ĐỀ THI Sinh học
Ôn tập trắc nghiệm Tổng hợp quy luật di truyền Sinh Học Lớp 12 Phần 5
Đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau về 2 cặp gen tương phản, thu được F1 đồng loạt xuất hiện hoa kép, màu trắng. Cho F1 tự thụ, nhận được 8160 cây gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 1530 cây hoa đơn, màu trắng. Tương phản với hoa trắng là hoa tím. Cho biết hai cặp gen là Aa, Bb.
Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau :
(1) Hai tính trạng hình dạng hoa và màu sắc hoa di truyền liên kết với nhau.
(2) Có xảy ra hoán vị gen với tần số 40%.
(3) Kiểu gen của bố F1 là Ab/aB
(4) Số lượng cá thể thuộc 3 kiểu hình còn lại xuất hiện ở đời F2 là 4080 ; 2040 ; 510.
(5) Số kiểu gen xuất hiện ở đời F2 xuất hiện ở F2 là 9.
(6) Loại kiểu gen Aabb xuất hiện ở F2 với tỉ lệ 18,75%.
Đem lai P thuần chủng khác nhau về kiểu gen thu được F1. Cho F1 tự thụ nhận được F2: 27 cây quả tròn - ngọt, 9 cây quả tròn - chua, 18 cây quả bầu - ngọt, 6 cây quả bầu - chua, 3 cay quả dài - ngọt, 1 cây quả dài - chua. Biết vị quả do 1 cặp alen Dd quy định. Kết quả lai giữa F1 với cá thể khác cho tỉ lệ phân li kiểu hình: 9: 9: 6: 6:1:1. Cho các phát biểu sau:
(1) Tính trạng hình dạng quả di truyền theo quy luật tương tác gen.
(2) Tính trạng vị quả di truyền theo quy luật phân li.
(3) Một cặp tính trạng hình dạng quả liên kết không hoàn toàn với tính trạng vị quả.
(4) Cá thể F1 có kiểu gen dị hợp 3 cặp.
(5) Cơ thể khác đem lai với F1 có kiểu gen \(\frac{{Ad}}{{ad}}{\rm{Bb}}\) hoặc \(\frac{{Bd}}{{bd}}{\rm{Aa}}\)
Số phát biểu đúng là:
Đem giao phấn giữa P đều thuần chủng khác nhau vế hai cặp tính trạng tương phản, thu được đời F1 đồng loạt cây quả đỏ, bầu dục. Tiếp tục cho F1 giao phối nhận được đời F2 phân li kiểu hình theo tỷ lệ sau:
1248 cây quả đỏ, bầu dục. 622 cây quả đỏ, tròn.
626 cây quả đỏ, dài. 417 cây quả xanh, bầu dục.
211 cây quả xanh, tròn. 208 cây quả xanh, dài.
Biết mỗi tính trạng do một gen qui định (quả tròn trội so với quả dài). Có bao nhiêu phát biểu đúng trong số những phát biểu sau:
(1) Tính trạng màu sắc quả di truyền theo quy luật phân li của Menđen.
(2) Tính trạng hình dạng quả di truyền theo quy luật tương tác bổ sung.
(3) Kiểu gen của P có thể là một trong 4 trường hợp khác nhau.
(4) Nếu thế hệ sau phân li kiểu hình theo theo tỷ lệ: 1 : 1 : 1 : 1, kiểu gen của P có thể là một trong số 2 trường hợp khác nhau.
Giả sử : A : hạt tròn, a : hạt dài, B : hạt đục, b : hạt trong. Cho lai giữa cây hạt tròn, đục với cây hạt dài, trong thu được F1 toàn cây hạt tròn, đục. F2 xuất hiện 1112 cây hạt tròn, đục : 367 cât hạt tròn, trong : 365 cây hạt dài, đục : 123 cây hạt dài, trong.Có bao nhiêu kết luận đúng trong số những kết luận sau :
(1) Hai tính trạng hình dạng hạt và màu sắc hạt di truyền liên kết với nhau.
