THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2173
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Di truyền học quần thể, di truyền người và ứng dụng di truyền học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3293

Ôn tập trắc nghiệm Di truyền học người Sinh Học Lớp 12 Phần 12

Câu 1

Phần lớn các bệnh di truyền phân tử có nguyên nhân là do các 
 

A.
đột biến NST. 
B.
đột biến gen.
C.
biến dị tổ hợp.
D.
biến dị di truyền. 
Câu 2

Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử? 
 

A.
Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử. 
B.
Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về  bệnh di truyền phân tử. 
C.
Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử. 
D.
Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên. 
Câu 3

Bệnh di truyền ở người mà có cơ chế gây bệnh do rối loạn ở mức phân tử gọi là 
 

A.
bệnh di truyền phân tử.
B.
bệnh di truyền tế bào. 
C.
bệnh di truyền miễn dịch.
D.
hội chứng. 
Câu 4

Ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp giải thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp bệnh lí gọi là 
 

A.
Di truyền học.
B.
Di truyền học Người. 
C.
Di truyền Y học. 
D.
Di truyền Y học tư vấn. 
Câu 5

Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra 
 

A.
tính chất của nước ối.
B.
tế bào tử cung của ngưới mẹ. 
C.
tế bào phôi bong ra trong nước ối.
D.
nhóm máu của thai nhi. 
Câu 6

Các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm ở NST giới tính X thường gặp ở nam giới, vì nam giới 
 

A.
dễ mẫm cảm với bệnh.
B.
chỉ mang 1 NST giới tính X. 
C.
chỉ mang 1 NST giới tính Y.
D.
dễ xảy ra đột biến.
Câu 7

Nguyên nhân của bệnh phêninkêtô niệu là do 
 

A.
thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirôzin.  
B.
đột biến nhiễm sắc thể. 
C.
đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuỗi -hêmôglôbin. 
D.
bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu. 
Câu 8

Ở người, hội chứng Claiphentơ có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là: 
 

A.
XXY
B.
XYY
C.
XXX
D.
XO
Câu 9

Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện của bệnh di truyền nào dưới đây? 
 

A.
Hội chứng Đao.  
B.
Hội chứng Tơcnơ.  
C.
Hội chứng Claiphentơ. 
D.
Bệnh phêninkêtô niệu. 
Câu 10

Người mắc hội chứng Đao tế bào có 
 

A.
NST số 21 bị mất đoạn
B.
3 NST số 21
C.
3 NST số 13
D.
3 NST số 18
Câu 11

Những rối loạn trong phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính khi giảm phân hình thành giao tử ở người mẹ, theo dự đoán ở đời con có thể xuất hiện hội chứng  

 

A.
3X, Claiphentơ.
B.
Tơcnơ, 3X. 
C.
Claiphentơ.
D.
Tất cả các hội chứng trên
Câu 12

Ở người, ung thư di căn là hiện tượng 
 

A.
di chuyển của các tế bào độc lập trong cơ thể. 
B.
tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể. 
C.
một tế bào người phân chia vô tổ chức và hình thành khối u. 
D.
tế bào ung thư mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào. 
Câu 13

Bệnh nào sau đây được xác định bằng phương pháp di truyền học phân tử? 
 

A.
Bệnh hồng cầu hình liềm.
B.
Bệnh bạch tạng. 
C.
Bệnh máu khó đông.
D.
Bệnh mù màu đỏ-lục. 
Câu 14

Để phòng ngừa ung thư, giải pháp nhằm bảo vệ tương lai di truyền của loài người là gì? 
 

