THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 40
Thời gian làm bài: 72 phút
Mã đề: #2152
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Di truyền học quần thể, di truyền người và ứng dụng di truyền học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4321

Ôn tập trắc nghiệm Quần thể ngẫu phối Sinh Học Lớp 12 Phần 8

Câu 1

Một quần thể giao phối có thành phần kiểu gen là dAA + hAa + raa = 1 sẽ cân bằng di truyền khi 

 

A.
tần số alen A = a
B.
d = h = r
C.
d.r = h
D.
d.r = (h/2)2
Câu 2

 Định luật Hacđi – Vanbec không cần có điều kiện nào sau đây để nghiệm đúng?  
 

A.
Có sự cách li sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. 
B.
Các cá thể trong quần thể giao phối với nhau ngẫu nhiên.
C.
Không có đột biến và cũng như không có chọn lọc tự nhiên. 
D.
Khả năng thích nghi của các kiểu gen không chênh lệch nhiều. 
Câu 3

Xét 1 gen gồm 2 alen trên nhiễm sắc thể thường, tần số tương đối của các alen ở các cá thể đực và cái không giống nhau và chưa đạt trạng thái cân bằng. Sau mấy thế hệ ngẫu phối thì quần thể sẽ cân bằng?  

A.
1 thế hệ
B.
2 thế hệ 
C.
3 thế hệ
D.
4 thế hệ 
Câu 4

Ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec là gì khi biết quần thể ở trạng thái cân bằng? 
 

A.
Giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. 
B.
Từ tỉ lệ kiểu hình lặn có thể suy ra tần số alen lặn, alen trội và tần số của các loại kiểu gen. 
C.
Từ tần số của các alen có thể dự đoán tần số các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. 
D.
B và C đúng. 
Câu 5

Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?  
 

A.
Cho quần thể sinh sản hữu tính.
B.
Cho quần thể tự phối.  
C.
Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng.
D.
Cho quần thể giao phối tự do. 
Câu 6

 Điểm nào sau đây không thuộc định luật Hacđi-Vanbec? 

A.
Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể, giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài. 
B.
Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. 
C.
Phản ánh trạng thái động của quần thể, thể hiện tác dụng của chọn lọc và giải thích cơ sở của tiến hoá.  
D.
Từ tỉ lệ các loại kiểu hình có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số tương đối của các alen. 
Câu 7

Định luật Hacđi-Vanbec phản ánh sự  
 

A.
mất ổn định tần số tương đối của các alen trong quần thể ngẫu phối. 
B.
mất ổn định tần số các thể đồng hợp trong quần thể ngẫu phối. 
C.
ổn định về tần số alen và thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. 
D.
mất cân bằng thành phần kiểu gen trong quần thể ngẫu phối. 
Câu 8

 Điều nào không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng của định luật HacdiVanbec? 

 

A.
Quần thể có kích thước lớn.
B.
Có hiện tượng di nhập gen. 
C.
Không có chọn lọc tự nhiên. 
D.
Các cá thể giao phối tự do. 
Câu 9

Ở đậu Hà Lan, A qui định hạt vàng trội hoàn toàn so với a qui định hạt xanh. Cho các cây hạt vàng tự thụ phấn thu được F1 có tỉ lệ kiểu hình 17 hạt vàng : 3 hạt xanh. Nếu cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 là

A.
91% hạt vàng : 9% hạt xanh.
B.
77,5% hạt vàng : 22,5% hạt xanh.
C.
31 hạt vàng : 3 hạt xanh.
D.
7 hạt vàng : 9 hạt xanh.
Câu 10

Từ tỉ lệ các loại kiểu hình về một tính trạng trội hoàn toàn của một quần thể đã qua ngẫu phối có thể tính trực tiếp được

A.
tỉ lệ các loại kiểu gen tương ứng.
B.
số loại kiểu gen tương ứng.
C.
tần số của các alen qui định tính trạng đó.
D.
tỉ lệ các cá thể đồng hợp.
Câu 11

