG.
C.
Progesterone
D.
LH
Câu 16

Thể vàng sản sinh ra hormone:

A.
FSH.
B.
LH.
C.
HCG.
D.
Progesterol.
Câu 17

Trong quá trình biến thái của côn trùng, hormone juvenin có tác động vào giai đoạn nào?

A.
Chỉ trong giai đoạn phôi
B.
Trong suốt giai đoạn ấu trùng đến nhộng
C.
Chỉ ở giai đoạn trưởng thành
D.
Chỉ trong giai đoạn sau ấu trùng
Câu 18

Nếu hormone juvenin tiết ra quá nhiều thì sinh trưởng và phát triển ở ong sẽ

A.
Kéo dài giai đoạn ấu trùng
B.
Rút ngắn giai đoạn ấu trùng và nhanh chóng chuyển sang giai đoạn nhộng
C.
Không thể biến đổi nhộng thành ong
D.
Rút ngắn giai đoạn nhộng
Câu 19

Juvenin có tác dụng

A.
Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
B.
Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
C.
Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
D.
Ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm
Câu 20

Hoocmon juvenin ở động vật không xương sống được sinh ra ở:

A.
Thể allata.
B.
Tuyến trước ngực.
C.
Tuyến yên.
D.
Tuyến giáp.
Câu 21

Juvenin được sinh ra ở:

A.
Tuyến giáp
B.
Tuyến trước ngực
C.
Tuyến yên.
D.
Thể allata.
Câu 22

Nếu hormone ecdixon tiết ra quá nhiều thì sinh trưởng và phát triển ở ong sẽ?

A.
Kéo dài giai đoạn ấu trùng
B.
Rút ngắn các giai đoạn phát triển, ấu trùng biến thái sớm
C.
Không thể biến đổi nhộng thành ong
D.
Ong sẽ chết
Câu 23

Trong quá trình biến thái của côn trùng, hormone ecdixon có tác động vào giai đoạn nào?

A.
Chỉ trong giai đoạn phôi thai
B.
Trong suốt giai đoạn hậu phôi
C.
Chỉ ở giai đoạn ấu trùng
D.
Chỉ trong giai đoạn sau ấu trùng
Câu 24

Sâu không biến được thành nhộng và bướm là do thiếu hoocmon

A.
ecđixơn.
B.
ơstrogen.
C.
testosteron.
D.
tiroxin.
Câu 25

Ecđixơn có tác dụng:

A.
Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm
B.
Gây ức chế sự lột xác của sâu bướm, kìm hãm sâu biến thành nhộng và bướm.
C.
Gây lột xác của sâu bướm, kích thích sâu biến thành nhộng và bướm.
D.
Gây lột xác của sâu bướm, ức chế sâu biến thành nhộng và bướm
Câu 26

Hoocmon ecđixơn ở động vật không xương sống được sinh ra ở:

A.
Tuyến yên.
B.
Tuyến giáp.
C.
Tuyến trước ngực.
D.
Thể allata.
Câu 27

Ecđixơn được sinh ra ở:

A.
Tuyến giáp
B.
Tuyến trước ngực.
C.
Tuyến yên.
D.
Thể allata
Câu 28

Đặc điểm nào đây không thuộc tác dụng của ơstrogen?

A.
Phát triển các đặc điểm sinh dục thứ cấp.
B.
Phát triển mạnh cơ bắp.
C.
Tăng phát triển xương
D.
Kích thích phân hóa tế bào.
Câu 29

Ơstrôgen có vai trò:

A.
Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
B.
Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
C.
Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
D.
Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
Câu 30

Hooc môn Ơstrôgen do

A.
tuyến yên tiết ra
B.
tuyến giáp tiết ra
C.
tinh hoàn tiết ra
D.
buồng trứng tiết ra
Câu 31

Ơstrôgen được sinh ra ở

A.
Tuyến giáp
B.
Buồng trứng.
C.
Tuyến yên
D.
Tinh hoàn.
Câu 32

Gà trống sau khi bị thiến thường không có đặc điểm

A.
phát triển mào và cựa, hình thành bộ lông sặc sỡ.
B.
lớn nhanh, dễ béo.
C.
mất bản năng sinh dục.
D.
không biết gáy.
Câu 33

Để nuôi gà trống thịt người ta thường “thiến” (cắt bỏ tinh hoàn) chúng ở giai đoạn còn non nhằm mục đích

A.
Ngăn chúng không đi theo con mái nhà hàng xóm
B.
Không cho chúng đạp mái để gà mái đẻ nhiều trứng hơn
C.
Giảm tiêu tốn thức ăn cho chúng
D.
Làm cho chúng lớn nhanh và mập lên
Câu 34

Hoocmôn Testostêron do

A.
tuyến yên tiết ra
B.
tuyến giáp tiết ra
C.
buồng trứng tiết ra
D.
tinh hoàn tiết ra
Câu 35

Để tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình biến thái của ếch, người ta làm thí nghiệm cho thêm hormone tiroxin của tuyến giáp vào môi trường nuôi nòng nọc thì thấy những con nòng nọc này nhanh chóng biến thành những con ếch bé xíu. Có thể kết luận là

A.
Hormone tuyến giáp có tác dụng thúc đẩy sự phân bào
B.
Hormone tuyến giáp có tác dụng kích thích sự rụng đuôi ở nòng nọc
C.
Tiroxin là hormone kích thích biến thái ở nòng nọc
D.
Tiroxin kích thích quá trình lột xác
Câu 36

Cắt bỏ tuyến giáp của nòng nọc sẽ gây hậu quả gì 

A.
Nòng nọc không lớn lên được
B.
Nòng nọc không hình thành đuôi
C.
Nòng nọc có kích thước khổng lồ nhưng không phát triển thành ếch được
D.
Nòng nọc còn nhỏ nhưng đã có hình dạng của ếch
Câu 37

Khi thức ăn, nước uống bị thiếu iôt thì trẻ em sẽ có biểu hiện

A.
chậm lớn, trí tuệ thấp, chịu lạnh kém, bướu cổ.
B.
thở dồn dập, mắt lồi, trí thông minh kém.
C.
lớn nhanh, trí thông minh bình thường
D.
bệnh khổng lồ, trí tuệ kém.
Câu 38

Không dùng muối iot cho trẻ em khi có biểu hiện

A.
Bướu cổ kèm trí tuệ suy giảm
B.
Chậm lớn, thân nhiệt thấp, nhịp tim chậm
C.
Bướu cổ,mắt lồi, run chân tay
D.
Chi ngắn (thấp, lùn) kèm theo đần độn và phù nề
Câu 39

Tác dụng sinh lí của hoocmôn tirôxin là

A.
Kích thích phân chia tế bào và tăng kích thước của tế bào qua tăng tổng hợp prôtêin.
B.
Kích thích phát triển xương ( xương dài ra và to lên).
C.
Kích thích chuyển hóa ở tế bào và kích thích quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của cơ thể.
D.
Kích thích sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn dậy thì.
Câu 40

Tirôxin có tác dụng

A.
Tăng cường quá trình sinh tổng hợp prôtêin, do đó kích quá trình phân bào và tăng kích thước tế bào, vì vậy làm tăng cường sự sinh trưởng của cơ thể
B.
Kích thích chuyển hoá ở tế bào sinh trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
C.
Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con đực
D.
Kích thích sự sinh trưởng và phát triển các đặc điểm sinh dục phụ ở con cái
Câu 41

Chất nào sau đây ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của phôi thai, gây dị tật ở trẻ em?

A.
Rượu và vitamin.
B.
Ma túy, thuốc bổ.
C.
Chất kích thích, chất gây nghiện.
D.
Đồ hộp.
Câu 42

Để thay thận cho một bệnh nhân, trường hợp nào sau đây cho kết quả tốt nhất?

A.
Dùng thận của bố hoặc mẹ để thay thế.
B.
Người cho thận là vợ (hoặc chồng) của bệnh nhân.
C.
Chỉ cần người cho thận có cùng nhóm máy với người bệnh.
D.
Dùng thận của anh (chị, em) song sinh với người bệnh.
Câu 43

Testostêrôn được sinh sản ra ở

A.
tuyến giáp.
B.
tuyến yên.
C.
tinh hoàn.
D.
buồng trứng.
Câu 44

Vào mùa đông cá rô phi ngừng lớn và ngừng đẻ khi nhiệt độ hạ xuống dưới

A.
5°C.
B.
15°C.
C.
18°C.
D.
10°C.
Câu 45

Để tăng trọng cho lợn thịt ở giai đoạn cai sữa, người ta tăng lượng axit amin nào trong khẩu phần ăn?

A.
Lizin.
B.
Histiđin.
C.
Axit glutamic.
D.
Valin.
Câu 46

Ý nào không đúng với vai trò của thức ăn đối với sự sinh trưởng và phát triển của động vật?

A.
Làm tăng khả năng thích ứng với mọi điều kiện sống bất lợi của môi trường.
B.
Gia tăng phân bào tạo nên các mô, các cơ quan, hệ cơ quan.
C.
Cung cấp nguyên liệu để tổng hợp các chất hữu cơ.
D.
Cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của cơ thể.
Câu 47

Các nhân tố môi trường có ảnh hưởng rõ nhất vào giai đoạn nào trong quá trình phát sinh cá thể người?

A.
Giai đoạn phôi thai.
B.
Giai đoạn sơ sinh.
C.
Giai đoạn sau sơ sinh.
D.
Giai đoạn trưởng thành.
Câu 48

Ở trẻ em, hiện tượng thiểu năng tuyến giáp thường dẫn đến những hậu quả nào dưới đây?

I. Trẻ mới sinh thiếu tirôxin sẽ dẫn tới chậm phát triển trí tuệ (đần độn).

II. Chậm lớn (hoặc ngừng lớn), chịu lạnh kém.

III. Vàng da kéo dài, nước tiểu, mồ hôi có màu vàng.

IV. Không hình thành các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp.

A.
I, II.
B.
III, IV.
C.
II, III.
D.
IV, I.
Câu 49

Tuyến yên sản sinh ra các hoocmôn nào?

A.
Hoocmôn kích thích trứng, hoocmôn tạo thể vàng.
B.
Prôgestêron và ơstrôgen.
C.
Hoocmôn kích dục nhau thai prôgestêron.
D.
Hoocmôn kích nang trứng ơstrôgen.
Câu 50

Nói về hoocmôn sinh trưởng GH điều nào không đúng?

A.
Nó được tiết ra bởi tuyến yên.
B.
Chỉ có tác dụng đối với sự sinh trưởng và phát triển của người mà không có vai trò đối với loài khác.
C.
Tác động chủ yếu vào quá trình tổng hợp prôtêin.
D.
Kích thích sự phát triển của xương.