A.
Bảo vệ môi trường sống, hạn chế các tác nhân gây ung thư. 
B.
Duy trì cuộc sống lành mạnh, tránh làm thay đổi môi trường sinh lí, sinh hóa của cơ thể. 
C.
Không kết hôn gần để tránh xuất hiện các dạng đồng hợp lặn về gen đột biến gây ung thư. 
D.
Tất cả các giải pháp nêu trên.
Câu 15

Cơ chế làm xuất hiện các khối u trên cơ thể người là do 
 

A.
các đột biến gen.   
B.
đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. 
C.
tế bào bị đột biến xôma.  
D.
tế bào bị đột biến mất khả năng kiểm soát phân bào. 
Câu 16

Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do: 
 

A.
đột biến gen trội nằm ở NST thường
B.
đột biến gen lặn nằm ở NST thường
C.
đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X
D.
đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y 
Câu 17

Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra? 
 

A.
Ung thư máu.
B.
Đao. 
C.
Claiphentơ.
D.
Thiếu máu hình liềm. 
Câu 18

Kiểu gen của người mẹ có thị giác bình thường sẽ như thế nào, nếu biết rằng đứa con trai đầu lòng của bà mắc chứng mù màu (do gen a trên X)

A.
XA XA   
B.
a, c đúng
C.
XaXa  
D.
XAXa
Câu 19

Sự di truyền tính trạng chỉ do gen nằm trên NST Y quy định như thế nào?

A.
Chỉ di truyền ở giới cái.   
B.
Chỉ di truyền ở giới đực.
C.
Chỉ di truyền ở giới đồng giao (XX). 
D.
Chỉ di truyền ở giới dị giao (XY).
Câu 20

Gen trên NST X di truyền:

A.
Chéo.
B.
Tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
C.
Thẳng.
D.
Theo dòng mẹ.
Câu 21

Một số bệnh, tật và hội chứng di truyền chỉ gặp ở nữ mà không gặp ở nam là 

A.
Hội chứng 3X, hội chứng Tơcnơ.      
B.
Hội chứng Claiphentơ, tật dính ngón tay 2 và 3.
C.
Bệnh ung thư máu, hội chứng Đao.  
D.
Bệnh mù màu, bệnh máu khó đông.
Câu 22

Gen trên NST Y di truyền:

A.
Tương tự như các gen nằm trên nhiễm sắc thể thường.  
B.
Thẳng.
C.
Theo dòng mẹ.   
D.
Chéo.
Câu 23

Phương pháp chủ yếu chữa các bệnh di truyền ở người là

A.
ngăn ngừa sự biểu hiện của bệnh.  
B.
làm thay đổi cấu trúc của gen đột biến.  
C.
khuyên người bệnh không nên kết hôn.  
D.
khuyên người bệnh không nên sinh con.
Câu 24

Ở người bệnh mù màu là do gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X qui định, không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ chồng khác: người vợ có bố, mẹ đều mù màu, người chồng có bố mù màu, mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?

A.
Tất cả con trai, con gái đều bị bệnh.  
B.
Tất cả con gái đều không bị bệnh, tất cả con trai đều bị bệnh.  
C.
1/2 con gái mù màu, 1/2 con gái không mù màu, 1/2 con trai mù màu, 1/2 con trai không mù màu.  
D.
Tất cả con trai mù màu, 1/2 con gái mù màu, 1/2 con gái không mù màu.
Câu 25

Ở người bệnh mù màu là do gen lặn (m) nằm trên nhiễm sắc thể X qui định, không có alen tương ứng trên Y. Một cặp vợ chồng: người vợ có bố bị bệnh mù màu, mẹ không mang gen bệnh, người chồng có bố bình thường và mẹ không mang gen bệnh. Con của họ sinh ra sẽ như thế nào?

A.
Tất cả con trai, con gái không bị bệnh.  
B.
Tất cả con gái đều không bị bệnh, tất cả con trai đều bị bệnh.  
C.
1/2 con gái mù màu, 1/2 con gái không mù màu, 1/2 con trai mù màu, 1/2 con trai không mù màu.  
D.
Tất cả con gái không mù màu, 1/2 con trai mù màu, 1/2 con trai bình thường.
Câu 26

Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về các bệnh do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể X quy định?