(2) Kiểu gen của F1 về 2 tính trạng trên là AB/ab
(3) Nếu thế hệ lai xuất hiện tỉ lệ kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1, thì kiểu gen của P có thể là một trong 2 trường hợp.
(4) Nếu F1 phân li 3 : 1 về tính trạng hình dạng hạt, đồng tính về tính trạng màu sắc hạt thì có 3 công thức lai phù hợp cho kết quả trên.
(5) Nếu F1 đồng tính về tính trạng hình dạng, phân li 1 : 1 về màu sắc thì kiểu gen của P sẽ là một trong 6 trường hợp.
Trong sự di truyền qua tế bào chất (di truyền ngoài nhân) thì vai trò của bố, mẹ như thế nào?
Đặc điểm nào sau đây đúng với sự di truyền ngoài nhân?
Một tính trạng luôn biểu hiện giống mẹ, nó được di truyền theo quy luật:
Ở một loài thực vật xét 3 cặp gen nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng các alen trội là trội hoàn toàn. Cho các cây đều dị hợp tử về 3 cặp gen tự thụ phấn thu được đời con F1 gồm 8 loại kiểu hình trong đó kiểu hình lặn về cả 3 tính trạng chiếm tỉ lệ 3,0625% .Cho biết không xảy ra đột biến, nếu trao đổi chéo thì chỉ xảy ra ở một điểm duy nhất trên một cặp nhiễm sắc thể và xảy ra ở cả quá trình phát sinh giao tử đực và giao tử cái và tần số bằng nhau. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
I. Trong quá trình phát sinh giao tử đã xảy ra hoán vị gen với tần số 30%
II. F1 có 22 loại kiểu gen dị hợp.
III. F1 có 10 loại kiểu gen khác nhau quy định 3 tính trạng trội
IV. Trong số các cây F1 cây dị hợp 3 cặp gen chiếm tỉ lệ 14,5%.
Ở một loài hoa lưỡng bội, màu sắc hoa do 2 gen phân ly độc lập cùng quy định. Sự có mặt cùa hai gen trội A và B trong cùng kiểu gen quy định màu hoa đỏ, các tổ hợp gen khác chỉ có một trong hai loại gen trội trên, kiểu gen đồng hợp lặn sẽ cho kiểu hình hoa màu trắng. Lai hai giống hoa trắng thuần chủng, F1 được toàn hoa màu đỏ. Cho các kết luận sau:
(1) Cho F1 lai phân tích, kết quả phân tính ở Fa sẽ là 3 hoa trắng : 1 hoa đỏ.
(2) Cho F1 tự thụ thì đời con F2 số kiểu gen của cây hoa đỏ có tối đa là 4 kiểu gen.
(3) Nếu cho F1 lai với cây trắng dị hợp thì khả năng ở F2 xuất hiện 5/8 cây hoa trắng.
(4) Nếu cho F1 lai với cây hoa trắng thì sẽ xác định kiểu gen cây hoa trắng đó là đồng hợp hay dị hợp.
Số kết luận đúng:
Ở một loài, màu lông do hai cặp gen Aa và Bb cùng tương tác với nhau quy định. Nếu trong kiểu gen có cả A và B sẽ cho lông màu đen, nếu chỉ có A hoặc B cho lông màu kem, khi không có cả hai alen A và B thì cho lông màu trắng. Phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBb và Aabb. Tính theo lí thuyết, số cá thể lông trắng thuần chủng thu được ở F1 chiếm tỉ lệ
Ở một loài thực vật, xét hai cặp gen trên hai cặp nhiễm sắc thể tương đồng quy định tính trạng màu hoa. Kiểu gen A-B-: hoa đỏ, A-bb và aaB-: hoa hồng, aabb: hoa trắng. Phép lai P: Aabb x aaBb cho tỉ lệ các loại kiểu hình ở F1 là bao nhiêu?
