THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2172
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Di truyền học quần thể, di truyền người và ứng dụng di truyền học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 5367

Ôn tập trắc nghiệm Di truyền học người Sinh Học Lớp 12 Phần 11

Câu 1

Những đứa trẻ chắc chắn là đồng sinh cùng trứng khi:

A.
Chúng cùng sinh ra trong một lần sinh đẻ của người mẹ
B.
Chúng được hình thành từ một hợp tử
C.
Chúng được hình thành từ một phôi
D.
Chúng cung sinh ra trong một lần sinh đẻ của người mẹ và cùng giới tính
Câu 2

Người chồng có nhóm máu B và người vợ có nhóm máu A có thể có con thuộc nhóm máu nào sau đây?

A.
Có thể nhóm máu A, B, AB hoặc O
B.
Có nhóm AB hoặc nhóm máu O
C.
Chỉ có nhóm máu AB 
D.
Chỉ có nhóm máu A hoặc nhóm máu B
Câu 3

Trong nghiên cứu phả hệ không cho phép chúng ta xác định:

A.
Tính trạng liên kết với giới tính hay không liên kết với giới tính
B.
Tính trạng do một gen hay nhiều gen quy định
C.
Tính trạng là trội hay lặn
D.
Tính trạng có hệ số di truyền cao hay thấp
Câu 4

Bệnh nào sau đây là do lệch bội NST thường gây nên?

A.
Bệnh ung thư máu 
B.
Bệnh Đao
C.
Bệnh Tớcnơ
D.
Bệnh Claiphentơ
Câu 5

Hai chị em sinh đôi cùng trứng. Người chị có nhóm máu AB và thuận tay phải, người em là:

A.
Nam, có nhóm máu B, thuận tay phải
B.
Nữ, có nhóm máu AB, thuận tay phải
C.
Nam, có nhóm máu AB, thuận tay phải
D.
Nữ, có nhóm máu B, thuận tay phải
Câu 6

Trong một gia đình, bố mẹ đều bình thường, con đầu lòng mặc hội chứng Đao, con thứ 2 của họ:

A.
Có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số rất thấp
B.
Chắc chắn bị hội chứng Đao vì đây là bệnh di truyền
C.
Không bao giờ bị hội chứng Đao vì rất khó xảy ra
D.
Không bao giờ xuất hiện vì chỉ có một giao tử mang đột biến
Câu 7

Khi nghiên cứu tiêu bản một loài có bộ nhiễm sắc thể rất giống người, người ta đếm được 48 NST, trong số đó có 2 NST không tìm được NST tương đồng với nó. Tế bào đó là:

A.
Tế bào giao tử đột biến ở người
B.
Tế bào sinh tinh ở tinh tinh
C.
Tế bào đột biến dị bội ở người
D.
Tế bào sinh trứng ở tinh tinh
Câu 8

Vì sao virut HIV làm mất khả năng miễn dịch của cơ thể?

A.
Vì nó tiêu diệt tế bào bạch cầu Th, làm rối loạn chức năng của đại thực bào, bạch cầu đơn nhân.
B.
Vì nó tiêu diệt tế bào tiểu cầu.
C.
Vì nó tiêu diệt tế bào hồng cầu.
D.
Vì nó tiêu diệt tất cả các loại tế bào bạch cầu.
Câu 9

Cơ chế hình thành đột biến NST: XXX (hội chứng 3 X) ở người diễn ra như thế nào?

A.
NST XX không phân li trong nguyên phân
B.
Có hiện tượng không phân licủa cặp NST XY trong nguyên phân
C.
Cặp NST XX không phân li trong giảm phân
D.
Cặp NST XY không phân li trong giảm phân
Câu 10

Bệnh teo cơ là do một đột biến gen lặn trên NST X gây nên, không có alen tương ứng trên NST Y. Nhận định nào sau đây là đúng?

A.
Bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới
B.
Bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới
C.
Bệnh chỉ xuất hiện ở nữ giới
D.
Bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới
Câu 11

Ở người, 3 NST 13 gây ra:

A.
Bệnh ung thư máu
B.
Hội chứng Đao
C.
Có ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.
D.
Sứt môi, tai thấp và biến dạng (hội chứng Patau)
Câu 12

Ở người, các tật xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn

A.
Là những tính trạng đa gen
B.
Là những tính trạng lặn
C.
Được di truyền theo gen đột biến trội
D.
Được di truyền theo gen đột biến lặn
Câu 13

Ở người bệnh mù màu là do gen lặn m nằm trên NST X quy định, gen này không có alen tương ứng trên Y. Người vợ có bố bị mù màu, mẹ không không mang gen gây bệnh. Người chồng có bố bình thường và mẹ không mang gen gây bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?

A.
1/2 con gái mù màu, 1/2 con gái không mù màu, 1/2 con trai mù màu
B.
Tất cả con trai, con gái không bị mù màu
C.
Tất cả con gái đều không bị bệnh , tất cả con trai đều bị bệnh
D.
Tất cả con gái không mù màu, 1/2 con trai mù màu, 1/2 con trai bình thường
Câu 14

Bệnh nào dưới đậy không phải là bệnh di truyền phân tử ở người?

A.
Các bệnh về hêmôglôbin (Hb).
B.
Ung thư máu
C.
Các bệnh về các yếu tố đông máu. 
D.
Các bệnh về prôtêin huyết thanh.
Câu 15

Hội chứng Đao có thể dễ dàng phát hiện bằng phương pháp nào sau đây

A.
Phả hệ
B.
Nghiên cứu trẻ đồng sinh
C.
Di truyền tế bào
D.
Di truyền phân tử
Câu 16

Liệu pháp gen là

A.
một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử và tế bào bằng cách sửa chữa gen bệnh (gen đột biến) thành gen lành (gen bình thường).
B.
một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử và tế bào bằng cách thay thế gen bệnh (gen đột biến) bằng gen lành (gen bình thường).
C.
một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử bằng cách loại bỏ gen bệnh (gen đột biến).
D.
một phương pháp điều trị các bệnh di truyền ở mức phân tử bằng cách thay thế gen bệnh (gen đột biến) bằng gen lành (gen bình thường).
Câu 17

Người mang bệnh phêninkêtô niệu biểu hiện

A.
tiểu đường
B.
mù màu. 
C.
máu khó đông.
D.
mất trí
Câu 18

Người ta thường nói bệnh mù màu và bệnh máu khó đông là bệnh của nam giới vì:

A.
Bệnh do đột biến gen trội trên NST Y
B.
Bệnh do đột biến gen lặn trên NST X
C.
Bệnh do đột biến gen trội trên NST X
D.
Bệnh do đột biến gen lặn trên NST Y
Câu 19

Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen con người?

A.
Tư vấn di truyền y học.
B.
Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh.
C.
Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.
D.
Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên.
Câu 20

Để tư vấn di truyền có kết quả cần sử dụng phương pháp nào?

A.
Phương pháp phả hệ.
B.
Phương pháp phân tử.
C.
Phương pháp tế bào. 
D.
Phương pháp nghiên cứu quần thể.
Câu 21

Trong nghiên cứu di truyền học người, phương pháp di truyền tế bào là phương pháp nào?

A.
Tìm hiểu cơ chế hoạt động của 1 gen qua quá trình sao mã và dịch mã.
B.
Phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá số lượng, cấu trúc của các NST.
C.
Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.
D.
Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ một tế bào trứng hay từ những trứng khác nhau.
Câu 22

Cơ chế gây bệnh di truyền phân tử là

A.
alen đột biến có thể hoàn toàn không tổng hợp được prôtêin, tăng hoặc giảm số lượng prôtêin hoặc tổng hợp ra prôtêin bị thay đổi chức năng dẫn đến làm rối loạn cơ chế chuyển hoá của tế bào và cơ thể.
B.
đột biến đảo đoạn NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.
C.
đột biến mất đoạn nhỏ NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.
D.
đột biến lặp đoạn NST phát sinh làm ảnh hưởng tới prôtêin mà nó mang gen mã hoá như prôtêin không được tạo thành nữa, mất chức năng prôtêin hay làm cho prôtêin có chức năng khác thường và dẫn đến bệnh.
Câu 23

Hội chứng Etuôt ở người do 3 NST số 18 gây ra, có đặc điểm

A.
thừa ngón chết yểu.
B.
trán bé, khe mắt hẹp, cẳng tay gập vào cánh tay.
C.
ung thư máu.
D.
đầu nhỏ, sức môi, tai thấp.
Câu 24

Việc đánh giá sự di truyền khả năng trí tuệ dựa vào cơ sở nào?

A.
Dựa vào chỉ số IQ là thứ yếu.
B.
Không dựa vào chỉ số IQ, cần tới những chỉ số hình thái giải phẫu của cơ thể.
C.
Chỉ cần dựa vào chỉ số IQ.
D.
Cần kết hợp chỉ số IQ với các yếu tố khác.
Câu 25

Trong các bệnh sau đây ở người, bệnh do đột biến gen lặn trên NST giới tính X gây nên là:

A.
Bệnh tiểu đường
B.
Bệnh Đao 
C.
Bệnh Tớcnơ
D.
Bệnh máu khó đông
Câu 26

Trong một gia đình, bố mẹ đều bình thường, con đầu lòng mặc hội chứng Đao, con thứ 2 của họ:

A.
Chắc chắn bị hội chứng Đao vì đây là bệnh di truyền
B.
Không bao giờ xuất hiện vì chỉ có một giao tử mang đột biến
C.
Có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số rất thấp
D.
Không bao giờ bị hội chứng Đao vì rất khó xảy ra
Câu 27

Ung thư là một loại bệnh được hiểu đầy đủ là

A.
sự tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
B.
sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u.
C.
sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể.
D.
sự tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến sự hình thành các khối u.
Câu 28

Quy trình kĩ thuật của liệu pháp gen không có bước nào sau đây?

A.
Tế bào mang ADN tái tổ hợp của bệnh nhân được đưa vào cơ thể bệnh nhân để sản sinh ra những tế bào bình thường thay thế tế bào bệnh.
B.
Thể truyền được gắn gen lành cho xâm nhập vào tế bào của bệnh nhân.
C.
Dùng enzim cắt bỏ gen đột biến.
D.
Dùng virut sống trong cơ thể người làm thể truyền sau khi đã loại bỏ đi những gen gây bệnh của virut.
Câu 29

Quan sát một dòng họ, người ta thấy có một số người có các đặc điểm tóc - da - lông trắng, mắt hồng. Những người này:

A.
Mắc bệnh bạch tạng
B.
Mắc bệnh máu trắng
C.
Mắc bệnh bạch cầu ác tính
D.
Không có gen quy định màu đen
Câu 30

Biện pháp nào dưới đây không phải là biện pháp bảo vệ vốn gen con người?

A.
Sinh đẻ có kế hoạch và bảo vệ sức khoẻ vị thành niên.
B.
Tạo môi trường sạch nhằm tránh các đột biến phát sinh.
C.
Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.
D.
Tư vấn di truyền y học.
Câu 31

Ở một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều này nào sau đây là hợp lí nhất?

A.
Đột biến NST dị bội thể ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng một chiếc thứ 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn tương hỗ
B.
Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST thứ 21 có 3 chiếc nhưng một chiếc trong số đó dần bị tiêu biến
C.
Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14
D.
Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn ở NST 14
Câu 32

U ác tính khác với u lành như thế nào?

A.
Các tế bào của khối u có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau.
B.
Tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào. 
C.
Tăng sinh có giới hạn của một số loại tế bào.
D.
Các tế bào của khối u không có khả năng tách khỏi mô ban đầu di chuyển đến các nơi khác tạo nên nhiều khối u khác nhau.
Câu 33

Trong các tính trạng sau đây ở người, những tính trạng trội là những tính trạng nào?

A.
Da đen, tóc quăn, lông mi dài
B.
Da trắng, tóc thẳng, môi mỏng
C.
Bạch tạng, câm điếc bẩm sinh 
D.
Mù màu, máu khó đông
Câu 34

Tuổi của mẹ có ảnh hưởng đến tần số sinh con bị:

A.
Bệnh hồng cầu hình liềm
B.
Hội chứng suy giảm miễn dịch
C.
Hội chứng Đao
D.
Bệnh phêninkêtô niệu
Câu 35

Trong các bệnh dưới đây, bệnh nào do lệch bội NST thường?

