THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 23
Thời gian làm bài: 41 phút
Mã đề: #2001
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 10 - Virut và bệnh truyền nhiễm
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3434

Ôn tập trắc nghiệm Ứng dụng của virut trong thực tiễnBệnh truyền nhiễm Sinh Học Lớp 10 Phần 2

Câu 1

Nhiều loài phagơ có thể gây thiệt hại cho ngành công nghiệp nào sau đây?

A.
Làm bia, rượu
B.
Sản xuất kháng sinh
C.
Sản xuất bột giặt
D.
Cả 3 đáp án trên
Câu 2

Nhận định nào sau đây ĐÚNG khi nói về các đặc tính ưu việt của thuốc trừ sâu sinh học:

A.
Có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số nhóm sâu nhất định, không gây hại cho người, động vật và côn trùng có ích.
B.
Có thể tồn tại rất lâu ngoài cơ thể côn trùng.
C.
Dễ sản xuất, hiệu quả cao, giá thành thấp.
D.
Tất cả các ý trên đều đúng
Câu 3

Nhận định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về các đặc tính ưu việt của thuốc trừ sâu sinh học:

A.
Có tính đặc hiệu cao, chỉ gây hại cho một số nhóm sâu nhất định, không gây hại cho người, động vật và côn trùng có ích.
B.
Có thể tồn tại rất lâu ngoài cơ thể côn trùng.
C.
Tiêu diệt nhanh, hiệu quả tất cả các loại sâu gây hại.
D.
Dễ sản xuất, hiệu quả cao, giá thành thấp.
Câu 4

Thuốc trừ sâu từ virut là chế phẩm chứa?

A.
Virut
B.
Vi khuẩn
C.
Nấm
D.
Hợp chất protein
Câu 5

Điều nào sau đây là đúng về thuốc trừ sâu từ virut?

A.
Là thuốc trừ sâu bị nhiễm virut
B.
Là thuốc trừ sâu sử dụng để tiêu diệt virut
C.
Là chế phẩm chứa virut mà những virut này gây hại cho một số sâu hại nhất định.
D.
Là chế phẩm gồm những hợp chất là protein mà các protein này được tạo nên từ những gen thuộc hệ gen của virut
Câu 6

Nhóm virut kí sinh trên côn trùng thường được ứng dụng trong

A.
Sản xuất thực phẩm
B.
Sản xuất thuốc kháng sinh
C.
Làm sạch môi trường
D.
Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học
Câu 7

Nhóm virut nào sau đây được ứng dụng trong sản xuất thuốc trừ sâu sinh học?

A.
Phago
B.
Dengue
C.
Baculo
D.
Polio
Câu 8

Điều nào sau đây đúng về gen Inteferon (IFN)?

A.
Tế bào của người có gen IFN
B.
Có thể sản xuất inteferon bằng công nghệ sinh học.
C.
Có thể sử dụng kĩ thuật di truyền để gắn gen IFN vào hệ gen của virut
D.
Cả A, B và C
Câu 9

Điều nào sau đây không đúng về gen Inteferon (IFN)?

A.
Tế bào của người có gen IFN
B.
Hệ gen của phago λ không chứa gen IFN
C.
Có thể sử dụng kĩ thuật di truyền để gắn gen IFN vào hệ gen của virut
D.
Trong sản xuất inteferon, người ta gắn gen IFN vào hệ gen của vi khuẩn
Câu 10

Inteferon có chức năng nào sau đây?

A.
Chống virut
B.
Chống sâu hại lúa
C.
Tăng cường khả năng sinh sản
D.
Làm giảm khả năng miễn dịch
Câu 11

Trong kỹ thuật cấy gen , phagơ được sử dụng để

A.
Cắt một đoạn gen của ADN tế bào nhận
B.
Nối một đoạn gen vào ADN của tế bào cho
C.
Làm vật trung gian chuyển gen từ tế bào cho sang tế bào nhận
D.
Tách phân tử ADN khỏi tế bào cho
Câu 12

Dựa vào đặc điểm nào của virut phago để con người sử dụng chúng trong kĩ thuật chuyển gen?

A.
Phago có tốc độ nhân lên rất nhanh trong tế bào vật chủ kí sinh.
B.
Một số loại virut phago chứa các đoạn gen không quan trọng, có thể cắt bỏ và thay thế mà không ảnh hưởng đến quà trình nhân lên của chúng.
C.
Phago có chứa các gen quy định các sản phẩm cần thiết cho con người.
D.
Phago kí sinh trên vi khuẩn, là nhóm vi sinh vật sinh sản nhanh, dễ nuôi cấy để thu được sinh khối lớn.
Câu 13

Virut có vai trò gì trong nghiên cứu sinh học cơ bản và trong công nghê sinh học?

