THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2181
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Di truyền học quần thể, di truyền người và ứng dụng di truyền học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 2423

Ôn tập trắc nghiệm Chọn giống và ứng dụng di truyền học vào chọn giống Sinh Học Lớp 12 Phần 4

Câu 1

Các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển ghép gen là: 1. Tách chiết được thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào. 2. Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận. 3. Xử lý bằng một loại enzim cắt giới hạn. 4. Sử dụng enzim nối ligaza gắn lại thành ADN tái tổ hợp 5. Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp. Phương án đúng là:

A.
1→ 2 → 3 → 4 → 5.
B.
1 → 3 → 4 → 2 → 5.
C.
1 → 3 → 5 → 2 →4.
D.
1 → 3 → 2 → 4 → 5.
Câu 2

Phát biểu nào sau đây về ưu thế lai là đúng? 

A.
Người ta không sử dụng con lai có ưu thế lai cao làm giống vì con lai không đồng nhất về kiểu hình.
B.
Chỉ có một số tổ hợp lai giữa các cặp bố mẹ nhất định mới có thể cho ưu thế lai.
C.
Lai hai dòng thuần chủng khác xa nhau về khu vực địa lý luôn cho ưu thế lai cao.
D.
Lai hai dòng thuần chủng với nhau sẽ luôn cho ra con lai có ưu thế lai cao.  
Câu 3

Sản phẩm nào sau đây không phải là của công nghệ gen:

A.
Insulin từ huyết thanh của ngựa.
B.
Sữa cừu chứa protein của người.
C.
Insulin của người từ E.coli.
D.
Tơ nhện từ sữa dê.
Câu 4

Người ta tiến hành cấy truyền một phôi bò có kiểu gen Aabb thành 10 phôi và nuôi cấy phát triển thành 10 cá thể. Nếu chỉ xét về các gen trong nhân thì cả 10 cá thể này

A.
có kiểu hình hoàn toàn khác nhau.
B.
có khả năng giao phối với nhau để sinh con.
C.
đều có mức phản ứng giống nhau.
D.
có thể giống hoặc khác nhau về giới tính.
Câu 5

Phương pháp tạo ra thể lưỡng bội đồng hợp về tất cả các cặp gen:

A.
Cho giao phối gần.       
B.
Cho tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.
C.
Lưỡng bội hoá thể đơn bội.
D.
Gây đột biến nhân tạo.
Câu 6

Điểm giống nhau trong kĩ thuật chuyển gen với plasmit và với vi rut làm thể truyền là

A.
Đòi hỏi trang thiết bị nuôi cấy như nhau.
B.
Protein tạo thành có tác dụng tương tự nhau.
C.
Các giai đoạn và các loại enzim tương tự.
D.
Thể nhận đều là vi khuẩn coli.
Câu 7

Tạo giống bằng phương pháp nuôi cấy hạt phấn có hiệu quả cao khi chọn các dạng cây có đặc tính nào sau đây:

A.
Năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện sinh thái.
B.
Có tốc độ sinh sản chậm, thích nghi với điều kiện sinh thái.
C.
Có khả năng phát tán mạnh, thích nghi với điều kiện sinh thái, chống chịu tốt, năng suất cao, sạch bệnh.
D.
Kháng thuốc diệt cỏ, chịu lạnh, chịu hạn, chịu phèn, chịu mặn, sạch không nhiễm virút.
Câu 8

Thành tựu hiện nay do công nghệ ADN tái tổ hợp đem lại là:

A.
Tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp
B.
Tạo ra các vi khuẩn chuyển gen, nhờ đó sản xuất với công suất lớn các sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi khuẩn
C.
Hạn chế tác động của các tác nhân gây đột biến
D.
Tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc
Câu 9

Những phương pháp nào sau đây có thể tạo ra được giống mới mang nguồn gen của hai loài sinh vật?

I. Chọn giống từ nguồn biến dị tổ hợp.

II. Phương pháp lai tế bào sinh dưỡng của hai loài.

III. Chọn giống bằng công nghệ gen.

IV. Phương pháp nuôi cấy hạt phấn, sau đó lưỡng bội hóa.

V. Phương pháp gây đột biến nhân tạo, sau đó chọn lọc.

Đáp án đúng:

A.
3, 5
B.
2, 4
C.
2, 3
D.
1, 4
Câu 10

Quá trình tự phụ phấn ở các cây giao phấn và giao phối cận huyết liên tục qua nhiều thế hệ sẽ dẫn đến thoái hoá giống.Nguyên nhân là do sự tự thụ phấn và giao phối cận huyết đã làm cho

A.
tỷ lệ kiểu gen đồng hợp giảm dần,tỷ lệ kiểu gen dị hợp tăng dần và xuất hiện các gen lặn có hại
B.
tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử giảm dần,tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tử tăng dần và xuất hiện các đồng hợp gen lặn có hại
C.
tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tăng dần,tỷ lệ kiểu gen dị hợp giảm dần và xuất hiện các gen lặn có hại
D.
quần thể giống xuất hiện các đột biến gen lặn có hại
Câu 11

Ưu thế nổi bật nhất của công nghệ gen là

A.
khả năng cho tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài đứng xa nhau trong bậc thang phân loại mà lai hữu tính không thể thực hiện được.
B.
khả năng tạo ra giống mới mang đặc điểm của 2 loài đứng xa nhau trong bậc thang phân loại mà lai hữu tính không thể thực hiện được.
C.
khả năng tạo ra được những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau mà lai hữu tính không thể thực hiện được.
D.
khả năng tạo ra những cơ thể có nguồn gen khác xa nhau hay những thể khảm mang đặc tính của những loài rất khác nhau thậm chí giữa động vật và thực vật.
Câu 12

Trong kỹ thuật cấy gen, người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào này sang tế bào khác là vì

A.
Nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân ly đồng đều về các tế bào con khi tế bào phân chia.
B.
Nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra được sản phẩm trong tế bào nhận.
C.
Nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không chui vào được tế bào nhận.
D.
Nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận.
Câu 13

Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai F1 trong trường hợp lai khác dòng là do

A.
cơ thể F1 các gen ở trạng thái đồng hợp nên tính trạng biểu hiện đồng nhất.
B.
F1 đều là những dòng thuần về các gen trội có lợi.
C.
F1 hầu hết các cặp gen đều ở trạng thái dị hợp tử.
D.
F1 không bị di truyền gen xấu từ bố mẹ.
Câu 14

Một tế bào trứng của 1 loại đơn tính giao phối được thụ tinh trong ống nghiệm, khi hợp tử nguyên phân đến giai đoạn 8 phôi bào người ta tách các phôi bào và cho phát triển riêng rẽ. Nếu lấy trứng trong cơ thể cái của loài đó đem đa bội hoái nhân tạo để tạo thành cơ thể lưỡng bội, giới tính của các cơ thể đa bộ hoá này sẽ giống nhau hay khác nhau?

A.
Giống nhau nếu cơ thể cái của loài là giới dị giao tử, khác nhau nếu cơ thể cái của loài là giới đồng giao tử
B.
Khác nhau nếu cơ thế cái của loài là giới dị giao tử , giống nhau nếu cơ thể cái của loài là giới đồng giao tử  
C.
Luôn luôn khác nhau do tính chất của thể đa bội
D.
Luôn luôn giống nhau do được lưỡng bội hoá từ 1 trứng đơn bộ chỉ c 1 NST giới tính
Câu 15

Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến gồm các bước:

A.
gây đột biến → tạo dòng thuần → chọn lọc giống.
B.
tạo dòng thuần → gây đột biến → chọn lọc giống.
C.
gây đột biến → chọn lọc giống →tạo dòng thuần.
D.
chọn lọc giống → gây đột biến → tạo dòng thuần.
Câu 16

Trong chọn giống, hiện tượng nhiều gen chi phối sự hình thành một tính trạng

A.
Mở ra khả năng tìm kiếm những tính trạng mới.
B.
Hạn chế hiện tượng thoái hóa giống.
C.
Nhanh chóng tạo ra được ưu thế lai.
D.
Khắc phục được tính bất thụ trong lai xa.
Câu 17

Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng     

A.
Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai những phép lai nghịch lại có thể cho ưu thế lai và ngược lại
B.
Các con lai F2 có ưu thế lai luon được giữa lại làm giống
C.
Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ưu thế lai biểu hiện ở đời F2 sau đó tăng dần qua các thế hệ
D.
 Khi lai giữa hai cá thể thuộc cùng một dòng thuần chủng luôn cho con lai có ưu thế lai
Câu 18

Các cá thể động vật được tạo ra bằng công nghệ cấy truyền phôi có các đặc điểm là:

(1) Có kiểu gen đồng nhất

(2) Có kiểu hình hoàn toàn giống mẹ

(3) Không thể giao phối với nhau

(4) Có kiểu gen thuần chủng

Phương án đúng là:

A.
(1), (3)
B.
(2), (3), (4)
C.
(2), (4)
D.
(1), (2), (3)
Câu 19

Nhiệm vụ của khoa học chọn giống là:

A.
Cải tiến các giống cây trồng, vật nuôi hiện có.
B.
Cải tiến các giống vật nuôi, cây trồng và vi sinh vật hiện có.
C.
Cải tiến các giống hiện có, tạo ra các giống mới có năng suất cao
D.
Tạo ra các giống mới có năng suất, sản lượng cao, đáp ứng với yêu cầu của con người.
Câu 20

Tại sao ở nước ta hiện nay phổ biến là dùng con cái thuộc giống trong nước, con đực cao sản thuộc giống nhập nội để lai kinh tế?

A.
Vì muốn tạo được con lai F1 cần có nhiều con cái hơn con đực, nên để giảm kinh phí ta chỉ nhập con đực
B.
Vì như vậy tạo được nhiều con lai F1 hơn
C.
Vì như vậy con lai sẽ có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, chăn nuôi giống mẹ và sức tăng sản giống bố
D.
Vì như vậy sẽ giảm kinh phí và con lai có sức tăng sản giống bố
Câu 21

Con lai kinh tế được tạo ra giữa bò vàng Thanh Hoá và bò Hôn sten Hà Lan, chịu được khí hậu nóng, cho 1000 kg sữa/con/năm. Đây là thành tựu chọn giống vật nuôi thuộc lĩnh vực nào?

A.
Công nghệ cấy chuyển phôi
B.
Nuôi thích nghi.
C.
Tạo giống ưu thế lai (giống lai F1)
D.
Tạo giống mới.
Câu 22

Trong chọn giống vật nuôi, quá trình tạo giống mới đòi hỏi thời gian rất dài và kinh phí rất lớn nên người ta thường dùng các phương pháp nào sau đây?

A.
Nuôi thích nghi và chọn lọc cá thể
B.
Tạo giống ưu thế lai và chọn lọc cá thể.
C.
Cải tiến giống địa phương, nuôi thích nghi hoặc tạo giống ưu thế lai.
D.
Ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.
Câu 23

Các phương pháp được sử dụng trong chọn giống vật nuôi là:

A.
Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương
B.
Tạo giống ưu thế lai (giống lai Fl), nuôi thích nghi các giống nhập nội.
C.
Tạo giống mới, cải tạo giống địa phương, tạo giống ưu thế lai (giống lai F1), nuôi thích nghi các giống nhập nội, ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.
D.
Tạo giống mới, tạo ưu thế lai, ứng dụng công nghệ sinh học trong công tác giống.
Câu 24

Trong chọn giống vật nuôi, chủ yếu người ta dùng phương pháp nào để tạo nguồn biến dị?

A.
Gây đột biến nhân tạo.
B.
Giao phối cận huyết.
C.
Lai giống
D.
Sử dụng hoocmôn sinh dục
Câu 25

Thành tựu nổi bật của chọn tạo giống cây trồng nước ta là tạo ra giống có ưu thế lai cao ở loài cây nào?

A.
Lúa.
B.
Mía
C.
Ngô
D.
Cà chua
Câu 26

Giống lúa CR203 có khả năng kháng rầy, cho năng suất TB 45 – 50 tạ/ha được tạo ra bằng phương pháp.

A.
Chọn lọc cá thể.
B.
Lai hữu tính
C.
Tạo giống đa bội thể
D.
Tạo giống ưu thế lai.
Câu 27

Giống dâu tam bội (3n) được tạo ra từ giống dâu tứ bội (4n) với giống dâu lưỡng bội (2n) nhờ phương pháp:

A.
Gây đột biến nhân tạo.
B.
Lai hữu tính và xử lí đột biến.
C.
Tạo giống đa bội thể.
D.
Tạo giống ưu thế lai.
Câu 28

Thành tựu nổi bật nhất trong chọn giống cây trồng ở nước ta là ở lĩnh vực nào?

A.
Chọn giống lúa, lạc, cà chua.
B.
Chọn giống ngô, mía, đậu tương
C.
Chọn giống lúa, ngô, đậu tương
D.
Chọn giống đậu tương, lạc, cà chua
Câu 29

Cơ sở khoa học (di truyền) của hiện tượng ưu thế lai là gì?

A.
Sự tập trung các gen trội có lợi ở cơ thể lai F1
B.
Là phép lai giữa 2 dòng thoái hoá để khôi phục các tính trạng tốt vốn có.
C.
Là phép lai các kiểu gen dị hợp với nhau.
D.
Là phép lai tập trung được nhiều gen trội có lợi dùng để làm giống.
Câu 30

Giả sử các gen trội là có lợi, tổ hợp gen nào sau đây có thể tạo ra ưu thế lai tốt nhất?

A.
Aabbdd
B.
AaBbdd
C.
AaBbDd
D.
AabbDD.
Câu 31

Trong chăn nuôi, người ta giữ lại con đực có nhiều tính trạng tốt làm giống cho đàn của nó là đúng hay sai, tại sao?

A.
Đúng, vì con giống đã được chọn lọc
B.
Đúng, vì tạo được dòng thuần chủng nhằm giữ được vốn gen tốt
C.
Sai, vì đây là giao phối gần có thể gây thoái hóa giống.
D.
Sai, vì trong đàn có ít con nên không chọn được con giống tốt
Câu 32

Về mặt di truyền, người ta không dùng con lai kinh tế làm giống vì:

A.
Con lai kinh tế là giống không thuần chủng.
B.
Con lai kinh tế là thể dị hợp sẽ phân li và tạo ở đời sau thể đồng hợp lặn biểu hiện kiểu hình xấu.
C.
Làm giảm kiểu gen ở đời con.
D.
Làm tăng kiểu hình ở đời con.
Câu 33

Trong chăn nuôi người ta thường đem lợn ỉ Mỏng Cái lai với lợn Đại Bạch để tạo ra thế hệ con tăng trọng nhanh, tỉ lệ thịt nạc cao. Phép lai trên được gọi là:

A.
tạo ưu thế lai ở vật nuôi
B.
lai khác thứ
C.
lai khác dòng
D.
lai kinh tể
Câu 34

Trong chăn nuôi, để tận dụng ưu thế lai, người ta dùng phép lai nào sau đây?

A.
Giao phối cận huyết
B.
Lai kinh tế
C.
Lai phân tích
D.
Giao phối ngẫu nhiên
Câu 35

Muốn duy trì ưu thế lai phải làm gì?

A.
Tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng thế hệ lai F1
B.
Dùng phương pháp nhân giống vô tính đối với thực vật (giâm, chiết, ghép...), dùng phương pháp lai kinh tế đối với động vật
C.
Nuôi trồng cách li các cá thể F1
D.
Cả A, B và C
Câu 36

Ở thực vật muốn duy trì ưu thế lai, con người đã sử dụng biện pháp nào?

A.
Lai ngược giữa F1 với dạng làm bố mẹ
B.
Cho F1 lai phân tích
C.
Cho F1 sinh sản sinh dưỡng
D.
Cả A và C
Câu 37

Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở con lai của phép lai nào sau đây?

A.
P: AABbDD × AABbDD
B.
P: AaBBDD × Aabbdd
C.
P: AAbbDD × aaBBdd
D.
P: aabbdd × aabbdd
Câu 38

Để tạo ưu thế lai ở cây trồng người ta dùng phương pháp chủ yếu nào sau đây?

A.
Tự thụ phấn
B.
Lai kinh tế
C.
 Lai khác dòng
D.
Lai phân tích
Câu 39

Tại sao biểu hiện ưu thế lai giảm dần từ F2 trở về sau

A.
Các gen có lợi bị hoà lẫn bởi các gen có hại
B.
Tính chất dị hợp giảm, đồng hợp tăng
C.
Xuất hiện hiện tượng phân ly kiểu hình
D.
Các gen có lợi kém thích nghi dần
Câu 40

Tại sao ưu thế lai biểu hiện rõ nhất ở F1, còn sau đó giảm dần qua các thế hệ?

A.
Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội giảm dần và không được biểu hiện
B.
Vì các thế hệ sau, tỉ lệ các tổ hợp đồng hợp trội biểu hiện các đặc tính xấu
C.
Vì các thế hệ sau, tỉ lệ dị hợp giảm dần, đồng hợp lặn tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu
D.
Vì các thế hệ sau, tỉ lệ đồng hợp giảm dần, dị hợp tăng dần và biểu hiện các đặc tính xấu
Câu 41

Ưu thế lai biểu hiện như thế nào qua các thế hệ:

A.
Biểu hiện cao nhất ở thế hệ P, sau đó giảm dần qua các thế hệ
B.
Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ
C.
Biểu hiện cao nhất ở thế hệ F2, sau đó giảm dần qua các thế hệ
D.
Biểu hiện cao nhất ở thế hệ Fb sau đó tăng dần qua các thế hệ
Câu 42

Ưu thế lai biểu hiện rõ nhất khi thực hiện phép lai giữa

A.
Các cá thể khác loài
B.
Các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
C.
Các cá thể được sinh ra từ một cặp bố mẹ
D.
Hoa đực và hoa cái trên cùng một cây
Câu 43

Biểu hiện nào sau đây không phải của ưu thế lai ?

1. Con lai đời F2 bị thoái hoá

2. Sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh, sức sống cao

3. Tăng tính chất đồng hợp, giảm tính chất dị hợp của các cặp alen

4. Năng suất cao, phẩm chất tốt

Phương án đúng là

A.
2,3
B.
3,4
C.
1,3
D.
1,4
Câu 44

Cá trạch được biến đổi gen ở Việt Nam có khả năng

A.
Tổng hợp được loại hoocmon sinh trưởng ở người
B.
Sản xuất ra chất kháng sinh
C.
Tổng hợp được kháng thể
D.
Tổng hợp được nhiều loại Prôtêin khác nhau
Câu 45

Ngành công nghệ sử dụng các tế bào sống và các quá trình sinh học để tạo ra các sản phẩm sinh học, các giống cây trồng và động vật biến đổi gen có tên gọi là gì?

A.
Công nghệ enzim/prôtêin.
B.
Công nghệ gen.
C.
Công nghệ tế bào thực vật và động vật.
D.
Công nghệ sinh học.
Câu 46

Những thành tựu nào dưới đây là kết quả ứng dụng của công nghệ gen?

A.
Tạo chủng vi sinh vật mới
B.
Tạo cơ thể động vật nhân bản vô tính.
C.
Tạo cơ quan nội tạng từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người để thay thế cho các bệnh nhân có cơ quan tương ứng bị hỏng.
D.
Tạo ra các giống cây trồng có nhiều đặc tính quý từ các dòng tế bào xôma biến dị.
Câu 47

Những thành tựu nào dưới đây không phải là kết quả ứng dụng của công nghệ gen?

A.
Tạo chủng vi sinh vật mới
B.
Tạo cây trồng biến đổi gen
C.
Tạo cơ quan nội tạng của người từ các tế bào động vật
D.
Tạo ra các cơ thể động vật biến đổi gen.
Câu 48

Thành tựu hiện nay do công nghệ gen đem lại là

A.
tạo nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú cho quá trình chọn lọc.
B.
hạn chế tác động của các tác nhân đột biến.
C.
tăng cường hiện tượng biến dị tổ hợp.
D.
tạo ra các sinh vật chuyển gen, nhờ đó sản xuất công suất lớn các sản phẩm sinh học quan trọng nhờ vi khuẩn.
Câu 49

Một trong những ứng dụng của kĩ thuật di truyền là

A.
sản xuất lượng lớn prôtêin trong thời gian ngắn
B.
tạo ưu thế lai.
C.
tạo các giống cây ăn quả không hạt.
D.
nhân bản vô tính.
Câu 50

Kĩ thuật cấy gen mã hoá insulin của người vào E. coli nhằm:

A.
Tạo ra số lượng lớn tế bào cho.
B.
Tạo ra số lượng lớn plasmit.
C.
Tạo ra số lượng lớn prôtêin do đoạn gen của tế bào cho mã hoá.
D.
Làm cho vi khuẩn