THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1945
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Virut và bệnh truyền nhiễm
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5179

Ôn tập trắc nghiệm Cấu trúc các loại virut Sinh Học Lớp 10 Phần 2

Câu 1

Acid nucleic của virus gồm:

A.
ARN
B.
ADN
C.
ADN và ARN
D.
Hoặc ADN hặc ARN
Câu 2

Virus là một đơn vi sinh vật học đặc biệt vì:

A.
Kích thước rất nhỏ bé, từ 20-300 mm.
B.
Chỉ nhân lên được trong môi trường giàu chất dinh dưỡng.
C.
Tuy nhỏ bé nhưng vẫn duy trì được nòi giống qua các thế hệ và gây nhiễm trùng cho tế bào.
D.
Có hệ thống enzym chuyển hóa.
Câu 3

Đơn vị đo kích thước của vi khuẩn là:

A.
Nanômet(nm)
B.
Micrômet(nm)
C.
Milimet(nm)
D.
Cả 3 đơn vị trên
Câu 4

Vỏ capxit của vi rút được cấu tạo bằng chất:

A.
Axit đê ô xiriboonucleeic
B.
Axit ribônuclêic
C.
Prôtêin
D.
Đisaccarit
Câu 5

Nuclêôcaxit là tên gọi dùng để chỉ:

A.
Phức hợp gồm vỏ capxit và axit nucleic
B.
Các vỏ capxit của vi rút
C.
Bộ gen chứa ADN của vi rút
D.
Bộ gen chứa ARN của vi rút
Câu 6

Vi rút trần là vi rút

A.
Có nhiều lớp vỏ prôtêin bao bọc
B.
Chỉ có lớp vỏ ngoài , không có lớp vỏ trong
C.
Có cả lớp vỏ trong và lớp vỏ ngoài
D.
Không có lớp vỏ ngoài
Câu 7

Trên lớp vỏ ngoài của vi rút có yếu tố nào sau đây?

A.
Bộ gen
B.
Kháng nguyên
C.
Phân tử ADN
D.
Phân tử ARN
Câu 8

Lần đầu tiên, vi rút được phát hiện trên:

A.
Cây dâu tây
B.
Cây cà chua
C.
Cây thuốc lá
D.
Cây đậu Hà Lan
Câu 9

Phagơ là dạng virut sống kí sinh ở

A.
Động vật
B.
Thực vật
C.
Người
D.
Vi sinh vật
Câu 10

Thể thực khuẩn là vi rut có cấu trúc

A.
Dạng xoắn
B.
Dạng khối
C.
Dạng phối hợp 
D.
Dạng que
Câu 11

Vi rut nào sau đây vừa có dạng cấu trúc khối vừa có dạng cấu trúc xoắn?

A.
Thể thực khuẩn
B.
Virut HIV
C.
Virut HIV
D.
Virut gây bệnh dại
Câu 12

Câu có nội dung đúng trong các câu sau đây là:

A.
Virut gây bệnh ở người có chứa ADN và ARN
B.
Virut gây bệnh ở thực vật thường bộ gen chỉ có ARN
C.
Thể thực khuẩn không có bộ gen
D.
Virut gây bệnh ở vật nuôi không có vỏ capxit
Câu 13

Phagơ là virus kí sinh ở vi khuẩn còn gọi là .......... có cấu trúc hỗn hợp. Đầu có cấu trúc ......... chứa axit nuclêic gắn với đuôi có cấu trúc ........... Phần lớn các phagơ chứa ......... ở phần đầu. Số ít phagơ chứa ........... ở phần đầu.

