THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2196
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Di truyền học quần thể, di truyền người và ứng dụng di truyền học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3153

Ôn tập trắc nghiệm Chọn giống và ứng dụng di truyền học vào chọn giống Sinh Học Lớp 12 Phần 19

Câu 1

Giao phối gần hoặc tự thụ phấn qua nhiều thế hệ thường dẫn đến thoái hoá giống là do:

A.
các gen lặn đột biến có hại bị các gen trội át chế trong kiểu gen dị hợp.  
B.
xuất hiện ngày càng nhiều các đột biến có hại.  
C.
các gen lặn đột biến có hại biểu hiện thành kiểu hình do tăng cường thể đồng hợp.  
D.
tập trung các gen trội có hại ở các thế hệ sau.
Câu 2

Phương pháp nhân giồng thuần chủng ở vật nuôi được sử dụng trong trường hợp:

A.
tạo ra các cá thể có mức độ dị hợp tử cao, và sử dụng ưu thế lai.  
B.
cần được phát hiện gen xấu để loại bỏ.  
C.
hạn chế hiện tượng thoái hoá giống.  
D.
cần giữ lại các phẩm chất tốt của giống, tạo ra độ đồng đều kiểu gen của phẩm giống.
Câu 3

Dạng đột biến nào dưới đây có giá trị trong chọn giống cây trồng nhằm tạo ra những giống năng suất cao, phẩm chất tốt, không có hạt?

A.
Đột biến gen.                                      
B.
Đột biến dị bội.  
C.
Đột biến đa bội.                                  
D.
Đột biến tam nhiễm.
Câu 4

Đặc điểm riêng của phương pháp chọn lọc cá thể là

A.
dựa vào kiểu hình chọn ra một nhóm cá thể phù hợp với mục tiêu chọn lọc để làm giống.  
B.
là một phương pháp đơn giản dễ làm, ít tốn kém nên được áp dụng rộng rãi.
C.
kết hợp được việc đánh giá dựa trên kiểu hình với kiểm tra kiểu gen nên nhanh chóng đạt hiệu quả.  
D.
có thể tiến hành chọn lọc một lần hoặc nhiều lần.
Câu 5

Hiện tượng ưu thế lai là

A.
con lai F1 có sức sống cao hơn bố mẹ, khả năng chống chịu tốt, năng suất cao.  
B.
con lai F1 dùng làm giống tiếp tục tạo ra thế hệ sau có các đặc điểm tốt hơn. .
C.
con lai F1 mang các gen đồng hợp tử trội nên có đặc điểm vượt trội bố mẹ.  
D.
Tất cả các hiện tượng trên.
Câu 6

Lai xa là hình thức lai

A.
khác giống.                                         
B.
khác loài.                                            
C.
khác thứ.                                             
D.
khác dòng.
Câu 7

Kết quả nào dưới đây không phải do hiện tượng tự thụ phấn và giao phối gần đem lại?

A.
Hiện tượng thoái hoá giống.                                          
B.
Tạo ra dòng thuần chủng.  
C.
Tỷ lệ thể đồng hợp tăng, thể dị hợp giảm.                   
D.
Tạo ưu thế lai.
Câu 8

Tác động của cônsixin gây ra đột biến thể đa bội là do

A.
cônsixin ngăn cản không cho thành lập màng tế bào.  
B.
cônsinxin ngăn cản khả năng tách đôi của các NST kép ở kỳ sau.  
C.
cônsixin cản trở sự hình thành thoi vô sắc.  
D.
côsinxin kích thích sự nhân đôi nhưng không phân ly của NST.
Câu 9

Trong phép lai khác dòng, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ là do

A.
F1 có tỉ lệ dị hợp cao nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ.  
B.
F1 có tỉ lệ đồng hợp cao nhất, sau đó giảm dần qua các thế hệ.  
C.
số lượng gen quý ngày càng giảm trong vốn gen của quần thể.  
D.
ngày càng xuất hiện nhiều các đột biến có hại.
Câu 10

Sơ đồ sau thể hiện phép lai tạo ưu thế lai:

A x B    →   C

D x E    →   G

⇒ C x G → H

Sơ đồ trên là:

 

A.
lai khác dòng đơn.                   
B.
lai xa.  
C.
lai khác dòng kép.                    
D.
lai kinh tế.
Câu 11

Phương pháp được sử dụng phổ biến trong chọn giống vi sinh vật là

A.
gây đột biến nhân tạo kết hợp với lai tạo.  
B.
lai khác dòng kết hợp với chọn lọc.  
C.
dùng kỹ thuật cấy gen.  
D.
gây đột biến nhân tạo kết hợp với chọn lọc.
Câu 12