A.
tuân theo quy luật di truyền chéo.  
B.
mẹ bị bệnh thì chắc chắn con gái sinh ra cũng bị bệnh.  
C.
phép lai thuận và phép lai nghịch cho kết quả khác nhau.  
D.
bệnh xuất hiện nhiều ở nam hơn ở nữ.
Câu 27

Bệnh teo cơ là do một đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X gây nên, không có alen tương ứng trên Y. Nhận định nào sau đây là đúng?

A.
Bệnh chỉ xuất hiện ở nam giới.  
B.
Bệnh chỉ xuất hiện ở nữ giới.  
C.
Bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới.  
D.
Bệnh xuất hiện ở nữ giới nhiều hơn ở nam giới.
Câu 28

Những đứa trẻ chắc chắn là đồng sinh cùng trứng khi

A.
chúng cùng sinh ra trong 1 lần sinh đẻ của người mẹ.  
B.
chúng cùng sinh ra trong 1 lần sinh đẻ của người mẹ và cùng giới tính.  
C.
chúng được hình thành từ một hợp tử.  
D.
chúng được hình thành từ một phôi.
Câu 29

Hai chị em sinh đôi cùng trứng. Người chị nhóm máu AB, thuận tay phải, người em là

A.
nam, nhóm máu AB, thuận tay phải.  
B.
nữ, nhóm máu AB, thuận tay phải.  
C.
nam, nhóm máu A, thuận tay phải.  
D.
nữ, nhóm máu B, thuận tay phải.
Câu 30

Cho biết chứng bạch tạng do đột biến gen lặn trên NST thường quy định. Bố mẹ có kiểu gen dị hợp thì xác suất con sinh ra mắc bệnh chiếm tỉ lệ

A.
0%
B.
25%
C.
50%
D.
75%
Câu 31

Quan sát một dòng  họ, người ta thấy có một số người có các đặc điểm: tóc- da- lông trắng, mắt hồng. Những người này

A.
mắc bệnh bạch tạng.  
B.
mắc bệnh máu trắng.  
C.
không có gen quy định màu đen.  
D.
mắc bệnh bạch cầu ác tính.
Câu 32

Dạng đột biến cấu trúc NST gây bệnh bạch cầu ác tính ở người là

A.
mất đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22.  
B.
lặp đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22.  
C.
đảo đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22.  
D.
chuyển đoạn NST ở cặp NST số 21 hoặc 22.
Câu 33

Ở người, 3 NST 16 - 18 gây ra

A.
hội chứng tiếng mèo kêu.  
B.
sứt môi, thừa ngón, chết yểu.  
C.
ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.  
D.
hội chứng Tơcnơ.
Câu 34

Ở người, 3 NST 13- 15 gây ra

A.
bệnh ung thư máu.  
B.
sứt môi, thừa ngón, chết yểu.  
C.
ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.  
D.
hội chứng Đao.
Câu 35

Ở người, các tật xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn ...

A.
là những tính trạng lặn.  
B.
được di truyền theo gen đột biến trội.  
C.
được quy định theo gen đột biến lặn.  
D.
là những tính trạng đa gen.
Câu 36

Khó khăn chủ yếu trong việc nghiên cứu di truyền người là

A.
người sinh sản chậm, đẻ ít con.  
B.
bộ NST người có số lượng khá nhiều.  
C.
NST người có kích thước nhỏ, ít sai khác về hình dạng, kích thước.  
D.
không thể áp dụng các phương pháp lai, gây đột biến để nghiên cứu.
Câu 37

Trong nghiên cứu phả hệ không cho phép chúng ta xác định

A.
tính trạng là trội hay lặn.  
B.
tính trạng do 1 gen hay nhiều gen qui định.  
C.
tính trạng liên kết với giới tính hay không liên kết với giới tính.  
D.
tính trạng có hệ số di truyền cao hay thấp.
Câu 38

Các phương pháp nghiên cứu di truyền người bao gồm:

A.
nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh, nghiên cứu ADN.  
B.
nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh, nghiên cứu tế bào.  
C.
nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu tế bào, nghiên cứu trẻ sơ sinh.  
D.
nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu tế bào, nghiên cứu phôi thai.
Câu 39

Một người nam có nhóm máu B và một người nữ có nhóm máu A có thể có con thuộc các nhóm máu nào sau đây?