P: AaBb x Aabb (trong từng cặp alen, alen trội lấn át hoàn toàn alen lặn), F1 có 3 lớp kiểu hình phân ly 3:3:2, quy luật tương tác gen chi phối là
Ở cà độc dược, 2n = 24 chỉ có tế bào noãn thừa 1 nhiễm sắc thể mới thụ tinh bình thường, còn hạt phấn thừa 1 nhiễm sắc thể bị teo hoặc không nẩy ống phấn để thụ tinh được. Cho biết thể tam nhiễm ở cặp nhiễm sắc thể số 1 cho quả tròn, còn thể song nhiễm bình thường cho dạng quả bầu dục. Cây bình thường thụ phấn cho cây tam nhiễm ở nhiễm sắc thể số 1 cho những dạng quả như thế nào?
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?
1. AAbb × AaBb. 3. AAbb × AaBB. 5. aaBb × AaBB.
2. aaBB × AaBb. 4. AAbb × AABb. 6. Aabb × AABb.
Đáp án đúng là:
Một cơ thể mang 4 cặp gen dị hợp cùng quy định một tính trạng theo tương tác bổ trợ tiến hành tự thụ. Tần số xuất hiện 3 alen trội trong tổ hợp gen ở đời con chiếm tỉ lệ là:
Ở bí ngô, kiểu gen A- bb và aaB- quy định quả tròn; kiểu gen A- B- quy định quả dẹt; kiểu gen aabb quy định quả dài. Cho bí quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen lai phân tích, đời Fb thu được tổng số 320 quả gồm 3 loại kiểu hình. Tính theo lí thuyết, số quả dẹt ở Fb là
Đem lai giữa cặp bố mẹ đều thuần chủng khác nhau hai cặp gen tương phản, thu được F1 đồng loạt xuất hiện hoa kép, màu trắng. Cho F1 tự thụ, nhận được 10032 cây gồm 4 loại kiểu hình, trong đó có 1881 cây hoa đơn, màu trắng. Tương phản với hoa trắng là hoa tím. Cho biết hai cặp gen là Aa, Bb. Kiểu gen của bố mẹ trong phép lai trên là:
Khảo sát sự di truyền tính trạng màu sắc hoa ở một loài, người ta thực hiện các phép lai sau:
Phép lai 1: ♀ hoa đỏ x ♂ hoa tím x F1-1 100% hoa đỏ.
Phép lai 2: ♀ hoa tím x ♂ hoa đỏ x F1-2 100% hoa tím.
Lấy hạt phấn cây hoa đỏ ở F1-1 giao phấn với cây hoa tím ở F1-2 sẽ thu được đời F2 có tỉ lệ kiểu hình là :
Một thể khảm đa bội xuất hiện trên cây lưỡng bội là do:
Nếu cho rằng các alen trội đại diện cho các chỉ tiêu kinh tế có lợi (mong muốn), trong các phép lai dưới đây có mấy phép lai có khả năng tạo ưu thế lai cao nhất để đưa vào sản xuất?
(1) AabbDd x aaBbDd; (2) aaBBDD x Aabbdd;
(3) AABBDd x aabbDD; (4) AaBbDD x AaBbdd.
Ở một loài thực vật, màu sắc hoa được hình thành do sự tác động của hai cặp gen không alen(A,a và B,b).Gen A và gen B tác động đến sự hình thành màu sắc hoa theo sơ đồ:
Các alen a và b không có chức năng trên. Lai hai cây hoa trắng và hoa đỏ đều thuần chủng khác nhau thu được F1 gồm toàn cây có hoa màu tía. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2. Lấy ngẫu nhiên 2 cây hoa đỏ ở F2 cho giao phấn, ở F3 xuất hiện cây hoa trắng đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ
Khi cho chuột lông xám giao phối với chuột lông trắng (kiểu gen đồng hợp lặn) được 48 con lông xám, 99 con lông trắng và 51 con lông đen. Cho chuột lông đen và lông trắng đều thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn chuột lông xám. Cho chuột F1 tiếp tục giao phối với nhau thì sự phân li kiểu hình ở F2 như thế nào?
Cho cây hoa đỏ (P) tự thụ phấn, đời F1 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 3 cây hoa hồng : 3 cây hoa vàng : 1 cây hoa trắng. Nếu cho cây hoa đỏ P lần lượt lai với các cây hoa hồng ở F1, thì ở mỗi phép lai sẽ bắt gặp những tỉ lệ kiểu hình nào trong số các tỉ lệ kiểu hình sau đây ?
