THÔNG TIN CHI TIẾT ĐỀ THI
Logo thi24h.vn
ĐỀ THI Sinh học
Số câu hỏi: 50
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề: #2199
Lĩnh vực: Sinh học
Nhóm: Sinh học 12 - Di truyền học quần thể, di truyền người và ứng dụng di truyền học
Lệ phí: Miễn phí
Lượt thi: 3016

Ôn tập trắc nghiệm Tổng hợp di truyền học quần thể, di truyền người và ứng dụng DTH Sinh Học Lớp 12 Phần 2

Câu 1

Thứ tự các giai đoạn trong quy trình chuyển gen bằng cách dúng plasmit làm thể truyền là:

A.
Phân lập ADN, tạo ADN tái tổ hợp, chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào cho
B.
Phân lập ADN, tách dòng ADN, cắt và nối ADN
C.
Tạo ADN tái tổ hợp, chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận, tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp
D.
Cắt và nối ADN, tạo ADN tái tổ hợp, chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
Câu 2

Chương trình nâng cao: Trình tự các bước tiến hành quy trình chuyển gen

1-Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận

2- Tạo ADN tái tổ hợp

3- Tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp

Phương án đúng là

A.
2,1,3
B.
1,2,3
C.
3,1,2
D.
3,2,1
Câu 3

Tiến hành lai giữa 2 loài cỏ dại có kiểu gen lần lượt là AaBb và DdEE, sau đó đa bội hóa sẽ thu được một thể dị đa bội (đa bội khác nguồn). Kiểu gen nào sau đây không phải là kiểu gen của thể đột biến được tạo ra từ phép lai này?

A.
Kiểu gen AAbbddEE
B.
Kiểu gen aabbddEE
C.
Kiểu gen AaBbDdEE  
D.
Kiểu gen AABBDDEE
Câu 4

Biến dị nào sau đây là biến dị di truyền:

A.
Biến dị tổ hợp, đột biến gen.
B.
Thường biến, đột biến gen.
C.
Biến dị tổ hợp, đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.  
D.
Đột biến gen, đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 5

Trong di truyền tế bào chất vai trò của bố, mẹ như thế nào?

A.
Vai trò của bố và mẹ là như nhu trong sự di truyền tính trạng.
B.
Vai trò của bố lớn hơn vai trò của mẹ trong sự di truyền tính trạng.
C.
Vai trò của mẹ lớn hơn hoàn toàn vai trò của bố trong sự di truyền tính trạng.
D.
Vai trò của bố mẹ là khác nhau trong sự di truyền tính trạng.
Câu 6

Tại sao công nghệ sinh học đang được ưu tiên phát triển?

A.
Vì giá trị sản lượng của một số sản phẩm công nghệ sinh học đang có vị trí cao trên thị trường thế giới
B.
Vì công nghệ sinh học dễ thực hiện hơn các công nghệ khác
C.
Vì thực hiện công nghệ sinh học ít tốn kém
D.
Vì thực hiện công nghệ sinh học đơn giản, dễ làm.
Câu 7

Các lĩnh vực của công nghệ sinh học bao gồm

A.
công nghệ lên men, công nghệ tế bào, công nghệ gen.
B.
công nghệ enzim, công nghệ sinh học xử lí môi trường,
C.
công nghê chuyển nhân và chuyển phôi...
D.
cả A, B và C.
Câu 8

Hoạt động nào sau đây không phải là lĩnh vực của công nghệ sinh học

A.
Công nghệ sinh học xử lí môi trường và công nghệ gen
B.
Công nghệ lên men và công nghệ enzim
C.
Công nghệ tế bào và công nghệ chuyển nhân, chuyển phôi
D.
Công nghệ hoá chất
Câu 9

Chất kháng sinh được sản xuất phần lớn có nguồn gốc từ:

A.
Thực vật
B.
Động vật
C.
Xạ khuẩn
D.
Thực vật và động vật
Câu 10

Ở người, kiểu gen IAIA và IAIO quy định nhóm máu A; IBIB và IBIO quy định nhóm máu B; IOIO quy định nhóm máu O và IAIB quy định nhóm máu AB. Một quần thể cân bằng di truyền có IA = 0,3; IB = 0,2 và IO = 0,5. Trong quần thể này:

(1). Có 62% số người có kiểu gen đồng hợp tử.