A.
Do có cấu tạo đơn giản nên được dùng làm mô hình để nghiên cứu nhiều vấn đề của Sinh học hiện đại.
B.
Được dùng làm công cụ vận chuyển gen mong muốn từ cơ thể cho sang cơ thể nhận, là nguyên liệu cung cấp enzim dùng trong Công nghệ sinh học (ví du ADN - ligaza).
C.
Được sử dụng trong sản xuất vacxin và nhiều chất có hoạt tính sinh học khác.
D.
Cả A, B và C.
Câu 14

Những ưu điểm của thuốc trừ sâu làm từ virut là

A.
Có hiệu lực diệt sâu cao.
B.
An toàn với người, động vật và vi sinh vật.
C.
Không ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái.
D.
Cả A, B, C.
Câu 15

Đặc điểm chỉ có ở virut mà không có ở vi khuẩn là

A.
có cấu tạo tế bào.
B.
chỉ chứa ADN hoặc ARN.
C.
chứa cả ADN và ARN.
D.
chứa ribôxôm, sinh sản độc lập.
Câu 16

Nếu trộn axit nuclêic của chủng virut A với một nửa prôtêin của chủng virut A và một nửa prôtêin của chủng B thu được một chủng lai có lõi của chủng A và vỏ prôtêin của chủng B. Đem nhiễm chủng lai vào sinh vật để gây bệnh, sau đó phân lập virut thì sẽ thu được

A.
cả chủng A và chủng B.
B.
vỏ giống cả chủng A và B, lõi giống chủng B.
C.
chủng lai.
D.
chủng A.
Câu 17

Cho các biện pháp sau:

I. Chọn giống cây sạch bệnh.

II. Phun thuốc trừ sâu sinh học.

III. Vệ sinh đồng ruộng.

IV. Tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

Có bao nhiêu biện pháp có thể áp dụng để phòng bệnh do virut gây ra trên thực vật?

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 18

Một số loại virut kí sinh trên côn trùng có thể tồn tại rất lâu bên ngoài cơ thể côn trùng vì

A.
có khả năng kí sinh trên các vật chủ khác ngoài côn trùng.
B.
có vỏ bọc giúp chúng tránh được các yếu tố bất lợi của môi trường.
C.
có khả năng hình thành bào tử, tránh được các yếu tố bất lợi của môi trường.
D.
có hệ gen là ADN xoắn kép, bền vững, tồn tại được lâu trong môi trường.
Câu 19

Bệnh nào sau đây là bệnh truyền nhiễm?

A.
Ngộ độc thực phẩm.
B.
Đau dạ dày.
C.
Kiết lị.
D.
Viêm ruột thừa.
Câu 20

Ngành công nghệ vi sinh nào dưới đây có thể bị thiệt hại do hoạt động kí sinh của thể thực khuẩn?

A.
Sản xuất thuốc trừ sâu sinh học.
B.
Sản xuất thuốc kháng sinh.
C.
Sản xuất mì chính.
D.
Cả ba đáp án đều đúng.
Câu 21

Bệnh kiết lị là một bệnh truyền nhiễm do trùng kiết lị gây nên, nhưng vì sao chúng ta vẫn có thể tiếp xúc, nói chuyện với người bị kiết lị nhưng không bị nhiễm?

A.
Vì mầm bệnh không đủ động lực.
B.
Vì số lượng trùng kiết lị trong môi trường không đủ lớn.
C.
Vì trùng kiết lị chưa thể vượt qua được hàng rào miễn dịch của cơ thể.
D.
Vì trùng kiết lị lây truyền qua đường tiêu hóa, nên tiếp xúc, nói chuyện sẽ không lây bệnh.
Câu 22

Bệnh truyền nhiễm là bệnh

A.
lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
B.
do vi khuẩn và virut gây ra.
C.
do nấm và động vật nguyên sinh truyền qua.
D.
chỉ có ở động vật, thực vật.
Câu 23

Nếu trộn acid nucleic của chủng virut B với prôtêin của chủng virut A. Thì thu được các virut ở các thế hệ sau sẽ có đặc điểm như thế nào?

A.
Giống chủng A.
B.
Giống chủng B.
C.
Vỏ giống A, lõi giống B. 
D.
Vỏ giống B, lõi giống A.