Khi giải thích về nguyên nhân của hiện tượng ưu thế lai người ta đã đưa ra sơ đồ lai sau: aaBBdd x AabbDD ® AaBbDd. Giải thích nào sau đây là đúng với sơ đồ lai trên:

A.
F1 có ưu thế lai là do sự tác động cộng gộp của các gen trội có lợi.  
B.
F1 có ưu thế lai là do các gen ở trạng thái dị hợp nên gen lặn có hại không được biểu hiện thành kiểu hình.  
C.
F1 có ưu thế lai là do sự tương tác giữa 2 alen khác nhau về chức phận.  
D.
Cả 3 cách giải thích trên đều đúng.
Câu 13

Trong chọn giống, người ta thường sử dụng phép lai sau đây để tạo giống mới?

A.
Lai khác dòng.           
B.
Lai khác thứ.           
C.
Lai khác loài.             
D.
Lai kinh tế. 
Câu 14

Lai kinh tế là phép lai:

A.
giữa con giống từ nước ngoài với con giống cao sản trong nước, thu được con lai có năng suất tốt dùng để nhân giống.  
B.
giữa loài hoang dại với cây trồng hoặc vật nuôi để tăng tính đề kháng của con lai.  
C.
giữa 2 bố mẹ thuộc 2 giống thuần khác nhau rồi dùng con lai F1 làm sản phẩm, không dùng để nhân giống tiếp cho đời sau.  
D.
giữa một giống cao sản với giống có năng suất thấp để cải tiến giống.
Câu 15

Thoái hoá giống là hiện tượng:

A.
thế hệ sau khả năng chống chịu kém, bộc lộ các tính trạng xấu, năng suất giảm.  
B.
con cháu có sức sống kém dần, sinh trưởng và phát triển chậm.  
C.
con cháu xuất hiện những quái thai dị hình, nhiều cá thể bị chết.
D.
tất cả các hiện tượng trên.
Câu 16

Enzim được sử dụng để nối đoạn ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền, để tạo ADN tái tổ hợp là:

A.
lipaza.         
B.
pôlimeraza.          
C.
ligaza.        
D.
helicaza.
Câu 17

Dòng thuần là: 

A.
dòng mang các cặp gen đồng hợp.  
B.
dòng mang các cặp gen dị hợp.    
C.
dòng đồng nhất về kiểu hình và đồng hợp tử về kiểu gen.    
D.
dòng tạo ra con cháu mang các gen đồng hợp trội.
Câu 18

Giống là một quần thể vật nuôi, cây trồng hay chủng vi sinh vật do con người tạo ra:

A.
có phản ứng như nhau trước cùng một điều kiện môi trường.  
B.
có những tính trạng di truyền đặc trưng, phẩm chất tốt, năng suất cao, ổn định.  
C.
thích hợp với những điều kiện đất đai, khí hậu kỹ thuật sản xuất nhất định.  
D.
Tất cả những ý trên.
Câu 19

Nhược điểm nào dưới đây không phải là nhược điểm của chọn lọc hàng loạt?

A.
chỉ đạt hiệu quả với những tính trạng có hệ số di truyền cao.  
B.
việc tích luỹ những biến dị có lợi thường lâu có kết qủa và mất nhiều thời gian.
C.
dễ lẫn lộn giữa kiểu hình tốt do kiểu gen với những thường biến do yếu tố vi địa lý, khí hậu.  
D.
đòi hỏi phải công phu và theo dõi chặt chẽ nên khó áp dụng rộng rãi.
Câu 20

Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối cận huyết ở động vật qua nhiều thế hệ dẫn đến hiện tượng thoái hoá giống vì

A.
các kiểu đồng hợp tử trội ngày càng chiếm ưu thế.  
B.
tỷ lệ thể dị hợp tăng, thể đồng hợp giảm dần.  
C.
các gen đột biến lặn có hại phát sinh ngày càng nhiều.  
D.
tỷ lệ thể dị hợp trong quần thể giảm dần, tỷ lệ thể đồng hợp tăng dần, gen lặn có hại được biểu hiện
Câu 21

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bất thụ ở cơ thể lai xa là do:

A.
bộ NST của 2 loài khác nhau gây trở ngại trong quá trình phát sinh giao tử.  
B.
sự khác biệt về chu kỳ sinh sản và cơ quan sinh sản của hai loài khác nhau.  
C.
chiều dài ống phấn loài này không phù hợp với chiều dài vòi nhụy của loài kia.  
D.
hạt phấn của loài này không nảy mầm được trên vòi nhuỵ loài khác hoặc hợp tử tạo thành nhưng bị chết.
Câu 22

Thao tác nào sau đây không thuộc các khâu của kỹ thuật cấy gen?