(1) thể thực khuẩn                        (2) tế bào                         (3) xoắn

(4) khối                                         (5) hỗn hợp                      (6) ADN

(7) ARN                                        (8) capsit

Hãy chọn thứ tự đúng để điền vào chỗ trống:

A.
1-4-5-7
B.
1-4-3-6-7
C.
2-3-4-6-8
D.
2-3-5-7
Câu 14

Cho các các phát biểu sau:        

 I. Virut trần là virut không có lớp vỏ ngoài.         

II. Trên lớp vỏ ngoài của virut có các gai glycoprotein (kháng nguyên).   

III. Dựa vào hình thái ngoài, virut được phân chia thành dạng xoắn, dạng bầu dục và dạng hỗn hợp.         

IV. Phagơ là dạng virut sống kí sinh ở vi sinh vật, có cấu trúc dạng xoắn.         

V. Thể thực khuẩn là virut có cấu trúc hỗn hợp.

Số câu phát biểu đúng:    

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 15

Chọn từ hoặc cụm từ phù hợp điền vào các số 1, 2, 3 để chú thích cho hình cấu tạo virut trần dưới đây:

A.
1. Vỏ gai; 2. Axit nuclêic; 3.Gai
B.
1. Capsit; 2. Axit nuclêic; 3. Capsôme
C.
1. Capsôme; 2. Axit nuclêic; 3. Capsit
D.
1. Axit nuclêic; 2. Capsôme; 3. Capsit
Câu 16

Nhận định nào KHÔNG ĐÚNG trong các nhận định sau đây:

A.
Đa số các loại virut kí sinh trên thực vật có bộ gen là ARN mạch đơn.
B.
Virut kí sinh ở người thường có hệ gen là ARN.
C.
Virut kí sinh ở động vật thường có hệ gen là ADN.
D.
Virut kí sinh trên vi khuẩn thường có bộ gen là các phân tử ADN xoắn kép.
Câu 17

Phagơ ở e. coli là loại vi rút thuộc nhóm:

A.
Virút kí sinh ở vi sinh vật.
B.
Virút kí sinh ở thực vật. 
C.
Virút kí sinh ở người 
D.
Virút kí sinh ở người và động vật. 
Câu 18

Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về virut

A.
Có kích thước siêu nhỏ (đo bằng nm).
B.
Có cấu tạo rất đơn giản, chỉ gồm 2 thành phần chính là axit nucleic và vỏ protein
C.
Là thực thể sống có cấu tạo tế bào đơn giản nhất
D.
Kí sinh bắt buộc
Câu 19

Năm 1957, Franken và Conrat đã tiến hành thí nghiệm tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtein của hai chủng virut A và B. Cả 2 chủng đều có khả năng gây bệnh cho cây thuốc lá nhưng khác nhau ở các vết tổn thương trên lá. Lấy axit nucleic của chủng A trộn với vỏ prôtein của chủng B.

I. Chúng sẽ tự lắp ráp để tạo thành virut lai.

II. Cho virus lai nhiễm vào cây thuốc lá lành thì thấy cây bị bệnh.

III. Phân lập từ cây bệnh sẽ thu được virut thuộc chủng B.

IV. Kết quả của thí nghiệm chứng minh vật chất di truyền là axit nuclêic.

Có mấy nhận định không đúng?

A.
1
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 20

Nếu trộn axit nuclêic của chủng virut B với một nửa prôtêin của chủng virut A và một nửa prôtêin của chủng B thì chủng lai sẽ có dạng

A.
giống chủng A.
B.
giống chủng B.
C.
vỏ giống A và B, lõi giống B
D.
vỏ giống A, lõi giống B.
Câu 21

Nếu trộn axit Nucleic của chủng virut A với một nửa prôtêin của chủng virut A và một nửa prôtêin của chủng B thu được một chủng lai có lõi của chủng A và vỏ prôtêin của chủng B. Đem nhiễm chủng lai vào sinh vật để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ thu được?

A.
Cả chủng A và chủng B
B.
Vỏ giống cả chủng A và B, lõi giống chủng B
C.
Chủng lai
D.
Chủng A
Câu 22

Đặc điểm chủ yếu nào sau đây của virut mà người ta coi virut chỉ là một dạng sống?

A.
Không có cấu tạo tế bào
B.
Không có khả năng sinh trưởng và sinh sản độc lập.
C.
Có kích thước siêu nhỏ.
D.
Cả A và B
Câu 23

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở virut mà không có ở vi khuẩn?

A.
Có cấu tạo tế bào và cấu tạo đơn giản.
B.
Lõi axit nucleic có thể là ADN hoặc ARN
C.
Có màng nhân bao bọc lõi axit nucleic
D.
Kí sinh ngoại bào bắt buộc.
Câu 24

Những đặc điểm của virut khác với các cơ thể sống khác là

(1) Sống kí sinh nội bào bắt buộc

(2) Vật chất di truyền bào gồm ADN và ARN

(3) Có bộ máy sinh tổng hợp vật chất di truyền

(4) Có kích thước vô cùng nhỏ, chỉ thấy được dưới kính hiển vi điện tử.

(5) Hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic: ADN hoặc ARN

Đáp án đúng là:

A.
(1), (2), (4)
B.
(3), (4), (5)
C.
(1), (4), (5)
D.
(1), (2), (5)
Câu 25

Đặc điểm nào sau đây chỉ có ở virút?

A.
Có cấu tạo tế bào
B.
Chỉ chứa ADN hoặc ARN.
C.
Chứa riboxôm 70S 
D.
Kích thước rất nhỏ.
Câu 26

Đặc điểm không có ở vi rút mà có ở vi khuẩn là

A.
Có cấu tạo tế bào.
B.
Chứa ribôxôm, sinh sản độc lập.
C.
Chứa cả ADN và ARN
D.
Cả A, B và C
Câu 27

Đặc điểm chỉ có ở virut mà không có ở vi khuẩn là

A.
Có cấu tạo tế bào.
B.
Chỉ chứa ADN hoặc ARN.
C.
Chứa cả ADN và ARN.
D.
Chứa ribôxôm, sinh sản độc lập.
Câu 28

Cấu trúc khối của virut có đặc điểm:

A.
Gồm 20 mặt tam giác đều và capsome được xếp theo hình khối đa diện.
B.
Capsome được xếp theo chiều xoắn của axit nucleic.
C.
Có cấu tạo giống nòng nọc, có đuôi.
D.
Là khối hình tứ giác
Câu 29

Nhóm virut nào sau đây có cấu trúc xoắn?

A.
Virut bại liệt, virut mụn cơm, virut hecpet
B.
Virut đậu mùa, Phago T2, virut cúm, virut dại.
C.
Virut đậu mùa, virut cúm, virut sởi, virut quai bị.
D.
Virut đốm thuốc lá, virut cúm, virut sởi, virut quai bị , virut dại.
Câu 30

Virut nào sau đây có dạng khối?

A.
Virut gây bệnh khảm ở cây thuốc lá
B.
Virut gây bệnh dại
C.
Virut gây bệnh bại liệt
D.
Thể thực khuẩn
Câu 31

Virut dạng hình xoắn có đại diện là:

A.
Virut đốm thuốc lá, virut bại liệt.
B.
Virut hecpet, virut cúm
C.
Virut cúm, virut sởi, quai bị, virut dại.
D.
Phagơ T2.
Câu 32

Dựa vào hình thái ngoài, virut được phân chia thành các dạng nào sau đây?

A.
Dạng que, dạng xoắn
B.
Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng hỗn hợp
C.
Dạng cầu, dạng khối đa diện, dạng que
D.
Dạng xoắn, dạng khối đa diện, dạng que
Câu 33

Phân tích axit nuclêic của một virut thấy tỉ lệ các loại nuclêotit như sau: A = 20%, X = 20%, T= 25%. Axit nucleic này là:

A.
ADN mạch đơn
B.
ADN mạch kép
C.
ARN mạch đơn
D.
ARN mạch kép.
Câu 34

Phân tích thành phần nucleôtit của 3 chủng virut thu được.

Chủng A: A=U=20%; G=X=30%

Chủng B: A=T=20%; G=X=30%

Chủng C: A=G=20%, T=X=30%.

Kết luận nào sau đây đúng?