(1) 50% hồng : 50% trắng. (2) 3 đỏ : 3 hồng : 1 vàng : 1 trắng.
(3) 25% đỏ : 75% hồng. (4) 75% hoa đỏ : 25% hoa vàng.
(5) 50% đỏ : 50% vàng. (6) 9 đỏ : 3 hồng : 3 vàng : 1 trắng.
(7) 50% đỏ : 50% hồng. (8) 75% hoa đỏ : 25% hoa hồng.
Đời con F1 của phép lai hai tính trạng do hai gen, mỗi gen hai alen nằm trên NST thường qui định thu được 4 nhóm kiểu hình phân ly theo tỉ lệ 1:1:1:1 Điều đó chứng tỏ:
Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng giao phối với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, trong các phép lai sau đây, các phép lai phù hợp với tất cả các thông tin trên?
(1) AAbb x AaBb. (2) aaBB x AaBb. (3) AAbb x AaBB.
(4) AAbb x AABb. (5) aaBb x AaBB. (6) Aabb x AABb.
Đáp án đúng là:
Ở một loài thực vật, tính trạng máu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập.Trong kiểu gen, khi nó đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loài A hoặc B thì cho hoa hồng,còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng, không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, số phép lai phù hợp với tất cả thông tin trên?
(1). AAbb x AaBb (2). aaBB x AaBb (3). AAbb x AaBB
(4). AAbb x AABb (5). aaBb x AaBB (6). Aabb x AABb.
Đáp án đúng là:
Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do sự tương tác của 2 alen trội A và B quy định. Trong kiểu gen khi có alen A và B thì cho lông đen, khi chỉ có alen A hoặc B thì cho lông nâu, khi không có alen trội nào thì cho lông trắng. Cho phép lai P: AaBb × Aabb thu được F1. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây đúng:
Ở một loài động vật, tính trạng màu lông do sự tương tác của hai alen trội A và B quy định. Trong kiểu gen, khi có cả alen A và alen B thì cho lông đen, khi chỉ có alen A hoặc alen B thì cho lông nâu, khi không có alen trội nào thì cho lông trắng. Cho phép lai P: AaBb × aaBb, theo lí thuyết, trong tổng số các cá thể thu được ở F1, số cá thể lông đen có kiểu gen dị hợp tử về hai cặp gen chiếm tỉ lệ:
Ở ngô, tính trạng chiều cao do 3 cặp gen Aa, Bb và Dd nằm trên 3 cặp NST khác nhau tương tác theo kiểu cộng gộp, trong đó, cứ mỗi alen trội làm cho cây cao thêm 6 cm. Cây thấp nhất có chiều cao 100cm. Lấy hạt phấn của cây cao nhất thụ phấn cho cây thấp nhất được F1, cho F1 tự thụ phấn được F2. Cho một số phát biểu sau:
I. Cây cao nhất có chiều cao 136cm.
II. Kiểu hình chiếm tỉ lệ nhiều nhất ở F2 có 6 kiểu gen qui định.
III. Cây cao 118 cm F2 chiếm tỉ lệ 5/16
IV. Trong số các cây cao 124 cm thu được ở F2, các cây thuần chủng chiếm tỉ lệ 1/15.
Số phát biểu đúng là:
Ở một loài côn trùng, gen A quy định mắt dẹt trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt lồi; gen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng, kiểu gen mang cặp gen đồng hợp AA bị chết ở giai đoạn phôi. Trong phép lai AaBb x Aabb, người ta thu được đời F1 có 1200 cá thể. Theo lí thuyết, số cá thể F1 có mắt lồi, màu trắng là:
Ở một loài côn trùng, xét 2 cặp gen nằm trên 2 cặp NST thường. Alen A quy định mắt dẹt trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt lồi; Alen B quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định mắt trắng, kiểu gen đồng hợp trội AA gây chết ở giai đoạn phôi. Trong phép lai AaBb × AaBb, người ta thu được đời F1 gồm 480 cá thể. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể thu được ở F1, số cá thể mắt lồi-trắng là:
Ở một loại thực vật lưỡng bội, quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của 1 loài cây xảy ra theo sơ đồ sau:
Chất có màu trắng A → sắc tố xanh B → sắc tố đỏ. Để chất mầu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A quy định. Alen a không có khả năng tạo enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim B quy định enzim có chức năng, còn alen b không tạo được enzim có chức năng. Gen A, B thuộc các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB được F1. Sau đó cho F1 tự thụ phấn tạo ra cây F2. Nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây F2 non để trồng thì xác suất để cây này cho hoa trắng là bao nhiêu?
