THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 25
Thời gian làm bài: 45 phút
Mã đề: #2085
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Quy luật di truyền
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3732

Ôn tập trắc nghiệm Tương tác gen – Tương tác cộng gộp và tác động đa hiệu của gen Sinh Học Lớp 12 Phần 4

Câu 1

Ở một loài thực vật, khi cho lai giữa cây có hạt màu đỏ với cây có hạt màu trắng đều thuần chủng, F1 thu được 100% hạt màu đỏ, F2 thu được tỉ lệ 15 hạt màu đỏ: 1 hạt màu trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường. Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật

A.
 tương tác bổ trợ.
B.
tương tác cộng gộp.
C.
liên kết gen.
D.
tương tác át chế.
Câu 2

Biết chỉ xét sự di truyền về một tính trạng. Tỉ lệ phân li kiểu hình 6 : 1 : 1 chỉ đúng với kiểu tương tác:

A.
bổ trợ, tỉ lệ 9 : 6 : 1
B.
át chế, tỉ lệ 12 : 3 : 1
C.
át chế, tỉ lệ 9 : 4 : 3
D.
át chế, tỉ lệ 13 : 3
Câu 3

Xét hai cặp gen (Aa, Bb) cùng qui định 1 cặp tính trạng AaBb x AaBb. Tùy từng kiểu tương tác, kết quả phân li kiểu hình của phép lai sẽ là:

A.
9 : 3 : 3 : 1 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9 : 7 hoặc 9 : 4 : 3
B.
12 : 3 : 1 hoặc 15 : 1
C.
9 : 3 : 3 : 1 hoặc 10 : 6 hoặc 1 : 4 : 6 : 4 : 1
D.
A và B đúng
Câu 4

Hai gen không alen (Aa, Bb) cùng qui định một tính trạng. P thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, F2 phân li kiểu hình:

1. 9 : 3 : 3 : 1    2. 9 : 6 : 1           3. 1 : 4 : 6 : 4 : 1             4. 13 : 3   

5. 9 : 3 : 4         6. 9 :  6.              7. 12 : 3 : 1                     8. 15 : 1

Kết quả tự thụ phấn giữa các cá thể dị hợp 2 cặp gen và kết quả lai phân tích cá thể dị hợp 2 cặp gen xuất hiện số loại kiểu hình giống nhau trong trường hợp nào?

A.
2, 3, 6, 8
B.
1, 4, 5, 7
C.
1, 3, 5, 7
D.
Tất cả các TH trên
Câu 5

Hai gen không alen (Aa, Bb) cùng qui định một tính trạng. P thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, F2 phân li kiểu hình:

1. 9 : 3 : 3 : 1    2. 9 : 6 : 1           3. 1 : 4 : 6 : 4 : 1             4. 13 : 3   

5. 9 : 3 : 4         6. 9 :   6.       7. 12 : 3 : 1                     8. 15 : 1

Các trường hợp nói trên giống nhau ở:

A.
Hai cặp gen không alen cùng qui định 1 tính trạng, các gen phân li độc lập và tổ hợp tự do.
B.
F1 đều dị hợp về 2 cặp gen, F2 đều xuất hiện 16 tổ hợp giao tử, có 9 kiểu gen với tỉ lệ (1 : 2 :1)2
C.
Đều làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp, cung cấp nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
D.
A và B
Câu 6

Hai gen không alen (Aa, Bb) cùng qui định một tính trạng. P thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, F2 phân li kiểu hình:

1. 9 : 3 : 3 : 1    2. 9 : 6 : 1    3. 1 : 4 : 6 : 4 : 1      4. 13 : 3   

5. 9 : 3 : 4         6. 9 : 7         7. 12 : 3 : 1              8. 15 : 1

Sự biểu hiện kiểu hình theo cách AABB ≠ AABb = AaBB ≠ AAbb = aaBB = AaBb ≠ Aabb = aaBb ≠ aabb thuộc kiểu:  

