THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2163
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Di truyền học quần thể, di truyền người và ứng dụng di truyền học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3835

Ôn tập trắc nghiệm Di truyền học người Sinh Học Lớp 12 Phần 2

Câu 1

Ở người, hệ nhóm máu ABO có các kiểu gen quy định nhóm máu sau đây:

IAIA, IAIquy định nhóm máu A. IBIB, IBIO quy định nhóm máu B.

IAIB quy định nhóm máu AB. IOIO quy định nhóm máu O.

Nếu không xảy ra đột biến, người mẹ có nhóm máu nào sau đây chắc chắn không sinh được con có nhóm máu O?

A.
A
B.
B
C.
AB
D.
O
Câu 2

Trong một nhà hộ sinh, người ta nhầm lẫn 2 bé, Bé I có nhóm máu O, bé II có nhóm máu AB- Cặp bố mẹ I cùng có nhóm AB; cặp bố mẹ II người bố có nhóm A, mẹ có nhóm B- Hãy xác định bố mẹ của 2 bé.

A.
Cặp bố mẹ I là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ II là của bé I
B.
Cặp bố mẹ II là bố mẹ của bé II, cặp bố mẹ I là của bé I
C.
Hai cặp bố mẹ đều không phải là bố mẹ của 2 bé
D.
Không xác định được
Câu 3

Trong quần thể người gen quy định nhóm máu A, B, AB và O có 3 alen: IA, IB, IO (trong đó IA;IB là đồng trội so với IO). Tại một nhà hộ sinh, người ta nhầm 2 đứa trẻ sơ sinh với nhau. Trường hợp nào sau đây không cần biết nhóm máu của người cha mà vẫn có thể xác định được đứa trẻ nào là con của người mẹ nào?

A.
Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu B, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu A.
B.
Hai người mẹ có nhóm máu A và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu A
C.
Hai người mẹ có nhóm máu AB và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu O và nhóm máu AB.
D.
Hai người mẹ có nhóm máu B và nhóm máu O, hai đứa trẻ có nhóm máu B và nhóm máu O.
Câu 4

Ở người, hệ nhóm máu ABO có các kiểu gen quy định nhóm máu sau đây:

IAIA, IAIO quy định nhóm máu A. IBIB, IBIO quy định nhóm máu B.

IAIB quy định nhóm máu AB. IOIquy định nhóm máu O.

Một người đàn ông có nhóm máu O lấy một người vợ có nhóm máu A, sinh ra một đứa con có nhóm máu A và một đứa con có nhóm máu O. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Mẹ có kiểu gen IAIA
B.
Đứa trẻ thứ hai có kiểu gen IOIO.
C.
Đứa trẻ thứ nhất có kiểu gen I AIO
D.
Bố có kiểu gen IOIO
Câu 5

Ở người, Hệ nhóm máu ABO do một gen có ba alen (IA, IB, IO) quy định. Bố mẹ có kiểu gen như thế nào sẽ cho thế hệ con có đủ 4 loại nhóm máu?

A.
IBIO × IAIB
B.
IAIB × IAIB
C.
IAIO × IBIO
D.
IAIO × IAIB
Câu 6

Ở người hệ nhóm máu ABO và hệ nhóm máu MN được qui định bởi các kiểu gen như sau:

Trong nhà hộ sinh người ta nhầm lẫn ba đứa trẻ với ba cặp bố mẹ có các nhóm máu như sau:

Hãy xác định bố mẹ cho những đứa trẻ tương ứng (1), (2), (3)