Quá trình tổng hợp sắc tố đỏ ở cánh hoa của một loài cây xảy ra theo sơ đồ sau: Chất có màu trắng → sắc tố xanh → sắc tố đỏ. Để chất màu trắng chuyển đổi được thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A quy định. Alen a không có khả năng tạo ra enzim có hoạt tính. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có gen B quy định enzim có chức năng, còn alen b không thể tạo ra được enzim có chức năng. Gen A và B nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB cho ra các cây F1. Sau đó các cây F1 cho tự thụ phấn tạo ra cây F2. Nếu lấy ngẫu nhiên 1 cây F2 non để trống thì xác suất để cây này cho hoa trắng sẽ là bao nhiêu?
Quá trình tổng hợp sắc tố ở cánh hoa của một loài thực vật xảy ra theo cơ chế: để chất màu trắng chuyển đổi thành sắc tố xanh cần có enzim do gen A quy định. Để chuyển sắc tố xanh thành sắc tố đỏ cần có enzim do gen B quy định, còn alen a, b không thể tạo ra được enzim có chức năng. Gen A và B nằm trên các nhiễm sắc thể khác nhau. Cây hoa xanh thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng có kiểu gen aaBB cho ra các cây F1. Sau đó các cây F1 cho tự thụ phấn tạo ra cây F2. Tỉ lệ phân li kiểu hình ở F2 là:
Ở một loài thực vật, A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với a quy định hoa trắng, B quy định thân cao trội hoàn toàn so với b quy định thân thấp. Hai cặp gen này nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về hai cặp gen nói trên giao phấn với nhau được F1. Ở F1 chỉ chọn các cây có kiểu hình thân cao, hoa đỏ đem trồng và cho giao phấn ngẫu nhiên thu được F2. Tỉ lệ cây thân cao, hoa trắng ở F2 là:
Giao phấn giữa hai cây (P) thuần chủng, thu được F1 gồm 100% cây hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, thu được F2 có kiểu hình phân li theo tỉ lệ: 9 cây hoa đỏ: 6 cây hoa vàng: 1 cây hoa trắng. Dự đoán nào sau đây đúng?
Ở một loài lưỡng bội, alen A quy định lông màu đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định lông đen. Cho 2 cá thể (P) giao phối với nhau được F1, các cá thể F1 giao phối tự do được F2. Hai cá thể (P) có kiểu gen nào sau đây để tỉ lệ kiểu hình ở F1 giống với tỉ lệ kiểu hình ở F2?
Cho cây hoa trắng tự thụ phấn được F1 có 3 loại kiểu hình, trong đó cây hoa trắng chiếm tỉ lệ 75%. Trong số những cây hoa trắng ở F1, loại cây không thuần chủng chiếm tỉ lệ:
Ở một loài thực vật, gen A quy định thân cao là trội hoàn toàn so với gen a quy định thân thấp. Các cây tứ bội tạo ra giao tử lưỡng bội có sức sống và khả năng thụ tinh bình thường. Phép lai Aaaa × Aaaa cho tỉ lệ phân ly về kiểu gen là:
Ở một loài thực vật, gen A quy định tính trạng hoa tím là trội hoàn toàn so với gen a quy định tính trạng hoa trắng. Thể tứ bội tạo giao tử 2n có khả năng sống. Tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ lai khi cho AAAa tự thụ phấn là
Màu hoa của một loài thực vật có 3 loại là hoa đỏ, hoa vàng và hoa trắng. Để xác định quy luật di truyền của tính trạng màu hoa người ta đã tiến hành 3 phép lai thu được kết quả như sau
Phép lai 1 : Hoa đỏ x Hoa đỏ=> 75% hoa đỏ; 25% hoa vàng
Phép lai 2 : Hoa trắng x Hoa trắng=> 75% hoa trắng; 18,75 hoa đỏ; 6,25 hoa vàng
Phép lai 3 : Hoa vàng x Hoa trắng=> 25% hoa đỏ; 50%hoa trắng ; 25%hoa vàng.
