THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2170
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Di truyền học quần thể, di truyền người và ứng dụng di truyền học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 1244

Ôn tập trắc nghiệm Di truyền học người Sinh Học Lớp 12 Phần 9

Câu 1

Nhận định nào không đúng khi nói về liệu pháp gen?

A.
Thể truyền có thể gây hư hỏng các gen khác
B.
Là kĩ thuật thay thế các gen đột biến gây bệnh bằng các gen lành
C.
Có thể sử dụng thể truyền là virut đã gây biến đổi hoặc plasmit
D.
Phương pháp này gặp khó khăn trong việc chèn gen lành vào đúng vị trí gen gây bệnh
Câu 2

Điều không đúng về liệu pháp gen là

A.
Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng các gen bị đột biến
B.
Dựa trên nguyên tắc đưa bổ sung gen lành vào cơ thể người bệnh.
C.
Có thể thay thế gen bệnh bằng gen lành
D.
Nghiên cứu hoạt động của bộ gen người để giải quyết các vấn đề của y học
Câu 3

Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là

A.
Gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành
B.
Đưa các prôtêin ức chế vào cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của các gen gây bệnh
C.
Loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh
D.
Thay thế hoặc bổ sung các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành
Câu 4

Trong biện pháp tư vấn di truyền và sàng lọc trước sinh, kĩ thuật nào sau đây là hiệu quả và phổ biến nhất có thể tách tế bào, phân tích nhiễm sắc thể, phân tích ADN cũng như nhiều chỉ tiêu hóa sinh của phổi nhằm phát hiện sớm các bệnh, tật di truyền ở người?

A.
Sinh thiết tế bào thai ở giai đoạn phôi sớm
B.
Kĩ thuật hình ảnh đa chiều
C.
Chọc đỏ dịch ối và sinh thiết tua nhau thai
D.
Xét nghiêm máu của thai ở giai đoạn thích hợp
Câu 5

Điều không đúng về nhiệm vụ của di truyền y học tư vấn là

A.
Góp phần chế tạo ra một số loại thuốc chữa bệnh di truyền.
B.
  Góp phần chế tạo ra một số loại thuốc chữa bệnh di truyền. B.  Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này.  
C.
Cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ.
D.
Cho lời khuyên trong việc đề phòng và hạn chế hậu quả xấu của ô nhiễm môi trường tới việc sinh đẻ
Câu 6

Các chuyên gia tư vấn di truyền đưa ra các tiên đoán về khả năng đứa trẻ sinh ra mắc 1 tật bệnh di truyền và cho các cặp vợ chồng lời khuyên trước khi sinh vì

A.
Tránh cho ra đời những đứa trẻ tật nguyền
B.
Chỉ có lúc trước sinh mới dễ chẩn đoán bệnh
C.
Trước sinh mới dễ chữa được bệnh
D.
Cả ba ý trên
Câu 7

Di truyền học tư vấn nhằm chuẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kì

A.
Mới sinh
B.
Sau sinh
C.
Sắp sinh
D.
Trước sinh 
Câu 8

Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen của loài người?

A.
Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh
B.
Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên
C.
Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến
D.
Tư vấn di truyền y học
Câu 9

Những biện pháp được dùng để bảo vệ vốn gen loài người:

(1) Tạo môi trường sạch.

(2) Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.

(3) Sử dụng kĩ thuật nhân bản vô tính tạo ra nhiều cá thể giống nhau.(

4) Sử dụng liệu pháp gen.

Số biện pháp đúng là:

A.
2
B.
4
C.
1
D.
3
Câu 10

Bệnh mù màu đỏ, lục và bệnh máu khó đông là do 2 gen lặn không alen m và h trên NST X quy định, các len bình thường tương ứng là M và H. Người phụ nữ bình thường kết hôn với người đàn ông không bị bệnh mù màu nhưng bị máu khó đông. Họ có khả năng sinh con trai không mắc cả 2 bệnh trên là 20,5%. Nhận định nào sau đây đúng?

