THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 26
Thời gian làm bài: 46 phút
Mã đề: #1996
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Virut và bệnh truyền nhiễm
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2488

Ôn tập trắc nghiệm Virut gây bệnh Sinh Học Lớp 10 Phần 2

Câu 1

Khi xâm nhập vào cơ thể người, HIV sẽ xâm nhập vào tế bào nào dưới đây?

A.
Hồng cầu
B.
Limphô T
C.
Thần kinh
D.
Đại thực bào
Câu 2

Virut có khả năng lây nhiễm và phá hủy một số tế bào của hệ thống miễn dịch (tế bào limphô T4 và đại thực bào). Sự giảm số lượng các tế bào này làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể là?

A.
H5N1
B.
HIV
C.
Phagơ
D.
E.coli
Câu 3

Những sinh vật nào dư­ới đây có vật chất di truyền là ARN?

A.
Virut cúm.
B.
Thể ăn khuẩn
C.
Virut gây bệnh xoăn lá cà chua.
D.
B và C
Câu 4

HIV chủ yếu phá huỷ tế bào nào dưới đây

A.
Tế bào T8.
B.
Tế bào T4.
C.
Tế bào B.
D.
Bạch cầu trung tính.
Câu 5

Virut thực vật không thể lan truyền theo con đường nào?

A.
Qua côn trùng tiêm chích, ăn lá.
B.
Qua các vết trầy xước hoặc ghép cành.
C.
Qua phấn hoa hoặc qua hạt từ cây đã nhiễm.
D.
Tự xâm nhập qua thành tế bào giống như virut động vật.
Câu 6

Virut có khả năng gây bệnh cho các loại sinh vật nào sau đây?

A.
Người và động vật có xương sống.
B.
Động vật không xương sống.
C.
Thực vật, Vi sinh vật.
D.
Cả A, B, C, D.
Câu 7

HIV có thể lây truyền theo các con đường sau đây, ngoại trừ

A.
Qua đường máu (truyền máu, tiêm chích, ghép tạng...).
B.
Qua quan hệ tình dục không an toàn.
C.
Mẹ truyền sang con qua nhau thai, khi sinh nở, qua sữa mẹ.
D.
Qua côn trùng đốt.
Câu 8

Virut nào sau đây có cấu trúc xoắn?

A.
Virut hecpet.
B.
Virut bại liệt.
C.
Virut ađênô.
D.
Virut cúm.
Câu 9

Virut nào sau đây có cấu tạo dạng khối đa diện?

A.
Virut gây khảm thuốc lá.
B.
Virut gây bệnh dại.
C.
Virut gây bệnh bại liệt.
D.
Virut gây bệnh sởi.
Câu 10

Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế lây truyền của virut kí sinh ở những loại côn trùng ăn lá cây?

A.
Côn trùng ăn lá cây chứa virut.
B.
Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virut.
C.
Virut xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua dịch bạch huyết của côn trùng.
D.
Virut xâm nhập qua da của côn trùng.
Câu 11

Bệnh viêm não Nhật Bản do virut gây nên, xuất phát từ chim và lợn, muỗi Culex hút máu lợn có virut sau đó đốt người sẽ truyền virut sang người. Tuy nhiên, muỗi đốt người bệnh sau đó sang đốt người khỏe mạnh lại không làm người đó mắc bệnh. Vì sao bệnh viêm não Nhật Bản không truyền từ người sang người?

A.
Vì cơ thể người khỏe mạnh có hệ miễn dịch có khả năng chống lại virut gây bệnh.
B.
Vì người mắc bệnh không phải ổ chứa virut.
C.
Vì khi xâm nhập cơ thể người, virut đã giảm hoạt tính, không còn khả năng lây nhiễm.
D.
Vì virut không thể tồn tại quá lâu trong nước bọt và ống tiêu hóa của muỗi.
Câu 12

Bệnh nào sau đây do virut gây ra, thông qua côn trùng sau đó xâm nhập vào người?