A.
Vỏ của virut chủng A chứa ARN, vỏ của virut chủng C chứa ADN 1 mạch.
B.
Lõi của virut chủng B chứa ADN 2 mạch, lõi của virut chủng C chứa ADN 1 mạch
C.
Lõi của virut chủng A và virut chủng C chứa ARN.
D.
Vật chất di truyền của cả 3 virut chủng A, B, C đều là ADN.
Câu 35

Virut nào có vỏ ngoài trong các loài sau:

A.
Phagơ
B.
Khảm thuốc lá
C.
HIV
D.
Virut bại liệt
Câu 36

Đối với các nhóm virut có vỏ ngoài, thì bản chất của vỏ ngoài là:

A.
Màng sinh chất
B.
Gluxit
C.
Glicôprôtêin
D.
Nucleic
Câu 37

Cấu tạo của virut trần gồm có

A.
axit nucleic và capsit.
B.
axit nucleic, capsit và vỏ ngoài.
C.
axit nucleic và vỏ ngoài.
D.
capsit và vỏ ngoài.
Câu 38

Capsome là

A.
lõi của virut.
B.
đơn phân của axit nucleic cấu tạo nên lõi virut.
C.
vỏ bọc ngoài virut.
D.
đơn phân cấu tạo nên vỏ capsit của virut.
Câu 39

Vỏ capsit của các loại virut được cấu tạo từ thành phần nào sau đây?

A.
ADN và ARN
B.
ADN hoặc ARN, tùy thuộc từng loại virut
C.
ARN và protein
D.
Capsome
Câu 40

Lõi của virut HIV chỉ chứa:

A.
ADN
B.
ARN
C.
Ribôxôm
D.
Prôtêin
Câu 41

Virut chỉ chứa ADN là:

A.
Virut gây bệnh cúm ở gia cầm 
B.
Virut Viêm gan B
C.
Virut gây bệnh khảm thuốc lá
D.
Virut HIV
Câu 42

Đặc tính di truyền của virut do yếu tố nào sau đây quy định?

A.
Glicôprôtêin
B.
Prôtêin
C.
Prôtêin và axit nuclêic
D.
Axit nuclêic
Câu 43

Hệ gen của virut có vai trò gì?

A.
Bảo vệ virut
B.
Là thụ thể giúp virut bám được lên bề mặt tế bào chủ
C.
Quy định mọi đặc đểm của virut
D.
Giúp virut tạo dinh dưỡng để nó sống
Câu 44

Hệ gen của virut là

A.
ADN hoặc ARN.
B.
ARN, protein.
C.
Nucleocapsit.
D.
ADN, ARN, protein.
Câu 45

Vật chất di truyền của virut:

A.
ADN
B.
ARN
C.
ADN và ARN
D.
ADN hặc ARN
Câu 46

Hệ gen của virut là:

A.
ADN
B.
ARN
C.
Lipit
D.
ADN hoặc ARN
Câu 47

Virut ở ngoài tế bào chủ được gọi là?

A.
Virut trần
B.
Virion
C.
Nucleocapsit
D.
Cả A, B và C.
Câu 48

Virion là từ dùng để chỉ loại virut nào?

A.
Virut có vỏ capsit
B.
Virut sống tự do
C.
Virut ở ngoài tế bào vật chủ
D.
Virut sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ.
Câu 49

Vì sao để nhân lên, virut bắt buộc phải kí sinh nội bào?

A.
Vì lõi axit nucleic của virut ngắn, không có khả năng tự sao chép.
B.
Vì virut có cấu tạo đơn giản, chưa có bộ máy tự nhân lên nên phải nhờ bộ máy tổng hợp của tế bào.
C.
Đê virut không tốn năng lượng cho quá trình nhân lên, tập trung năng lượng cho các hoạt động sống khác.
D.
Vì ở ngoài môi trường, virut sẽ bị phá hủy bởi các yếu tố bất lợi.
Câu 50

Điều quan trọng nhất khiến virut chỉ là dạng sống kí sinh nội bào bắt buộc?

A.
Virut có thể có hoặc không có vỏ ngoài.
B.
Virut có cấu tạo quá đơn giản gồm axit nucleic và protein.
C.
Virut không có cấu trúc tế bào.
D.
Virut chỉ có thể nhân lên trong tế bào của vật chủ.