THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1982
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 11 - Sinh sản
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2441

Ôn tập trắc nghiệm Sinh sản hữu tính ở động vật Sinh Học Lớp 11 Phần 1

Câu 1

Trong quá trình phát triển phôi của trứng đẳng hoàng lá giữa có nguồn gốc

A.
Lá ngoài môi lưng
B.
Lá trong môi bụng
C.
Lá trong môi lưng
D.
Lá ngoài môi bụng
Câu 2

Trứng gà thuộc loại trứng

A.
trứng đẳng hoàng
B.
trứng đoạn hoàng có lượng noãn hoàng nhiều
C.
trứng vô hoàng
D.
trứng đoạn hoàng có lượng noãn hoàng trung bình
Câu 3

Hiện tượng quái thai thường gặp do rối loạn ở giai đoạn

A.
Tạo hợp tử bất thường
B.
Tạo phôi nang
C.
Tạo phôi vị
D.
Tạo mầm cơ quan
Câu 4

Đặc điểm chỉ có ở phôi nang của trứng vô hoàng là

A.
gồm có tiểu phôi bào ở ngoài và đại phôi bào ở trong
B.
gồm các tiểu phôi bào ở cực sinh vật và các đại phôi bào ở cực sinh dưỡng
C.
gồm các tiểu phôi bào bao quanh và khối đại phôi bào ở cực sinh vật
D.
một xoang lớn chứa dịch có một lớp tế bào bao quanh
Câu 5

Trình tự các giai đoạn phát triển phôi của động vật là

A.
tạo giao tử, thụ tinh, phân cắt phôi
B.
phôi nang, phôi dâu, phôi vị
C.
phân cắt tạo phôi nang, tạo phôi vị hoá, tạo mầm cơ quan
D.
thụ tinh, phát triển phôi, hậu phôi
Câu 6

Đặc điểm chủ yếu của phôi dâu ở trứng đẳng hoàng là

A.
gồm khối phôi bào bằng nhau
B.
gồm có tiểu phôi bào ở ngoài và đại phôi bào ở trong
C.
gồm các tiểu phôi bào ở cực sinh vật và các đại phôi bào ở cực sinh dưỡng
D.
gồm có lá ngoài và lá trong
Câu 7

Đặc điểm của trứng vô hoàng, ngoại trừ

A.
phân cắt hoàn toàn và không đều
B.
không có noãn hoàng hoặc có rất ít
C.
toàn bộ trứng phát triển thành phôi
D.
lá nuôi phát triển thành rau thai
Câu 8

Giai đoạn có 2 lá phôi là giai đoạn

A.
phân cắt tạo phôi nang
B.
phôi vị hoá
C.
tạo mầm cơ quan
D.
ngoài tuần thứ 8 của phôi
Câu 9

Trứng có đặc điểm phân cắt hoàn toàn và không đều là

A.
trứng đẳng hoàng, trứng ếch
B.
trứng ếch, trứng vô hoàng
C.
trứng chim, trứng ếch
D.
trứng đẳng hoàng, trứng vô hoàng
Câu 10

Lượng noãn hoàng của trứng tập trung về một cực gọi là cực

A.
sinh vật
B.
sinh dưỡng
C.
"liềm xá"
D.
trung tâm tổ chức tố
Câu 11

Căn cứ vào mức độ tổn thương người ta phân loại đột biến là

A.
đột biến NST hay đột biến gen
B.
đột biến giao tử hay hợp tử hay tế bào xoma
C.
đột biến tự nhiên hay đột biến cảm ứng
D.
đột biến bền vững hay không bền vững
Câu 12

Thể 3n được giải thích do cơ chế

A.
giao tử 2n x giao tử n
B.
thể cực cầu xâm nhập vào hợp tử 2n
C.
hợp tử 2n phân chia 2 hướng 3n/n thành 3n, thụ tinh kép của 2 tinh trùng n với một trứng n
D.
đều đúng
Câu 13

Thể đa bội khảm 4n/2n được giải thích do cơ chế

A.
giao tử 2n x giao tử 2n
B.
hợp tử 2n phân chia 1 hướng thành 4n/2n
C.
hợp tử 4n phân chia 2 hướng thành 4n/2n
D.
hợp tử 2n phân chia 2 hướng thành 4n/2n
Câu 14

Thể đa bội khảm 3n/2n được giải thích do cơ chế

A.
giao tử 2n x giao tử n, hợp tử 2n phân chia 3 hướng thành 3n/2n
B.
hợp tử 2n phân chia 2 hướng thành 3n/2n, thể cực cầu hoà nhập vào hợp tử 2n
C.
hợp tử 2n phân chia 3 hướng 3n/2n, thể cực cầu hoà nhập vào 1 trong 2 phôi bào
D.
cả b và c
Câu 15

Sự thụ tinh kép gây đa bội thể được giải thích là

A.
một tinh trùng thụ tinh với 2 trứng cùng một lúc
B.
sự thụ tinh của 2 giao tử bất thường đều 2n
C.
một trứng thụ tinh với 2 tinh trùng cùng một lúc
D.
hai trứng thụ tinh với 2 tinh trùng cùng một lúc
Câu 16

Sự thụ tinh của giao tử bất thường nào gây đa bội

A.
giao tử 2n x giao tử n
B.
giao tử n x giao tử n
C.
giao tử n ± 1 x giao tử n
D.
Đều đúng
Câu 17

Giai đoạn nào sau đây không có trong quá trình sinh sản hữu tính:

A.
Giai đoạn hình thành tinh trùng và trứng
B.
Giai đoạn thụ tinh
C.
Không có giai đoạn nào
D.
Giai đoạn nguyên phân hình thành cơ thể con
Câu 18

Sinh sản hữu tính ở hầu hết động vật là 1 quá trình gồm 3 giai đoạn nối tiếp là:

A.
giảm phân hình thành tinh trùng và trứng → thụ tinh tạo thành hợp tử → Phát triển phôi và hình thành cơ thể mới.
B.
giảm phân hình thành tinh trùng và trứng → Phát triển phôi và hình thành cơ thể mới.
C.
Phát triển phôi và hình thành cơ thể mới → thụ tinh tạo thành hợp tử  → giảm phân hình thành tinh trùng và trứng.
D.
giảm phân hình thành tinh trùng và trứng → thụ tinh tạo thành hợp tử.
Câu 19

Có bao nhiêu mệnh đề không đúng dưới đây khi nói về sinh sản bào tử:
1. Thể giao tử có bộ NST 2n còn túi bào tử có bộ NST n
2. Thể bào tử có bộ NST lưỡng bội còn thể giao tử có bộ NST đơn bội
3. Quá trình hình thành bào tử từ túi bào tử là quá trình nguyên phân
4. Quá trình tinh dịch được phóng ra từ túi giao tử kết hợp với trứng ở trong túi giao tử của trứng được gọi là quá trình thụ tinh

A.
1
B.
2
C.
4
D.
3
Câu 20

Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn:

A.
nguyên phân, giảm phân, thụ tinh
B.
con non, con trưởng thành, già cỗi.
C.
hình thành hợp tử, phôi thai, cá thể mới.
D.
hình thành giao tử, thụ tinh, phát triển phôi (hoặc phôi thai) hình thành cơ thể mới
Câu 21

Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm ba giai đoạn chính là:
I. Phát triển phôi, hình thành cơ thể mới
II. Thụ tinh tạo hợp tử
III. Hình thành tinh trùng và trứng.
Các giai đoạn được diễn ra theo trình tự nào sau đây?

A.
 I →II→ III.
B.
II →III→ I.
C.
 II →I→ III.
D.
III →II→ I.
Câu 22

Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm bao nhiêu giai đoạn chính?

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 23

Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật lại gây ra hiện tượng thoái hóa?

A.
 Vì xuất hiện các tổ hợp gen đồng hợp trội gây hại cho cơ thể sinh vật.
B.
Vì xuất hiện các tổ hợp gen đồng hợp lặn gây hại cho cơ thể sinh vật.
C.
Vì xuất hiện các tổ hợp gen dị hợp gây hại cho cơ thể sinh vật.
D.
Vì xuất hiện các tính trạng xấu gây hại cho cơ thể sinh vật.
Câu 24

Khi nói về sinh sản hữu tính ở động vật, nhận định nào sau đây sai?

A.
Động vật đơn tính là động vật mà trên mỗi cơ thể chỉ có cơ quan sinh dục đực hoặc cơ quan sinh dục cái.
B.
Động vật sinh sản hữu tính có hai hình thức thụ tinh là thụ tinh trong và thụ tinh ngoài.
C.
Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản có sự kết hợp của các giao tử lưỡng bội để tạo ra các cá thể mới thích nghi với môi trường sống.
D.
Ở động vật đẻ con, phôi thai phát triển trong cơ thể mẹ nhờ chất dinh dưỡng nhận từ cơ thể mẹ, qua nhau thai.
Câu 25

Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Giun đất là động vật lưỡng tính chỉ sinh sản bằng tự phối.

(2) Những người có tuyến yên không phát triển thường không có khả năng sinh con.

(3) Đẻ trứng thai được xem là hình thức trung gian của đẻ trứng và đẻ con.

(4) Trong các hình thức sinh sản vô tính ở động vật thì trinh sinh là hình thức tiến hóa nhất.

(5) Nếu thay đổi thời gian chiếu sáng đối với gà nuôi thì gà có thể đẻ 2 trứng/ngày.

A.
5
B.
4
C.
2
D.
3
Câu 26

Trình tự nào phản ánh đúng mức độ tăng dần khả năng tạo biến dị tổ hợp của các phương thức sinh sán khác nhau?  

A.
Sinh sản hữu tính → tự thụ phấn → sinh sản vô tính 
B.
Tự thụ phấn → sinh sản vô tính → sinh sản hữu tính  
C.
Sinh sản vô tính → tự thụ phấn → sinh sản hữu tính  
D.
 Sinh sản hữu tính → sinh sản vô tính → tự thụ phấn  
Câu 27

Đặc điểm nào không phải là ưu thế của sinh sản giao phối so với sinh sản tự phối ở động vật?

A.
Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho tiến hoá.
B.
Duy trì ổn định những tính trạng tốt vệ mặt di truyền
C.
 Là hình thức sinh sản phổ biến
D.
Có khả năng thích nghi với những điểu kiện môi trường biến đổi.
Câu 28

Đặc điểm là ưu thế của sinh sản giao phối so với sinh sản tự phối ở động vật?

A.
Tạo ra được nhiều biến dị tổ hợp làm nguyên liệu cho tiến hoá.
B.
Có khả năng thích nghi với những điểu kiện môi trường biến đổi.
C.
Là hình thức sinh sản phổ biến
D.
Cả A, B và C
Câu 29

Giao phối cận huyết còn gọi là:

A.
Giao phấn
B.
Tự thụ phấn
C.
Lai giống
D.
Giao phối gần
Câu 30

 Bào quan nào sau đây tham gia vào việc hình thành thoi phân bào là: 

A.
Trung thể 
B.
Không bào
C.
Ti thể 
D.
Bộ máy Gôn gi 
Câu 31

Hình thức thụ tinh trong có ở loài nào sau đây?

A.
Cá.
B.
Ếch.
C.
Gà.
D.
Lươn.
Câu 32

Điều nào không đúng khi nói về hình thức thụ tinh ở động vật?

A.
Thụ tinh ngoài là trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên ngoài cơ thể con cái.
B.
Thụ tinh trong là trứng gặp tinh trùng và thụ tinh bên trong cơ thể con cái.
C.
Thụ tinh trong có hiệu suất cao nên cần ít trứng, tinh trùng.
D.
Thụ tinh ngoài có hiệu suất cao nên cần ít trứng, tinh trùng.
Câu 33

Điều hòa ngược âm tính diễn ra trong quá tình sinh tinh trùng khi

A.
Nông độ GnRH cao.
B.
Nồng độ Testôstêron cao.
C.
Nồng độ Testôstêron giảm.
D.
Nồng độ FSH và LH giảm.
Câu 34

Khi nói về quá trình thụ tinh ở động vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

(1) Tự phối (tự thụ tinh) là sự kết hợp giữa 2 giao tử đực và cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính.

(2) Các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh.

(3) Thụ tinh chéo là sự kết hợp giữa hai giao tử đực và cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau.

(4) Động vật lưỡng tính có hình thức thụ tinh chéo.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 35

Thể vàng sản sinh ra hooc

A.
FSH
B.
LH
C.
Progesteron
D.
Tiroxin
Câu 36

Quá trình phát triển không qua biến thái của động vật gồm giai đoạn

A.
Phôi
B.
Phôi và hậu phôi
C.
Hậu phôi
D.
Phôi thai và sau khi sinh
Câu 37

Trong các động vật dưới đây, động vật nào có hình thức sinh sản hữu tính tiến hoá nhất?

A.
Cá mập
B.
Cá nhà táng
C.
Cá thu
D.
Cá chép
Câu 38

Nhận xét nào sau đây là không đúng ?

A.
các loài đẻ trứng đều thụ tinh ngoài
B.
các loài đẻ con đều thụ tinh trong
C.
các loài thụ tinh ngoài thuờng đẻ rất nhiều trứng
D.
thụ tinh ngoài cần có nước
Câu 39

Có mấy đáp án dưới đây đúng với loài sinh sản hữu tính?