A.
Tách ADN nhiễm sắc thể của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.  
B.
Cắt và nối ADN của tế bào cho và ADN plasmit ở những điểm xác định, tạo nên ADN tái tổ hợp.  
C.
Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tạo điều kiện cho gen đã ghép được biểu hiện.  
D.
Dung hợp 2 tế bào trần xôma khác loài.
Câu 23

Người ta sử dụng CaCl2 hoặc xung điện trong bước đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận nhằm:

A.
tạo lực đẩy ADN tái tổ hợp vào bên trong.
B.
làm dãn màng sinh chất của tế bào để phân tử ADN dễ đi vào bên trong.
C.
làm dấu hiệu để nhận biết ADN tái tổ hợp bên trong tế bào nhận.
D.
tạo các kênh prôtêin vận chuyển ADN vào bên trong.
Câu 24

Phát biểu nào dưới đây về kĩ thuật ADN tái tổ hợp là đúng?

A.
ADN dùng trong kĩ thuật di truyền có thể được phân lập từ những nguồn khác nhau, có thể từ cơ thể sống hoặc tổng hợp nhân tạo.
B.
ADN tái tổ hợp có thể được tạo ra do kết hợp ADN từ các tế bào, các cơ thể, các loài khác xa nhau trong hệ thống phân loại.
C.
Có hàng trăm loại enzim ADN-restrictaza khác nhau, có khả năng nhận biết và cắt phân tử ADN ở những vị trí đặc hiệu, các enzim này chỉ được phân lập từ động vật bậc cao.
D.
Các enzim ADN pôlimeraza, ligaza và restrictaza đều được sử dụng trong kĩ thuật di truyền.
Câu 25

Yếu tố nào sau đây không phù hợp với ứng dụng của nó trong kĩ thuật chuyển gen?

A.
Ligaza – chỉ được sử dụng trong việc nối đoạn gen cần chuyển vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.
B.
Restrictaza – chỉ được dùng để tạo ra các đầu dính ở thể truyền.
C.
Plasmit – thể truyền dùng để gắn với đoạn gen cần chuyển tạo ADN tái tổ hợp.
D.
CaCl2 – hóa chất dùng để làm dãn màng tế bào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 26

Trong công nghệ ADN tái tổ hợp, điều kiện nào sau đây là không cần thiết khi thiết kế một vector chuyển gen?

A.
Có khởi điểm cho quá trình tái bản.
B.
Kích thước càng lớn càng tốt để mang gen.
C.
Có trình tự đặc hiệu cho sự nhận biết của enzim cắt giới hạn.
D.
Có gen đánh dấu để nhận biết sau khi chuyển gen.
Câu 27

Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu nhằm mục đích nào sau đây?

A.
Nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
B.
Giúp enzim cắt giới hạn (restrictaza) nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền.
C.
Dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
D.
Tạo điều kiện cho enzim nối (ligaza) hoạt động tốt hơn.
Câu 28

Người ta phải dùng thể truyền để chuyển một gen từ tế bào cho sang tế bào nhận là vì:

A.
nếu không có thể truyền thì gen cần chuyển sẽ không vào được tế bào nhận.
B.
nếu không có thể truyền thì gen có vào được tế bào nhận cũng không thể nhân lên và phân li đồng đều về các tế bào con khi tế bào phân chia.
C.
nếu không có thể truyền thì khó có thể thu được nhiều sản phẩm của gen trong tế bào nhận.
D.
nếu không có thể truyền thì gen sẽ không thể tạo ra sản phẩm trong tế bào nhận.
Câu 29

Thể truyền không có đặc điểm nào sau đây?

