THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1874
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 608

Ôn tập trắc nghiệm Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật Sinh Học Lớp 10 Phần 2

Câu 1

Vì sao có thể dùng vi sinh vật khuyết dưỡng (vd: E.coli triptophan âm) để kiểm tra thực phẩm có triptophan hay không?

A.
Vì E.coli triptophan có khả năng tổng hợp được triptophan nên khi cho vào môi trường (thực phẩm) không có triptophan nó vẫn có thể sống.
B.
Vì E.coli triptophan là sinh vật khuyết dưỡng không có khả năng tổng hợp triptophan nên ở môi trường không có triptophan nó sẽ bị giết chết.
C.
Vì triptophan là một chất ức chế quá trình sinh trưởng của E.coli triptophan
D.
Vì triptophan là một nhân tố sinh trưởng mà chỉ có E.coli triptophan mới có khả năng sử dụng để làm chất dinh dưỡng.
Câu 2

Viêc sử dụng yếu tố vật lý nhằm mục đích

A.
Sản xuất chất chuyển hoá sơ cấp.
B.
Kích thích sinh trưởng vi sinh vật.
C.
Kiểm soát sinh trưởng vi sinh vật.   
D.
Cả A, B, C.
Câu 3

Áp suất thẩm thấu lớn có ảnh hưởng gì đến sự sống của vi sinh vật?

A.
Gây co nguyên sinh
B.
Gây chết
C.
Phá hủy tế bào
D.
Kích thích sinh trưởng.
Câu 4

Các tia tử ngoại có tác dụng

A.
đẩy mạnh tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
B.
tham gia vào các quá trình thuỷ phân trong tế bào vi khuẩn.
C.
tăng hoạt tính enzim.
D.
gây đột biến hoặc gây chết các tế bào vi khuẩn.
Câu 5

Dựa trên tác dụng của độ pH lên sự sinh trưởng của vi sinh vật , người ta chia vi sinh vật làm các nhóm là

A.
Nhóm ưa kiềm và nhóm axit
B.
Nhóm ưa axit và nhóm ưa trung tính
C.
Nhóm ưa kiềm nhóm ưa axit và nhóm ưa trung tính
D.
Nhóm ưa trung tính và nhóm ưa kiềm
Câu 6

Dựa vào độ pH, người ta phân chia vi sinh thành mấy nhóm?

A.
3 nhóm
B.
4 nhóm
C.
5 nhóm
D.
6 nhóm
Câu 7

Yếu tố vật lý ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật có hại trong quá trình muối chua rau quả là:

A.
nhiệt độ.
B.
ánh sáng.
C.
độ ẩm.
D.
độ pH.
Câu 8

Độ pH ảnh hưởng tới các hoạt động nào trong quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?

A.
Hoạt động chuyển hóa vật chất trong tế bào
B.
Tính thấm qua màng sinh chất
C.
Hoạt tính enzim và sự hình thành ATP
D.
Cả 3 đáp án trên
Câu 9

Để bảo quản các loại hạt ngũ cốc được lâu hơn, người nông dân thường tiến hành phơi khô và bảo quan khô. Ví dụ trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với hoạt động sống của vi sinh vật?

A.
Áp suất thẩm thấu
B.
Độ pH
C.
Ánh sáng
D.
Độ ẩm
Câu 10

Điều nào sau đây là đúng khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A.
Vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi độ ẩm thấp
B.
Các loại vi sinh vật đều sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm như nhau.
C.
Hàm lượng nước trong cơ thể vi sinh quyết định độ ẩm của môi trường sống vi sinh vật
D.
Cả 3 ý trên
Câu 11

Điều nào sau đây là sai khi nói về ảnh hưởng của độ ẩm đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A.
Vi khuẩn đòi hỏi độ ẩm cao, nấm men đòi hỏi độ ẩm thấp
B.
Mỗi loại vi sinh vật đều sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định
C.
Hàm lượng nước trong cơ thể vi sinh quyết định độ ẩm của môi trường sống vi sinh vật
D.
Nước có thể được dùng để khống chế sự sinh trưởng của từng nhóm vi sinh vật
Câu 12

Giữ thực phẩm được khá lâu trong tủ lạnh vì

A.
nhiệt độ thấp có thể diệt khuẩn.
B.
nhiệt độ thấp làm cho thức ăn đông lại, vi khuẩn không thể phân huỷ được.
C.
trong tủ lạnh vi khuẩn bị mất nước nên không hoạt động được.
D.
ở nhiệt độ thấp trong tủ lạnh các vi khuẩn kí sinh bị ức chế.
Câu 13

Dựa trên nhiệt độ tối ưu của sự sinh trưởng mà vi sinh vật được chia làm các nhóm nào sau đây?