(2). Một người phụ nữ nhóm máu A lấy chồng nhóm máu B, xác suất họ sinh con nhóm máu O là 25/111. 

(3). Một người phụ nữ nhóm máu A lấy chồng nhóm máu O, xác suất họ sinh ra con trai nhóm máu A là 6/13.

(4). Một người phụ nữ nhóm máu B, lấy chồng nhóm máu O, xác suất họ sinh con gái nhóm máu O là 5/24.

Số phương án đúng là:

A.
1
B.
2
C.
3
D.
4
Câu 11

Khi nói về phương pháp tạo giống bằng công nghệ tế bào ở thực vật, phát biểu nào sau đây không đúng?

A.
Một trong các công nghệ tế bào là lai các giống cây khác loài bằng kĩ thuật dung hợp tế bào trần.
B.
Phương pháp nuôi cấy hạt phấn đơn bội (n) rồi gây lưỡng bội đã tạo ra các cây lưỡng bội (2n) hoàn chỉnh và đồng nhất về kiểu gen
C.
Nhờ công nghệ tế bào đã tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen cho năng suất rất cao.
D.
Bằng công nghệ tế bào đã tạo ra các cây trồng đồng nhất về kiểu gen nhanh từ một cây có kiểu gen quý hiếm.
Câu 12

Trong kĩ thuật di truyền, điều không đúng về phương pháp đưa ADN tái tổ hợp vào trong tế bào nhận là:

A.
Dùng muối CaCl2 hoặc dùng xung điện.
B.
Dùng vi kim tiêm hoặc súng bắn gen.
C.
Dùng hoocmôn thích hợp kích thích tế bào nhận thực bào.
D.
  Gói ADN tái tổ hợp trong lớp màng lipit, chúng liên kết với màng sinh chất và giải phóng ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
Câu 13

Để tạo ra các giống, chủng vi khuẩn có khả năng sản xuất trên qui mô công nghiệp các chế phẩm sinh học như: axit amin, vitamin, enzim, hoocmôn, kháng sinh..., người ta sử dụng 

A.
kĩ thuật di truyền
B.
đột biến nhân tạo
C.
chọn lọc cá thể
D.
các phương pháp lai
Câu 14

Phương pháp nào sau đây không tạo được dòng thuần?

A.
Cho lai xa rồi đa bội hóa
B.
Cho tự thụ phấn qua nhiều thế hệ, tiến hành chọn lọc cá thể thuần chủng rồi nhân riêng ra để tạo dòng thuần.
C.
Lưỡng bội hóa các thể đơn bội bằng cônsixin
D.
Gây đột biến thuận nghịch bằng các cá thể dị hợp
Câu 15

Một loài thực vật giao phấn,xét một gen có 2 alen, gen A quy định hoa đỏ trội không hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng, thể dị hợp về cặp gen này quy định hoa hồng. Quần thể nào sau đây của loài trên đang ở trạng thái cân bằng di truyền

A.
quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa hồng
B.
quần thể gồm toàn cây hoa đỏ
C.
quần thể gồm toàn cây hoa hồng
D.
quần thể gồm cả cây hoa đỏ và cây hoa trắng
Câu 16

Điểm khác nhau của quần thể ngẫu phối so với quần thể tự phối qua các thế hệ là:

A.
Tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần.
B.
Tỉ lệ dị hợp tử giảm dần.
C.
Thành phần kiểu gen không thay đổi.
D.
Tần số các alen không thay đổi.
Câu 17

Ở một loài chim, màu cánh được xác định bởi một gen gồm 3 alen: C1 (cánh đen) > C2 (cánh xám) > C3 (cánh trắng). Quần thể chim ở thành phố A cân bằng di truyền có 4875 con cánh đen; 1560 con cánh xám; 65 con cánh trắng. Một nhóm của quần thể A bay sang 1 khu cách ly bên cạnh và sau nhiều thế hệ phát triển thành một quần thể giao phối lớn B. Quần thể B có kiểu hình 84% cánh xám: 16% cánh trắng. Nhận định đúng về hiện tượng trên là:

A.
Quần thể B có tần số các kiểu gen không đổi so với quần thể A
B.
Sự thay đổi tần số các alen ở quần thể B so với quần thể A là do tác động của đột biến.
C.
Quần thể B là quần thể con của quần thể A nên tần số các alen thay đổi do nội phối
D.
Quần thể B hình thành do hiệu ứng kẻ sáng lập
Câu 18

Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen qui định. Alen A1 qui định lông xám trội hoàn toàn so với alen a2 và a3. Alen a2 qui định lông đen trội hoàn toàn so với alen a3 qui định lông trắng. Một quần thể đã qua ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa có 75% cá thể lông xám, 9% cá thể lông đen, các cá thể còn lại có lông trắng. Tính theo lý thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Tần số alen A2 = 0,3.

(2) Tỉ lệ các cá thể mang kiểu gen dị hợp trong quần thể là 58%.

(3) Trong số cá thể mang kiểu hình lông xám của quần thể số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ:1/3.

(4) Cho tất cả con lông đen trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với con lông trắng, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 5 trắng: 4 đen.

A.
4
B.
1
C.
3
D.
2
Câu 19

Quần thể ban đầu có p(A) = q(a) = 0,5. Tần số đột biến A > a sau mỗi thế hệ là 10-4. Sau bao nhiêu thế hệ thì tần số alen a tăng lên 1,5%.

A.
151
B.
75
C.
4850
D.
41995
Câu 20

A qui định hạt có khả năng nảy mầm trong điều kiện đất nhiễm mặn, a qui định hạt không có khả năng nảy mầm trong điều kiện đất nhiễm mặn. Một quần thể xuất phát sau một thế hệ tạo ra có 9% số hạt không có khả năng nảy mầm trên đất mặn. Quần thể xuất phát tỉ lệ hạt mang kiểu gen thuần chủng là

A.
49%
B.
40%
C.
58%
D.
54%
Câu 21

Một quần thể thực vật tự thụ phấn có cấu trúc di truyền 0,5AA:0,3Aa:0,2aa, kiểu gen AA có khả năng tham gia sinh sản bằng 50%, các kiểu gen khác có khả năng tham gia sinh sản đều bằng 100%. Quần thể này tự thụ phấn liên tiếp qua 2 thế hệ thì tỉ lệ đồng hợp tử lặn qua 2 thế hệ là

A.
16/47
B.
6/47
C.
18/47
D.
25/47
Câu 22

Ở một loài thực vật, alen A quy định hoa đỏ là trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Thế hệ ban đầu (P) của một quần thể có tần số các kiểu gen là 0,6Aa : 0,4aa. Các cá thể của quần thể ngẫu phối và biết rằng khả năng sống sót để tham gia thụ tinh của hạt phấn A gấp 2 lần hạt phấn a, các noãn có sức sống như nhau. Tính theo lý thuyết, tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở thế hệ F1 là:

A.
81/130
B.
120/169
C.
49/130
D.
51/100
Câu 23

Một quần thể có p = 0,8, q = 0,2. Nếu tần số đột biến thuận u = 5.10-5, tần số đột biến nghịch v=2.10-5. Hãy tính tần số alen sau 1 thế hệ?

A.
p1 = 0,8 - 3,6.10-5 và q1 = 0,2 + 3,6.10-5
B.
p1 = 0,8 + 3,6.10-5 và q1 = 0,2 - 3,6.10-5 
C.
p1 = 0,2 + 3,6.10-5 và q1 = 0,8 - 3,6.10-5 
D.
p= 0,2 - 3,6.10-5 và q= 0,8 + 3,6.10-5 
Câu 24

Trong một quần thể gồm 900 con bướm, tần số alen quy định cấu tử chuyển động nhanh của 1 enzyme (p) bằng 0,7, và tần số alen quy định cấu tử chuyển động chậm (q) là 0,3. Có 90 con bướm từ quần thể này nhập cư đến quần thể có q=0,8. Tính tần số alen p của quần thể mới.

A.
0,75
B.
0,21
C.
0,35
D.
0,25
Câu 25

Quần thể bướm bạch dương ban đầu có pB = 0,01 và qb = 0,99, với B là alen đột biến gây ra màu đen, còn b màu trắng. Do ô nhiễm bụi than nên thân cây mà loài bướm này đậu bị nhuộm đen, nên kiểu hình trội ưu thế hơn kiểu hình lặn (chim ăn sâu khó nhìn thấy bướm màu đen trên nền môi trường màu đen). Nếu trung bình 20% bướm đen sống sót được cho đến khi sinh sản, trong khi bướm trắng chỉ sống sót đến sinh sản 10%, thì sau một thế hệ tần số alen là:

A.
p = 0,02; q = 0,98
B.
p= 0,004, q= 0,996
C.
p = 0,01; q = 0,99
D.
p= 0,04 ; q = 0,96
Câu 26

Một quần thể sóc gồm 160 cá thể trưởng thành sống trong một vườn thực vật có tần số alen Est 1 là 0,90. Một quần thể sóc khác sống ở một khu rừng bên cạnh có tần số alen này là 0,50. Do thời tiết mùa đông khắc nghiệt đột ngột, 40 con sóc trưởng thành từ quần thể rừng di cư sang quần thể thực vật để tìm thức ăn và hoà nhập vào quần thể sóc trong vườn thực vật. Tần số alen Est 1 của quần thể sóc trong vườn thực vật sau sự di cư này là bao nhiêu?

A.
0,82
B.
0,92
C.
0,91
D.
0,9
Câu 27

Ở thế hệ xuất phát của một quần thể giao phối ngẫu nhiên có cấu trúc di truyền: 0,2AA + 0,8Aa = 1. Nếu tất cả các hợp tử aa đều bị chết ở giai đoạn phôi do tác động của chọn lọc tự nhiên thì thế hệ F5, lấy ngẫu nhiên 1 cá thể, xác xuất thu được cá thể Aa là bao nhiêu?

A.
23,1%
B.
23,5%
C.
25,5%
D.
26%
Câu 28

Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó, alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2, alen A3 và alen A4; alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3 và A4; alen A3 quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 64% con cánh đen; 20% con cánh xám; 12% con cánh vàng; 4% con cánh trắng. Biết không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Ở trong quần thể này, số cá thể cánh xám thuần chủng nhiều hơn số cá thể cánh vàng thuần chủng.

II. Nếu chỉ có các cá thể cánh đen giao phối ngẫu nhiên, các cá thể còn lại không sinh sản thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1/64.

III. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh trắng, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh đen thuần chủng chiếm tỉ lệ là 25/144.

IV. Nếu loại bỏ toàn bộ các cá thể cánh xám, sau đó cho các cá thể còn lại giao phối ngẫu nhiên thì sẽ thu được đời con có số cá thể cánh xám thuần chủng chiếm tỉ lệ là 1%.

A.
3
B.
4
C.
2
D.
1
Câu 29

Một quần thể động vật giao phối, màu sắc cánh do 1 gen gồm 4 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định. Trong đó, alen A1 quy định cánh đen trội hoàn toàn so với alen A2, alen A3 và alen A4 ; Alen A2 quy định cánh xám trội hoàn toàn so với alen A3 và alen A4; alen A3 quy định cánh vàng trội hoàn toàn so với alen A4 quy định cánh trắng. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 51% con cánh đen; 13% con cánh xám; 32% con cánh vàng; 4% con cánh trắng. Biết không phát sinh đột biến mới. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?

I. Tần số các alen A1; A2; A3; A4 lần lượt là 0,3; 0,1; 0,4; 0,2.

II. Cá thể cánh vàng dị hợp chiếm tỉ lệ là 16%.

III. Lấy ngẫu nhiên một cá thể cánh đen, xác suất thu được cá thể thuần chủng là 3/17.

IV. Nếu chỉ có các cá thể cánh xám giao phối ngẫu nhiên, thì ở đời con thu được tỉ lệ kiểu hình cánh trắng là 16/169.

A.
2
B.
1
C.
3
D.
4
Câu 30

Một loài thực vật, xét một gen có 3 alen theo thứ tự trội lặn là A > a > a1; A quy định hoa đỏ; a quy định hoa vàng, a1 quy định hoa trắng. Alen trội là trội hoàn toàn, gen nằm trên NST thường. Trong một quần thể cân bằng di truyền có 36% cây hoa đỏ; 25% cây hoa trắng; 39% cây hoa vàng. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

I. Tần số alen A= 0,2; a = 0,3; a1 =0,5.

II. Tổng số cá thể đồng hợp tử nhiều hơn tổng số cá thể dị hợp tử.

III. Số cá thể dị hợp trong số cá thể hoa đỏ chiếm tỷ lệ 8/9.

IV. Nếu cho các cây hoa vàng giao phấn với cây hoa trắng, đời con có 3 loại kiểu hình.

V. Cho các cây hoa vàng của quần thể giao phấn ngẫu nhiên sinh ra đời con có số cây hoa trắng chiếm tỷ lệ 5/13.

A.
2
B.
3
C.
4
D.
5
Câu 31

Ở một loài động vật lưỡng bội, tính trạng màu sắc lông do một gen trên nhiễm sắc thể thường có 3 alen qui định. Alen A1 qui định lông xám trội hoàn toàn so với alen a2 và a3. Alen a2 qui định lông đen trội hoàn toàn so với alen a3 qui định lông trắng. Một quần thể đã qua ngẫu phối và không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa có 75% cá thể lông xám, 9% cá thể lông đen, các cá thể còn lại có lông trắng. Tính theo lý thuyết, trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng?

(1) Tần số alen A2 = 0,3.

(2) Tỉ lệ các cá thể mang kiểu gen dị hợp trong quần thể là 58%.

(3) Trong số cá thể mang kiểu hình lông xám của quần thể số cá thể thuần chủng chiếm tỉ lệ:1/3.

(4) Cho tất cả con lông đen trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với con lông trắng, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con là 5 trắng: 4 đen.

A.
4
B.
1
C.
3
D.
2
Câu 32

Giả sử trong một quần thể người đạt trạng thái cân bằng di truyền với tần số của các nhóm máu là: nhóm A = 0,45; nhóm B = 0,21; nhóm AB = 0,3; nhóm O = 0,04. Kết luận nào dưới đây về quần thể này là đúng?

A.
Tần số các alen IA, IB và IO quy định các nhóm máu tương ứng là: 0,3; 0,5 và 0,2
B.
Tần số kiểu gen quy định các nhóm máu là: 0,25 IAIB; 0,09 IBIB; 0,04 IO IO; 0,3 IA IA; 0,21 IA IO; 0,12 IBIO.
C.
Khi các thành viên trong quần thể kết hôn ngẫu nhiên với nhau sẽ làm tăng dần tần số cá thể có nhóm máu O
D.
Xác suất để gặp một người nhóm máu B, có kiểu gen IBIO trong quần thể là 57,14%.
Câu 33

Ở một loài bướm, màu cánh được xác định bởi một locus gồm 3 alen: C (cánh đen) > cB (cánh xám) > c (cánh trắng). Trong đợt điều tra một quần thể bướm lớn sống ở Cuarto, người ta xác định được tần số alen sau: C=0,5; cB=0,4; c=0,1. Quần thể này tuân theo quy luật Hacdy – Vanbeg. Quần thể này có tỉ lệ kiểu hình là:

A.
75% cánh đen: 24% cánh xám: 1% cánh trắng.
B.
75% cánh đen: 15% cánh xám: 10% cánh trắng
C.
25% cánh đen: 50% cánh xám: 25% cánh trắng.
D.
74% cánh đen: 25% cánh xám: 1% cánh trắng.
Câu 34

Sự di truyền nhóm máu A, B, AB, O ở người do một gen trên NST thường có 3 alen chi phối với mối quan hệ trội lặn như sau : IA = IB > IO. Trong một quần thể người cân bằng di truyền, nhóm máu O chiếm 4%, nhóm máu B chiếm 21%. Tỷ lệ người nhóm máu A là:

A.
0,25
B.
0,40
C.
0.45
D.
0,54
Câu 35

Ở ruồi giấm, alen A quy định mắt màu đỏ, alen a quy định mắt màu trắng nằm trên vùng không tương đồng của X. Tần số kiểu gen của quần thể ở thế hệ xuất phát P: 0,32XAXA + 0,16XAXa + 0,02XaXa + 0,25XAY + 0,25XaY =1. Giả sử qua nhiều thế hệ không phát sinh đột biến. Nhận xét nào sau đây đúng?