A.
Cặp bố mẹ 1 là bố mẹ của trẻ 1. Cặp bố mẹ 2 là bố mẹ của trẻ 2. Cặp bố mẹ 3 là bố mẹ của trẻ 3.
B.
Cặp bố mẹ 1 là bố mẹ của trẻ 2. Cặp bố mẹ 2 là bố mẹ của trẻ 1. Cặp bố mẹ 3 là bố mẹ của trẻ 3.
C.
Cặp bố mẹ 1 là bố mẹ của trẻ 3. Cặp bố mẹ 2 là bố mẹ của trẻ 2. Cặp bố mẹ 3 là bố mẹ của trẻ 1.
D.
Cặp bố mẹ 1 là bố mẹ của trẻ 2. Cặp bố mẹ 2 là bố mẹ của trẻ 3. Cặp bố mẹ 3 là bố mẹ của trẻ 1.
Câu 7

Ở phép lai ♂AaBbDd x ♀AaBbdd. Trong quá trình giảm phân của cơ thể đực, ở cặp nhiễm sắc thể chứa cặp gen Aa có 0,0085% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Trong quá trình giảm phân của ơ thể cái, ở cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Bb có 0,001999% số tế bào không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Tính theo lý thuyết, ở F1 có số loại kiểu gen đột biến thể một là?

A.
32
B.
12
C.
24
D.
98
Câu 8

Ở người, bệnh bạch tạng do gen d gây ra. Những người bạch tạng được gặp với tần số 0,04%. Cấu trúc di truyền của quần thể người nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là:

A.
0,9604DD + 0,0392Dd + 0,0004dd = 1
B.
0,64DD + 0,34Dd + 0,02dd = 1
C.
0,0004DD + 0,0392Dd + 0,9604dd = 1
D.
0,0392DD + 0,9604Dd + 0,0004dd = 1
Câu 9

Ở người, bệnh bạch tạng do gen d gây ra, gen D quy định da bình thường. Những người bị bệnh bạch tạng được gặp với tần số 0,01%. Tỉ lệ người không mang gen gây bệnh bạch tạng là:

A.
99,99%.
B.
1,98%.
C.
98,01%.
D.
96,04%.
Câu 10

Trong các phát biểu sau có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người?

(1) Có thể hạn chế biểu hiện xấu của bệnh nếu phát hiện sớm những trẻ mắc bệnh này.

(2) Bệnh có thể được phát hiện sớm bằng phương pháp chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích nhiễm sắc thể.

(3) Nguyên nhân gây bệnh là do tirozin dư thừa trong máu chuyển lên não và đầu độc tế bào thần kinh.

(4) Không thể loại bỏ hoàn toàn phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 11

Khi nói về các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến mất đoạn ở nhiễm sắc thể số 21.
B.
Hội chứng claiphentơ xảy ra ở cả người nam và người nữ. 
C.
Hội chứng patau do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể số 18.
D.
Bệnh mù màu và máu khó đông gặp ở người nam nhiều hơn người nữ.
Câu 12

Người có nhóm máu AB có các kháng nguyên A và B và được gọi là "thể bài tiết” (kiểu gen SS và Ss) vì họ tiết các kháng nguyên A và B vào nước bọt và các chất lỏng khác của cơ thể . Trong khi người được gọi là "thể không bài tiết" (ss) không tiết được. Nếu dùng nước bọt đế xác định nhóm máu thì tỷ lệ nhóm máu AB có thế xác định được ớ đời con của người phụ nữ có kiểu gen IAIB Ss và người đàn ông IAISs là bao nhiêu?

A.
\( {1\over 4}\)
B.
\( {3\over 8}\)
C.
\( {1\over 2}\)
D.
\( {1\over 16}\)
Câu 13

Bệnh/Tật nào dưới đây ở người di truyền liên kết giới tính?

A.
Túm lông ở tai
B.
Bạch tạng
C.
Hồng cầu hình liềm
D.
Pheninketo niệu
Câu 14

Bệnh nào dưới đây ở người di truyền liên kết giới tính?

A.
Bệnh mù màu.
B.
Bệnh bạch tạng.
C.
Hồng cầu lưỡi liềm.
D.
Phêninkêtô niệu.
Câu 15

Bệnh nào dưới đây ở người di truyền liên kết giới tính?