A.
2
B.
3
C.
4
D.
6
Câu 7

Hai gen không alen (Aa, Bb) cùng qui định một tính trạng. P thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, F2 phân li kiểu hình:

1. 9 : 3 : 3 : 1    2. 9 : 6 : 1    3. 1 : 4 : 6 : 4 : 1      4. 13 : 3   

5. 9 : 3 : 4         6. 9 : 7         7. 12 : 3 : 1              8. 15 : 1

Kiểu tương tác qui định kiểu hình (A-B-) ≠ (A-bb) = (aaB-) = (aabb) thuộc dạng:

A.
2
B.
6
C.
4
D.
3
Câu 8

Hai gen không alen (Aa, Bb) cùng qui định một tính trạng. P thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, F2 phân li kiểu hình:

1. 9 : 3 : 3 : 1    2. 9 : 6 : 1    3. 1 : 4 : 6 : 4 : 1        4.13 : 3   

5. 9 : 3 : 4         6. 9 : 7         7. 12 : 3 : 1               8. 15 : 1

Kiểu tương tác nào có vai trò của gen A khác gen B?

A.
1, 4, 5, 7
B.
 4, 5, 7
C.
1, 4, 5 
D.
1, 3, 4, 5, 7
Câu 9

Hai gen không alen (Aa, Bb) cùng qui định một tính trạng. P thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, F2 phân li kiểu hình:

1. 9 : 3 : 3 : 1    2. 9 : 6 : 1    3. 1 : 4 : 6 : 4 : 1  4.13 : 3   

5. 9 : 3 : 4    6. 9 : 7   7. 12 : 3 : 1 8. 15 : 1

Các tỉ lệ của tương tác cộng gộp là: 

A.
1, 3
B.
3, 8
C.
3, 5, 8  
D.
2, 3, 8
Câu 10

Hai gen không alen (Aa, Bb) cùng qui định một tính trạng. P thuần chủng khác nhau về hai cặp gen tương phản, F2 phân li kiểu hình:

1. 9 : 3 : 3 : 1         2. 9 : 6 : 1          3. 1 : 4 : 6 : 4 : 1   

4. 13 : 3                 5. 9 : 3 : 4          6. 9 : 7   

7. 12 : 3 : 1            8. 15 : 1

Tỉ lệ đặc thù với kiểu tác động át chế là:

A.
1, 4, 7 
B.
4, 5, 7
C.
4, 7
D.
3, 4, 7
Câu 11

Trường hợp tương tác nào nói trên làm tăng xuất hiện biến dị tổ hợp

A.
Tác động át chế và tác động cộng gộp
B.
Tác động cộng gộp
C.
Tác động át chế
D.
Tác động bổ sung, tác động át chế và tác động cộng gộp
Câu 12

Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó là 

A.
gen trội
B.
gen lặn
C.
gen đa alen
D.
gen đa hiệu
Câu 13

Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến đổi 

A.
ở một tính trạng. 
B.
ở một loạt tính trạng do nó chi phối. 
C.
ở một trong số tính trạng mà nó chi phối. 
D.
ở toàn bộ kiểu hình của cơ thể. 
Câu 14

Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là 

A.
gen trội. 
B.
gen điều hòa.
C.
gen đa hiệu. 
D.
gen tăng cường.
Câu 15

Quan hệ giữa gen và tính trạng theo quan niệm Di truyền học hiện đại như thế nào? 