A.
Nhóm ưa nhiệt và nhóm kị nhiệt
B.
Nhóm ưa lạnh , nhóm ưa ấm và nhóm ưa nhiệt, nhóm ưa siêu nhiệt
C.
Nhóm ưa lạnh, nhóm ưa nóng
D.
Nhóm ưa nóng, nhóm ưa ấm, nhóm ưa siêu nhiệt
Câu 14

Nhiệt độ ảnh hưởng đến

A.
tính dễ thấm qua màng tế bào vi khuẩn.
B.
hoạt tính enzin trong tế bào vi khuẩn.
C.
sự hình thành ATP trong tế bào vi khuẩn.
D.
tốc độ các phản ứng sinh hoá trong tế bào vi sinh vật.
Câu 15

Các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật là?

A.
ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH.
B.
ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
C.
gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu.
D.
ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
Câu 16

Có bao nhiêu các yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A.
5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH.
B.
4 yếu tố: ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
C.
5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu
D.
4 yếu tố: gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu.
Câu 17

Vì sao xà phòng không phải là chất diệt khuẩn?

A.
Xà phòng gồm các chất kháng sinh
B.
Xà phòng không có các chất kháng sinh
C.
Xà phòng chỉ rửa trôi vi khuẩn
D.
Xà phòng không có cồn y tế.
Câu 18

Cơ chế tác động của các hợp chất phenol là

A.
ôxi hoá các thành phần tế bào.
B.
bất hoạt protein.
C.
diệt khuẩn có tính chọn lọc.
D.
biến tính các protein.
Câu 19

Chất hóa học làm thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất gây ức chế sinh trưởng của vi sinh vật và thường được sử dụng trong phòng thí nghiệm, hoặc phòng ý tế để thanh trùng?

A.
Iot, rượu iot
B.
Etanol, izôprôpanol (70-80%)
C.
Các andehit (phoocmandehit 2%)
D.
Các chất kháng sinh
Câu 20

Vi sinh vật khuyết dưỡng là vi sinh vật không tự tổng hợp được

A.
tất cả các chất chuyển hoá sơ cấp.
B.
tất cả các chất chuyển hoá thứ cấp.
C.
tất cả các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
D.
một vài chất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được.
Câu 21

Dựa vào nhu cầu oxi, vi sinh vật được chia thành những dạng nào?

A.
Hiếu khí bắt buộc
B.
Kị khí bắt buộc
C.
Kị khí tuỳ tiện và vi hiếu khí
D.
Cả A, B, C đều đúng
Câu 22

Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về các nguyên tố : C,H,O

A.
Là những nguyên tố vi lượng
B.
Cần cho cơ thể sinh vật với một lượng rất ít
C.
Có trong thành phần của cacbonhidrat, lipit, prôtêin và axitnuclêic
D.
Cả a, b, c đều đúng
Câu 23

Nếu dùng muối để ướp thịt, cá hoặc dùng đường để làm mứt thì có thể bảo quản lâu dài mà không sợ bị hư hỏng là do

A.
Nồng độ muối và đường cao tạo môi trường nhược trương.
B.
Tạo môi trường đẳng trương.
C.
Tạo môi trường ưu trương, nước bị rút khỏi tế bào vi sinh vật gây co nguyên sinh chất, làm cho vi sinh vật tự phân giải mà chết.
D.
Cả A, B, C.
Câu 24

Lương thực, thực phẩm khi phơi khô sẽ không bị vi sinh vật làm hư hỏng là do

A.
Không có nước nên không hoà tan được Enzim.
B.
Không có nước nên không hoà tan được các chất dinh dưỡng.
C.
Không có nước nên không tiến hành được các phản ứng chuyển hóa vật chất.
D.
Cả A, B và C.
Câu 25

pH nào sau đây thích hợp nhất cho sinh trưởng của nấm mốc?

A.
3 - 4
B.
5 - 6
C.
7 - 8
D.
9 - 10
Câu 26

pH nào sau đây có thể ức chế vi khuẩn ưa axit?

A.
4
B.
6
C.
7
D.
10
Câu 27

pH nào sau đây thích hợp nhất cho sinh trưởng của vi khuẩn?

A.
4
B.
6
C.
7
D.
9
Câu 28

Điều nào sau đây khiến cho cồn Êtilic, axit Lactic, H2O2 không được coi là chất kháng sinh

A.
Là hợp chất hữu cơ.
B.
Có nguồn gốc vi sinh vật.
C.
Có khả năng ức chế vi sinh vật.
D.
Chỉ ức chế ở nồng độ cao và không có tính chọn lọc.
Câu 29

Trong các chất sau đây, chất nào ức chế vi khuẩn một cách chọn lọc?

A.
Cồn Êtilic.
B.
Axit Lactic.
C.
Pênixilin.
D.
Phênol.
Câu 30

Điều nào sau đây không đúng khi nói về các chất sát trùng như cồn Êtilic. Phênol, các Halôgen (Iôt, Clo, Brôm và Fluo)?

A.
Có khả năng ức chế và giết vi sinh vật gây bệnh.
B.
Ức chế vi sinh vật gây bệnh một cách không chọn lọc.
C.
Ức chế vi sinh vật gây bệnh một cách chọn lọc.
D.
Ở nồng độ thấp thì ức chế, ở nồng độ cao thì tiêu diệt.
Câu 31

Các chất nào sau đây có khả năng ức chế sinh trưởng của vi sinh vật gây bệnh?

A.
Cồn Êtilic.
B.
Axit Lactic.
C.
Phênol.
D.
Cả A, B và C
Câu 32

Khi cho chất kháng sinh ức chế tổng hợp prôtêin vào bình đang nuôi vi khuẩn mẫn cảm chất kháng sinh sẽ có tác động chủ yếu vào pha nào trong các pha sau đây?

A.
Pha tiềm phát.
B.
Pha luỹ thừa.
C.
Pha cân bằng.
D.
Pha suy vong.
Câu 33

Các chất nào sau đây do các sinh vật sinh ra có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi sinh vật nhưng không được goi là chất kháng sinh?

A.
Cồn.
B.
Axit lactic.
C.
Pênixilin, streptômixin.
D.
A và B.
Câu 34

Trong quá trình hô hấp ở tế bào nhân thực, từ 1 phân tử glucôzơ tạo ra được bao nhiêu ATP, nếu 1 NADH tạo ra 2,5 ATP, 1 FADH2 tạo 1,5 ATP?

A.
2 ATP.
B.
4 ATP.
C.
20 ATP.
D.
32 ATP.
Câu 35

Có bao nhiêu yếu tố vật lí gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A.
5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH.
B.
4 yếu tố: ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu.
C.
5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu.
D.
4 yếu tố: gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu.
Câu 36

Sử dụng chất hóa học ức chế sinh trưởng của vi sinh vật nhằm mục đích

A.
sản xuất chất chuyển hóa sơ cấp.
B.
sản xuất chất chuyển hóa thứ cấp.
C.
kích thích sinh trưởng của vi sinh vật.
D.
kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật.
Câu 37

Tại sao để bảo quản các loại hạt ngũ cốc được lâu hơn, người nông dân thường tiến hành phơi khô và bảo quản khô?

A.
Dưới ánh nắng mặt trời, vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt hết.
B.
Khi phơi khô, các vi sinh vật thiếu nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.
C.
Phơi khô và bảo quản khô làm độ ẩm trong nông sản thấp, vi sinh vật sẽ sinh trưởng chậm.
D.
Phơi khô và bảo quản khô làm cho vi sinh vật khó xâm nhập vào nông sản.
Câu 38

Để khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện người ta thường sử dụng các hợp chất phênol vì

A.
gây biến tính các prôtêin.
B.
diệt khuẩn có tính chọn lọc.
C.
làm bất hoạt các prôtêin.
D.
ôxi hóa các thành phần tế bào.
Câu 39

Chất nào dưới đây thường được dùng để thanh trùng nước máy, nước bể bơi?

A.
Etanol.
B.
Izôprôpanol.
C.
Iôt.
D.
Cloramin.
Câu 40

Chất nào trong số các chất sau có thể vừa dùng để bảo quản thực phẩm, vừa dùng để nuôi cấy vi sinh vật?

A.
Đường, muối ăn và các hợp chất có trong sữa.
B.
Muối ăn và các hợp chất phenol.
C.
Đường và chất kháng sinh.
D.
Đường và muối ăn.
Câu 41

Phát biểu nào dưới đây là đúng khi nói về “nhân tố sinh trưởng”?

A.
Nhân tố sinh trưởng là những chất hữu cơ có hàm lượng thấp nhưng rất cần thiết cho sự sinh trưởng của vi sinh vật, nhưng chúng không thể tự tổng hợp từ các chất vô cơ.
B.
Vi sinh vật không tự tổng hợp được nhân tố sinh trưởng.
C.
Vi sinh vật chỉ cần một lượng nhỏ nhưng không thể thiếu. Nếu thiếu thì vi sinh vật không thể sinh trưởng được.
D.
Khi thiếu nhân tố sinh trưởng, vi sinh vật sẽ tổng hợp để bù đắp lượng thiếu đó.
Câu 42

Căn cứ vào khả năng chịu nhiệt, người ta chia vi sinh vật thành mấy nhóm?

A.
2 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa nóng.
B.
3 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nóng.
C.
4 nhóm: vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
D.
5 nhóm: vi sinh vật siêu ưa lạnh, vi sinh vật ưa lạnh, vi sinh vật ưa ấm, vi sinh vật ưa nhiệt, vi sinh vật ưa siêu nhiệt.
Câu 43

Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A.
Nhiệt độ càng cao, vi sinh vật càng phát triển mạnh.
B.
Nhiệt độ có ảnh hưởng đến tốc độ sinh sản của vi sinh vật.
C.
Vi sinh vật không thể sống ở nhiệt độ ≤ 5°C.
D.
Nhiệt độ cao sẽ làm thay đổi hình dạng bên ngoài của vi sinh vật.
Câu 44

Vì sao có thể để thức ăn khá lâu trong tủ lạnh nhưng vẫn không bị hỏng?

A.
Vi sinh vật có thể bị chết khi nhiệt độ môi trường quá thấp trong thời gian dài.
B.
Vì ở nhiệt độ thấp, vi sinh vật bị kìm hãm quá trình sinh trưởng.
C.
Tốc độ của các phản ứng hóa sinh trong tế bào bị chậm lại khi vi sinh vật sống trong môi trường có nhiệt độ thấp.
D.
Cả ba ý trên đều đúng.  
Câu 45

Có bao nhiêu yếu tố vật lý gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của vi sinh vật?

A.
5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, gió, độ pH.
B.
4 yếu tố: ánh sáng, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu.
C.
5 yếu tố: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, độ pH, áp suất thẩm thấu.
D.
4 yếu tố: gió, độ pH, độ ẩm, áp suất thẩm thấu.
Câu 46

Chất nào không phải chất diệt khuẩn?

A.
Xà phòng.
B.
Cồn y tế.
C.
Các chất kháng sinh.
D.
Muối Iôt.
Câu 47

Đâu là các chất hóa học gây ức chế đến quá trình sinh trưởng của vi sinh vật?

A.
Nitơ, lưu huỳnh, phốtpho.
B.
Rượu, các hợp chất kim loại nặng (kẽm, magie,…), các chất kháng sinh.
C.
Phenol, lipit, prôtêin.
D.
Iôt, cacbonic, ôxi.
Câu 48

Dựa vào nhu cầu ôxi cần cho sinh trưởng, người ta xếp nấm men rượu thuộc nhóm vi sinh vật nào?

A.
Hiếu khí bắt buộc.
B.
Kị khí bắt buộc.
C.
Kị khí không bắt buộc.
D.
Vi hiếu khí.
Câu 49

Vi sinh vật không tổng hợp được nhân tố sinh trưởng còn được gọi là vi sinh vật

A.
khuyết hợp.
B.
nguyên dưỡng.
C.
vô dưỡng.
D.
khuyết dưỡng.
Câu 50

Nhân tố sinh trưởng là tất cả các chất

A.
cần cho sự sinh trưởng của sinh vật.
B.
không cần cho sự sinh trưởng của sinh vật.
C.
cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng tự tổng hợp được.
D.
cần cho sự sinh trưởng của sinh vật mà chúng không tự tổng hợp được.