A.
Bệnh máu khó đông
B.
Bệnh ung thư máu
C.
Bệnh mù màu
D.
Bệnh Đao
Câu 36

Bệnh di truyền phân tử là những bệnh được nghiên cứu cơ chế:

A.
Gây bệnh ở mức độ tế bào 
B.
Gây đột biến ở mức độ phân tử
C.
Gây đột biến ở mức độ tế bào 
D.
Gây bệnh ở mức độ phân tử
Câu 37

Bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X. Có mấy kiểu gen biểu hiện bệnh ở người? 
 

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 38

Di truyền học tư vấn nhằm chẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kỳ 
 

A.
trước sinh
B.
sắp sinh
C.
mới sinh
D.
sau sinh
Câu 39

Di truyền Y học tư vấn dựa trên cơ sở: 
 

A.
cần xác minh bệnh tật có di truyền hay không. 
B.
sử dụng các phương pháp nghiên cứu phả hệ, phân tích hoá sinh. 
C.
xét nghiệm, chuẩn đoán trước sinh.                     
D.
cả A, B và C đúng. 
Câu 40

Việc chữa trị bệnh di truyền cho người bằng phương pháp thay thế gen bệnh bằng gen lành gọi là 
 

A.
liệu pháp gen. 
B.
thêm chức năng cho tế bào. 
C.
phục hồi chức năng của gen.
D.
khắc phục sai hỏng di truyền. 
Câu 41

Mục đích của liệu pháp gen là nhằm  
 

A.
phục hồi chức năng bình thường của tế bào hay mô
B.
khắc phục các sai hỏng di truyền
C.
thêm chức năng mới cho tế bào
D.
cả A, B và C
Câu 42

Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường. Nếu bố mẹ có mang gen tiềm ẩn, thì xác suất con của họ bị mắc bệnh này là 

A.
1/2
B.
1/4
C.
3/4
D.
3/8
Câu 43

Chẩn đoán, cung cấp thông tin về khả năng mắc các loại bệnh di truyền ở đời con của các gia đình đã có bệnh này, từ đó cho lời khuyên trong việc kết hôn, sinh đẻ, đề phòng và hạn chế hậu quả xấu cho đời sau, là nhiệm vụ của ngành 
 

A.
Di truyền Y học. 
B.
Di truyền học tư vấn. 
C.
Di truyền Y học tư vấn.
D.
Di truyền học Người. 
Câu 44

Ở người, các bệnh máu khó đông, mù màu "đỏ-lục" di truyền liên kết với giới tính được phát hiện là nhờ phương pháp 
 

A.
nghiên cứu đồng sinh. 
B.
nghiên cứu phả hệ. 
C.
nghiên cứu tế bào học.
D.
nghiên cứu di truyền phân tử. 
Câu 45

Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Bố mẹ có kiểu gen như thế nào về tính trạng này? 
 

A.
Aa  x  Aa
B.
Aa  x  AA
C.
AA  x  AA
D.
XAXa  x  XAY
Câu 46

Bệnh máu khó đông ở người được biết là do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên nhiễm sắc thể Y nhờ phương pháp 
 

A.
nghiên cứu phả hệ. 
B.
nghiên cứu di truyền quần thể. 
C.
xét nghiệm ADN.
D.
nghiên cứu tế bào học 
Câu 47

Điều nào không đúng trong phương pháp nghiên cứu phả hệ? 
 

A.
Phát hiện gen nằm trên NST thường.
B.
Phát hiện gen nằm trên NST giới tính X. 
C.
Phát hiện gen nằm trên NST giới tính Y.
D.
Phát hiện đột biến cấu trúc NST. 
Câu 48

Việc chữa trị các bệnh di truyền bằng cách phục hồi chức năng của gen bị đột biến gọi là 
 

A.
liệu pháp gen.
B.
sửa chữa sai hỏng di truyền. 
C.
phục hồi gen.
D.
gây hồi biến. 
Câu 49

Phương pháp giúp xác định quy luật di truyền của một số tính trạng ở người là phương pháp 
 

A.
nghiên cứu tế bào học.
B.
nghiên cứu di truyền phân tử. 
C.
nghiên cứu phả hệ. 
D.
nghiên cứu di truyền quần thể.
Câu 50

Hiện tượng tế bào phân chia vô tổ chức thành khối u và sau đó di căn được gọi là 
 

A.
ung thư. 
B.
bướu độc.
C.
tế bào độc.
D.
tế bào hoại tử.