A.
  Họ có khả năng sinh con gái bị bệnh mù màu máu đông bình thường với tỉ lệ 12,5%
B.
Con trai nhận alen quy định mắt bình thường từ bố và alen quy định máu đông bình thường từ mẹ
C.
Mẹ có kiểu gen XMHXmh và xảy ra với tần số 10%
D.
Họ có thể sinh con gái nhìn bình thường bị mắc bệnh máu khó đông với tỉ lệ 25%
Câu 11

Ở người, alen A quy định không bị bệnh N trội hoàn toàn so với alen a quy định bị bệnh N, alen B quy định không bị bệnh M trội hoàn toàn so với alen b quy định bị bệnh M. Hai gen này nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X và giả sử cách nhau 20cM. Người phụ nữ (1) không bị bệnh N và M kết hôn với người đàn ông (2) chỉ bị bệnh M, sinh được con gái (5) không bị hai bệnh trên. Một cặp vợ chồng khác là (3) và (4) đều không bị bệnh N và M, sinh được con trai (6) chỉ bị bệnh M và con gái (7) không bị bệnh N và M. Người con gái (7) lấy chồng (8) không bị hai bệnh trên, sinh được con gái (10) không bị bệnh N và M. Người con gái (5) kết hôn với người con trai (6), sinh được con trai (9) chỉ bị bệnh N. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình trên. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết, trong các kết luận sau, có bao nhiêu kết luận đúng?

(1) Người con gái (10) có thể mang alen quy định bệnh M.

(2) Xác định được tối đa kiểu gen của 5 người trong các gia đình trên.

(3) Người phụ nữ (1) mang alen quy định bệnh N.

(4) Cặp vợ chồng (5) và (6) sinh con thứ hai là con trai có thể không bị bệnh N và M.

(5) Người con gái (7) có thể có kiểu gen  \(X_b^AX_B^a\). Xác suất sinh con thứ hai là con gái không bị bệnh N và M của cặp vợ chồng (5) và (6) là 12,5%.

A.
4
B.
1
C.
3
D.
2
Câu 12

Bệnh mù màu và bệnh máu khó đông do 2 gen lặn trên nhiễm sắc thể X qui định, cách nhau 12cM. Cho phả hệ:

Trong các người con ở thế hệ thứ III, người nào chắc chắn là kết quả của hoán vị gen? Xác suất để người phụ nữ II -1 sinh con bị 2 bệnh là bao nhiêu? Câu trả lời đúng lần lượt là: 

A.
1; 11%
B.
2; 19%
C.
3; 6%
D.
4; 22%
Câu 13

Ở người, bệnh Pheninketo niệu do một gen nằm trên NST thường quy định, alen d quy định tính trạng bị bệnh, alen D quy định tính trạng bình thường. Gen (D, d) liên kết với gen quy định tính trạng nhóm máu gồm ba alen (IA, IB, IO), khoảng cách giữa hai gen này là 11cM. Dưới đây là sơ đồ phả hệ của một gia đình

1. Kiểu gen của cặp vợ chồng (3) và (4) là: (3) \( {dI^A \over dI^O}\); (4) \( {DI^B \over dI^O}\)

2. Kiểu gen của cặp vợ chông (3) và (4) là: (3) \( {DI^B \over dI^O}\); (4) \( {dI^A \over dI^O}\)

3. Người vợ (4) đang mang thai. Xác suất đứa trẻ sinh ra mang nhóm máu B và bị bệnh pheninketo niệu là 2,75%

4. Người vợ (4) đang mang thai. Xác suất đứa trẻ sinh ra mang nhóm máu B và không bị bệnh pheninketo niệu là 2,75%

5. Người vợ (4) đang mang thai. Xác suất đứa trẻ sinh ra mang nhóm máu O và không bị bệnh pheninketo niệu là 2,75%

Tổ hợp phương án trả lời đúng là:

A.
1,3,5
B.
2,3,5
C.
1,4,5
D.
2,4,5
Câu 14

Bệnh alkan niệu là một bệnh di truyền hiếm gặp. Gen gây bệnh (alk) là gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể số 9. Gen alk liên kết với gen I mã hoá cho hệ nhóm máu ABO. Khoảng cách giữa gen alk và gen I là 11cM. Dưới đây là một sơ đồ phả hệ của một gia đình bệnh nhân. Người số 3 và 4 sinh thêm đứa con thứ 5. Biết rằng bác sỹ xét nghiệm cho biết thai đứa con thứ 5 có nhóm máu B. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng về gia đình trên:

1. Có tối đa 8 người mangkiểu gen đồng hợp về bệnh alkan niệu.

2. Có tối thiểu 10 người mang kiểu gen dị hợp về gen quy định nhóm máu.

3. Có thểxác định được chính xác kiểu gen của 8 người trong gia đình trên.

4. Xác suất để đứa con thứ 5 bị bệnh alkan niệu là 11%.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 15

Ở người, bệnh bạch tạng do alen đột biến lặn, những người bạch tạng lấy nhau thường sinh ra 100% số con bị bạch tạng, tuy nhiên trong một số trường hợp, 2 vợ chồng bạch tạng lấy nhau lại sinh ra con bình thường. Cơ sở của hiện tượng trên là:

A.
Do môi trường không thích hợp nên đột biến gen không thể hiện ra kiểu hình
B.
Do đột biến NST làm mất đoạn chứa alen bạch tạng nên sinh con bình thường
C.
Đã có đột biến gen lặn thành gen trội nên sinh con không bị bệnh
D.
Kiểu gen quy định bạch tạng ở mẹ và bố khác nhau nên sinh con không bị bệnh
Câu 16

Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường qui định, bệnh mù màu đỏ do gen lặn nằm trên NST X không có alen trên Y qui định. Một cặp vợ chồng đều không bị hai bệnh này, người vợ có ông ngoại bị mù màu, có mẹ bị bạch tạng. Người chồng có ông nội và mẹ bị bạch tạng. những người khác trong 2 dòng họ này đều không bị 2 bệnh nói trên. Cặp vợ chồng này dự định sinh 2 con, xác suất để cả 2 đứa con của họ đều không bị bệnh là

A.
225/1024
B.
81/512
C.
225/512
D.
441/1024
Câu 17

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả hai bệnh di truyền ở người, bệnh bạch tạng do một gen có 2 alen năm trên NST thường quy định, bệnh mù màu do một gen có 2 alen nằm trên NST X tại vùng không tương đồng trên Y quy định.

Xác suất sinh một trai, một gái không bị bệnh nào của cặp vợ chồng (13) và (14) là

A.
0,302
B.
0,148.
C.
0,151
D.
0,296
Câu 18

Sơ đồ sau đây mô tả sự di truyền của hai bệnh P và Q ở người. Cho biết không xảy ra đột biến, bệnh Q do gen lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST X qui định. Biết rằng quần thể người này đang ở trạng thái cân bằng với tần số alen gây bệnh P là 1/10.

Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng?

(1) Có 2 người xác định chắc chắn được kiểu gen.

(2) Có tối đa 7 người không mang alen gây bệnh P.

(3) Xác suất người số 10 mang alen gây bệnh P là 2/11.

(4) Xác suất sinh con trai bị cả hai bệnh P và Q của cặp vợ chồng III10 và III11 là 3/128.

A.
1
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 19

Phả hệ của một gia đình được hiển thị bên dưới, trong đó một số thành viên (màu đen) bị một bệnh di truyền với tỉ lệ 9% trong quần thể. Kiểu hình của cá thể đánh dấu ? là không biết.

Cho biết ý nào sau đây đúng?