Nội dung quan trọng nhất trong khái niệm quần thể giao phối là

A.
các cá thể tự do giao phối với nhau.
B.
chiếm một khoảng không gian nhất định.
C.
tồn tại qua nhiều thế hệ.
D.
số đông cá thể trong loài.
Câu 12

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm có cấu trúc di truyền là 0,1 AA : 0,4 Aa : 0,5 aa. Loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen rồi cho các cá thể còn lại thực hiện ngẫu phối thì thành phần kiểu gen của quần thể sau ngẫu phối là: 

 

A.
0,09 AA : 0,12 Aa : 0,04 aa.    
B.
0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.  
C.
0,09 AA : 0,87 Aa : 0,04 aa.  
D.
0,2 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa.
Câu 13

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm có cấu trúc di truyền là 0,2 AA : 0,3 Aa : 0,5 aa. Nếu loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen thì quần thể còn lại có tần số tương đối của alen A/a là:

 

A.
0,3/ 0,7.  
B.
0,4/ 0,6  
C.
0,7/ 0,3.
D.
0,85/ 0,15.
Câu 14

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm ở trạng thái cân bằng di truyền có tổng số 20.000 cá thể trong đó có 1.800 cá thể có kiểu hình thân đen. Tần số tương đối của alen A/a trong quần thể là:

 

A.
0,9 : 0,1.  
B.
0,8 : 0,2  
C.
0,7 : 0,3.  
D.
0,6 : 0,4.
Câu 15

Xét 1 quần thể côn trùng có thành phần kiểu gen là 0,45 AA : 0,3 Aa : 0,25 aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, thành phần kiểu gen của quần thể sẽ là:

 

A.
0,45 AA : 0,3 Aa ; 0,25 aa.  
B.
0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.  
C.
0,25 AA : 0,5 Aa : 0, 25 aa.  
D.
0,525 AA : 0,15 Aa : 0,325 aa.
Câu 16

Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Xét 1 quần thể ruồi giấm có tần số tương đối A/a bằng 0,7/0,3 và có kiểu hình thân đen chiếm 16%, thành phần kiểu gen của quần thể đó là:

 

A.
0,56 AA : 0,28 Aa : 0,16 aa.  
B.
0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa.  
C.
0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa.  
D.
0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 a a.
Câu 17

Ở 1 loài thực vật, màu sắc hoa do 1 gen có 2 alen A và a quy định. Xét 1 quần thể có tần số tương đối A/a là 0,6/ 0,4, tỉ lệ kiểu hình của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối là:

 

A.
3 : 1.  
B.
3 : 2.  
C.
1 : 2 : 1.  
D.
9 : 12 : 4.
Câu 18

Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do 1 gen gồm 2 alen A và a quy định. Xét 1 quần thể có tần số tương đối A/a là 0,8/0,2, tỉ lệ kiểu hình của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối có thể là:

 

A.
3 : 1.  
B.
4 : 1.  
C.
24 : 1.  
D.
1 : 2 : 1.
Câu 19

Giả sử tần số tương đối của A/a trong một quần thể ruồi giấm là 0,7/0,3, thành phần kiểu gen của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối là:

 

A.
0,14 AA : 0,26 Aa : 0,6 aa.    
B.
0,49AA : 0,21 Aa : 0,09 aa.  
C.
0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa.  
D.
0,09 AA : 0,21 Aa : 0,49 aa.
Câu 20

Xét một quần thể sinh vật ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ giao tử mang alen A bằng 2/3 tỉ lệ giao tử mang alen a, thành phần kiểu gen của quần thể đó là:

 

A.
0,25 AA : 0,5 Aa ; 0,25 aa.    
B.
0,16 AA : 0,48 Aa : 0, 36 aa.  
C.
0,4 AA ; 0,51 Aa : 0,09 aa.  
D.
0,04 AA : 0,87 Aa : 0,09 aa.
Câu 21

Trong điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi- Vanbec, quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây sẽ không thay đổi cấu trúc di truyền khi thực hiện ngẫu phối?

 

A.
0,2 AA : 0,6 Aa : 0,2 aa.  
B.
0,09 AA : 0,55 Aa : 0,36 aa.  
C.
0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa.  
D.
0,36 AA : 0,38 Aa : 0,36 aa.
Câu 22

Trong các quần thể dưới đây, quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng di truyền?

 

A.
0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa  
B.
0,49 AA : 0,35 Aa : 0,16 aa  
C.
0,01 AA : 0,18 Aa : 0,81 aa  
D.
0,36 AA : 0,46 Aa : 0,18 aa
Câu 23

Cho biết các quần thể đều ở trạng thái cân bằng di truyền. Quần thể nào dưới đây có tỉ lệ kiểu gen dị hợp(Aa) lớn nhất?

 

A.
Quần thể 1: A = 0,8; a = 0,2.  
B.
Quần thể 2: A = 0,7; a = 0,3.  
C.
Quần thể 3: A = 0,6; a = 0,4.  
D.
Quần thể 4: A = 0,5; a = 0,5.
Câu 24

Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi- Van bec? 

 

A.
Không xảy ra quá trình đột biến.  
B.
Không có áp lực của CLTN.  
C.
Không có hiện tượng di nhập gen.  
D.
 số tương đối của các alen không thay đổi qua các thế hệ ngẫu phối.
Câu 25

. Trong một quần thể cân bằng di truyền có các alen T và t. 51% các cá thể là kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành; sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là

 

A.
0,41.  
B.
0,3  
C.
0,7  
D.
0,58.
Câu 26

Trong một quần thể ngẫu phối, xét 1 gen có 2 alen A và a. Gọi p tần số tương đối của alen A, q là tần số của alen a. Thành phần kiểu gen của quần thể này là

 

A.
pAA : pqAa : qaa.  
B.
p2AA : pqAa : q2aa.  
C.
p2AA : 2pqAa : q2aa.  
D.
pAA : (p+q)Aa : qaa.
Câu 27

Trong một quần thể ngẫu phối, nhờ định luật Hacđi - Vanbec, khi biết tần số tương đối của các alen ta có thể dự đoán được

A.
tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.  
B.
khả năng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể.  
C.
khả năng biến đổi thành phần kiểu hình của quần thể.  
D.
Khả năng xuất hiện một loại đột biến mới trong tương lai.
Câu 28

Trong một quần thể ngẫu phối, một gen có 3 alen sẽ tạo ra số loại kiểu gen trong các cá thể lưỡng bội của quần thể là

A.
3 loại kiểu gen.  
B.
4 loại kiểu gen.  
C.
5 loại kiểu gen.  
D.
6 loại kiểu gen.
Câu 29

Trong quần thể ngẫu phối, các cá thể có kiểu gen khác nhau kết đôi một cách ngẫu nhiên sẽ tạo:

A.
một lượng biến dị di truyền rất lớn trong quần thể.
B.
một lượng biến dị di truyền ổn định trong quần thể.
C.
cản trở quá trình chọn giống nhân tạo.
D.
cản trở quá trình chọn giống tự nhiên.
Câu 30

Quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây đang có cấu trúc di truyền theo định luật Hacđi – Vanbec?

A.
Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,48AA : 0,64Aa : 0,04aa.
B.
Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 100%Aa.
C.
Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 100%AA.
D.
Quần thể có tỉ lệ kiểu gen 0,36AA : 0,28Aa : 0,36aa.
Câu 31

Khi nói về di truyền quần thể, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen và tần số các alen luôn được duy trì không đổi qua các thế hệ.
B.
Quần thể ngẫu phối thường kém thích nghi hơn quần thể tự phối.
C.
Trong quần thể tự phối, tần số các alen thường không thay đổi qua các thế hệ.
D.
Tần số các alen trong quần thể ngẫu phối thường ổn định dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên và đột biến.
Câu 32

Cho các nội dung sau:

(1) Phản ánh trạng thái động của quần thể.

(2) Từ tỉ lệ kiểu hình suy ra tỉ lệ các kiểu gen và tần số tương đối của các alen.

(3) Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể.

(4) Giải thích được tại sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định trong thời gian dài.

Những nội dung nào ở trên là ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec?

A.
(1), (2), (3) và (4)
B.
(1), (2) và (4)
C.
(2), (3) và (1)
D.
(2), (3) và (4)
Câu 33

Một quần thể có cấu trúc như sau P: 17,34%AA : 59,32%Aa : 23,34%aa. Trong quần thể trên, sau khi xảy ra 3 thế hệ giao phối ngẫu nhiên thì kết quả nào sau đây không xuất hiện ở F3?

A.
Tần số alen A giảm và tần số alen a tăng lên so với P.
B.
Tần số tương đối của A/a = 0,47/0,53.
C.
Tỉ lệ thể dị hợp giảm và tỉ lệ đồng hợp tăng so với P.
D.
Tỉ lệ kiểu gen 22,09%AA : 49,82%Aa : 28,09%aa.
Câu 34

Một quần thể cân bằng Hacđi – Vanbec. Tần số kiểu gen dị hợp lớn nhất khi nào?

A.
Khi tần số alen trội bằng tần số alen lặn.
B.
Khi tần số alen trội gần bằng 1 và tần số alen lặn gần bằng 0.
C.
Khi tần số alen trội gần bằng 0 và tần số alen lặn gần bằng 1.
D.
Khi tần số alen trội bằng 2 lần tần số alen lặn.
Câu 35

Trong một quần thể ngẫu phối, khi các cá thể dị hợp tử chiếm ưu thế sinh sản thì ở các thế hệ tiếp theo:

A.
các cá thể đồng hợp trội sẽ chiếm ưu thế.
B.
các cá thể đồng hợp trội bằng số lượng cá thể đồng hợp lặn.
C.
các cá thể đồng hợp lặn sẽ chiếm ưu thế.
D.
chỉ còn các cá thể dị hợp tử.
Câu 36

Điều không đúng về ý nghĩa của định luật Hacđi – Vanbec là:

A.
từ tần số các alen có thể dự đoán được tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình.
B.
các quần thể trong tự nhiên luôn đạt trạng thái cân bằng.
C.
từ tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể có thể suy ra tỉ lệ các loại kiểu gen và tần số các alen.
D.
giải thích vì sao trong tự nhiên có nhiều quần thể đã duy trì ổn định qua thời gian dài.
Câu 37

Ý nghĩa về mặt lý luận của định luật Hacđi – Vanbec là:

A.
từ cấu trúc di truyền của quần thể ta xác định được tần số tương đối của gen.
B.
góp phần trong công tác chọn giống và tăng năng suất vật nuôi và cây trồng.
C.
giải thích được sự tiến hóa nhỏ diễn ra ngay trong lòng quần thể.
D.
giải thích tính ổn định trong thời gian dài các quần thể trong tự nhiên.
Câu 38

Phát biểu không chính xác khi nói về đặc điểm của quần thể ngẫu phối:

A.
trong quần thể ngẫu phối, các cá thể giao phối với nhau và sự gặp gỡ giữa các giao tử xảy ra một cách ngẫu nhiên.
B.
đặc trưng của quần thể ngẫu phối là thành phần kiểu gen của quần thể chủ yếu tồn tại ở trạng thái đồng hợp.
C.
trong những điều kiện nhất định, quần thể ngẫu phối có tần số các kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ.
D.
quần thể ngẫu phối có khả năng bảo tồn các alen lặn gây hại và dự trữ các alen này qua nhiều thế hệ.
Câu 39

Trong một quần thể giao phối, nhận định nào dưới đây là đúng?

A.
Tần số tương đối của các alen trong 1 gen nào đó là không đặc trưng cho từng quần thể.
B.
Tần số tương đối của các alen trong 1 kiểu gen nào đó trong quần thể thay đổi qua các thế hệ.
C.
Tần số tương đối của các alen trong 1 gen nào đó là đặc trưng cho từng quần thể.
D.
Tần số tương đối của các kiểu gen có tính đặc trưng cho từng quần thể.
Câu 40

Một quần thể có thành phần kiểu gen là 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. Tần số alen a của quần thể này là:

A.
0,5
B.
0,4
C.
0,3
D.
0,6