THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1873
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3788

Ôn tập trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật Sinh Học Lớp 10 Phần 1

Câu 1

Người ta dùng nhiệt độ cao để thanh trùng vì nhiệt độ cao có tác dụng:

A.
Biến tính các loại protein, axit nucleic.
B.
Đốt cháy cacbohydrat trong tế bào.
C.
Kìm hãm sự sinh trưởng của vi sinh vật.
D.
Làm bay hơi lipit.
Câu 2

Có thể giữ thức ăn tương đối lâu trong tủ lạnh, vì nhiệt độ thấp:

A.
làm thức ăn ngon hơn
B.
 tiêu diệt được vi sinh vật
C.
kìm hãm sự sinh trưởng, sinh sản của vi sinh vật
D.
làm tăng hương vị thức ăn
Câu 3

Trong nuôi cấy không liên tục, chất dinh dưỡng cạn dần, các chất độc tích lũy ngày càng nhiều dẫn đến:

A.
Kích thích sinh trưởng của vi sinh vật.
B.
Ức chế sinh trưởng của vi sinh vật.
C.
Vi sinh vật sinh trưởng ngàu càng mạnh.
D.
Không ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật.
Câu 4

Yếu tố nào không phải là yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật?

A.
Độ ẩm
B.
Nhiệt độ
C.
Áp suất thẩm thấu
D.
Chất kháng sinh
Câu 5

Có bao nhiêu yếu tố trong các yếu tố sau không phải là yếu tố vật lý ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật?

(1) Nhiệt độ

(2) Các loại cồn

(3) Các hợp chất kim loại nặng

(4) Độ ẩm

(5) Độ pH

(6) Các loại khí êtilen ôxít

(7) Ánh sáng

(8) Chất kháng sinh

(9) Áp suất thẩm thấu

A.
5
B.
6
C.
3
D.
4
Câu 6

Cách bảo quản thực phẩm (thịt, cá,…) nào sau đây an toàn vệ sinh thực phẩm?

A.
Dùng nước đá hay ướp muối rồi sấy khô.
B.
Dùng fomon.
C.
Dùng phân đạm và nước đá khô.
D.
Ướp muối, sấy khô, rồi dùng fomon.
Câu 7

Khi phơi hoặc sấy khô một số loại thực phẩm sẽ giúp bảo quản thực phẩm vì:

A.
Dễ xảy ra quá trình lên men lactic
B.
Ức chế sự hoạt động của nấm men
C.
Tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong thực phẩm
D.
Sẽ hạn chế vi khuẩn sinh sản làm hỏng thực phẩm.
Câu 8

Vi khuẩn H. pylori ký sinh trong dạ dày người, nó thuộc nhóm vi sinh vật:

A.
Ưa pH trung tính.
B.
Ưa kiềm.
C.
Ưa lạnh.
D.
Ưa axit.
Câu 9

Đối với VSV, hình thức nuôi cấy không liên tục có đặc điểm nào?

A.
Không bổ sung chất dinh dưỡng nhưng rút lượng sinh khối nhất định khỏi môi trường nuôi cấy
B.
Bổ sung chất dinh dưỡng khỏi môi trường nuôi cấy lượng chất thải và sinh khối dư thừa.
C.
Không thể bổ sung chất dinh dưỡng cũng không rút sinh khối khỏi môi trường nuôi cấy.
D.
Bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên nhưng không rút khỏi môi trường lượng chất thải và sinh khối dư thừa.
Câu 10

Cho các đặc điểm của hình thức nuôi cấy không liên tục và nuôi cấy liên tục ở VSV
1. Bổ sung thưởng xuyên chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi cấy
2. Không rút bỏ các chất thải và sinh khối tạo ra
3. Không bổ sung chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi cấy
4. Rút bỏ không ngừng các chất thải
Đặc điểm nào thuộc hình thức nuôi cấy liên tục ở VSV?
Phương án đúng là:

A.
1 và 2
B.
2 và 3
C.
1 và 4
D.
2 và 4
Câu 11

Đối với vi sinh vật, hình thức nuôi cấy liên tục có đặc điểm nào sau đây?

A.
Không thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng nhưng không ngừng lấy ra khỏi môi trường các chất thải.
B.
Bổ sung thường xuyên chất dinh dưỡng cho môi trường nhưng không lấy ra sinh khối và các chất thải.
C.
Không thường xuyên bổ sung chất dinh dưỡng cũng không lấy chất thải ra khỏi môi trường.
D.
Bổ sung thường xuyên các chất dinh dưỡng cho môi trường và không ngừng lấy ra sinh khối và các chất thải.
Câu 12

Khi nuôi cấy vi khuẩn hiếu khí theo hình thức không liên tục, nguyên nhân để chuyển từ pha lũy thừa sang pha cân bằng là:
1. Nguồn chất dinh dưỡng được bổ sung thường xuyên
2. Tích lũy các chất độc hại
3. Lấy ra sinh khối và các chat thải
4. Chất dinh dưỡng cạn kiệt
5. Nồng độ oxi giảm, độ pH của môi trường thay đổi
Phương án đúng là:

A.
1, 3
B.
2, 4, 5
C.
2, 4
D.
1, 2, 3, 5
Câu 13

Vi sinh vật nào sau đây không thuộc nhóm ưa ấm?

A.
 Vi sinh vật đất.
B.
Vi sinh vật sống trong cơ thể người.
C.
Vi sinh vật sống trong cơ thể gia súc , gia cầm
D.
Vi sinh vật cổ.
Câu 14

Một trong những biện pháp phòng chống kháng thuốc ở vi khuẩn là:

A.
Chỉ điều trị khi có kết quả kháng sinh đồ.
B.
Chỉ điều trị khi phân lập, định danh được vi khuẩn.
C.
Chọn kháng sinh theo kết quả kháng sinh đồ.
D.
Phối hợp nhiều loại kháng sinh và tăng liều kháng sinh.
Câu 15

Sử dụng kháng sinh rộng rãi, không đúng chỉ định sẽ dẫn đến tình trạng:

A.
Các vi khuẩn kháng thuốc bị tiêu diệt.
B.
Các vi khuẩn nhạy cảm với thuốc bị tiêu diệt.
C.
Các vi khuẩn nhạy cảm được tự do phát triển mà không bị ức chế cạnh tranh bởi các vi khuẩn khác.
D.
Tất cả các vi khuẩn nhạy cảm và kháng thuốc đều bị tiêu diệt.
Câu 16

Kháng sinh đồ là kỹ thuật:

A.
Xác định độ nhạy cảm của vi khuẩn với kháng sinh
B.
Xác định độ nhạy cảm của kháng sinh với vi khuẩn
C.
Xác định vi khuẩn gây bệnh sau khi phân lập, định danh vi khuẩn
D.
Xác định nồng độ kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn
Câu 17

Đặc điểm của vi khuẩn có R-plasmid:

A.
Tồn tại được trong môi trường có kháng sinh
B.
Không tồn tại được trong môi trường có kháng sinh
C.
Có ở những vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh
D.
Có ở mọi loại vi khuẩn gây bệnh
Câu 18

Đặc điểm của đề kháng thu được trong kháng thuốc kháng sinh của vi khuẩn:

A.
Chiếm tỷ lệ thấp trong sự kháng thuốc của vi khuẩn.
B.
Kháng thuốc theo cơ chế đột biến là chủ yếu.
C.
Các gen đề kháng có thể nằm trên nhiễm sắc thể, plasmid hay transposon.
D.
Gen đề kháng chỉ được truyền từ vi khuẩn đực F+ sang vi khuẩn cái F-.
Câu 19

Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh theo cơ chế:

A.
Vi khuẩn sản xuất enzym để phá hủy hoạt tính của thuốc.
B.
Vi khuẩn làm giảm khả năng thẩm thấu của vách tế bào đối với thuốc.
C.
Vi khuẩn không còn enzym nên không chịu ảnh hưởng của kháng sinh.
D.
Vi khuẩn không còn màng tế bào.
Câu 20

Đặc điểm sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn:

A.
Có bốn dạng đề kháng là: đề kháng thật, đề kháng giả, đề kháng tự nhiên, đề kháng thu được.
B.
Đề kháng giả: bao gồm đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được.
C.
Đề kháng thật: bao gồm đề kháng tự nhiên và đề kháng thu được.
D.
Đề kháng tự nhiên là đề kháng nhưng không phải là bản chất, không do nguồn gốc di truyền.
Câu 21

Kháng sinh tác động lên vách của tế bào vi khuẩn làm cho:

A.
Vi khuẩn sinh ra không có vách, do đó dễ bị tiêu diệt
B.
Chức năng thẩm thấu chọn lọc của vách bị thay đổi, vi khuẩn bị tiêu diệt
C.
Cấu trúc hóa học của vách bị thay đổi nên vi khuẩn bị tiêu diệt
D.
Các thụ thể trên bề mặt vách bị phá hủy nên vi khuẩn bị tiêu diệt
Câu 22

Để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật, các hợp chất kim loại nặng có cơ chế tác động như thế nào?

A.
Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất
B.
Ôxi hóa các thành phần tế bào
C.
Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hóa mạnh
D.
Gắn vào nhóm SH của prôtêin và làm chúng bất hoạt
Câu 23

Cho một số yếu tố vật lý (cột I) và cơ chế tác động (cột II)

Hãy sắp xếp nhóm yếu tố vật lý phù hợp với cơ chế tác động của chúng đến sinh trưởng của vi sinh vật:

A.
 I-2, II-4, III-3, IV-1
B.
I-4, II-1, III-2, IV-3
C.
I-2, II-1, III-4, IV-3
D.
I-4, II-5, III-3, IV-2
Câu 24

Cơ chế tác động của chất kháng sinh là:

A.
Diệt khuẩn có tính chọn lọc
B.
Làm bất hoạt các prôtêin
C.
Oxy hóa các thành phần tế bào
D.
Gây biến tính các prôtêin
Câu 25

Thuốc kháng sinh thường được sử dụng để ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật. Vậy cơ chế nào sau đây KHÔNG thuộc cơ chế tác động của thuốc kháng sinh?

A.
Làm tăng quá trình phân bào
B.
Phá hủy chất thẩm thấu của màng tế bào
C.
Tác động chọn lọc lên màng tế bào
D.
Kìm hãm tổng hợp các phân tử prôtêin
Câu 26

Nếu sử dụng thuốc kháng sinh có liều lượng càng cao thì nhanh chóng hình thành các chủng vi khuẩn kháng thuốc, nguyên nhân là vì

A.
 khi nồng độ thuốc càng cao thì vi khuẩn dễ dàng quen thuốc.
B.
thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra các đột biến kháng thuốc.
C.
thuốc kháng sinh là nhân tố gây ra sự chọn lọc các dòng vi khuẩn kháng thuốc.
D.
thuốc kháng sinh là nhân tố kích thích các vi khuẩn chống lại chính nó.
Câu 27

Thuốc kháng sinh là những chất ngăn chặn vi khuẩn nhân lên hay tiêu diệt vi khuẩn bằng cơ chế:

A.
Tác động vào sự cân bằng lý học của tế bào vi khuẩn.
B.
Tác động vào các giai đoạn chuyển hóa của đời sống vi khuẩn.
C.
Ức chế sinh tổng hợp protein.
D.
Tác động vào giai đoạn phân chia của tế bào vi khuẩn.
Câu 28

Những vi sinh vật sống ở vùng Nam Cực và Bắc cực thuộc nhóm

A.
vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
B.
 vi sinh vật ưa ấm.
C.
vi sinh vật ưa nhiệt.
D.
vi sinh vật ưa lạnh.
Câu 29

Khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của các vi sinh vật thuộc nhóm ưa ấm là:

A.
5-10 độ C
B.
10-20 độ C
C.
20-40 độ C
D.
40-50 độ C
Câu 30

Có một dạng vi sinh vật sinh trưởng rất mạnh ở nhiệt độ môi trường dưới 10 độ C. Dạng vi sinh vật đó thuộc nhóm nào sau đây?

A.
Nhóm ưa lạnh
B.
Nhóm ưa ấm
C.
Nhóm ưa nóng
D.
Nhóm ưa nhiệt
Câu 31

Mức nhiệt độ tối ưu cho sinh trưởng vi sinh vật là mức nhiệt độ mà ở đó:

A.
Vi sinh vật bắt đầu sinh trưởng
B.
Vi sinh vật bắt đầu giảm sinh trưởng
C.
Vi sinh vật dừng sinh trưởng
D.
Vi sinh vật sinh trưởng mạnh nhất
Câu 32

Vi sinh vật nào sau đây thuộc nhóm ưa ấm?

A.
Vi sinh vật đất
B.
Vi sinh vật sống trong cơ thể người
C.
Vi sinh vật sống trong cơ thể gia súc , gia cầm
D.
Cả a, b, c đều đúng
Câu 33

Phần lớn vi sinh vật sống trong nước thuộc nhóm vi sinh vật nào sau đây?

A.
Nhóm ưa lạnh
B.
Nhóm ưa ấm
C.
Nhóm kị nóng
D.
Nhóm chịu nhiệt
Câu 34

Đa số vi khuẩn sống kí sinh được xếp vào nhóm

A.
Ưa kiềm
B.
Ưa axit
C.
Trung tính
D.
Ưa kiềm và axít
Câu 35

Vi sinh vật nào sau đây là nhóm ưa axit?

A.
Đa số vi khuẩn
B.
Xạ khuẩn
C.
Động vật nguyên sinh
D.
Nấm men, nấm mốc
Câu 36

Vi sinh vật sau đây trong hoạt động sống tiết ra axit làm giảm độ PH của môi trường là:

A.
Xạ khuẩn
B.
Vi khuẩn lăctic
C.
Vi khuẩn lam
D.
Vi khuẩn lưu huỳnh
Câu 37

Môi trường nào sau đây có chứa ít vi khuẩn ký sinh gây bệnh hơn các môi trường còn lại?

A.
Trong đất ẩm
B.
Trong sữa chua
C.
Trong máu động vật
D.
Trong không khí
Câu 38

 Nhóm vi sinh vật sau đây có nhu cầu độ ẩm cao trong môi trường sống so với các nhóm vi sinh vật còn lại là

A.
Vi khuẩn
B.
Xạ khuẩn
C.
Nấm men
D.
Nấm mốc
Câu 39

Phát biểu nào sau đây sai?

A.
Thức ăn chứa nhiều nước rất dễ bị nhiễm vi khuẩn.
B.
 Vi sinh vật kí sinh động vật thường thuộc nhóm vi sinh vật ưa lạnh.
C.
Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh
D.
Bức xạ ánh sáng có thể tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật.
Câu 40

Trong sữa chua hầu như không có vi sinh vật gây bệnh là do:

A.
sữa chua có môi trường axit, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh ưa pH thấp
B.
sữa chua có môi trường axit, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh không ưa pH thấp
C.
sữa chua có môi trường kiềm, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh không ưa pH thấp
D.
sữa chua có môi trường kiềm, ức chế mọi vi sinh vật gây bệnh ưa pH thấp
Câu 41

Vi sinh vật sử dụng nguồn cacbon là CO2 và nguồn năng lượng là ánh sáng thì có kiểu dinh dưỡng là:

A.
Quang tự dưỡng
B.
Hóa tự dưỡng
C.
Quang dị dưỡng
D.
Hóa dị dưỡng
Câu 42

Làm nước mắm là ứng dụng của quá trình:

A.
Phân giải prôtêin
B.
Lên men rượu etilic
C.
Lên men lactic
D.
Phân giải xenlulôzơ
Câu 43

Trong công nghiệp sản xuất bột giặt người ta sử dụng một số loại VSV tạo enzym. Vậy những VSV này có đặc tính gì?

A.
Vi khuẩn ưa axit
B.
Vi khuẩn ưa bazơ
C.
Vi khuẩn ưa axit và ưa trung tính
D.
Vi khuẩn ưa trung tính.
Câu 44

Trong các chất ức chế sinh trưởng của vi sinh vật, chất nào diệt khuẩn có tính chọn lọc:

A.
các chất kháng sinh
B.
cồn, iot
C.
clo
D.
các hợp chất phenol
Câu 45

Trong các chất diệt khuẩn dùng trong bệnh viện không có chất nào sau đây?

 

A.
Iốt
B.
Cồn
C.
Kháng sinh
D.
Các hợp chất kim loại
Câu 46

Để gây ức chế sự sinh trưởng của VSV người ta thường dùng chất nào sau đây?

 

A.
Phenol
B.
Protein
C.
Polisaccarit
D.
Monosaccarit
Câu 47

Ngâm mước muối rau củ quả là biện pháp ức chế sự sinh trưởng của VSV có liên quan đến nhân tố nào dưới đây?

 

A.
Áp suất thẩm thấu
B.
Ánh sáng
C.
Độ pH
D.
Nhiệt độ
Câu 48

Sấy khô có thể bảo quản ngũ cốc lâu hơn. Biện pháp này nhằm hạn chế vai trò của yếu tố nào đối với hoạt động sống của vi sinh vật?

 

A.
Ánh sáng
B.
Độ ẩm
C.
Độ pH 
D.
Áp suất thẩm thấu
Câu 49

Độ pH tốt nhất cho sự sinh trưởng của đa số vi khuẩn và động vật nguyên là: 

A.
1-3 
B.
4-6
C.
6-8
D.
10-12
Câu 50

Sử dụng vi sinh vật khuyết dưỡng (VD: E.coli triptophan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không, kết quả nào sau đây giúp ta xác định thực phẩm không có triptophan?

A.
E.coli triptophan vẫn có thể sống bình thường.
B.
E.coli triptophan sinh trưởng mạnh mẽ.
C.
E.coli triptophan tổng hợp ra rất nhiều triptophan
D.
E.coli triptophan bị chết.