THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2178
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Di truyền học quần thể, di truyền người và ứng dụng di truyền học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 4740

Ôn tập trắc nghiệm Chọn giống và ứng dụng di truyền học vào chọn giống Sinh Học Lớp 12 Phần 1

Câu 1

Quy trình tạo giống bằng phương pháp lai tế bào xôma được tiến hành theo trình tự

1. Nuôi tế bào lai trong môi trường nuôi cấy đặc biệt để phát triển thành cây lai.

2. Dung hợp tế bào trần để tạo ra tế bào lai mang bộ NST của 2 tế bào gốc khác loài.

3. Phá bỏ thành xenlulôzơ của tế bào thực vật tạo ra các dòng tế bào trần.

4. Bằng kỹ thuật nuôi cấy tế bào xôma, có thể nhân nhanh thành nhiều cây.

A.
1→ 2→ 3→ 4.
B.
1→ 3→ 2→4.
C.
3→ 2→ 1→ 4.
D.
2→ 3→1→ 4.
Câu 2

Giả sử một cây ăn quả của một loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Nếu chiết cành từ cây này đem trồng, người ta sẽ thu được cây con có kiểu gen AaBb.

(2) Nếu gieo hạt của cây này thì có thể thu được cây con có kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen trên.

(3) Nếu đem nuôi cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hóa thì có thể thu được cây con có kiểu gen AaBB.

(4) Các cây con được tạo ra từ cây này bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền giống nhau.

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 3

Giả sử 1 cây ăn quả của 1 loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Theo lí thuyết, phát biểu nào sau đây sai?

A.
Các cây con được tạo ra từ cây này bằng phương pháp nuôi cấy mô sẽ có đặc tính di truyền giống nhau và giống cây mẹ
B.
Nếu gieo hạt của cây này thì có thể thu được cây con có kiểu gen đồng hợp tử trội về các gen trên.
C.
Nếu đem nuôi cấy hạt phấn của cây này rồi gây lưỡng bội hóa thì có thể thu được cây con có kiểu gen AaBB
D.
Nếu chiết cành từ cây này đem trồng, người ta sẽ thu được cây con có kiểu gen AaBb.
Câu 4

Phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật có rất nhiều ưu điểm, ngoại trừ:

A.
Có thể tạo ra giống đồng nhất về di truyền.
B.
Không làm thay đổi năng suất chất lượng giống.
C.
Giúp nhân nhanh số lượng cây giống cây trồng.  
D.
Có thể tạo ra giống mới có năng suất và chất lượng mong muốn.
Câu 5

Điều nào không đúng với quy trình dung hợp tế bào trần thực vật?

A.
Cho dung hợp các tế bào trần trong môi trường đặc biệt.
B.
Loại bỏ thành tế bào.
C.
Chọn lọc tế bào lai
D.
 Nuôi cấy các tế bào lai trong môi trường đặc biệt để chúng phân chia và tái sinh thành cây lai khác loài
Câu 6

Điều không đúng khi nói về phương pháp lai tế bào sinh dưỡng là

A.
Nhân nhanh thành nhiều cơ thể lai
B.
Dung hợp 2 tế bào trần thuộc 2 loài khác nhau nhằm tạo ra tế bào lai chứa bộ gen của 2 loài
C.
Nuôi cấy tế bào sinh dưỡng của 2 dòng tế bào soma khác loài để tạo tế bào lai
D.
Tế bào lai được nuôi trong môi trường đặc biệt để tái sinh
Câu 7

Phát biểu  không chính xác khi nói về ưu thế lai?

A.
Cơ thể có nhiều cặp gen dị hợp thì ưu thế lai càng cao
B.
Có thể tạo ưu thế lai bằng phương pháp giao phối cận huyết
C.
Con lai F1 chỉ dùng làm sản phẩm chứ không dùng làm giống
D.
Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 và giảm dần qua các thế hệ
Câu 8

Trong phương pháp chọn giống sử dụng ưu thế lai, các con lai F1 có ưu thế lai được sử dụng vào mục đích:

A.
Làm giống để truyền các đặc điểm tốt mà nó có cho thế hệ sau vì qua mỗi thế hệ các gen tốt sẽ dần được tích lũy.
B.
Sử dụng con lai F1 cho lai tạo với các cá thể khác để tạo ra con giống mới phối hợp được các đặc điểm ưu thế của nhiều giống.
C.
Sử dụng con lai này để sinh sản ra thế hệ sau làm giống thương phẩm vì qua mỗi thế hệ lai, các đặc điểm ưu thế được tích lũy.
D.
Sử dụng trực tiếp F1 vào mục đích thương mại mà không sử dụng làm giống vì qua mỗi thế hệ ưu thế lai sẽ giảm dần.
Câu 9

Đối với quá trình tạo giống bằng ưu thế lai, nhận định nào dưới đây là KHÔNG chính xác?

A.
Ở một số trường hợp, trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại cho ưu thế lai.
B.
Các con lai F1 không được sử dụng làm giống vì ưu thế lai sẽ giảm dần qua các thế hệ. Do đó, không được cho các con F1 sinh sản.
C.
Thông thường, bước đầu tiên tiên trong việc tạo ưu thế lai là tạo các dòng thuần khác nhau, sau đó cho các dòng thuần lai với nhau để tìm các tổ hợp có ưu thế lai cao.
D.
Người ta không dùng các con lai F1 làm giống mà duy trì các dòng bố mẹ cho con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế.
Câu 10

Hạt phấn của loài thực vật A có 7 NST. Các tế bào rễ của loài thực vật B có 22 NST. Thụ phấn loài B bằng hạt phấn loài A, người ta thu được một số cây lai bất thụ. Nhận định nào đúng với các cây lai bất thụ này?

1. Không thể trở thành loài mới vì không sinh sản được.

2. Có thể trở thành loài mới nếu có khả năng sinh sản sinh dưỡng.

3. Không thể trở thành loài mới vì có NST không tương đồng.

4. Có thể trở thành loài mới nếu có sự đa bội hóa tự nhiên thành cây hữu thụ.

5. Số NST trong tế bào sinh dưỡng là 18.

A.
2, 3
B.
2, 4, 5
C.
1, 5
D.
1, 3, 5
Câu 11

Trong công tác giống, hướng tạo ra những giống cây trồng tự đa bội lẻ thường được áp dụng đối với những loại cây nào sau đây?

A.
Điều, đậu tương.
B.
Cà phê, ngô.
C.
Nho, dưa hấu.
D.
 Lúa, lạc.
Câu 12

Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các gen?

A.
Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.
B.
Lai tế bào xoma khác loài.
C.
Nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm tạo các mô đơn bội, sau đó xử lí bằng consixin.
D.
Lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
Câu 13

Bốn loài thực vật có hoa M, N, P, Q có bộ NST lần lượt là 2n = 30; 2n = 40; 2n = 60; 2n = 30. Từ 4 loài này đã phát sinh 5 loài bằng con đường lai xa và đa bội hóa, số lượng NST trong tế bào của mỗi loài như bảng sau:

Loài I II III IV V
Bộ NST 70 60 90 70 100

Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1). Loài I được hình thành nhờ lai xa và đa bội hóa giữa loài M và loài P.
(2). Thể song nhị bội của loài II được hình thành từ loài M và loài Q.
(3). Loài IV được hình thành từ lai xa và đa bội hóa giữa loài M và loài P.
(4). Thể song nhị bội của loài III được hình thành từ loài M và loài P.

A.
4
B.
3
C.
1
D.
2
Câu 14

Từ 1 phôi ngựa có kiểu gen AABb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra các ngựa con có kiểu gen

A.
AaBb.
B.
AaBB.
C.
aaBB.
D.
AABb.
Câu 15

Từ 1 phôi bò có kiểu gen AABB, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra các bò con có kiểu gen

A.
AaBb.
B.
AaBB.
C.
aaBB.
D.
AABB.
Câu 16

Từ 1 phôi cừu có kiểu gen AaBb, bằng phương pháp cấy truyền phôi có thể tạo ra các cừu con có kiểu gen

A.
AaBb.
B.
AaBB.
C.
aaBB. 
D.
AABb.
Câu 17

Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được nhiều con vật có kiểu gen giống nhau từ một phôi ban đầu?

A.
Nhân bản vô tính.
B.
Cấy truyền phôi.
C.
Gây đột biến nhân tạo.
D.
Lai tế bào sinh dưỡng.
Câu 18

Người ta có thể tạo ra giống cây khác loài bằng phương pháp

A.
Lai tế bào xoma.
B.
Lai khác dòng. 
C.
Nuôi cấy hạt phấn.
D.
Nuôi cấy mô.
Câu 19

Ý nào không đúng khi nói về đột biến đa bội lẻ?
 

A.
Số nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng là một số lẻ.
B.
Thể đột biến đa bội lẻ không có khả năng sinh sản hữu tính bình thường.
C.
Được ứng dụng để tạo giống quả không hạt.
D.
Hàm lượng ADN tăng gấp một số nguyên lần so với đơn bội n và lớn hơn 2n.
Câu 20

Giả sử một cây ăn quả của một loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Sử dụng phương pháp tạo giống nào sau đây cho các cây con đều có kiểu gen AaBb?

A.
Dung hợp tế bào trần.
B.
Gây đột biến nhân tạo.
C.
Nuôi cấy mô tế bào.
D.
Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh.
Câu 21

Mức phản ứng của kiểu gen sẽ thay đổi trong trường hợp nào sau đây?

A.
Nguồn thức ăn thay đổi. 
B.
Nhiệt độ môi trường thay đổi.
C.
Độ ẩm môi trường thay đổi.
D.
Kiểu gen bị thay đổi.
Câu 22

Trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, thể truyền plasmit cần phải mang gen đánh dấu

A.
để chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào được dễ dàng.
B.
vì plasmit phải có các gen này để có thể nhận ADN ngoại lai.
C.
 để giúp cho enzim restrictaza cắt đúng vị trí trên plasmit.
D.
để dễ dàng phát hiện ra các tế bào vi khuẩn đã tiếp nhận ADN tái tổ hợp.
Câu 23

Nuôi cấy các hạt phấn có kiểu gen Ab trong ống nghiệm tạo nên các mô đơn bội, sau đó gây lưỡng bội hóa có thể tạo được các cây có kiểu gen

A.
AAbb. 
B.
AABB.
C.
aabb.
D.
aaBB.
Câu 24
Theo giả thuyết siêu trội, phép lai nào sau đây cho đời con có ưu thế lai cao nhất?
A.
AABB X AABB.
B.
AAbb X aabb.
C.
aabb X AABB.
D.
aaBB X AABB.
Câu 25

Hai quần thể cỏ Băng sống cùng một khu vực: quần thể 1 có hệ gen AaBB, quần thể 2 có hệ gen DdEe. Người ta phát hiện một dạng lai là loài song nhị bội đươc hình thành từ hai loài trên. Kiểu gen của loài song nhị bội là:

A.
AAAABBBDDDDEEEE.
B.
AaBBDdEe.
C.
AABBDDEE. 
D.
AAaaBBBBDDddEEee.
Câu 26

Loài lúa mì ngày nay (T.aestium) được hình thành bằng con đường lai xa kèm đa bội hóa. Con đường hình thành loài này có đặc điểm

A.
loài mới được hình thành không có sự tác động của chọn lọc tự nhiên.
B.
thường diễn ra ở các loài thực vật có hoa có họ hàng gần gũi.
C.
loài mới được hình thành qua lai xa kèm đa bội hóa 1 lần.
D.
diễn ra từ từ, chậm chạp.
Câu 27

Giống dâu tằm tứ bội được tạo ra bằng phương pháp

A.
công nghệ tế bào.
B.
gây đột biến.
C.
tạo giống bằng nguồn biến dị tổ hợp. 
D.
công nghệ gen.
Câu 28

Phương pháp chính xác nhất dược dùng để phát hiện thể đa bội là

A.
phương pháp phả hệ. 
B.
phương pháp nghiên cứu tế bào.
C.
quan sát đặc điểm hình thái.
D.
phương pháp gây đột biến.
Câu 29

Công nghệ gen đã đạt được thành tựu nào sau đây?

A.
Tạo ra giống cà chua có gen sản sinh ra etilen bị bất hoạt.
B.
Tạo ra giống dưa hấu không hạt.
C.
Tạo ra giống lúa có gen tổng hợp ß - carôten bị bất hoạt.
D.
Tạo ra giống đại mạch có hoạt tính của enzim amilaza được tăng lên.
Câu 30

Thành tựu nào sau đây là của công nghệ gen?

A.
Tạo cừu Đônly.
B.
Tạo giống dâu tằm tam bội.
C.
Tạo giống chuột nhắt mang gen chuột cống. 
D.
Tạo giống lợn có ưu thế lai.
Câu 31

Lai tế bào xôma của loài có kiểu gen Aa với loài có kiểu gen Bb thu được tế bào lai có kiểu gen là
 

A.
AaBB.
B.
AAaaBBbb.
C.
AaBb.
D.
AAbb.
Câu 32

Từ phôi bò có kiểu gen AaBbDdEe tiến hành cấy truyền phôi thì các bò con có kiểu gen là?

A.
AABBDDEE.
B.
aabbddee. 
C.
AABBddee.
D.
AaBbDdEe.
Câu 33

Phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được giống mới mang bộ nhiễm sắc thế song nhị bội?

A.
Gây đột biến gen.
B.
Công nghệ gen.
C.
cấy truyền phôi.
D.
Lai tế bào sinh dưỡng.
Câu 34

Lai xa kèm theo đa bội hóa tạo nên dạng đôt biến nào sau đây?

A.
Thể ba.
B.
Song nhị bội. 
C.
Thể tam bội.
D.
Thể tứ bội.
Câu 35

Nuôi cấy hạt phấn của cây có kiểu gen AAbbDd, sẽ thu được bao nhiêu dòng thuần?

A.
1
B.
4
C.
2
D.
3
Câu 36

Từ một giống cây trồng ban đầu có thể tạo ra được nhiều giống cây trồng mới có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen nhờ áp dụng phương pháp nào sau đây?

A.
Nuôi cấy hạt phấn. 
B.
Dung hợp tế bào trần.
C.
Lai khác dòng. 
D.
Gây đột biến.
Câu 37

Phương pháp nào sau đây sẽ cho phép tạo ra được giống mới thuần chủng về tất cả các cặp gen?

A.
Nuôi hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa. 
B.
Công nghệ chuyển gen.
C.
Gây đột biến kết họp với chọn lọc. 
D.
Nhân bản vô tính bằng kỹ thuật chuyển nhân.
Câu 38

Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ tế bào?

A.
Tạo giống dâu tắm tam bội.
B.
Tạo giống cừu sản xuất protein người
C.
Tạo cừu đoly 
D.
Tạo giống gen có ưu thế lai cao
Câu 39

Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.
B.
Để tạo ưu thế lai người ta thường sử dụng phương pháp lai khác dòng.
C.
Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo.
D.
Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống.
Câu 40

Giống cừu có thể sản sinh ra prôtêin của người trong sữa được tạo ra bằng kỹ thuật nào?

A.
Công nghệ gen.
B.
Cấy truyền phôi.
C.
Gây đột biến nhân tạo.
D.
Nhân bản vô tính.
Câu 41

Ứng dụng nào của công nghệ tế bào tạo được giống với mới mang đặc điểm của cả 2 loài khác nhau?

A.
Nuôi cấy hạt phấn.
B.
Dung hợp tế bào trần.
C.
Nuôi cấy tế bào, mô thực vật.
D.
Cấy truyền phôi.
Câu 42

Thể đột biến nào sau đây được tạo ra nhờ lai xa kết hợp với đa bội hóa?

A.
Thể song nhị bội. 
B.
Thể tứ bội. 
C.
Thể ba.
D.
Thể tam bội.
Câu 43

Ứng dụng nào sau đây không dựa trên cơ sở của kĩ thuật di truyền?
(1). Tạo chủng vi khuẩn mang gen có khả năng phân hủy dầu mỏ để phân hủy các vết dầu loang trên biển.
(2). Sử dụng vi khuẩn E. coli để sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.
(3). Tạo giống lúa MT1, có nhiều đặc tính quý như: Chín sớm, thấp và cứng cây, chịu chua, chịu phèn...
(4). Tạo bông mang gen có khả năng tự sản xuất ra thuốc trừ sâu.
(5). Tạo ra giống dâu tằm tam bội (3n) có nhiều đặc tính quý như bản lá dày, năng suất cao
Số phương án đúng là:

A.
3
B.
4
C.
2
D.
1
Câu 44

Hiện nay có một phương pháp làm cho cà chua có thể vận chuyển đi xa hoặc bảo quản lâu dài mà không bị hỏng. Phương pháp đó là

A.
loại bỏ gen làm chín quả.
B.
đưa thêm gen hạn chế quả chín vào tế bào.
C.
gây bất hoạt gen làm chín quả. 
D.
gây biến đổi gen làm quả chín chậm.
Câu 45

Ưu thế nổi bật của công nghệ gen là

A.
ghép được các đoạn ADN vào plasmit của vi khuẩn.
B.
khả năng tái tổ hợp ADN giữa các loài đứng xa nhau trong bậc thang phân loại.
C.
sản xuất các sản phẩm sinh học trên quy mô công nghiệp.
D.
tạo ra các sinh vật chuyển gen phục vụ cho cuộc sống con người.
Câu 46

ADN tái tổ hợp tạo ra trong kỹ thuật cấy gen, sau đó phải được đưa vào tế bào vi khuẩn E.coli nhằm

A.
làm tăng hoạt tính của gen chứa trong ADN tái tổ hợp.
B.
tạo điều kiện cho ADN tái tổ hợp kết hợp với nhiễm sắc thể của vi khuẩn.
C.
làm tăng nhanh số lượng gen đã được cấy để thu được nhiều sản phẩm mong muốn.
D.
kiểm tra hoạt động của ADN tái tổ hợp để tiếp tục đưa vào tế bào nhận khác.
Câu 47

Trong công nghệ nuôi cấy hạt phấn, khi gây lưỡng bội dòng tế bào đơn bội 1n thành 2n rồi cho mọc thành cây thì sẽ tạo thành dòng

A.
tam bội thuần chủng.
B.
lưỡng bội thuần chủng.
C.
tứ bội thuần chủng.
D.
đơn bội.
Câu 48

Giả sử một cây ăn quả của một loài thực vật tự thụ phấn có kiểu gen AaBb. Sử dụng phương pháp tạo giống nào sau đây cho các cây con đều có kiểu gen AaBb?

A.
Dung hợp tế bào trần.
B.
Gây đột biến nhân tạo.
C.
Nuôi cấy mô tế bào. 
D.
Nuôi cấy hạt phấn hoặc noãn chưa thụ tinh.
Câu 49

Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được con lai có năng suất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. Hiện tượng trên được gọi là

A.
thoái hoá giống.
B.
đột biến.
C.
di truyền ngoài nhân.
D.
ưu thế lai.
Câu 50

Tạo giống động vật có ưu thế lai dựa trên nguồn
 

A.
đột biến gen. 
B.
biến dị tổ hợp.
C.
biến dị thường biến.
D.
đột biến nhiễm sắc thể