(1). Số lượng gen trên mỗi phân tử ADN càng lớn thì nguồn nguyên liệu sơ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng lớn

(2). Số lượng NST đơn bội càng lớn thì sẽ có nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên càng phong phú

(3). Bố hoặc mẹ di truyền nguyên vẹn cho con kiểu gen

(4). Bộ NST được duy trì ổn định qua các thế hệ cơ thể của loài nhờ sự kết hợp 3 quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh

A.
3
B.
2
C.
1
D.
4
Câu 40

Khi nói về sinh sản vô tính và hữu tính, có bao nhiêu phát biểu đúng trong các phát biểu sau:

I. Con sinh ra bằng hình thức sinh sản hữu tính có khả năng thích nghi với môi trường sống biến đổi cao hơn.

II. Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân, sinh sản hữu tính dựa trên cơ sở của hiện tượng giảm phân và thụ tinh.

III. Sinh sản vô tính và hữu tính góp phần tạo ra sự đa dạng di truyền.

IV. Mỗi loài sinh vật chỉ có 1 trong 2 hình thức sinh sản, hoặc sinh sản vô tính hoặc sinh sản hữu tính.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 41

Hình thức thụ tinh ngoài có ở loài động vật nào sau đây

A.
Ếch
B.
Rắn hổ mang
C.
Gà lôi rừng
D.
Mèo nhà
Câu 42

Thụ tinh trong tiến hóa hơn thụ tinh ngoài là vì

A.
không nhất thiết phải cần môi trường nước
B.
không chịu ảnh hưởng của các tác nhân môi trường
C.
hạn chế tiêu tốn năng lượng
D.
cho hiệu suất thụ tinh cao
Câu 43

Trong sinh sản hữu tính có một số loài đẻ trứng, ví dụ như: 

A.
cá chép, ếch đồng, nhái, chim, gà, vịt, thú mỏ vịt
B.
lợn, chó, mèo, cá mập xanh
C.
trâu, ngựa, vịt
D.
tất cả đều sai
Câu 44

Trong sinh sản hữu tính có một số loài đẻ con, ví dụ: 

A.
cá chép, ếch đồng, nhái, chim, gà, vịt, thú mỏ vịt
B.
lợn, chó, mèo, cá mập xanh
C.
trâu, ngựa, vịt
D.
tất cả đều sai
Câu 45

Sinh sản theo kiểu giao phối tiến hóa hơn sinh sản vô tính là vì thế hệ sau có sự

A.
tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp và có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường
B.
đồng nhất về mặt di truyền tạo ra khả năng thích nghi đồng loạt trước sự thay đổi của điều kiện môi trường
C.
tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di chuyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có hại và tăng cường khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trường
D.
tổ hợp vật chất di truyền có nguồn gốc khác nhau tạo ra sự đa dạng về mặt di truyền, làm xuất hiện nhiều biến dị tổ hợp có lợi thích nghi với sự thay đổi của môi trường
Câu 46

So sánh sự giống nhau giữa sinh sản hữu tính ở động vật và sinh sản hữu tính ở thực vật

A.
Đều có sự kết hợp giao tử đực (n) và giao tử cái -> Hợp tử (2n)
B.
Hợp tử (2n) phát triển thành cơ thể mới mang TTDT của bố, mẹ
C.
Quá trình giảm phân hình thành giao tử, thụ tinh và phát triển của hợp tử
D.
Cả A và B
Câu 47

Điều không đúng khi nói về thụ tinh ở động vật là

A.
tự phối (tự thụ tinh) là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái cùng được phát sinh từ một cơ thể lưỡng tính
B.
các động vật lưỡng tính chỉ có hình thức tự thụ tinh
C.
giao phối (thụ tinh chéo) là sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái được phát sinh từ hai cơ thể khác nhau
D.
một số dạng động vật lưỡng tính vẫn xảy ra thụ tinh chéo
Câu 48

Ếch là loài: 

A.
Thụ tinh trong
B.
Thụ tinh ngoài
C.
Tự thụ tinh
D.
Thụ tinh chéo
Câu 49

Bản chất của quá trình thụ tinh ở động vật là sự kết hợp

A.
của hai giao tử đực và giao tử cái
B.
của nhiều giao tử đực với một giao tử cái
C.
các nhân của nhiều giao tử đực với một nhân của giao tử cái
D.
bội NST đơn bội (n) của giao tử đực và giao tử cái tạo thành bộ NST lưỡng bội (2n) ở hợp tử
Câu 50

Những loài nào sau đây là sinh vật lưỡng tính?

A.
giun đất, ốc sên, các chép
B.
giun đất, cá trắm
C.
giun đất, ốc sên
D.
tằm, ong, cá