A.
Chỉ có nhóm máu A hoặc nhóm máu B.  
B.
Chỉ có nhóm máu AB.  
C.
Có nhóm máu AB hoặc nhóm máu O.  
D.
Có nhóm máu A, B, AB hoặc O.
Câu 40

Trong một gia đình bố mẹ đều bình thường, sinh con đầu lòng bị hội chứng đao, ở lần sinh thứ hai con của họ: 

A.
chắc chắn bị hội chứng Đao vì đây là bệnh di truyền.  
B.
không bao giờ bị hội chứng Đao vì rất khó xẩy ra.  
C.
có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số rất thấp.  
D.
không bao giờ xuất hiện vì chỉ có 1 giao tử mang đột biến.
Câu 41

Bộ NST của người nam bình thường là

A.
44A, XX.  
B.
44 A, XY.  
C.
46A, YY.  
D.
46A, XY.
Câu 42

Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Một người phụ nữ mang gen máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông. Xác suất họ đẻ con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông là

A.
12,5%.                 
B.
25%.                              
C.
50%.                             
D.
100%.               
Câu 43

Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp di truyền tế bào là phương pháp

A.
Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.  
B.
Phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá số lượng, cấu trúc của các NST.  
C.
Tìm hiểu cơ chế hoạt động của 1 gen qua quá trình sao ma và dịch mã.  
D.
Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ 1 tế bào trứng hay từ những trứng khác nhau.
Câu 44

Ở người, bệnh mù màu đỏ - lục do gen lặn m trên NST giới tính X quy định, alen trội tương ứng M quy định phân biệt màu rõ, NST Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình bố mẹ đều phân biệt màu rõ sinh được cô con gái mang gen dị hợp về bệnh này, kiểu gen của bố mẹ là:

A.
XMXM   x    XMY.        
B.
XMXm   x    XmY.      
C.
XMXM  x    XmY.          
D.
XMXm  x     XMY.
Câu 45

Bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Trong 1 gia đình bố mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh, xác suất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là

A.
50%.                              
B.
25%.                   
C.
12,5%.                
D.
6,25%.
Câu 46

Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng cho phép

A.
xác định mức độ tác động của môi trường lên sự hình thành tính trạng của cơ thể.  
B.
phát hiện các trường hợp bệnh lý do đột biến gen và NST gây nên.  
C.
phát hiện dị tật và các bệnh di truyền bẩm sinh.  
D.
xác định được tính trạng trội lặn.
Câu 47

Hội chứng Đao dễ dàng xác định được bằng phương pháp

A.
nghiên cứu trẻ đồng sinh.                        
B.
di truyền tế bào.  
C.
di truyền hoá sinh.                              
D.
phân tích phả hệ.
Câu 48

Phương pháp nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền người? 

A.
Phương pháp lai phân tích.                 
B.
Phương pháp di truyền tế bào.  
C.
Phương pháp phân tích phả hệ.               
D.
Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
Câu 49

Bệnh thiếu máu hình liềm (HbS) ở người là do đột biến gen mã hoá chuỗi Hb gây nên, gen này nằm trên NST số 11. Nếu ở thể dị hợp sẽ gây bệnh thiếu máu hình liềm nhẹ, còn ở thể đồng hợp (HbSHbS) thì gây chết. Trong một gia đình: mẹ thiếu máu hình liềm nhẹ, bố bình thường, khả năng họ sinh con trai đầu lòng thiếu máu nhẹ là

A.
50%.                   
B.
25 %.                  
C.
12,5%.                
D.
6,25%.
Câu 50

Trong phương pháp phả hệ, việc xây dựng phả hệ phải được thực hiện ít nhất qua

A.
5 thế hệ.              
B.
4 thế hệ.              
C.
3 thế hệ.              
D.
2 thế hệ.