Tình trạng màu hoa của loài thực vật này di truyền theo quy luật:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về mức phản ứng?
Mức độ có lợi hay có hại của gen đột biến phụ thuộc vào
Ở một loài thực vật, xét 2 gen nằm trong nhân tế bào, mỗi gen đều có 2 alen. Cho 2 cây (P) thuần chủng khác nhau về cả 2 cặp gen giao phấn với nhau, thu được F1. Cho F1 lai với cây đồng hợp tử lặn về cả 2 cặp gen thu được Fa. Biết rằng không xẩy ra đột biến và nếu có hoán vị gen thì f = 50%, sự biểu hiện của gen không phụ thuộc điều kiện môi trường. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình nào sau đây không phù hợp với Fa?
Khi lai hai thứ đại mạch xanh lục bình thường và lục nhạt với nhau thì thu được kết quả như sau:
Lai thuận: P ♀ Xanh lục x ♂ Lục nhạt → F1 : 100% Xanh lục
Lai nghịch: P ♀ Lục nhạt x ♂ Xanh lục → F1 : 100% Lục nhạt
Đặc điểm di truyền màu sắc đại mạnh 2 phép lai trên:
(1). Kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau, trong đó con lai thường mang tính trạng của mẹ, nên sự di truyền màu sắc đại mạch do gen trong tế bào chất quy định.
(2). Các tính trạng tuân theo các quy luật di truyền NST, vì tế bào chất được phân phối đều cho các tế bào con như đối với NST.
(3). Các tính trạng không tuân theo các quy luật di truyền NST, vì tế bào chất không được phân phối đều cho các tế bào con như đối với NST.
(4)Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định sẽ không tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.
(5)Tính trạng do gen trong tế bào chất quy định vẫn sẽ tồn tại khi thay thế nhân tế bào bằng một nhân có cấu trúc di truyền khác.
Điều nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của tính trạng lặn do gen nằm trên NST giới tính X quy định:
Để phát hiện vị trí của một gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường; trên nhiễm sắc thể giới tính hay trong tế bào chất, người ta dùng phương pháp nào sau đây?
Cho một số nhận định về khả năng biểu hiện ra kiểu hình của gen lặn như sau:
(1) Gen lặn ở thể đồng hợp lặn.
(2) Gen lặn trên nhiễm sắc thể thường ở thể dị hợp.
(3) Gen lặn trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X ở giới dị giao.
(4) Gen lặn trên nhiễm sắc thể giới tính X ở giới đồng giao thuộc thể dị hợp.
(5) Gen lặn ở thể đơn bội.
(6) Gen lặn ở thể dị hợp thuộc thể ba nhiễm.
Trong các nhận định trên, nhận định đúng là
Nếu cho Lừa đực giao phối với Ngựa cái sinh ra con La có sức khỏe tốt, leo núi giỏi trong khi đó nếu cho con ngựa đực giao phối với lừa cái sinh ra con Quyết đề thấp hơn con La, móng nhỏ giống con Lừa. Những con lai này tạo ra mặc dù giống nhau ở chỗ chúng không có khả năng sinh sản, nhưng sự khác nhau giữa chúng được giải thích là do:
Khi nghiên cứu một dòng tế bào nhân thực kháng thuốc trong phòng thí nghiệm người ta tiến hành thực nghiệm loại bỏ nhân của tế bào này sau đó dung hợp với nhân của một tế bào mẫn cảm. Kết quả của thực nghiệm là thu được một dòng tế bào mới có khả năng kháng thuốc. Điều này chứng tỏ: