THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #1999
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Virut và bệnh truyền nhiễm
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5089

Ôn tập trắc nghiệm Ứng dụng của virut trong thực tiễnBệnh truyền nhiễm Sinh Học Lớp 10 Phần 1

Câu 1

Nội dung không đúng về điểm khác nhau giữa kĩ thuật chuyển gen dùng plasmit làm thể truyền và kĩ thuật chuyển gen dùng virut làm thể truyền là

A.
thể nhận đều là vi khuẩn E.coli.
B.
 virut có thể tự xâm nhập vào tế bào phù hợp.
C.
sự nhân lên của virut diễn ra trong nhân, sự nhân lên của plasmit diễn ra trong ở tế bào chất.
D.
chuyển gen bằng virut bị hạn chế là chỉ chuyển được gen vào vi khuẩn thích hợp với từng loại virut nhất định.
Câu 2

Hoạt động nào sau đây không lây nhiễm HIV

A.
bắt tay, nói chuyện, ăn chung bát.
B.
dùng chung bơm kim tiêm với người nhiễm.
C.
quan hệ tình dục với người nhiễm.
D.
mẹ truyền sang con qua sinh sản.
Câu 3

Hoạt động không lây truyền HIV là

A.
sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV.
B.
bắt tay qua giao tiếp.
C.
truyền máu đã bị nhiễm HIV.
D.
sử dụng chung dụng cụ tiêm chích với người nhiễm HIV, bắt tay qua giao tiếp và truyền máu đã bịnhiễm HIV.
Câu 4

Người ta tạo ra thuốc trừ sâu sinh học có chứa virut ...... Khi màng keo tan ra, virut hoạt động và gây chết cho sâu. Điền vào chỗ trống (......) từ hoặc cụm từ nào dưới đây cho câu trên đúng nghĩa?

A.
Dengue.
B.
Baculo.
C.
Polio.
D.
HIV.
Câu 5

Vì sao bình nuôi nhiều vi khuẩn đang đục bỗng dưng trở nên trong?

A.
Vì tế bào vi khuẩn bị phá vỡ do nhiễm phagơ.
B.
Vì vi khuẩn sinh ra nhiều men gây ra các phản ứng hoá học trong bình.
C.
Lúc đầu nhiều chất dinh dưỡng (nước đục) về sau ít dần chất dinh dưỡng (nước trong).
D.
Vi khuẩn lúc đầu nhiều (nước đục) dẫn đến cạnh tranh về chất dinh dưỡng và nơi ở làm số vikhuẩn giảm (nước trong).
Câu 6

Loại virut được dùng làm thể truyền trong kĩ thuật cấy gen là

A.
thể thực khuẩn.
B.
virut kí sinh trên động vật.
C.
virut kí sinh trên thực vật.
D.
virut kí sinh trên người.
Câu 7

Trong kĩ thuật cấy gen, phagơ được sử dụng để

A.
cắt một đoạn gen của ADN tế bào nhận.
B.
tách phân tử ADN của tế bào cho.
C.
làm vật trung gian để chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận.
D.
nối một đoạn gen của ADN vào tế bào cho.
Câu 8

Nếu trộn axit nucleic của virut chủng B với một nửa protein của chủng virut A và một nửa protein của chủng virut B thì chủng virut lai sẽ có dạng

A.
vỏ giống A và B, lõi giống B.
B.
vỏ giống A, lõi giống B.
C.
giống chủng A.
D.
giống chủng B.
Câu 9

Không thể tiến hành nuôi virut trong môi trường nhân tạo giống như vi khuẩn được vì
A.kích thước của nó vô cùng nhỏ bé.
B.hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic.
C.không có hình dạng đặc thù.
D.nó chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc.

 

A.
kích thước của nó vô cùng nhỏ bé.
B.
hệ gen chỉ chứa một loại axit nuclêic.
C.
không có hình dạng đặc thù.
D.
nó chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc.
Câu 10

Nếu tách lõi ARN ra khỏi vỏ prôtêin của 2 chủng virut A và B gây bệnh cho cây thuốc lá. Lấy axit nuclêic của chủng A trộn với prôtêin của chủng B tạo thành virut lai cũng gây bệnh cho cây thuốc lá. Virut lai này mang đặc điểm của chủng nào?

A.
Virut lai mang đặc điểm của chủng A.
B.
Virut lai mang đặc điểm của chủng B.
C.
Virut lai có nhiều đặc điểm giống chủng A, 1 số ít giống chủng B.
D.
Virut lai có nhiều đặc điểm giống chủng B, 1 số ít giống chủng A.
Câu 11

Bệnh truyền nhiễm không lây qua đường hô hấp là

A.
bệnh SARS.
B.
bệnh lao phổi.
C.
bệnh AIDS.
D.
bệnh cúm.
Câu 12

Chất gây phản ứng đặc hiệu với kháng nguyên được gọi là

A.
độc tố.
B.
chất cảm ứng.
C.
kháng thể.
D.
hoocmôn.
Câu 13

Virut gây viêm gan B nhiễm vào loại tế bào là
 

A.
tế bào sinh dục nữ.
B.
tế bào sinh dục nam.
C.
tế bào gan.
D.
tế bào hệ miễn dịch (Tế bào T-CD4 và đại thực bào) của người.
Câu 14

Sau khi đốt người bệnh, muỗi Aedes bị nhiễm virut nào để tiếp tục lây bệnh cho người lành?

A.
HIV.
B.
Virut polio.
C.
Virut Baculo.
D.
Virut Dengue.
Câu 15

Bệnh ở người không do virut gây nên là

A.
bệnh sốt rét.
B.
bệnh sốt xuất huyết.
C.
bệnh viêm não Nhật Bản.
D.
bệnh viêm gan siêu vi B.
Câu 16

Bệnh do virut gây nên lây nhiễm qua đường tình dục là

A.
viêm gan siêu B, Viêm gan siêu C, AIDS.
B.
viêm não Nhật Bản, bệnh dại.
C.
sởi, đau mắt đỏ.
D.
SARS, sốt Ebola.
Câu 17

Bệnh do virut gây nên lây nhiễm qua côn trùng rồi truyền qua người là

A.
bệnh dại, bệnh viêm não Nhật Bản.
B.
SARS, AIDS.
C.
bệnh sốt xuất huyết, bệnh viêm não Nhật Bản.
D.
AIDS.
Câu 18

Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản xuất ..... để phòng chống bệnh có hiệu quả. Điền vào chỗ trống (....) từ hoặc cụm từ nào dưới đây cho câu trên đúng nghĩa?

A.
vacxin.
B.
kháng thể.
C.
thực bào.
D.
inteferon.
Câu 19

Người ta tách ....... mã hoá inteferon gắn vào ADN của phagơ người. Nhiễm phagơ người vào E.Coli để sản xuất inteferon với khối lượng lớn. Điền vào chỗ trống (.......) từ hoặc cụm từ nào dưới đây cho
câu trên đúng nghĩa?

A.
prôtêin.
B.
tế bào.
C.
nhân.
D.
gen.  
Câu 20

Bệnh cúm do virut cúm gây nên lây truyền theo đường
 

A.
tiêu hóa.
B.
hô hấp.
C.
quan hệ tình dục.
D.
tiết niệu.
Câu 21

Bệnh tiêu chảy do virut gây nên lây truyền theo đường

A.
tiêu hóa.
B.
hô hấp.
C.
quan hệ tình dục.
D.
tiết niệu.
Câu 22

Bệnh sởi do virut gây nên lây truyền theo đường

A.
tiết niệu.
B.
quan hệ tình dục.
C.
hô hấp.
D.
tiêu hóa.
Câu 23

Bệnh SARS do virut gây nên lây truyền theo đường

A.
tiết niệu.
B.
quan hệ tình dục.
C.
hô hấp.
D.
tiêu hóa.
Câu 24

Muốn tránh bệnh viêm gan siêu vi B cần phải

A.
tiêm phòng vacxin phòng ngừa viêm gan siêu vi B.
B.
tránh tiếp xúc với người có bệnh viêm gan siêu vi B.
C.
tránh quan hệ tình dục với người có bệnh viêm gan siêu vi B.
D.
tiêu diệt muỗi và lăng quăng.
Câu 25

Muốn tránh bệnh sốt xuất huyết cần phải

A.
tiêu diệt muỗi và lăng quăng.
B.
tiêu diệt ruồi, ve bét, chuột.
C.
tránh tiếp xúc với người có bệnh.
D.
tránh quan hệ tình dục với người có bệnh.
Câu 26

Các hàng rào bảo vệ như da, niêm mạc ngăn không cho virut xâm nhập vào cơ thể thuộc

A.
miễn dịch dịch thể.
B.
miễn dịch không đặc hiệu.
C.
miễn dịch đặc hiệu
D.
miễn dịch tế bào.
Câu 27

Khi giẫm phải dây kẽm gai, khi đến bệnh viện sẽ được tiêm
 

A.
huyết thanh chống vi trùng uốn ván.
B.
vacxin phòng vi trùng uốn ván.
C.
thuốc kháng sinh.
D.
thuốc bổ.
Câu 28

Điều kiện để có miễn dịch đặc hiệu là

A.
xảy ra khi có kháng thể xâm nhập.
B.
xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập.
C.
xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
D.
xảy ra khi có virut xâm nhập.
Câu 29

Loại prôtêin đặc biệt do tế bào của cơ thể tiết ra chống lại virut, tế bào ung thư và tăng cường khả
năng miễn dịch gọi là

A.
chất kháng thể.
B.
enzim.
C.
intefêron.
D.
hoocmôn.
Câu 30

Đặc điểm nào không phải là điểm giống nhau của bệnh AIDS, lậu, giang mai?

A.
Truyền từ mẹ sang con.
B.
Khi mới nhiễm virut hay vi khuẩn → không thấy biểu hiện bệnh.
C.
Khả năng lây truyền rất cao.
D.
Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục bừa bãi ngoài xã hội.
Câu 31

Chỉ tiêm phòng vacxin khi

A.
đang bị kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.
B.
cơ thể đã mắc bệnh 1 lần.
C.
biết bệnh đó có thực sự nguy hiểm hay không.
D.
cơ thể khỏe mạnh.
Câu 32

Cho các yếu tố sau: (1) Nước mắt. (2) Dịch axit của dạ dày. (3) Kháng nguyên. (4) Đại thực bào. (5) Máu. (6) Tế bào T độc. Tổ hợp đúng về loại miễn dịch không đặc hiệu là

A.
1, 2, 3, 4.
B.
1, 2, 4, 5.
C.
1, 2, 4.
D.
2, 3, 5, 6.
Câu 33

Để gây bệnh truyền nhiễm, cần có đủ 3 điều kiện là

A.
độc lực đủ mạnh, không có kháng thể, hệ hô hấp suy yếu.
B.
đường xâm nhiễm phù hợp, độc lực đủ mạnh, số lượng nhiễm đủ lớn.
C.
hệ miễn dịch yếu, hệ tiêu hóa yếu, số lượng nhiễm đủ lớn.
D.
có virut gây bệnh, môi trường sống thuận lợi phát bệnh, đường xâm nhiễm phù hợp.
Câu 34

Muỗi Culex hút máu lợn hoặc chim bị nhiễm virut nào để tiếp tục lây bệnh cho người lành?

A.
Virut Dengue.
B.
Virut Baculo.
C.
Virut polio.
D.
HIV.
Câu 35

Virut gây bệnh ở thực vật xâm nhập và nhân lên trong tế bào sau đó lan sang các tế bào khác bằng con đường nào sau đây?

A.
Chui qua các lỗ thủng trên thành tế bào
B.
Qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào
C.
Qua dung hợp tế bào
D.
Cả A, B và C
Câu 36

Mục đích của việc tiêm vacxin phòng bệnh là gì?

A.
Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
B.
Đưa kháng nguyên vào cơ thể, kích thích cơ thể hình thành kháng thể
C.
Đưa kháng nguyên vào cơ thể để tiêu diệt tác nhân gây bệnh
D.
Đưa kháng thể vào cơ thể để tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh
Câu 37

Sơ đồ nào sau đây là đúng với quy trình sản xuất inteferon?

  1. (1) Gắn IFN vào ADN phago tạo ra phago tái tổ hợp
  2. (2) Nhiễm phago tái tổ hợp vào E. coli
  3. (3) Nuôi E. coli nhiễm phago tái tổ hợp trong một nồi lên men
  4. (4) Tách gen IFN ở người

Phương án đúng là

A.
4 → 1 → 2 → 3
B.
3 → 2 → 4 → 1
C.
4 → 2 → 3 → 1
D.
3 → 4 → 2 → 1
Câu 38

Điều nào sau đây không đúng với inteferon?

A.
có phân tử lượng lớn
B.
có đơn phân là axit amin
C.
có khả năng chống virut
D.
có đơn phân là axit nucleic
Câu 39

Ý nào sau đây có nội dung không đúng khi nói về miễn dịch dịch thể?

A.
Có sự tham gia của các tế bào limpho T bình thường
B.
Có sự sản xuất kháng thể
C.
Mang tính chất bẩm sinh
D.
Không có sự tham gia của các tế bào limpho T độc
Câu 40

Bệnh cúm lây truyền qua con đường nào sau đây?

A.
con đường tiêu hóa
B.
con đường máu
C.
con đường hô hấp
D.
con đường tình dục
Câu 41

Bệnh không phải là bệnh truyền nhiễm là

A.
viêm gan A 
B.
bạch tạng  
C.
cúm
D.
lao
Câu 42

Câu nào sau đây không đúng khi nói về bệnh truyền nhiễm

A.
Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây truyền từ cá thể này sang cá thể khác
B.
Chỉ cần có tác nhân gây bệnh vào cơ thể là có thể gây bệnh
C.
Khi có con đường câm nhiễm thích hợp thì tác nhân gây bệnh mới có thể xâm nhập vào cơ thể vật chủ
D.
Tác nhân gây bệnh truyền nhiễm có thể là: virut, vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh…
Câu 43

Virut sẽ xâm nhập vào tế bào nếu trên bề mặt tế bào đó có

A.
thụ thể đặc biệt
B.
kháng thể đặc hiệu
C.
ARN đặc thù
D.
kháng nguyên tương ứng
Câu 44

Bệnh viêm não Nhật Bản có vật trung gian truyền bệnh là

A.
 muỗi  
B.
ruồi   
C.
chuột
D.
chim di cư
Câu 45

Bệnh không phải do virut gây ra là bệnh

A.
cúm
B.
 viêm não Nhật Bản
C.
đái tháo đường
D.
viêm gan B
Câu 46

HIV có thể tấn công tế bào

A.
thần kinh
B.
niêm mạc ruột
C.
limpho T4
D.
xương
Câu 47

Inteferon có những khả năng nào sau đây?

A.
Chống virut
B.
Chống tế bào ung thư
C.
Tăng cường khả năng miễn dịch
D.
Cả A, B và C
Câu 48

Chọn giống cây trồng sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh là những biện pháp tốt nhất để có các sản phẩm trồng trọt không nhiễm virut. Lí do cốt lõi là vì

A.
Các biện pháp này dễ làm, không tốn nhiều công sức
B.
Chưa có thuốc chống virut kí sinh ở thực vật
C.
Thuốc chống virut kí sinh ở thực vật có giá rất đắt
D.
Cả A, B và C
Câu 49

Điều nào sau đây là đúng khi nói về virut kí sinh ở thực vật?

A.
Virut kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật thông qua thụ thể đặc hiệu trên bề mặt của tế bào thực vật
B.
Virut kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào thực vật
C.
Côn trùng khi chích vào cơ thể thực vật đã giúp virut kí sinh thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật
D.
Cả A, B và C
Câu 50

Virut HIV có trong máu người bệnh nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên, muỗi đốt người bệnh sau đó sang đốt người khỏe mạnh lại không làm người đó mắc bệnh. Vì sao HIV/AIDS không truyền từ người sang người qua đường muỗi đốt?

A.
Vì cơ thể người khỏe mạnh có hệ miễn dịch có khả năng chống lại virut mới xâm nhập.
B.
Vì người mắc bệnh không phải ổ chứa virut.
C.
Vì khi xâm nhập cơ thể người, virut đã giảm hoạt tính, không còn khả năng lây nhiễm.
D.
Vì virut không thể tồn tại quá lâu trong nước bọt và ống tiêu hóa của muỗi