A.
Hồng cầu lưỡi liềm. 
B.
Máu khó đông. 
C.
Bạch tạng.
D.
Phêninkêtô niệu.
Câu 16

Ở người, bệnh ung thư máu được phát hiện là do đột biến

A.
lặp đoạn nhiễm sắc thể 21 hoặc 22.
B.
mất đoạn nhiễm sắc thể số 20 và 23.
C.
mất đoạn nhiễm sắc thể 21 hoặc 22.
D.
lặp đoạn nhiễm sắc thể số 20 và 21.
Câu 17

Người có 3 NST 21 thì mắc hội chứng nào ?

A.
Hội chứng siêu nữ
B.
Hội chứng Claiphentơ
C.
Hội chứng Đao
D.
Hội chứng Tocnơ
Câu 18

Khi nói về bệnh ung thư ở người, cho các phát biểu dưới đây:
(1) Ung thư chủ yếu gây ra bởi sự rối loạn điều khiển chu kỳ tế bào.
(2) Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen hoặc đột biến nhiễm sắc thể.
(3) Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính
(4) Những gen ung thư xuất hiện trong các tế bào sinh dưỡng được di truyền qua sinh sản hữu tính.
(5) Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư bình thường đều là những gen có hại.
(6) Các đột biến gen ức chế khối u chủ yếu là các đột biển lặn.
Số phát biểu KHÔNG chính xác là:

A.
4
B.
2
C.
3
D.
5
Câu 19

Luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn trong họ hàng gần, vì:

A.
Dễ làm xuất hiện các gen đột biến lặn có hại gây bệnh
B.
Dễ làm xuất hiện các gen đột biến trội có hại gây bệnh
C.
Thế hệ sau xuất hiện các biểu hiện bất thường
D.
Gen lặn có hại có điều kiện xuất hiện ở trạng thái đồng hợp gây ra các tật bệnh ở người
Câu 20

Ở người, trứng thừa NST 21 kết hợp với tinh trùng thường có thể hình thành cơ thể mắc hội chứng gì?

A.
Tơcnơ 
B.
Đao. 
C.
Clayphentơ 
D.
Trẻ khóc như mèo kêu
Câu 21

Kết luận nào sau đây là không đúng về di truyền ở người?

A.
Chỉ con gái nhận giao tử chứa NST X của mẹ còn con trai thì không.
B.
Cả con trai và con gái đều nhận giao tử chứa NST X của mẹ.
C.
Con gái nhận giao tử chứa NST X của mẹ và giao tử chứa NST X của bố.
D.
Con trai nhận giao tử chứa NST X của mẹ và giao tử chứa NST Y của bố.
Câu 22

Cho các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người:
(1) Hội chứng bệnh Đao.
(2) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải.
(3) Hội chứng siêu nữ (3X).
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu lưỡi liềm.
(5) Bệnh tâm thần phân liệt.
(6) Bệnh ung thư máu.
Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của những hội chứng và bệnh ở người là

A.
(1), (3), (6). 
B.
(2), (3), (5).
C.
(1), (4), (6). 
D.
(3), (4), (5).
Câu 23

Trong di truyền y học tư vấn, phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về việc xét nghiệm trước sinh ở người?

A.
Các xét nghiệm trước sinh có thể chữa đươc một số bệnh tật ở người.
B.
Kĩ thuật chọc ối và sinh thiết tua nhau thai là để tách lấy tế bào phôi cho phân tích ADN cũng như nhiều chi tiết hoá sinh.
C.
Các xét nghiệm trước sinh đặc biệt quan trọng đối với những người có nguy cơ sinh con bị các khuyết tật di truyền mà vẫn muốn sinh con.
D.
Mục đích xét nghiệm trước sinh là để biết xem thai nhi có bị bệnh di truyền hay không.
Câu 24

Cho các bệnh và tật di truyền sau
1. bệnh mù màu và máu khó đông; 2. Bệnh bạch tạng; 3.Bệnh đao; 4. Hội chứng tơcnơ;
5.bệnh ung thư máu; 6.tật dính ngón tay thứ hai và thứ ba ở người.
Số loại bệnh, tật di truyền có liên quan tới đột biến gen là.