A.
Mỗi gen quy định một tính trạng. 
B.
Nhiều gen quy định một tính trạng. 
C.
Một gen quy định nhiều tính trạng. 
D.
Cả A, B và C tuỳ từng tính trạng.
Câu 16

Bệnh hồng cầu hình liềm làm các tế bào hồng cầu bị huỷ hoại, làm dày và ngăn cản mạch máu trong cơ thể. Các mạch máu và các tế bào bị phá huỷ sẽ tích trữ trong lách. Gây suy giảm thể chất, bệnh tim, gây đau và tổn thương não. Đây là hiện tượng:

A.
Tính chất đa hiệu của alen quy định bệnh hồng cầu hình liềm.
B.
Sự lây nhiễm các vi khuẩn tương tác với alen hồng cầu hình liềm.
C.
Tương tác át chế giữa alen quy điịnh bệnh hồng cầu hình liềm.
D.
Gen đa hiệu của bệnh hồng cầu hình liềm.
Câu 17

Khi một gen đa hiệu bị đột biến sẽ dẫn tới sự biến dị:

A.
Một tính trạng.   
B.
Ở một trong số tính trạng mà nó chi phối.
C.
Ở một loạt tính trạng do nó chi phối.   
D.
Ở toàn bộ kiểu hình.
Câu 18

Trong tác động cộng gộp, tính trạng càng phụ thuộc vào càng nhiều cặp gen thì:

A.
Có xu hướng chuyển sang tác động bổ sung.
B.
Vai trò của các gen trội sẽ bị giảm xuống.
C.
Các dạng trung gian càng dài.
D.
Càng có sự khác biệt lớn về kiểu hình giữa các tổ hợp kiểu gen khác nhau.
Câu 19

Loại tác động của gen thường được chú ý trong sản xuất là:

A.
Tác động cộng gộp.
B.
Tác động đa hiệu.
C.
Tác động bổ trợ giữa 2 gen trội.
D.
Tác động của 1 gen lên nhiều tính trạng.
Câu 20

Chiều cao của cây do 3 cặp gen không alen qui định(A1a1, A2a2, A3a3) mỗi gen trội làm cho cây cao 10cm.Cho cây cao nhất đồng hợp 3 cặp gen trội( A1A1A2A2A3A3) dài 150 cm giao phối với cây thấp nhât dài 90 cm. Chiều cao của cây F1 là:

A.
100cm.  
B.
120 cm.
C.
60cm.  
D.
80 cm.
Câu 21

Gen đa hiệu là:

A.
Nhiều gen qui định sự phát triển của một tính trạng.
B.
Một gen có thể tác động đến sự biểu hiện của nhiều tính trạng khác nhau.
C.
Một gen ảnh hưởng đến sự phát triển của 1 tính trạng.
D.
Một gen qui định sự tổng hợp của một chuỗi polypeptit.
Câu 22

Khi nghiên cứu ruồi giấm, Moocgan nhận thấy: ruồi có gen cánh cụt thì đốt thân ngắn lại, trứng đẻ ít, tuổi thọ ngắn… Hiện tượng này được giải thích:

A.
Gen cánh cụt đã tác động đến các gen khác trong kiểu gen để chi phối các tính trạng khác.
B.
Gen qui định tính trạng cánh cụt có tính đa hiệu chi phối đến sự phát triển của nhiều tính trạng.
C.
Gen cánh cụt bị đột biến.
D.
Là kết quả của hiện tượng thường biến dưới tác động của môi trường lên gen qui định cánh cụt.
Câu 23

Phép lai một tính trạng cho đời con phân li kiểu hình theo tỉ lệ 15 : 1. Tính trạng này di truyền theo quy luật: 

A.
Hoán vị gen.   
B.
Liên kết gen. 
C.
Di truyền liên kết với giới tính.  
D.
Tác động cộng gộp.    
Câu 24

Một gen khi bị biến đổi mà làm thay đổi một loạt các tính trạng trên cơ thể sinh vật thì gen đó được gọi là:

A.
gen trội
B.
gen lặn
C.
gen đa alen
D.
gen đa hiệu
Câu 25

Tính trạng màu da ở người đậm dần theo sự gia tăng số lượng gen trội trong kiểu gen. Tính trạng màu da di truyền theo cơ chế:

A.
một gen chi phối nhiều tính trạng.
B.
tương tác cộng gộp.
C.
nhiều gen không alen qui định nhiều tính trạng.
D.
một gen qui định một tính trạng.