A.
Bệnh cúm H5N1.
B.
Bệnh viêm gan B.
C.
Bệnh sốt rét.
D.
Bệnh sốt xuất huyết.
Câu 13

Khi tác nhân gây bệnh tấn công cơ thể, loại miễn dịch đầu tiên mà chúng phải vượt qua là

A.
miễn dịch đặc hiệu.
B.
miễn dịch không đặc hiệu.
C.
miễn dịch thể dịch.
D.
miễn dịch tế bào.
Câu 14

Miễn dịch là

A.
khả năng không truyền bệnh cho các cá thể khác.
B.
khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
C.
khả năng khỏi bệnh sau khi bị nhiễm bệnh.
D.
cả ba ý trên đều đúng.
Câu 15

Vi sinh vật có thể lây bệnh theo con đường nào sau đây?

A.
Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường thần kinh.
B.
Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục.
C.
Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, qua tiếp xúc.
D.
Con đường hô hấp, con đường tiêu hóa, con đường tình dục, con đường thần kinh, qua tiếp xúc.
Câu 16

Vì sao virut không thể xâm nhập được vào tế bào thực vật mà phải thông qua các vết xước hay côn trùng đốt?

A.
Vì tế bào thực vật có màng sinh chất dày, không cho virut xâm nhập vào trong.
B.
Vì tế bào thực vật có thành xenlulôzơ vững chắc và không có các thụ thể.
C.
Vì tế bào thực vật có khả năng tiết ra một số loại prôtêin độc, ngăn chặn sự xâm nhập của virut.
D.
Vì trên màng tế bào thực vật không có các thụ thể để virut nhận biết và bám vào.
Câu 17

Virut xâm nhập từ bên ngoài vào trong tế bào thực vật bằng con đường nào?

A.
Sử dụng gai glicôprôtêin để phá vỡ thành xenlulôzơ tiến hành xâm nhập tế bào thực vật.
B.
Qua các vết chích của côn trùng hay các vết xước trên cây đã làm rách thành xenlulôzơ.
C.
Xâm nhập bằng cách liên kết giữa thụ thể của virut với thụ thể của tế bào thực vật.
D.
Sử dụng dịch đặc biệt để phá vỡ thành xenlulôzơ và tiến hành xâm nhập.
Câu 18

Bệnh nào dưới đây không phải do virut gây ra?

A.
Bại liệt.
B.
Sốt xuất huyết.
C.
Viêm não ngựa.
D.
Lang ben.
Câu 19

Giai đoạn nào dưới đây xuất hiện sự liên kết giữa các thụ thể của virut với thụ thể của tế bào vật chủ?

A.
Giai đoạn xâm nhập.
B.
Giai đoạn sinh tổng hợp.
C.
Giai đoạn phóng thích.
D.
Giai đoạn hấp phụ.
Câu 20

Sự nhân lên của virut nói chung trong tế bào vật chủ được diễn ra theo mấy giai đoạn?

A.
4
B.
5
C.
6
D.
7
Câu 21

Khi nói đến virut gây bệnh, có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?

I. Virut gây bệnh ở người có chứa ADN và ARN.

II. Virut gây bệnh ở thực vật chỉ có ARN.

III. Thể thực khuẩn không có bộ gen.

IV. Virut gây bệnh ở vật nuôi không có vỏ capsit.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 22

Bệnh nào sau đây không phải do virut gây ra?

A.
Bại liệt.
B.
Lang ben.
C.
Viêm gan B.
D.
Quai bị.
Câu 23

Các vi sinh vật lợi dụng lúc cơ thể suy giảm miễn dịch để tấn công gây các bệnh khác, được gọi là

A.
Vi sinh vật cộng sinh.
B.
Vi sinh vật hoại sinh.
C.
Vi sinh vật cơ hội.
D.
Vi sinh vật tiềm tan.
Câu 24

Trong cơ thể thực vật, virut lây nhiễm từ tế bào này sang tế bào khác qua con đường nào?

A.
Qua thành tế bào
B.
Qua dòng mạch gỗ
C.
Qua dòng mạch rây
D.
Qua cầu sinh chất
Câu 25

Vật chất di truyền của virut HIV là

A.
ADN đơn.
B.
ARN đơn.
C.
ADN kép.
D.
ARN kép.
Câu 26

Virut nào sau đây vừa có dạng cấu trúc khối vừa có dạng cấu trúc xoắn?

A.
Thể thực khuẩn
B.
Virut gây cúm
C.
Virut HIV
D.
Virut gây bệnh dại