A.
3
B.
4
C.
5
D.
6
Câu 25

Cho các biện pháp nghiên cứu sau:
1.phương pháp lai; 2 Phương pháp nghiên cứu tế bào; 3.Phương pháp gây đột biến;
4.Phương pháp phả hệ; 5. phương pháp nghiên cứu tre đồng sinh; 6. phương pháp nghiên cứu di truyền quần thể.
Số lượng phương áp dụng để nghiên cứu về người là;

A.
3
B.
4
C.
5
D.
6
Câu 26

Người ta thường sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm, trước sinh?

A.
Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích các cặp NST thường.
B.
Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích prôtêin.
C.
Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích các cặp NST giới tính.
D.
Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích ADN.
Câu 27

Trong một gia đình, ông nội, bà nội có nhóm máu B, ông ngoại có nhóm máu A, bà ngoại nhóm máu AB, bố có nhóm máu B, mẹ nhóm máu A. Anh của bố nhóm máu O, chị của mẹ nhóm máu B. Về mặt lí thuyết, xác suất để họ sinh đứa con gái có nhóm máu giống bố là bao nhiêu?

A.
1/8. 
B.
1/16. 
C.
1/24.
D.
1/12.
Câu 28

U xơ nang ở người là bệnh hiếm gặp, được quy định bởi đột biến lặn di truyền theo quy luật Menđen.Một người đàn ông bình thường có bố bị bệnh và mẹ không mang gen bệnh lấy một ngưòi vợ bình thường không có quan hệ họ hàng với ông ta. Xác xuất để đứa con đầu lòng của
họ bị bệnh này sẽ là bao nhiêu nếu trong quần thể cứ 50 người bình thường thì có 1 người dị hợp về gen gây bệnh?

A.
0,3% 
B.
0,4%
C.
0,5% 
D.
0,6%
Câu 29

Bạch tạng do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường. Khi thống kê 2500 gia đình cả bố và mẹ da bình thường người ta thấy 4992 người con da bình thường và 150 người con da bạch tạng. Không đột biến xảy ra trong quần thể, dự đoán những cặp vợ chồng có ít nhất một bên bố hoặc
mẹ mang kiểu gen đồng hợp tử trội đã sinh ra tổng cộng khoảng bao nhiêu người con da bình thường?

A.
4452. 
B.
4534.
C.
4542.
D.
4890.
Câu 30

Ở người, hiện tượng máu khó đông do alen lặn a nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội A quy định máu đông bình thường. Một cặp vợ chồng đều có máu đông bình thường sinh được hai người con: người con thứ nhất là con gái và có máu đông bình thường, người con thứ hai bị bệnh máu khó đông. Cho biết không xảy ra đột biến, kiểu gen của hai người con lần lượt là:

A.
XaXa và XAY
B.
XAXA và XaY hoặc XAXa và XaXa.
C.
XAXA và XaY hoặc XAXa và XaY. 
D.
XAXA và XaXa hoặc XAXa và XaXa.
Câu 31

Bệnh chỉ gặp ở nam mà không có ở nữ là bệnh

A.
Claiphentơ. 
B.
Đao. 
C.
Hồng cầu hình liềm. 
D.
Máu khó đông.
Câu 32

Phương pháp có thể phát hiện bệnh di truyền người do đột biến gen gây ra là:

A.
Nghiên cứu phả hệ 
B.
Nghiên cứu tế bào
C.
Nghiên cứu trẻ đồng sinh 
D.
Phân tích bộ NST ở tế bào người
Câu 33

Vì sao người ta không phát hiện được bệnh nhân có thừa nhiễm sắc thể số 1 hoặc số 2?

A.
Do phôi thai mang 3 NST số 1 hoặc số 2 đều bị chết ở giai đoạn sớm trong cơ thể mẹ.
B.
Do cặp NST số 1 và 2 không bao giờ bị rối loạn phân li trong giảm phân tạo giao tử.
C.
Do NST số 1 và 2 rất nhỏ, có ít gen nên thể ba NST số 2 hoặc số 2 khỏe mạnh bình thường.
D.
NST số 1 và 2 có kích thước lớn nhất, nhưng có ít gen nên thể ba NST số 1 hoặc số 2 khỏe mạnh bình thường.
Câu 34

Cho các bệnh và hội chứng sau:

1. Bệnh ung thư máu. 5. Hội chứng tiếng kêu như mèo.
2. Hội chứng Đao. 6. Hội chứng Claiphentơ.
3. Hội chứng Patau 7. Hội chứng Etuot
4. Bệnh máu khó đông 8. Hội chứng Macphan
Bệnh và hội chứng nào là hậu quả của đột biến số lượng nhiễm sắc thể?

A.
1,3,5,7.
B.
1,4,5,8. 
C.
2,3,4,8. 
D.
2,3,6,7.
Câu 35

Để phát hiện các trường hợp bệnh di truyền gây ra do đột biến số lượng NST ở người ta thường dùng phương pháp

A.
nghiên cứu trẻ đồng sinh. 
B.
nghiên cứu tế bào.
C.
nghiên cứu phả hệ.
D.
phân tích đột biên gen.
Câu 36

Gen đột biến sau đây luôn biểu hiện kiểu hình kể cả khi ở trạng thái dị hợp là

A.
gen qui định bệnh bạch tạng.
B.
gen qui định bệnh mù màu.
C.
gen qui định máu khó đông.
D.
gen qui định bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm.
Câu 37

Tính trạng nào sau đây ở người, do gen nằm trên NST giới tính qui định?
I. Bệnh mù màu (đỏ, lục).
II. Bệnh bạch tạng.
III. Dị tật dính ngón tay hai và ba bằng màng nối.
IV. Bệnh máu khó đông.
V. Bệnh đái tháo đường.
Phương án đúng là:

A.
I, III, IV, V
B.
I, III, IV
C.
II, III, IV, V
D.
I, II, IV
Câu 38

Cho các bệnh, tật và hội chứng di truyền sau đây ở người:
(1) Ung thư máu; (2) Đao; (3) Pheninketô niệu; (4) Tocnơ; (5) Máu khó đông; (6) Claiphenter.
Có bao nhiêu bệnh, tật và hội chứng di truyền có thể gặp ở cả hai giới?

A.
4
B.
1
C.
2
D.
3
Câu 39

Phương pháp nghiên cứu nào dưới đây cho phép phát hiện hội chứng Claiphentơ XXY?

A.
Nghiên cứu trẻ đồng sinh
B.
Nghiên cứu tế bào
C.
Di truyền hóa sinh
D.
Nghiên cứu phả hệ
Câu 40

Trong quần thể người có một số thể đột biến sau:

(1) Ung thư máu                         (2) Hồng cầu hình liềm         (3) Bạch tạng                   (4) Hội chứng Claifento         

(5) Dính ngón tay 2,3                 (6) Máu khó đông                 (7) Hội chứng Turner         (8) Hội chứng Down                 (9) Mù màu

Những thể đột biến nào là đột biến NST:

A.
1,3,7,9
B.
1,2,4,5
C.
1,4,7,8
D.
4,5,6,8
Câu 41

Cho các bệnh, tật sau đây: 

(1) Hội chứng Down, (2) Hội chứng AIDS,

(3) Tật dính ngón tay 2-3, (4) Bệnh bạch tạng, (5) Bệnh ung thư vú.

Có bao nhiêu trường hợp được xếp vào bệnh, tật di truyền?