(1) Các cá thể của quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau thì tần số alen a của giới đực ở F2  là 0,35.

(2) Quần thể trên ngẫu phối qua 2 thế hệ sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.

(3) Tần số alen A của quần thể (P) là 0,7.

(4) Nếu cho các cá thể mắt đỏ ở P giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình mắt trắng ở F1 là 1/12.

A.
0
B.
2
C.
1
D.
3
Câu 36

Ở mèo D lông đen; d lông trắng; Dd lông hung và gen này nằm ở đoạn không tương đồng của X. Một quần thể mèo có 350 đực lông đen; 149 mèo đực lông trắng; 250 mèo cái lông đen; 150 mèo cái lông hung và 101 mèo cái lông trắng. Tần số tương đối của D và d trong quần thể lần lượt là

A.
2/3; 1/3
B.
27/40; 13/40
C.
1/2; 1/2
D.
9/10; 1/10
Câu 37

Ở một loài thực vật tự thụ phấn, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Một quần thể thuộc loài này ở thế hệ xuất phát (P), số cây có kiểu gen dị hợp từ chiếm tỉ lệ 80%. Cho biết quần thể không chịu tác động của các nhân tố tiến hóa khác. Theo lí thuyết, trong các dự đoán sau về quần thể này, có bao nhiêu dự đoán đúng?

(1) Ở F5 có tỉ lệ cây hoa trắng tăng 38,75% so với tỉ lệ cây hoa trắng ở (P).

(2) Tần số alen A và a không đổi qua các thế hệ.

(3) Tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở F5 luôn nhỏ hơn tỉ lệ kiểu hình hoa đỏ ở (P).

(4) Hiệu số giữa hai loại kiểu gen đồng hợp tử ở mỗi thế hệ luôn không đổi

A.
3
B.
2
C.
1
D.
4
Câu 38

Yếu tố nào sau đây phù hợp với ứng dụng của nó trong kỹ thuật chuyển gen?

A.
Ligaza - dùng để làm dãn màng tế bào, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ADN tái tổ hợp
B.
Restrictaza - chỉ được dùng để tạo ra các đầu dính ở thể truyền.
C.
Plasmit - thể truyền dùng để gắn với đoạn gen cần chuyển tạo ADN tái tổ hợp.
D.
CaCl2 - hóa chất chỉ được sử dụng trong việc nối đoạn gen cần chuyển vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp.
Câu 39

Điều kiện nào dưới đây để giúp một gen cần ghép ghép chính xác vào thể truyền?

A.
Dùng một loại enzim cắt.
B.
Dùng một loại thể truyền,
C.
Dùng một loại enzim nối
D.
Dùng một loại gen ghép.
Câu 40

Thế hệ F1 của một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen: 0,3AABB : 0,2 Aabb : 0,4 AaBB: 0,1aaBb. Theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen aaBB ở thế hệ F4 là:

A.
18,750%
B.
 4.38%
C.
0.77%
D.
21,875%
Câu 41

Dấu hiệu nào không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi – Vanbec.

A.
Mọi cá thể trong quần thể đều sống sót và sinh sản như nhau
B.
 Các cá thể của quần thể phải có kích thước lớn
C.
 Giảm phân bình thường các giao tử có khả năng thụ tinh như nhau
D.
Không xảy ra đột biến
Câu 42

Ý nào không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec?

A.
 Không có đột biến và không có chọn lọc.
B.
Không có hiện tượng di nhập gen.
C.
Sự giao phối diễn ra không ngẫu nhiên.
D.
Kích thước quần thể lớn và sự giao phối diễn ra ngẫu nhiên.
Câu 43

Tính trạng nào sau đây là tính trạng có hệ số di truyền cao:

A.
Khối lượng trứng gà.
B.
Không có phương án đúng.
C.
Sản lượng trứng gà.
D.
Sản lượng sữa bò.
Câu 44

Đối với thỏ, người ta có thể sử dụng phương pháp gây đột biến là:

A.
Cho hoá chất NMU tác dụng lên tinh hoàn hoặc buồng trứng.
B.
Xông hoá chất NMU qua đường hô hấp.
C.
Tiêm dung dịch hoá chất NMU vào bắp đùi.
D.
Cho thỏ tắm trong dung dịch hoá chất NMU.
Câu 45

Cơ chế tác dụng của tia phóng xạ trong việc gây đột biến nhân tạo là:

A.
Kích thích các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống.
B.
Kích thích nhưng không ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống.
C.
Ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống.
D.
Kích thích và ion hoá các nguyên tử khi xuyên qua các mô sống.
Câu 46

Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây:

Mục tiêu chọn lọc là loại tính trạng có ….(I)...... thì phải áp dụng phương pháp chọn lọc.… (II)...., chọn lọc cá thể một lần được áp dụng cho các cây nhân giống..….. (III)....... và các cây ….. (IV)..... Dòng tự thụ phấn có kiểu gen là ….. (V)..... và ổn định nên có khi chỉ chọn lọc cá thể…(VI).... là đã có hiệu quả.

a. một lần                    b. nhiều lần                   c. hệ số di truyền thấp                          d. hệ số di truyền cao

e. vô tính                     f. hữu tính                     g. cá thể                                                h. hàng loạt

i. đồng nhất                 k. giao phấn                  m. tự thụ phấn

Tổ hợp đáp án chọn đúng là:

A.
Ic, IIh, IIIf, IVm, Vi, VIa.
B.
Ic, IIg, IIIe, IVm, Vi, VIa.
C.
Id, IIg, IIIf, IVm, Vi, VIa.
D.
Id, IIh, IIIe, IVk, Vi, VIa.
Câu 47

Một quần thể tự phối có cấu trúc di truyền ở thế hệ xuất phát là 0,4AA:0,4Aa:0,2aa. Ở thế hệ F3, kiểu gen Aa chiếm tỉ lệ bao nhiêu?

A.
0,1
B.
0,05
C.
0,2
D.
0,15
Câu 48

Ở cừu, tính trạng có sừng do một gen có hai alen quy định (alen B: có sừng, alen b: không sừng), nhưng kiểu gen Bb có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Trong một quần thể cân bằng di truyền có thành phần kiểu gen ở cừu đực và cừu cái đều là 0,01 BB : 0,18 Bb : 0,81 bb; quần thể này có 1.000 con cừu với tỉ lệ đực, cái như nhau. Có mấy phát biểu sau đây đúng?

(1). Số cá thể không sừng là 500 con.

 (2). Số cá thể có sừng ở cừu đực là 90 con.  

(3). Tỉ lệ cá thể cừu đực dị hợp trong số cá thể có sừng của cả quần thể chiếm 90%.  

(4). Số cá thể cừu đực không sừng là 5 con; số cá thể cừu cái có sừng là 405 con

A.
3
B.
4
C.
1
D.
2
Câu 49

Ở cừu, kiểu gen AA quy định có sừng, kiểu gen aa quy định không sừng, kiểu gen Aa quy định có sừng ở cừu đực và không sừng ở cừu cái. Tại một quần thể đang cân bằng di truyền gồm 20000 con cừu, người ta đếm được có 10270 con cừu có sừng. Biết tỉ lệ đực : cái ở quần thể này là 1: 4 và có 490 con cừu đực không sừng. Theo lí thuyết, số cừu cái có sừng trong quần thể trên là

A.
 7280
B.
8216
C.
9730
D.
6760
Câu 50

Ở cừu, gen D quy định có sừng, gen d quy định không sừng; kiểu gen Dd quy định có sừng ở giới đực và không sừng ở giới cái. Trong một quần thể cân bằng di truyền, tỉ lệ cừu có sừng là 50%. Lấy ngẫu nhiên một cặp đực – cái trong quần thể đều không sừng cho giao phối với nhau thu được F1. Theo lí thuyết, tỉ lệ không sừng ở F1 là

A.
3/4
B.
5/8
C.
5/6
D.
1/2