1. Bệnh này có thể xảy ra do alen lặn trên nhiễm sắc thể thường gây nên.

2. Cá thể 5 là dị hợp tử với xác suất 50%.

3. Theo giả định rằng allele gây bệnh cân bằng Hardy-Weinberg, cá thể 3 là dị hợp tử với xác suất 46%.

4. Nếu các cá thể bị ảnh hưởng có khả năng sinh sản giảm, thì allele gây bệnh sẽ được loại bỏ khỏi quần thể.

A.
1 và 3.
B.
1 và 2.
C.
2 và 3.
D.
2 và 4.
Câu 20

Cho sơ đồ phả hệ sau:

Bệnh P được quy định bởi gen trội nằm trên NST thường; bệnh Q được quy định bởi gen lặn nằm trên NST giới tính X, không có alen tương ứng trên Y. Biết rằng không có đột biến mới xảy ra. Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III trong sơ đồ phả hệ trên sinh con đầu lòng là con trai và mắc cả hai bệnh P và Q là:

A.
50%
B.
6,25%.
C.
12,5%.
D.
25%
Câu 21

Cho sơ đồ phả hệ sau:

Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Cả hai tính trạng trên đều do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định.

(2) Có tối đa 13 người có kiểu gen đồng hợp về tính trạng bệnh điếc bẩm sinh.

(3) Có 10 người đã xác định được kiểu gen liên quan đến tính trạng bệnh điếc bẩm sinh.

(4) Cặp vợ chồng III-13 và III-14 sinh ra một đứa con trai bình thường, xác suất để đứa con trai này không mang alen gây bệnh là 41,18%.

A.
1
B.
4
C.
3
D.
2
Câu 22

Từ sơ đồ phả hệ trên, xác định có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định sau?

1. Xác suất sinh con bình thường của cặp vợ chồng II-4 và II-5 là 41,67%.

2. Có 6 người chắc chắn xác định được kiểu gen trong phả hệ trên.

3. Người phụ nữ II-3 kết hôn với người bị mắc hai bệnh G và H, các con của họ có thể có tối đa 3 kiểu hình.

4. Gen quy định bệnh G và H là gen trội nằm trên NST giới tính X không có alen tương ứng trên Y.

A.
4
B.
3
C.
2
D.
1
Câu 23

Xét một bệnh di truyền đơn gen ở người do alen lặn gây nên. Một người phụ nữ bình thường có cậu (em trai mẹ) mắc bệnh lấy người chồng bình thường nhưng có mẹ chồng và chị chồng mắc bệnh. Những người khác trong gia đình không ai bị bệnh này, nhưng bố đẻ của cô ta đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 10%. Cặp vợ chồng trên sinh được con gái đầu lòng không mắc bệnh này. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên, hãy cho biết trong số các dự đoán dưới đây, dự đoán nào không đúng?

A.
Xác suất để người con  gái của vợ chồng trên mang alen gây bệnh là 16/29
B.
Xác suất sinh con thư hai của vợ chồng trên là trai không bị bệnh là 29/64
C.
Xác suất để bố đẻ của người vợ mang alen gây bệnh là 4/11
D.
Có thể biết chính xác kiểu gen của 9 người trong gia đình trên
Câu 24

Cho sơ đồ phả hệ mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen quy định, alen trội là trội hoàn toàn.

Biết rằng không xảy ra đột biến mới và người đàn ông II – 4 đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 0,4. Có bao nhiêu nhận xét đúng.

1. Bệnh do alen lặn nằm trên NST thường quy định

2. Người con gái số I-2 có kiểu gen đồng hợp

3. Có 5 người trong phả hệ trên có thể biết kiểu gen

4. Cặp vợ chồng III-7 và III-8 sinh người con số 10 không mang alen gây bệnh với tỉ lệ 47,2%

A.
1
B.
3
C.
4
D.
2
Câu 25

Sơ đồ phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong hai alen của một gen qui định:

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

(1) Bệnh do gen lặn trên nhiễm sắc thể thường quy định

(2) Đã xác định được kiểu gen của 8 người trong phả hệ trên

(3) Cặp vợ chồng III.14 – III.15 sinh con bị bệnh với tỉ lệ 10%

(4) Xác suất cặp vợ chồng III.14 – III.15 sinh con đầu lòng không mang alen gây bệnh là 7/15

A.
2
B.
3
C.
4
D.
1
Câu 26

Cho sơ đồ phả hệ sau:

Sơ đồ phả hệ trên mô tả sự di truyền một bệnh ở người do một trong hai alen của một locus gen quy định. Biết rằng không xảy ra đột biến ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Trong các nhận định sau, có bao nhiêu nhận định đúng?

(1) Bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định.

(2) Có 6 người trong phả hệ biết được chính xác kiểu gen.

(3) Xác suất để cặp vợ chồng thế hệ thứ III sinh được con trai bình thường là 5/6

(4) Xác suất để cặp vợ chồng ở thế hệ thứ III sinh con gái không mang alen bị bệnh là 1/6.

A.
4
B.
3
C.
2
D.
1
Câu 27

Bệnh u xơ nang và bệnh bạch tạng ở người do 2 gen lặn nằm trên 2 cặp NST thường khác nhau quy định. Một cặp vợ chồng đều dị hợp về cả 2 cặp gen này. Xác suất họ sinh 2 người con có 1 người bị 1 trong 2 bệnh này và một người bị cả 2 bệnh là bao nhiêu?

A.
1/4
B.
3/8
C.
3/64
D.
1/8
Câu 28

Bệnh bạch tạng ở người do alen lặn nằm trên NST thường quy định. Một cặp vợ chồng không bị bạch tạng sinh con đầu bị bệnh bạch tạng. Tính xác suất để họ sinh thêm 3 người con gồm 2 con trai bình thường và 1 con gái bạch tạng?

A.
30/512
B.
27/512
C.
29/512
D.
28/512
Câu 29

Một cặp vợ chồng sinh được một con gái, cả mẹ và con gái đều có tính trạng “má lúm đồng tiền”. Nhận định nào sau đây là đúng về tính trạng “má lúm đồng tiền” nói trên khi cặp vợ chồng đó sinh những đứa con tiếp theo?

A.
Nếu cặp vợ chồng này sinh đứa con tiếp theo là con gái thì cô con gái này cũng có tính trạng“má lúm đồng tiền”
B.
Con gái đầu lòng của cặp vợ chồng này nhận gen quy định tính trạng “má lúm đồng tiền” từ mẹ
C.
Con trai của cặp vợ chồng này không thể có tính trạng “má lúm đồng tiền”
D.
Tất cả những đứa con của cặp vợ chồng này đều có tính trạng “má lúm đồng tiền”
Câu 30

Một người đàn ông mù màu (bệnh do gen lặn nằm trên NST X gây nên) có vợ là đồng hợp bình thường về gen này. Họ sinh được 2 con, không may cả 2 đứa đều bị hội chứng Tơcnơ (XO),  một đứa  không bị mù màu còn một đứa bị mù màu. Nhận xét nào sau đây là chính xác?

A.
Đứa trẻ Tơcnơ bị mù màu do sự không phân ly cặp NST giới tính của bố.
B.
Nếu cặp vợ chồng này sinh thêm đứa thứ 3 chắc chắn  đứa trẻ này cũng bị hội chứng Tơcnơ
C.
Đứa trẻ Tơcnơ không bị mù màu do sự không phân ly cặp NST giới tính xảy ra ở mẹ.
D.
Đứa trẻ Tơcnơ bị mù màu do sự không phân ly cặp NST giới tính của mẹ.
Câu 31

Phả hệ ở hình dưới đây mô phỏng sự di truyền của bệnh “X” và bệnh “Y" ở người. Hai bệnh này đều do hai alen lặn nằm trên hai cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau gây ra.

Cho rằng không có đột biến mới phát sinh. Alen a gây bệnh X, alen b gây bệnh Y. Các alen trội tương ứng là A, B không gây bệnh (A, B là trội hoàn toàn so với a và b). Xác suất để đứa con của cặp vợ chồng số 14 và 15 mang alen gây bệnh là:

A.
88,89%
B.
69,44%
C.
 84%
D.
78,2%
Câu 32

Ở người, gen quy định dạng tóc nằm trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A quy định tóc quăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng; Bệnh mù màu đỏ - xanh lục do alen lặn b nằm trên vùng không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X quy định, alen trội B quy định mắt nhìn màu bình thường. Cho sơ đồ phả hệ sau

Biết rằng không phát sinh các đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ. Cặp vợ chồng III.10 – III.11 trong phả hệ này sinh con, xác suất đứa con đầu lòng không mang alen lặn về hai gen trên là

A.
1/3
B.
1/6
C.
4/9
D.
1/8
Câu 33

Nhìn thấy màu sắc phụ thuộc vào các allele trội của ba gen -  gen R và gen G nằm trên nhiễm sắc thể X, trong khi gen B nằm trên nhiễm sắc thể thường. Các đột biến lặn ở bất kỳ một trong ba gen có thể gây ra mù màu. Giả sử một người đàn ông mù màu kết hôn với một người phụ nữ mù màu và tất cả con cái đều không bị mù màu. Kiểu gen của phụ nữ là gì?

A.
RRGGbb
B.
RRggBB 
C.
rrGGbb
D.
RRggBB hoặc RRGGbb
Câu 34

Ở người, trên NST thường, gen A quy định thuận tay phải, gen a quy đinh thuận tay trái. Trên NST giới tính X , gen M quy định nhìn màu bình thường và gen m quy định mù màu. Đứa con nào sau đây không thể được sinh ra từ cặp bố mẹ AaXMXm x  aa XMY?

A.
con trai thuận tay phải, mù màu
B.
con gái thuận tay trái, nhìn màu bình thường
C.
con gái thuận tay phải, mù màu
D.
con trai thuận tay trái, nhìn màu bình thường
Câu 35

Một đột biến gen trên NST thường ở người dẫn đến thay thế một axit amin trong chuỗi polypeptide β-hemoglobin làm cho hồng cầu hình đĩa biến dạng thành hình lưỡi liềm gây thiếu máu. Gen đột biến là trội không hoàn toàn nên người có kiểu gen đồng hợp về gen gây bệnh sẽ thiếu máu nặng và chết trước tuổi trưởng thành, người có kiểu gen dị hợp bị thiếu máu nhẹ. Trong một gia đình, người em bị thiếu máu nặng và chết ở tuổi sơ sinh, người chị đến tuổi trưởng thành kết hôn với người chồng không bị bệnh này. Biết không có phát sinh đột biến ở những người trong gia đình trên, khả năng biểu hiện bệnh này ở đời con của cặp vợ chồng người chị nói trên là:

A.
1/3 thiếu máu nặng: 2/3 thiếu máu nhẹ
B.
2/3 bình thường: 1/3 thiếu máu nhẹ
C.
1/3 bình thường: 2/3 thiếu máu nhẹ
D.
1/2 bình thường: 1/2 thiếu máu nhẹ
Câu 36

Ở người xét 3 gen quy định tính trạng. cho biết không xảy ra đột biến, mỗi gen quy định một tính trạng, nằm trên NST thường, alen trội là trội hoàn toàn. Một cặp vợ chồng có kiểu gen AaBbdd × AaBbDd đã sinh được người con đầu lòng mang 3 tính trạng trội. Dự đoán nào sau đây sai?

A.
Xác suất vợ chồng này sinh được đứa con thứ 2 có kiểu hình giống đứa con đầu lòng là 9/32
B.
Xác suất để người con này dị hợp về cả 3 cặp gen trên là 4/9
C.
Xác suất để người con này mang 3 alen trội là 4/9
D.
Xác suất để người con này có kiểu gen đồng hợp về cả 3 cặp gen là 1/27
Câu 37

Ở người xét 3 gen quy định tính trạng. cho biết không xảy ra đột biến, mỗi gen quy định một tính trạng, nằm trên NST thường, alen trội là trội hoàn toàn. Một cặp vợ chồng có kiểu gen AaBbdd × AaBbDd đã sinh được người con đầu lòng mang 3 tính trạng trội. Dự đoán nào sau đây  đúng ?

A.
Xác suất vợ chồng này sinh được đứa con thứ 2 có kiểu hình giống đứa con đầu lòng là 27/64
B.
Xác suất để người con này dị hợp về cả 3 cặp gen trên là 1/3
C.
Xác suất để người con này mang 3 alen trội là 4/9
D.
Xác suất để người con này có kiểu gen đồng hợp về cả 3 cặp gen là 1/27
Câu 38

Ở người, tính trạng mù màu là do một alen lặn nằm trên NST X gây ra. Ở một gia đình, bố mẹ bình thường nhưng trong số các con sinh ra có một đứa con trai mù màu. Nhận định nào dưới đây là chính xác nhất khi nói về gia đình trên?

A.
Những người chị em gái khác của đứa con trai mù màu không có ai bị mù màu
B.
Người con trai bị bệnh mù màu nói trên bị mắc hội chứng Claiphentơ
C.
Người bố mang alen gây bệnh và truyền cho đứa con trai
D.
Người mẹ đồng hợp về cặp alen gây bệnh mù màu do người mẹ có 2 NST X
Câu 39

Một số đột biến ở ADN ti thể có thể gây bệnh ở người gọi là bệnh thần kinh thị giác di truyền Leber (LHON). Bệnh này đặc trưng bởi chứng mù đột phát ở người lớn. Phát biểu nào sau đây là không đúng?

A.
Cả nam và nữ đều có thể bị bệnh LHON
B.
Một người sẽ bị bệnh LHON khi cả bố và mẹ đều phải bị bệnh
C.
Một người sẽ bị bệnh LHON nếu người mẹ bị bệnh nhưng cha khỏe mạnh.
D.
Một cặp vợ chồng với người vợ khỏe mạnh còn người chồng bị bệnh hoàn toàn có khả năng sinh ra người con bị bênh LHON, tuy nhiên xác suất này là rất thấp.
Câu 40

Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người do một trong 2 alen của gen quy định:

Biết rằng không phát sinh đột biến mới ở tất cả các cá thể trong phả hệ, xác suất sinh con đầu lòng mang alen gây bệnh của cặp vợ chồng thế hệ thứ IV là:

A.
1/2
B.
13/18
C.
1/14
D.
9/14
Câu 41

Gen b gây chứng Phenylketo niệu về phương diện di truyền đây là bệnh gây ra do rối loạn sự chuyển hóa phenyalanin. Alen B quy định sự chuyển hóa bình thường, sơ đồ dưới đây, vòng tròn biểu thị giới nữ, hình vuông biểu thị giới nam, còn tô đen biểu thị người mắc chứng Phenylketo niệu. 

Xác suất mang gen bệnh của người con gái (3) là bao nhiêu?

A.
1/3
B.
1/2
C.
2/3
D.
3/4
Câu 42

Ở người, gen quy định mù màu đỏ lục nằm trên NST X, không có alen trên Y. Bố bị bệnh, mẹ bình thường, họ có người con trai bị bệnh mù màu đỏ lục. Xác suất họ sinh đứa con thứ hai là con gái bị bệnh mù màu là:

A.
50%
B.
75%
C.
12,5%
D.
25%
Câu 43

Bệnh máu khó đông ở người do gen đột biến lặn a nằm trên nhiễm sắc thể giới tính × qui định. Gen A qui định máu đông bình thường. Tỉ lệ kiểu hình ở con sẽ như thế nào nếu mẹ có mang gen lặn, kiểu hình của mẹ bình thường còn bố bị máu khó đông?

A.
1 con trai bình thường : 1 con trai bệnh : 1 con gái bình thường : 1 con gái bệnh
B.
tất cả con trai và con gái đều bệnh
C.
50% con gái bình thường : 50% con trai bệnh
D.
2 con trai bình thường : 2 con gái bệnh
Câu 44

Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Mẹ mang kiểu gen Aa XBXB còn bố mang kiểu gen Aa XbY. Kết quả kiểu hình ở con lai là:

A.
75% bình thường : 25% chỉ bị bạch tạng
B.
50% bình thường : 50% chỉ bị mù màu
C.
50% bình thường : 50% chỉ bị bạch tạng
D.
75% bình thường : 25% chỉ bị mù màu
Câu 45

Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Phép lai nào sau đây có thể tạo ra con bị cả 2 bệnh? 

A.
Aa XBXb (bình thường) × Aa XBY (bình thường)
B.
AA XbXb (chỉ mù màu) × aa XbY (bị 2 bệnh)
C.
aa XBXB (chỉ bạch tạng) × AA XbY (chỉ mù màu)
D.
aa XbXb (bị 2 bệnh) × AA XbY (chỉ mù màu)
Câu 46

Ở người, bệnh bạch tạng do gen trên nhiễm sắc thể thường qui định, gen A: bình thường, gen a: bạch tạng. Bệnh mù màu do gen lặn b nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X qui định, gen B qui định nhìn màu bình thường. Phép lai nào sau đây cho tất cả con trai và con gái đều bình thường? 

A.
Aa XBXb (bình thường) × Aa XBY (bình thường). 
B.
AA XbXb (chỉ mù màu) × aa XbY (bị 2 bệnh).
C.
aa XBXB (chỉ bạch tạng) × AA XbY (chỉ mù màu).
D.
aa XbXb (bị 2 bệnh) × AA XbY (chỉ mù màu).
Câu 47

Ở người, gen h qui định máu khó đông, H qui định máu đông bình thường, các gen nói trên đều nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X. Bố và mẹ không bị máu khó đông sinh được 4 người con, trong đó có người con trai bị máu khó đông, số còn lại máu đông bình thường. Con gái của họ có kiểu gen là:

A.
XHXh hoặc XhXh
B.
XHXH và  XHXh
C.
XHXH
D.
XHXh
Câu 48

Bệnh ở phả hệ dưới đây (ô có màu đen) do một gen đột biến qui định:

Gen qui định bệnh là: 

A.
Gen trội trên NST thường hoặc trên X
B.
Gen trội trên X
C.
Gen lặn trên X
D.
Gen trội trên NST thường
Câu 49

Trong phả hệ trên, hình vuông đại diện cho nam và vòng tròn đại diện cho phụ nữ. Những người biểu hiện một tính trạng cụ thể được đại diện bởi ô màu đen. Nhân tố di truyền nào sau đây giải thích tốt nhất về cơ chế di truyền trên?

A.
Gen trội nằm trên NST giới tính.
B.
Gen lặn nằm trên NST giới tính.
C.
Gen lặn nằm trên NST thường.
D.
Gen trội nằm trên NST thường.
Câu 50

Ở người, (Xa) quy định máu khó đông; (XA) quy định máu bình thường. Bố và con trai mắc bệnh máu khó đông, mẹ bình thường. Nhận xét nào dưới đây là đúng nhất?

A.
Con trai nhận gen bệnh từ ông nội.
B.
Con trai đã nhận Xa từ bố
C.
Mẹ có kiểu gen XAXA
D.
Con trai đã nhận Xa từ mẹ