A.
Có thể ức chế gen của tế bào nhận để gen cần chuyển biểu hiện tính trạng.
B.
Mang được gen cần chuyển.
C.
Tồn tại độc lập và tự nhân đôi trong tế bào nhân.
D.
Có thể cài gen cần chuyển vào bộ gen của tế bào nhận.
Câu 30

Trong công nghệ gen, thể truyền là:

A.
một phân tử ADN hoặc ARN.
B.
virut hoặc plasmit.
C.
virut hoặc vi khuẩn.
D.
vi khuẩn E.coli.
Câu 31

Enzim giới hạn (restrictaza) được dùng trong kĩ thuật di truyền vì nó có khả năng:

A.
phân loại được các gen cần truyền.
B.
nối gen cần chuyển vào thể truyền để tạo ADN tái tổ hợp.
C.
nhận biết và cắt ở những điểm xác định.
D.
đánh dấu được thể truyền để dễ nhận biết trong quá trình chuyển gen.
Câu 32

Kĩ thuật đóng vai trò trung tâm của công nghệ gen là:

A.
kĩ thuật tạo tế bào lai.
B.
kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp.
C.
kĩ thuật cắt gen.
D.
kĩ thuật nối gen.
Câu 33

Khi nói về công nghệ tế bào, phát biểu nào sau đây là đúng?

A.
Nuôi cấy và lưỡng bội hóa hạt phấn có thể tạo ra đời con có kiểu hình khác cây mẹ.
B.
Lai 2 tế bào trần cùng loại tạo ra thể song nhị bội.
C.
Nuôi cấy mô tế bào để tạo ra quần thể cây trồng có kiểu gen đa dạng.
D.
Cấy truyền phôi ở động vật chỉ cần sử dụng 1 cá thể cái để nuôi phôi.
Câu 34

Trong công nghệ tế bào thực vật, phương pháp nào có sử dụng hóa chất cônsixin?

A.
Nuôi cấy mô tế bào và lai tế bào sinh dưỡng.
B.
Nuôi cấy mô tế bào và nuôi cấy hạt phấn.
C.
Nuôi cấy hạt phấn và lai tế bào sinh dưỡng.
D.
Nuôi cấy mô tế bào.
Câu 35

Kĩ thuật nào dưới đây là ứng dụng của công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?

A.
Nuôi cấy hạt phấn.
B.
Nuôi cấy mô tế bào.
C.
Cấy truyền phôi.
D.
Nhân bản vô tính.
Câu 36

Trong qui trình nhân bản cừu Đôly, bước nào sau đây là đúng?

A.
Lấy trứng của con cừu cho trứng để loại bỏ khối tế bào chất.
B.
Lấy nhân từ trứng của con cừu cho trứng.
C.
Tế bào trứng mang nhân của tế bào tuyến vú đã được cấy vào tử cung của con cừu khác để phát triển và sinh nở bình thường.
D.
Cừu con sinh ra có kiểu hình giống kiểu hình của cừu cho trứng.
Câu 37

Khẳng định nào không đúng khi nói về nhân bản vô tính ở động vật?

A.
Nhân bản vô tính ở động vật không xảy ra trong tự nhiên.
B.
Trong nhân bản vô tính, con non được sinh ra mà không qua thụ tinh.
C.
Sinh đôi cùng trứng cũng được coi là một kiểu nhân bản vô tính tự nhiên.
D.
Kĩ thuật này có ý nghĩa quan trọng trong việc nhân bản vô tính động vật biến đổi gen.
Câu 38

Cho các công đoạn sau:

(1) Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.

(2) Phối hợp hai phôi thành một thể khảm.

(3) Tách tế bào trứng của cừu cho trứng, sau đó loại bỏ nhân của tế bào trứng này.

(4) Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để cho phôi phát triển.

(5) Làm biến đổi các thành phần trong tế bào của phôi theo hướng có lợi cho con người.

(6) Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân.

Trong các công đoạn trên, có mấy công đoạn được tiến hành trong qui trình nhân bản cừu Đôly?

A.
3
B.
2
C.
5
D.
4
Câu 39

Cơ sở vật chất di truyền của cừu Đôly được hình thành ở giai đoạn nào trong qui trình nhân bản?

A.
Chuyển phôi vào tử cung của một cừu mẹ để nó mang thai.
B.
Tách tế bào tuyến vú của cừu cho nhân.
C.
Nuôi cấy trên môi trường nhân tạo cho trứng phát triển thành phôi.
D.
Chuyển nhân của tế bào tuyến vú vào tế bào trứng đã bị bỏ nhân.
Câu 40

Cho hai phương pháp sau:

- Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây hoàn chỉnh.

- Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các cá thể cái khác nhau cũng có thể tạo ra nhiều cá thể mới.

Đặc điểm chung của hai phương pháp này là:

A.
đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.
B.
đều tạo ra các cá thể có kiểu gen trong nhân giống nhau.
C.
các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.
D.
đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
Câu 41

Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về phương pháp cấy truyền phôi ở động vật?