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 42

Bệnh máu khó đông và mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y. Một gia đình có người chồng nhìn màu bình thường nhưng bị bệnh máu khó đông, vợ bình thường về 2 tính trạng trên, không mang gen gây bệnh máu khó đông nhưng mang gen gây bệnh mù màu. Con gái của họ lấy chồng không bị 2 bệnh trên. Tính xác suất để cặp vợ chồng trẻ đó sinh con không bị 2 bệnh trên

A.
5/8
B.
51/4
C.
3/8
D.
3/16
Câu 43

Ở người, bệnh máu khó đông do gen lặn h nằm trên NST X quy định, gen trội H quy định tính trạng máu đông bình thường. Một gia đình có bố và con đều mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường, nhận định nào dưới đây đúng?     

A.
Mẹ bình thường có kiểu gen XHXH.
B.
Con trai đã nhận gen bệnh từ bố.
C.
Mẹ mang gen bệnh ở trạng thái dị hợp XHXh.
D.
Con gái của cặp vợ chồng này chắc chắn bị bệnh máu khó đông.
Câu 44

Ở người, Xa qui định máu khó đông, Xqui định máu đông bính thường. Bố bị bệnh máu khó đông, mẹ bình thường. Nếu họ sinh con thì kiểu hình của những đứa con này sẽ là:

A.
Không bị bệnh
B.
Chỉ có con trai bị bệnh
C.
Chỉ có con gái bị bệnh
D.
Con trai, con gái có thể bị bệnh hoặc không.
Câu 45

Ở người, bệnh máu khó đông (Xh), máu đông bình thường (XH). Sinh đứa con gái bị bệnh máu khó đông, kiểu gen của bố và mẹ là:

A.
 XhY, XHXH
B.
XHY, XhXh
C.
XhY, XHXh
D.
XHY, XHXh
Câu 46

Bệnh máu khó đông ở người do một gen lặn chỉ nằm trên NST X gây nên. Một người đàn ông bị bệnh máu khó đông, lấy vợ bình thường đã sinh con trai bị bệnh máu khó đông. Kiểu gen của cặp vợ chồng trên là:

A.
 XAXA x XaY
B.
XAXA x XAY
C.
XAXa x XaY
D.
XaXa x XAY
Câu 47

Ở người bệnh máu khó đông là do gen lặn nằmg trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Một người phụ nữ bình thường có bố bị bệnh máu khó đông kết hôn với một người bình thường họ sinh được một đứa con. Tỷ lệ phần trăm họ sinh được đứa con trai không bị bệnh máu khó đông là:

A.
50%.
B.
100%
C.
25%
D.
12,5%
Câu 48

Ở người bệnh máu khó đông và bệnh mù màu đỏ - xanh lục do hai gen lặn (a và b) nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y qui định. Một phụ nữ bị bệnh mù màu đỏ - xanh lục và không bị bệnh máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông và không bị bệnh mù màu đỏ xanh lục. Phát biểu nào sau đây là đúng về những đứa con của cặp vợ chồng trên?

A.
Tất cả con trai của họ đều bị bệnh mù màu đỏ xanh lục
B.
Tất cả con trai của họ đều bị bệnh máu khó đông
C.
Tất cả con gái của họ đều bị bệnh máu khó đông
D.
Tất cả con gái của họ đều bị bệnh mù màu đỏ xanh lục
Câu 49

Ở người bệnh máu khó đông do đột biến gen lặn h nằm ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen H quy định máu đông bình thường. Một người bị bệnh máu khó đông có bố và mẹ đều bình thường nhưng ông ngoại của họ bị bệnh máu khó đông. Khả năng để người em trai của người đó cũng bị bệnh máu khó đông là:

A.
100%.
B.
50%.
C.
 25%.
D.
12,5%.
Câu 50

Một người bị bệnh máu khó đông có bố và mẹ đều bình thường nhưng ông ngoại của họ bị bệnh máu khó đông. Khả năng để người em trai của người đó cũng bị bệnh máu khó đông là:

A.
100%
B.
50%
C.
25%
D.
12,50%