A.
Tạo ra một số lượng lớn cá thể đực và cái trong thời gian ngắn từ một phôi ban đầu.
B.
Phối hợp hai hay nhiều phôi để tạo thành thể khảm hoặc làm biến đổi thành phần của phôi khi mới phát triển.
C.
Từ một phôi ban đầu được phân cắt thành nhiều phôi sau đó cấy vào cơ quan sinh sản của những con cái khác nhau.
D.
Các phôi được phân cắt trước khi cấy vào cơ quan sinh sản của các cá thể cái được nuôi dưỡng trong môi trường dinh dưỡng xác định.
Câu 42

Ở một loài thực vật, xét một cá thể có kiểu gen \({\rm{Aa}}Bb\frac{{DE}}{{de}}\). Người ta tiến hành thu hạt phấn của cây này rồi tiến hành nuôi cấy trong điều kiện thí nghiệm, sau đó lưỡng bội hóa thành công toàn bộ các cây con. Cho rằng quá trình phát sinh hạt phấn đã xảy ra hoán vị gen giữa các alen D và d với tần số 20%. Theo lí thuyết, tỉ lệ dòng thuần thu được từ quá trình nuôi cấy nói trên là:

A.
20%
B.
40%
C.
100%
D.
5%
Câu 43

Trong các phương pháp sau đây, có mấy phương pháp tạo nguồn biến dị di truyền cho chọn giống?

(1) Gây đột biến

(2) Lai hữu tính

(3) Tạo ADN tái tổ hợp

(4) Lai tế bào sinh dưỡng

(5) Nuôi cấy mô tế bào thực vật

(6) Cấy truyền phôi

(7) Nhân bản vô tính động vật

A.
3
B.
7
C.
4
D.
5
Câu 44

Thành tựu chọn giống cây trồng nổi bật nhất ở nước ta là chọn giống:

A.
lúa
B.
cà chua
C.
dưa hấu
D.
nho
Câu 45

Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?

A.
Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
B.
Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.
C.
Ưu thế lai biểu hiện ở con lai cao hay thấp không phụ thuộc vào số lượng cặp gen đồng dị hợp tử có trong kiểu gen.
D.
Ưu thế lai biểu hiện ở con lai cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng cặp gen đồng dị hợp tử có trong kiểu gen.
Câu 46

Tự thụ phấn sẽ không gây thoái hóa giống trong trường hợp:

A.
các cá thể ở thế hệ xuất phát thuộc thể dị hợp.
B.
các cá thể ở thế hệ xuất phát có kiểu gen đồng hợp trội có lợi hoặc không chứa hoặc chứa ít gen có hại.
C.
không có đột biến xảy ra.
D.
môi trường sống luôn luôn ổn định.
Câu 47

Bước chuẩn bị quan trọng nhất để tạo ưu thế lai là:

A.
bồi dưỡng, chăm sóc giống.
B.
tạo giống thuần chủng, chọn đôi giao phối.
C.
kiểm tra kiểu gen về các tính trạng quan tâm.
D.
chuẩn bị môi trường sống thuận lợi cho F1.
Câu 48

Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở đời con lai F1 của phép lai:

A.
khác chi
B.
khác loài
C.
khác thứ
D.
khác dòng
Câu 49

Việc tạo giống lai có ưu thế lai cao dựa trên nguồn biến dị tổ hợp được thực hiện theo qui trình nào dưới đây?

(1) Tạo ra các dòng thuần khác nhau.

(2) Lai giữa các dòng thuần chủng với nhau.

(3) Chọn lấy tổ hợp lai có ưu thế lai cao.

(4) Đưa tổ hợp lai có ưu thế lai cao về dạng thuần chủng.

Trình tự đúng nhất của các bước là:

A.
(1) → (2) → (3) → (4)
B.
(1) → (2) → (3)
C.
(2) → (3) → (4)
D.
(1) → (2) → (4)
Câu 50

Khi nói về ưu thế lai, phát biểu nào sau đây đúng?

A.
Ưu thế lai chỉ xuất hiện ở phép lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen giống nhau.
B.
Ưu thế lai tỉ lệ thuận với số lượng cặp gen đồng hợp tử trội có trong kiểu gen của con lai.
C.
Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1 của phép lai khác dòng.
D.
Ưu thế lai có thể được duy trì và củng cố bằng phương pháp tự thụ phấn hoặc giao phối gần.